126
So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực nghiệm:
Luận án đã tiến hành so sánh xếp loại sức mạnh của đối tượng tham gia thực nghiệm giữa 2 thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.28.
Bảng 3.28. So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực nghiệm
Xếp loại | Trước thực nghiệm (n = 10) | Sau thực nghiệm (n = 10) | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Tốt | 1 | 10.00 | 6 | 60.00 |
2 | Khá | 2 | 20.00 | 3 | 30.00 |
3 | Trung bình | 3 | 30.00 | 1 | 10.00 |
4 | Yếu | 4 | 40.00 | 0 | 0 |
5 | Kém | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | 8.27 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Kế Hoạch Huấn Luyện Của Các Thời Kỳ (Chu Kỳ Tuần)
- Về Kế Hoạch Huấn Luyện Phát Triển Sức Mạnh Cho Vđv Cử Tạ Nam Lứa Tuổi 15 - 16 Đội Tuyển Trẻ Quốc Gia
- So Sánh Kết Quả Kiểm Tra Ban Đầu Và Sau 3 Tháng Thực Nghiệm
- Bàn Luận Về Hiệu Quả Ứng Dụng Các Bài Tập Phát Triển Sức
- Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 22
- Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 23
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Từ bảng 3.28 cho thấy, tỷ lệ VĐV xếp loại sức mạnh tốt và khá đã tăng lên nhiều so với thời điểm trước thực nghiệm; ngược lại, tỷ lệ VĐV xếp loại
127
Yếu đã giảm mạnh. Qua so sánh bằng chỉ số 2 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả xếp loại sức mạnh của đối tượng tham gia thực nghiệm giữa 2 thời điểm kết thúc thực nghiệm và ban đầu.
Kết quả này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn, ứng dụng nhằm phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.
Diễn biến đặc điểm cấu trúc thành phần cơ thể của VĐV ở các thời kỳ huấn luyện.
Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập tới sự phát triển cơ thể của VĐV, luận án đã tiến hành phân tích cấu trúc thành phần cơ thể ở các thời kỳ huấn luyện trong quá trình thực nghiệm.
Kết quả thu được như trình bày từ các bảng 3.29 đến 3.31.
Bảng 3.29. Diễn biến cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10)
Chỉ tiêu | Chuẩn bị chung (1) | Chuẩn bị chuyên môn (2) | Thi đấu (3) | ||||
x | σ | x | σ | x | σ | ||
1. | Protein (kg) | 11.01 | 0.25 | 11.34 | 0.23 | 12.03 | 0.21 |
2. | Khối lượng cơ (kg) | 29.57 | 1.23 | 31.35 | 1.51 | 32.46 | 1.33 |
3. | Khoáng (kg) | 3.58 | 0.12 | 3.63 | 0.11 | 3.75 | 0.08 |
4. | Khối lượng mỡ (kg) | 8.89 | 0.68 | 7.38 | 0.62 | 6.69 | 0.49 |
5. | % cơ | 48.51 | 1.40 | 52.50 | 1.74 | 55.01 | 1.85 |
6. | % mỡ | 14.56 | 0.61 | 12.34 | 0.59 | 11.32 | 0.46 |
Bảng 3.30. So sánh cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10)
Chỉ tiêu | t1,2 | t1,3 | t2,3 | W1,2 | W1,3 | W2,3 | |
1. | Protein (kg) | 0.38 | 0.42 | 0.17 | 0.28 | 0.47 | 0.18 |
2. | Khối lượng cơ (kg) | 1.29 | 1.52 | 0.55 | 2.07 | 3.25 | 1.18 |
3. | Khoáng (kg) | 4.37 | 10.03 | 7.12 | 2.95 | 8.85 | 5.91 |
4. | Khối lượng mỡ (kg) | 3.63 | 5.04 | 1.75 | 5.84 | 9.32 | 3.48 |
5. | % cơ | 1.19 | 3.69 | 2.87 | 1.25 | 4.67 | 3.42 |
6. | % mỡ | 7.32 | 8.30 | 2.76 | 18.56 | 28.24 | 9.81 |
Bảng 3.31. Đặc điểm sức mạnh cơ thể (body strength) của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n=10)
Chỉ số | Mức độ | Chuẩn bị chung | Chuẩn bị chuyên môn | Thi đấu | ||||
n | % | n | % | n | % | |||
1 | Phần trên | Bình thường | 7 | 70.00 | 6 | 60.00 | 4 | 40.00 |
Phát triển | 3 | 30.00 | 4 | 40.00 | 6 | 60.00 | ||
Nhược cơ | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
2 | Phần dưới | Bình thường | 6 | 60.00 | 5 | 50.00 | 3 | 30.00 |
Phát triển | 4 | 40.00 | 5 | 50.00 | 7 | 70.00 | ||
Nhược cơ | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
3 | Cơ bắp | Bình thường | 7 | 70.00 | 6 | 60.00 | 4 | 40.00 |
Phát triển | 3 | 30.00 | 4 | 40.00 | 6 | 60.00 | ||
Nhược cơ | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
128
Từ kết quả tại bảng 3.29 đến 3.31 cho thấy:
Tổng lượng protein trong cơ thể :
Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số tổng lượng protein trong cơ thể VĐV cử tạ nam đạt 11.1±0.25 kg thời kỳ chuẩn bị chung; đạt 11.34±0.23 kg thời kỳ chuẩn bị chuyên môn; đạt 12.03±0.21 kg thời kỳ thi đấu, khi đối chiếu bảng phân loại của máy Inbody 520 của Trung tâm nghiên cứu Khoa học TDTT – Trường ĐH Thể thao Bắc Ninh là cao hơn dải giá trị trung bình (phạm vi cân đối) của người bình thường chỉ đạt từ 4.68 - 5.7 kg. Điều này có thể được lý giải là do nhu cầu tập luyện lượng protein tăng cao để áp ứng môn cử tạ là cao hơn, lượng cơ bắp nhiều hơn và protein là thành phần chính tham gia cấu tạo nên cơ bắp nên điều này là hoàn toàn phù hợp với trình độ tập luyện và thích nghi của VĐV cử tạ nam với lượng vận động.
