Thực Trạng Về Mở Cửa Dịch Vụ Phân Phối Ở Nước Ta Trong Thời Gian Qua Và Những Tác Động Cụ Thể.

Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái (Phu Thai Group). Tiếp đó là sự ra đời của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) ngày 16/10/2007 với 100 thành viên. Với việc ra đời của VDA và AVR đã tạo ra cơ hội lớn không chỉ giúp ngành phân phối VN phát triển, xây dựng được hệ thống đại siêu thị riêng của người VN mà các nhà sản xuất còn có thêm một kênh tiêu thụ hàng hóa hữu hiệu. Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ từ đó đẩy mạnh sự phát triển cho ngành dịch vụ phân phối, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Dịch vụ bán buôn, bán lẻ, và đại lý hoa hồng cũng đang phát triển thành hệ thống phân phối hiện đại. Hệ thống dịch vụ phân phối hiện đại bao gồm nhiều loại hình như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh bán hàng theo phương thức tiến bộ đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực đô thị. Lúc đầu, các loại hình này tập trung chủ yếu ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng vài năm trở lại đây đã phát triển rộng ra các thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…Khu vực đô thị chỉ còn lại 3.210 chợ, chiếm 25,1% trong tổng số chợ cả nước. Đặc biệt là sự xuất hiện của các cửa hàng tiện lợi trong những năm gần đây. Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 2.000 cửa hàng tiện ích ở khắp nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tăng trưởng của chuỗi cửa hàng tiện lợi được kỳ vọng là 35% và đạt 8.700 tỷ đồng vào năm 2012. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng tổng hợp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối…đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng. Công nghệ tiên tiến đã được áp dụng vào thị trường đô thị; thương mại điện tử (giao dịch, bán hàng qua mạng, tính tiền điện tử…); vận chuyển bằng phương tiện vận tải hiện đại, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, sự xuất hiện các nhà thương mại lớn chuyên bán buôn, bán lẻ trên thị trường đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống trong môi trường cạnh tranh đầy biến động.

Dưới sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ trên thị trường nội địa đã xuất hiện nhiều hệ thống phân phối hiện đại thực hiện liên kết dọc, liên kết mạng lưới với nhiều hình thức liên kết khác nhau tuy mới được hình thành. Liên kết dọc

có thể được thực hiện dưới kiểu tập đoàn hoặc liên kết dọc theo hợp đồng. Trên thị trường đã xuất hiện một số hệ thống tiêu thụ hàng hoá mang tính chất là tập đoàn do các tổng công ty của nhà nước, của Liên hiệp hợp tác xã thương mại tổ chức và điều phối. Đó là các doanh nghiệp sở hữu toàn bộ kênh phân phối, từ sản xuất, nhập khẩu đến phân phối như Tổng công ty Ximăng, Tổng công ty xăng dầu, tổng công ty thương mại Sài Gòn Co-op Mart, Citimart…Ở một dạng liên kết dọc khác, với nhiều mức độ khác nhau, đã có nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tiến hành lựa chọn bạn hàng, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, đặt hàng hoặc đại lý, đặc quyền kinh tiêu…quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong quá trình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

Ví dụ: Hệ thống phân phối của Tập đoàn Co-op Mart

Co-op Mart đạt danh hiệu Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 500 nhà bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương 4 năm liền (2004-2007), và Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) bình chọn trong thời gian qua. Năm 2007 đã xuất hiện 20 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ cùng với nhiều cửa hàng cao cấp, nhà hàng và hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh.

Các phương thức bán hàng qua mạng, điện thoại, tự chọn theo thực đơn hàng ngày, giao hàng tại nhà…được vận dụng phổ biến. Do vậy, hệ thống siêu thị Co-op Mart được các nhà sản xuất trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn làm nhà phân phối lớn. Đồng thời do khả năng tiếp xúc chặt chẽ với một lượng lớn khách hàng nên Co-op Mart thường xuyên nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu để phản hồi đến các nhà cung ứng, kịp thời điều chỉnh phù hợp.

1.2. Những tồn tại


Bên cạnh những kết quả nêu trên, dịch vụ bán buôn, bán lẻ và đại lý hoa hồng vẫn còn nhiều tồn tại đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hàng hoá bán lẻ chưa đa dạng, ít đổi mới về mẫu mã. Việc kìm kiếm và duy trì nguồn hàng của các doanh nghiệp còn rất hạn chế và thường ở thế bị động. Hiện nay các đơn vị trong ngành phân phối của Việt Nam thường chỉ tự mua 30% lượng

hàng cung ứng, 70% còn lại là hàng ký gửi với lượng cung và giá cả do người ký gửi quy định.

