Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của Các Loại Thức Ăn Tiêu Hóa Trên Cừu


Bảng 3.32. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu


Loại thức ăn

Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)


Lá mít


Lá duối

Vật chất khô (g/kg TA tươi)

152,90

146,38

209,72

166,67

Chất hữu cơ (g/kg vật chất khô TA)

676,89

674,94

609,68

558,59

Protein thô (g/kg vật chất khô TA)

79,72

66,40

66,67

119,83

NDF (g/kg vật chất khô TA)

448,86

492,86

253,13

226,99

Năng lượng thô tiêu hóa (kcal/kg vật chất khô)


2792,63


2793,53


2590,11


2138,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 19

a,b, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P< 0,05)

Qua bảng 3.32 cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa của các loại thức ăn trên cừu có sự sai khác giữa các loại thức ăn. Lượng vật chất khô tiêu hóa dao động 146,38- 209,72 g/kg; chất hữu cơ là 558,59 - 676,89 g/kg; protein thô 66,4 - 119,83 g/kg.

So với cỏ tự nhiên và cỏ voi, lượng vật chất khô và protein thô tiêu hóa của lá mít và lá duối khá cao, cao hơn cỏ tự nhiên và cỏ voi, đặc biệt là lượng protein tiêu hóa ở lá duối (119,83 g/kg). Trong lúc đó lượng vật chất khô và protein thô ăn vào thấp (bảng 3.29), tỷ lệ tiêu hóa lượng vật chất khô và protein thô thấp (bảng 3.31).

3.5.5. Tích lũy nitơ (N) của cừu


Kết quả đánh giá năng tích lũy nitơ của cừu được thể hiện ở bảng 3.33.


Qua bảng 3.32 cho thấy, lượng N thu nhận ở cừu cho ăn lá duối cao hơn so với các loại thức ăn còn lại (P<0,05). Lượng N thu nhận thấp nhất ở cừu ăn cỏ voi (P<0,05), trong khi đó N thu nhận ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên và lá mít là tương đương nhau (P>0,05).

Các nguồn thức ăn thô cũng ảnh hưởng đến lượng N tích lũy ở cừu (P<0,05), lượng N tích lũy cao nhất là ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên, tiếp theo là lá


duối, cỏ voi và thấp nhất là lá mít. Tỷ lệ tích lũy N (% so N thu nhận) thấp ở khẩu phần lá mít, trong khi đó BV không có sự sai khác thống kê giữa các khẩu phần (P>0,05). Giá trị BV của các loại thức ăn nằm trong khoảng 70,3- 83,2. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của BV ở có tự nhiên và lá mít (83,2 và 80,1) cao hơn cỏ voi và lá duối (77,9 và 70,3).

Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu


Loại thức ăn

Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)

Lá mít

Lá duối


SEM1


P

N thu nhận (g)

8,92a

7,47b

8,72a

10,50c

0,330

0,00

N thải qua phân (g)

2,08a

1,71a

4,39b

2,99c

0,245

0,00

N tiêu hóa ăn vào (g)

6,84ac

5,76a

4,33b

7,51c

0,330

0,00

N thải qua nước tiểu (g)

1,11a

1,26a

0,84a

2,18b

0,200

0,01

N tích lũy (g)

5,73ac

4,50abc

3,49b

5,33c

0,439

0,04

Tỷ lệ tích lũy N (% N thu nhận)

63,8a

60,1a

40,0b

51,1ab

3,675

0,02

BV (%)

83,2

77,9

80,1

70,3

3,159

0,11

a,b, c, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)

Theo Kusmartono (2007) sử dụng khẩu phần phụ phẩm mít ủ, phụ phẩm mít ủ + lá anh đào, phụ phẩm mít ủ + lá sắn trên khẩu phần cơ sở là rơm lượng nitơ thu nhận, tỷ lệ nitơ tích lũy so với nitơ thu nhận ở cừu lần lượt là 25,43; 30,53; 37,66 g/ngày và 52,3; 59,1; 58,9%. Theo Paengkoum (2011), ở dê ăn lá duối lượng nitơ thu nhận là 0,52 DM kg/con/ngày, tỷ lệ tích lũy nitơ là 59,8% so với nitơ thu nhận.

Kết quả phân tích các loại thức ăn trên cho thấy, ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi thì lá mít và lá dưới đều có hàm lượng protein cao (13,5 - 16,7% tương ứng), có thể được sử dụng như nguồn bổ sung protein cho cừu nuôi trong điều kiện nông hộ.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. KẾT LUẬN


Cừu Phan Rang đã tồn tại và thích nghi hơn một trăm năm nay ở Ninh Thuận, với đặc trưng bởi thời tiết khô - nóng, nhiệt độ trung bình cao và ẩm độ thấp. Cừu Phan Rang khi nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế, thời tiết có đặc trưng chung là lạnh - ẩm; mùa đông lạnh - ẩm, mùa hè khô – nóng; nhiệt độ và THI thấp hơn Ninh Thuận, ngược lại ẩm độ cao hơn; bước đầu đã rút ra một số kết luận sau:

1. Các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, nhịp tim, nhiệt độ da, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và bạch cầu) của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với ở Ninh Thuận; trong khi tần số hô hấp cao hơn (14,54 lần/phút) song vẫn nằm trong khoảng sinh lý chung của cừu. Nhiệt độ, ẩm độ và THI có tương quan chặt chẽ với tần số hô hấp (R2: 0,73-0,82) và hàm lượng hemoglobin (P<0,05). Các chỉ tiêu sinh lý của cừu tăng lên đáng kể (P<0,05) ở các mốc nhiệt độ >29,50C, THI >28,5 và ẩm độ <75%.

2. Nhiệt độ và THI có tương quan chặt chẽ (P<0,05) với lượng thức ăn thu nhận của cừu. Nhiệt độ trong khoảng >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 14,7 gDM/LW/ngày. Khi giá trị THI >28,5, cứ tăng lên 1 giá trị thì lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 16,2 gDM/LW/ngày.

3. Phần lớn các chỉ tiêu sinh trưởng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường và tương tự cừu nuôi ở các vùng khác trong nước; ngoại trừ khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận.

4. Ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi, lá mít và cành lá duối có thể được sử dụng như nguồn thức ăn cho cừu trong chăn nuôi nông hộ.


Từ các kết luận trên bước đầu cho thấy, cừu Phan Rang có khả năng thích ứng với môi trường nhiệt độ và ẩm độ ở Thừa Thiên Huế.

2. ĐỀ NGHỊ


1. Tiếp tục các nghiên cứu về sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế để có kết luận rõ hơn về khả năng thích nghi trong điều kiện môi trường ẩm độ cao.

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến năng suất và phẩm chất thịt cừu trong điều kiện nóng ẩm nhằm hoàn thiện quy trình chăn nuôi cừu trong hệ thống sản xuất ở Thừa Thiên Huế.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


1. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn và Lê Đức Ngoan (2013). Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 8- 2013, trang 65-74.

2. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Đinh Văn Dũng và Lê Đức Ngoan (2012). Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô xanh cho cừu ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 10-2012, trang 63-68.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt


1. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Hữu Văn và Tạ Nhân Ái (2010). Khả năng sản xuất chất xanh một số giống cỏ ở các vùng của tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 22: 52-59.

2. Nguyễn Xuân Bả, Vũ Duy Giảng và Lê Đức Ngoan (2004a). Một số kết quả nghiên cứu sử dụng cây dâm bụt (Morus alba) làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5: 643-646.

3. Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan và Vũ Chí Cương (2004b). Giá trị dinh dưỡng của lá dâm bụt ủ chua và ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm bụt ủ đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, tích lũy ni tơ ở cừu sinh trưởng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11: 1513-1515.

4. Nguyễn Xuân Bả và Lê Đức Ngoan (2002). Xác định giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn không truyền thống cho trâu bò ở miền Trung, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 12: 1089-1090.

5. Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Lin, Hoàng Thế Nha, Nguyễn Đức Tưởng, Ngọc Thị Thiểm, Hoàn Minh Thành, Chu Đức Tuỵ, Nguyễn Thị Mai, Ngô Tiến Giang, Nguyễn Thị Bốn, Trần Như Giao, Nguyễn Văn Dinh (2007). Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của giống cừu Phan Rang nhập từ Ninh Thuận sau 10 năm nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập công trình Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Công báo số 581 + 582, Hà Nội.


7. Đinh Văn Cải, De Boever và Phùng Thị Lâm Dung (2004). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 137-147.

8. Cục chăn nuôi (2009). Phát triển gia súc lớn Việt Nam cơ hội và thách thức. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang. 77 - 88.

9. Cục chăn nuôi (2007). Đề án phát triển chăn nuôi dê, cừu giai đoạn 2007- 2010, 2015. Hà Nội, 6/2007.

10.Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2012). Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2011. Nhà xuất bản Công ty cổ phần in và sản xuất bao bì Huế.

11.Cục thống kê Ninh Thuận (2012). Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2011.

12.Vũ Chí Cương, Nguyễn Đức Chuyên, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Văn Quân và Lê Thị Oanh (2010). Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 24: 37-45.

13.Vũ Chí Cương, Nguyễn Thiện Trường Giang và Nguyễn Văn Quân (2009). Ảnh hưởng của tuổi tái sinh mùa đông đến năng suất, thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi (Pennisetum purpureum). Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 16: 27-34.

14.Vũ Chí Cương, Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hùng Cường, Paulo Salgado và Lưu Thị Thi (2004). Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn chủ yếu dùng cho bò. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 35-54.


15.Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mùi, Đinh Văn Bình, Ngọc Thị Thiểm (2004). Kết quả nghiên cứu thay thế cám hỗn hợp bằng ngọn lá sắn phơi khô trong khẩu phần cơ bản rơm ủ urê - rỉ mật và cỏ ghi nê đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, trang: 89-95.

16.Văn Tiến Dũng và Đinh Văn Tuyền (2010). Bước đầu theo dõi tập tính và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (THI) với các chỉ tiêu sinh lý của bê lai Sind và F1 Red Angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 23: 63-71.

17.Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng Dương (2009). Bước đầu sử dụng chỉ số nhiệt ẩm (THI) để đánh giá khả năng phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 – Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, trang: 70

– 79.


18.Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2010). Ảnh hưởng của stress nhiệt đến đàn bò sữa Holstein Friesian (HF) và các con lai (HF x Lai Sind) nuôi tại xí nghiệp Dương Hà (Gia Lâm – Hà Nội) trong mùa hè và biện pháp khắc phục. Tạp chí Chăn nuôi, 4: 27-35.

19.Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2008). Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An trong mùa hè. Tạp chí Khoa học phát triển, 1(4): 26-32.

20.Trần Quang Hân (2007a). Năng suất, phẩm chất thịt và hiệu quả kinh tế của nuôi cừu Phan Rang tại Tây Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi, 3: 16-20.

21.Trần Quang Hân (2007b). Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học và tinh hình nhiễm bệnh của cừu Phan Rang nuôi tại Tây Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi, 4: 20-24.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí