Tỷ Lệ Bệnh Nhân Thiếu Dinh Dưỡng Theo Albumin Huyết Thanh Trước Khi Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông


Nhận xét: Vào thời điểm mới nhập viện tại khoa Cấp cứu hồi sức bệnh viện Trung ương Huế có 10% bệnh nhân ở nhóm NC1; 9,8% ở nhóm NĐC và 10% ở nhóm NC2 bị thiếu dinh dưỡng với mức độ protein máu toàn phần

< 55,0 (g/l). So sánh tỷ lệ này giữa 3 nhóm cho thấy không có sự khác biệt (p

> 0,05).


Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu dinh dưỡng theo albumin huyết thanh trước khi nuôi dưỡng qua ống thông



Chỉ số Albumin

Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)

n

%

n

%

n

%

>35 (g/l)

32

80

33

80,6

31

77,5

28 - 35 (g/l)

7

17,5

7

17,0

9

22,5

21 - 27 (g/l)

1

2,5

1

2,4

0

0

≤ 21 (g/l)

0

0

0

0

0

0

Cộng

40

100%

41

100%

40

100%



p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 13


Nhận xét: Có 8/40 bệnh nhân nhóm NC1, 8/41 bệnh nhân nhóm NĐC, 9/40 bệnh nhân nhóm NC2 bị thiếu dinh dưỡng theo chỉ số albumin huyết thanh, trong đó tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng ở mức độ nhẹ nhóm NC1 là17,5% , nhóm NĐC 17,0% và 22,5% ở nhóm NC2. Không có trường hợp nào bị thiếu dinh dưỡng ở mức độ nặng theo chỉ số albumin huyết thanh. So sánh tỷ lệ thiếu dinh dưỡng theo chỉ số albumin huyết thanh giữa 3 nhóm cho thấy không có sự khác biệt (p > 0,05).


3.4. Hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch nghiên cứu trên bệnh nhân được nuôi dưỡng qua ống thông trong thời gian nằm viện tại bệnh viện Trung ương Huế


3.4.1. Đánh giá sự dung nạp khẩu phần ăn của bệnh nhân


- Số lượng dung dịch sử dụng nuôi dưỡng


Bảng 3.17: Số lượng dung dịch nuôi dưỡng cho bệnh nhân qua ống thông


Số lượng dung dịch

Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)

Trung bình 1 ngày (ml)

2.158  342

2.072  313

2.057  313

Ít nhất 1 bữa (ml)

200

200

200

Nhiều nhất 1 bữa (ml)

400

400

400



p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: Số lượng dung dịch nuôi trung bình (nhóm NC1 là 2.158  342 và nhóm NC3 là 2.072  313 và nhóm NC2 là 2.057  313) và số lượng dung dịch nuôi dưỡng một bữa ở cả 3 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).


Bảng 3.18 : Đánh giá khả năng ăn vào của bệnh nhân khi nuôi dưỡng qua ống thông



Nhóm

Tỷ lệ BN ăn hết SLDD

Tỷ lệ BN không ăn hết SLDD

N

%

N

%

Nhóm NC1 (n=40)

40

100

0

0

Nhóm NĐC (n=41)

41

100

0

0

Nhóm NC2 (n=40)

40

100

0

0


p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05

Nhận xét: 100% bệnh nhân ở cả 3 nhóm (nhóm NC1, nhóm NĐC và nhóm NC2) đều ăn hết số lượng dung dịch đã được chỉ định cho mỗi bữa trong thời gian nuôi dưỡng qua ống thông.

- Giá trị dinh dưỡng do khẩu phần ăn cung cấp trong một ngày


Bảng 3.19 : Trung bình năng lượng và thành phần dinh dưỡng chính của khẩu phần ăn qua ống thông cho BN/ ngày


Giá trị trung bình

Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)

Năng lượng

(Kcal /ngày)

2.287  362

2.172  313

2.180  323

Protein (g/ngày)

110  17,4

104,5  15,1

104,8  15,5

Lipid (g/ngày)

91,0  14,4

86,4  12,5

86,7  12,9

Glucid (g/ngày)

291,1  46,1

276,7  39,8

277,7  41,1


p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: Năng lượng cung cấp trung bình cho mỗi bệnh nhân ở nhóm NC1 là 2.287  362 kcal/ngày, nhóm NĐC là 2.172  413 kcal/ngày và nhóm NC2 là 2.180  323 kcal/ngày cùng với lượng protein, lipid, glucid cung cấp cho từng nhóm tương ứng là (Protein: nhóm NC1 110  17,4 gam, nhóm NĐC 104,5  15,1 gam, nhóm NC2 104,8  15,5 gam), (Lipid: nhóm NC1 91,0  14,4 gam, nhóm NĐC 86,4  12,5 gam, nhóm NC2 86,7  12,9 gam), (Glucid: nhóm NC1 291,1  46,1 gam, nhóm NĐC 276,7  39,8 gam, nhóm NC2 277,7  41,1 gam). Không có sự khác biệt về mặt cung cấp năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng chính là protein, lipid và glucid giữa các nhóm đối tượng trong nghiên cứu (p > 0,05).

- Thời gian nuôi dưỡng


Bảng 3.20 : Thời gian nuôi ăn qua ống thông


Thời gian

Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)

Trung bình (ngày)

15,6  8,2

15,6  8,3

15,4  8,2

Ngắn nhất (ngày)

7

7

7

Dài nhất (ngày)

32

26

25



p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về thời gian nuôi dưỡng qua ống thông trung bình (nhóm NC1 là 15,6  8,2 , nhóm NĐC là 15,6  8,3 và 15,4  8,2 ở nhóm NC2) (p > 0,05).


- Các triệu chứng tiêu hoá liên quan đến thức ăn trong thời gian nuôi

Bảng 3.21: Các triệu chứng tiêu hoá liên quan đến thức ăn trong thời gian nuôi



Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)


N

%

N

%

N

%

Chướng bụng

0

0

0

0

0

0

Nôn

0

0

1

2,4

0

0

Rối loạn tiêu hoá

0

0

1

2,4

0

0

Trào ngược

0

0

0

0

0

0


Nhận xét: Trong thời gian nuôi ăn qua ống thông bằng dung dịch tự chế, nhóm NC1 và nhóm NC2 không có trường hợp nào có biểu hiện triệu chứng chướng bụng, nôn, rối loạn tiêu hoá, trào ngược. ở nhóm chứng NĐC được nuôi bằng sản phẩm nhập ngoại có 1 trường hợp bị nôn mửa và rối loạn tiêu hoá do thức ăn chiếm 2,4%. Các triệu chứng của bệnh nhân trên lâm sàng không nặng nề nên sau khi điều chỉnh giảm số lượng dung dịch nuôi của một bữa ăn xuống còn 200ml/ bữa trong vòng 24 giờ, rồi tăng dần số lượng lên 250 ml/bữa trong 24 giờ tiếp theo, đồng thời theo dõi sát diễn biến trên lâm sàng chúng tôi thấy bệnh nhân không còn biểu hiện của các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nói trên nên sau đó tiếp tục cho ăn tăng dần lên 300 ml/bữa và duy trì số lượng 300 ml/ bữa x 6 bữa/ ngày cho đến khi kết thúc giai đoạn nuôi dưỡng qua ống thông . Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có


biểu hiện rối loạn tiêu hoá giữa nhóm NĐC (2,4%), nhóm NC1 (0%) và nhóm NC2 (0%).

3.4.2. Đánh giá sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi nuôi dưỡng qua ống thông

- Sự thay đổi trọng lượng cơ thể trên lâm sàng


Bảng 3.22 : Thay đổi cân nặng trung bình của bệnh nhân sau nuôi dưỡng qua ống thông theo nhóm nghiên cứu



Nhóm


Cân nặng trung bình (kg)


Trước nuôi

Sau nuôi

Giảm cân

Nhóm NC1 (n=40)

53  8,2

52,6  8,0

0,4  0,2

Nhóm NĐC (n=41)

51,1  5,6

50,5  5,5

0,6  0,1

Nhóm NC2 (n=40)

52,1  6,3

51,5  5,9

0,6  0,3


p>0,05 test ghép cặp trước - sau can thiệp, p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: So sánh cân nặng trung bình trước và sau nuôi dưỡng qua ống thông theo từng nhóm (nhóm NC1 trước 53  8,2 kg và sau 52,6  8,0 kg), (nhóm NĐC trước 51,1  5,6 kg và sau 50,5  5,5 kg), (nhóm NC2 trước 52,1  6,3 kg và sau 51,5  5,8 kg) thì cân nặng sau nuôi có giảm hơn so với cân nặng trước khi nuôi nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


Bảng 3.23 : Thay đổi cân nặng trung bình của bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn sau nuôi dưỡng qua ống thông theo nhóm nghiên cứu



BMI < 18,5


Cân nặng trung bình (kg)


Trước nuôi

Sau nuôi

Tăng cân

Nhóm NC1 (n=3)

42,5  4,9

42,9  4,7

0,4  0,2

Nhóm NĐC (n=4)

41,6  4,5

42  4,7

0,4  0,2

Nhóm NC2 (n=4)

41,8  5,0

42,2  5,2

0,4  0,2

Chung

42  4,8

42,4  4,9

0,4  0,2


p < 0,05 test ghép cặp trước - sau can thiệp p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: Sau nuôi dưỡng qua ống thông bằng dung dịch tự chế, cân nặng trung bình của bệnh nhân bị thiếu năng lượng trường diễn ở cả 2 nhóm NC1 và NC2 đều có sự tăng cân ở mức 0,4  0,2 kg.

So sánh cân nặng trung bình tăng lên ở 2 nhóm nghiên cứu NC1 và NC2 với nhóm đối chứng NĐC cho thấy sự tăng cân đều ở mức tương đương.


Bảng 3.24 : Thay đổi cân nặng trung bình của bệnh nhân thừa cân sau nuôi dưỡng qua ống thông theo nhóm nghiên cứu



BMI ≥ 23,0

Cân nặng trung bình (kg)


Trước nuôi

Sau nuôi

Giảm cân

Nhóm NC1 (n=7)

62,2  5,6

61,3  5,9

0,9  0,3

Nhóm NĐC (n=7)

61,3  5,7

60,5  5,5

0,8  0,2

Nhóm NC2 (n=7)

62,1  5,8

61  5,5

1,1  0,3

Chung

61,9  5,7

61  5,6

0,9  0,3


p < 0,05 test ghép cặp trước - sau can thiệp p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


Nhận xét: Có sự giảm cân rõ rệt sau thời gian nuôi dưỡng qua ống thông ở bệnh nhân thừa cân của cả 3 nhóm NC1, NC2 và NĐC (p < 0,05). Mức giảm cân không có sự khác biệt giữa nhóm NC1 và nhóm NĐC, đồng thời cũng ở mức tương đương với nhóm NC2 (p > 0,05).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022