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 6

Giá cả còn cao làm giảm sức cạnh tranh. Các nhà phân phối nước ngoài thường đưa ra mức giá rất ưu thế so với các nhà phân phối của Việt Nam. Chẳng hạn như giá các mặt hàng của hệ thống Metro thường thấp hơn 5-10% so với giá ngoài, hay Big C giá các mặt hàng thường thấp hơn từ vài trăm cho tới vài nghìn đồng một mặt hàng tuỳ theo giá của từng mặt hàng đó. Một số nhà bán lẻ còn chấp nhận lỗ trong một số năm đầu hoạt động. Do đó mà họ rất thu hút được khách hàng. Điều này cũng là do sự liên kết của các nhà phân phối Việt Nam với nhau và với các nhà sản xuất còn rất lỏng lẻo khiến cho chi phí lưu thông hàng hoá tăng lên và tất yếu là kéo theo giá tăng.

Thái độ phục vụ của nhiều cửa hàng bán buôn, bán lẻ vẫn chưa chuyên nghiệp. Đó là một trong những hạn chế cơ bản của các nhà phân phối Việt Nam trong vấn đề về nguồn nhân lực.

Công tác phát triển thị trường đã được thực hiện khá tốt ở khu vực đô thị nhưng ở khu vực nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo công tác này chưa được thực hiện như mong muốn…Theo những nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Đẩy mạnh bán hàng Việt Nam trên thị trường nội địa” thì thị trường nông thôn Việt Nam chiếm tới 70% lượng tiêu thụ hàng hoá song hệ thống bán hàng của doanh nghiệp thì lại chưa phủ kín được thị trường tiềm năng này. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quá quan tâm vào việc xuất khẩu hàng hóa để thu ngoại tệ cũng như tập trung quá nhiều vào việc phát triển ở các khu vực đô thị mà không mấy chú trọng đến việc mở rộng hoạt động của mình ở thị trường nông thôn. Trong khi đó có một thực tế là các nhà phân phối nước ngoài cũng muốn đầu tư vào những khu vực đô thị mà họ lại có những lợi thế lớn về vốn, kinh nghiệm thì việc các doanh nghiệp phân phối trong nước cần đầu tư vào khu vực nông thôn là điều nên làm để có thể chiếm lĩnh được sân nhà. Hiện nay, các sản phẩm hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi, nhất là khu vực nông thôn. Các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc gần như đã thống trị khu vực này không phải chỉ nhờ giá mà còn nhờ vào việc luôn đuổi kịp thị hiếu người tiêu dùng.


2. Thực trạng nhượng quyền thương mại


Nhượng quyền thương mại đã được hình thành lần đầu tiên trên thế giới từ thế kỷ 19 và không ngừng mở rộng, phát huy hiệu quả trong kinh doanh. Cùng với các hình thức kinh doanh khác, nhượng quyền thương mại đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hàng năm hình thức kinh doanh này tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, đạt doanh số trên 1000 tỷ USD và phát triển không ngừng trên thế giới. Theo báo cáo của Lãnh sự quán Hoa kỳ năm 2004, tại Mỹ có trên 90% doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này tồn tại sau 10 năm trong khi đó có trên 82% doanh nghiệp kinh doanh độc lập bị đóng cửa cũng trong thời gian như vậy. Rõ ràng, hình thức này đã phát huy nhiều tính ưu việt so với các hình thức kinh doanh khác. Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời.

Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.

Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động

Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại

Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.

Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 20 và mang tính tự phát rất cao. Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh doanh này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền. Cũng như các nước khác, hình thức này cũng đã phát huy tính hiệu quả của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam có trên 70 hệ thống kinh doanh nhượng quyền trong đó phần lớn là các thương hiệu nước ngoài và ngày càng phát triển.

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 86 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới.

Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm.

Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm tới.

Hiện nay tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng tiến hành kinh doanh theo phương thức này. Thương hiệu Phở 24 đã có 35 cửa hàng sau 3 năm nhượng quyền. Năm 2008 có khoảng gần 100 cửa hàng tại Việt Nam. Phở 24 đã xuất hiện tại Philippines, Indonesia và chuẩn bị ra mắt tại Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Mức giá nhượng quyền thương hiệu trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Foci đã áp dụng nhượng quyền từ năm 1998 với 35 đối tác nhận nhượng quyền và đã mở 48 cửa hàng trên cả nước. Đến năm 2008, Foci đã có hơn 60 cửa hàng. Công ty Kinh Đô đã mở được 30 cửa hàng bánh Bakery, theo kế hoạch sẽ có 100 cửa hàng và tiến đến mở rộng hình thức kinh doanh thành tiệm cà phê, bánh ngọt và thức ăn nhanh Kinh Đô. Trà sữa trân châu Tapio đã mở được 10 cửa hàng và đang cho ra mô hình mới là Grand Tapio – bán kèm thêm thức ăn nhanh.

Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh NQTM ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ…còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng và tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam đã hình thành một số hệ thống nhượng quyền và rất thành công. Nhưng so sánh với sự phát triển của hình thức này với tiềm lực phát triển của đất nước là rất khiêm tốn. Nếu so sánh với tốc độ phát triển cùng hình thức với các nước trong khu vực vẫn còn nhiều khập khiểng nhưng nhìn chung là chưa xứng tầm.

Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối

của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh.

Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền.

Đã có một vài thương hiệu bán lẻ Việt Nam dự định mở rộng hệ thống của mình bằng cách nhượng quyền như Coop-mart, G7 Mart, V-24h. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống bán lẻ của mình. Đầu tư các siêu thị lớn thì gặp khó khăn về vốn cũng như khó mà cạnh tranh nổi về tài chính, kinh nghiệm…với các đại gia siêu thị nước ngoài, ngoại trừ Coop-mart là khá thành công.‌

Còn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thì gặp phải những khó khăn nhất định do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, các yếu tố về nguồn hàng, địa điểm thuê mướn hay đặc điểm hệ thống phân phối hay nguồn nhân lực thiếu và yếu. Có thể nói cho đến lúc này, mô hình nhượng quyền đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là chưa hữu hiệu.

III. Thực trạng về mở cửa dịch vụ phân phối ở nước ta trong thời gian qua và những tác động cụ thể.

1. Nhận xét chung về tình hình thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ phân phối.


Không phải đến khi chính thức là thành viên chính thức của WTO thì chúng ta mới mở cửa dịch vụ phân phối, mà trên thực tế là từ đầu những năm 2000, trên thị trường dịch vụ phân phối ở Việt nam đã bắt đầu xuất hiện những nhà phân phối bán lẻ nước ngoài.

Cho đến tháng 3 năm 2005, trước khi gia nhập WTO, nước ta đã có cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho hai nước là Mỹ (theo hiệp định BTA) và Nhật Bản (theo Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt - Nhật).

Phạm vi cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày 10/12/2001) về DVPP bao gồm 4 phân ngành chính của DVPP là bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại. Trong BTA, Việt Nam không

cam kết về việc pháp nhân Mỹ được mở đại lý phân phối, dịch vụ nhượng quyền thương mại thực hiện cam kết theo tiến trình xây dựng pháp luật và quy định về nhượng quyền thương mại trong nước.

Cam kết về phương thức: Không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa với viẹc kiểm soát phân phối theo đơn đặt hàng qua mạng) và phương thức 4 (không cam kết về việc công dân Mỹ vào Việt Nam để phân phối hàng độc lập). Không hạn chế Phương thức 2. Phương thức 3 có 3 mốc quan trọng: 10/12/2004 – Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp không vượt quá 49%; 10/12/2007 – Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp trên 49% nhưng chưa được 100%; 10/12/2008 – Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc mở thêm điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét cấp phép trên cơ sở từng trường hợp.

Đến thời điểm này, có thể nói mức độ cam kết về DVPP cho cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt - Nhật của nước ta là cao nhất, thậm chí còn cao hơn cam kết trong BTA. Ba mức vốn cam kết là 49%, hơn 49% và 100% sẽ được cho phép vào thời điểm Việt Nam cho phép bất kỳ nhà đầu tư của nước thứ 3 nào hoặc thời điểm cam kết của Việt Nam với bất kỳ nước thứ 3 nào có hiệu lực, tuỳ thời điểm nào diễn ra trước. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phân phối Nhật hiện nay được phép vào Việt Nam với sự đối xử tương đương như với các Tập đoàn phân phối Pháp, Đức, Malaysia đã vào Việt Nam. Danh mục loại trừ bao gồm dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, bia, rượu, thuốc lá điếu và xì gà, dược phẩm, kim loại và đá quý, chất nổ, gạo và bột mỳ (tổng cộng chỉ có 13 mặt hàng thấp hơn số lượng 18 mặt hàng loại trừ hoàn toàn trong BTA).

Như vậy, với các cam kết quốc tế, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường DVPP cho các nước, trước hết là Mỹ và Nhật Bản, sau đó là các thành viên khác của WTO (sau khi gia nhập).

Mặc dù vào thời điểm Việt Nam chưa trở thành thành viên WTO, nhưng bức tranh toàn cảnh về hệ thống phân phối trong nước đã rất sôi động, nổi bật là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà phân phối nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022