Khối lượng cơ:
Trọng lượng của các cơ bắp (Protein + nước) chiếm gần một nửa trọng lượng của cơ thể con người. Cơ bắp tăng trưởng và phát triển nhờ vào quá trình co-duỗi để thực hiên các động tác vận động diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tần số co duổi càng nhiều, cơ bắp càng được kích thích và phát triển.
Đối chiếu với kết quả cho thấy trọng lượng cơ trong cơ thể VĐV cử tạ nam đạt 29.57±1.23 kg thời kỳ chuẩn bị chung; đạt 31.35±1.51 kg thời kỳ chuẩn bị chuyên môn; đạt 32.46±1.33 kg thời kỳ thi đấu, khi đối chiếu bảng phân loại của máy Inbody 520 của Viện Khoa học – Công nghệ trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cao hơn dải giá trị trung bình (phạm vi cân đối) của người bình thường chỉ đạt từ 12.1 – 14.9 kg. Trọng lượng cơ của VĐV cử tạ nam cao hơn tiêu chuẩn là kết quả của quá trình tập luyện môn cử tạ.
Tổng lượng khoáng:
Đối với VĐV cử tạ tập với cường độ lớn nhu cầu chất khoáng rất cao. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số tổng lượng khoáng chất trong cơ thể VĐV cử tạ nam đạt 3.58±0.12 kg thời kỳ chuẩn bị chung; đạt 3.63±0.11 kg thời kỳ
129
chuẩn bị chuyên môn; đạt 3.75±0.08 kg thời kỳ thi đấu khi đối chiếu bảng phân loại của máy Inbody 520 của Viện Khoa học – Công nghệ trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cao hơn dải giá trị trung bình (phạm vi cân đối) của người bình thường chỉ đạt từ 1.62 - 1.98 kg. Vì vậy, tổng lượng chất khoáng trong cơ thể VĐV cử tạ nam cao hơn người bình thường là kết quả của một quá trình thích nghi .
Khối lượng mỡ:
Kết quả kiểm tra cho thấy khối lượng mỡ của VĐV cử tạ nam đạt 8.89±0.68 kg thời kỳ chuẩn bị chung; đạt 7.38±0.62 kg thời kỳ chuẩn bị chuyên môn; đạt 6.69±0.49 kg thời kỳ thi đấu, khi đối chiếu bảng phân loại của máy Inbody 520 của Viện Khoa học – Công nghệ trường Đại học TDTT Bắc Ninh giá trị trung bình (phạm vi cân đối) của người bình thường đạt từ
3.70 - 7.50 kg, điều này có thể thấy đây là một sự thích nghi rất tốt, khả năng huy động năng lượng trong cơ thể hoạt động rất tốt, lượng mỡ giảm dần theo chu kỳ huấn luyện năm và có khối lượng mỡ nhỏ nhất ở thời kỳ thi đấu.
Thành tích của các VĐV tham gia thực nghiệm:
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn, ứng dụng, chúng tôi đã tiến hành thống kê thành tích của các VĐV tham gia thực nghiệm ở năm 2015 và các năm tiếp theo, kết quả cụ thể như sau:
Sau một năm thực nghiệm thành tích của các VĐV đạt được: Giải thanh thiếu niên: 3 HCV.
Giải trẻ quốc gia: 6 HCV, 6 HCB, 6 HCĐ. Giải vô đich quốc gia: 3 HCV, 6 HCB, 3 HCĐ.
Từ năm 2015 đến nay: trong 10 VĐV thực nghiệm này còn lại 3 VĐV vẫn đang tập luyện và thi đấu, vì những lý khác nhau năm 2016 có 5 VĐV nghỉ tập, năm 2018 có thêm 2 VĐV nghỉ tập do chấn thương. Trong 3 VĐV còn lại đều là VĐV do ban huấn luyện trực tiếp tuyển chọn và đào tạo ban đầu từ khi 10 tuổi. Thành tích đến nay của các VĐV này đạt được là: