Đánh Giá Sự Tiện Ích Và Hiệu Quả Kinh Tế Của Sản Phẩm


chức năng bộ máy tiêu hóa tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng bình thường. Những sản phẩm thức ăn pha trộn ( blenderized food) (1kcal/ml) là một công thức pha trộn hỗn hợp của những thực phẩm thông thường và nó luôn luôn chứa các sản phẩm sữa (lactose). Chúng có độ nhớt cao và nồng độ thẩm thấu trung bình từ 300 - 500 mOsm, giống với áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Những công thức chứa đạm toàn phần thường có mùi vị ngon hơn và có giá thành rẻ hơn những loại chứa đạm thủy phân hay chứa acid amin. Công thức chứa đạm toàn phần phù hợp với những bệnh nhân có chức năng đường tiêu hóa hoạt động bình thường, công thức này ít có tác dụng phụ hơn công thức chứa đạm thủy phân bởi vì công thức chứa đạm thủy phân có áp lực thẩm thấu cao hơn công thức chứa đạm toàn phần. Như vậy, những công thức pha trộn hỗn hợp của những thực phẩm thông thường có thể được làm ra bởi những nhân viên tiết chế hoặc ở nhà của bệnh nhân hoặc cũng có thể là những sản phẩm thương mại có sẵn [72].

Khi nghiên cứu chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông tại bệnh viện Trung ương Huế, trong nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm thông thường là gạo, đậu xanh, trứng, sữa có chứa protein và cacbonhydrate còn nguyên vẹn chưa bị thuỷ phân. Vì vậy sản phẩm dung dịch tự chế có mùi vị thơm ngon tự nhiên dễ dàng sử dụng cho những bệnh nhân ăn qua đường miệng.

Về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, theo kết quả kiểm tra vi sinh của khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian nghiên cứu từ năm 2006 - 2007 đã có 21 lần xét nghiệm kiểm tra sản phẩm dung dịch tự chế sau khi chế biến và ở các mẫu lưu, 100% mẫu đều đạt chỉ số vệ sinh theo tiêu chuẩn. Mặt khác, trong suốt quá trình nuôi dưỡng qua ống thông bằng dung dịch tự chế, 40/40 bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu NC1 cho


ăn sớm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện và 40/40 bệnh nhân ở nhóm NC2 cho ăn muộn sau 36 giờ kể từ khi nhập viện, không xảy ra trường hợp nào có biểu hiện bất thường về tiêu hóa như chướng bụng, nôn, rối loạn tiêu hóa. Điều này chứng tỏ dung dịch tự chế bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương được đảm bảo về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm và hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân về mặt tiêu hóa và hấp thu.

4.1.4. Đánh giá sự tiện ích và hiệu quả kinh tế của sản phẩm

Nuôi dưỡng qua ống thông đã được sử dụng từ cuối những năm 1800[122]. Vào thời kỳ này công thức nuôi dưỡng được chế biến từ những chất liệu thực phẩm, vitamin, chất khoáng đã điều chế và trộn lẫn vào nhau. Ngày nay, sự đa dạng của những công thức chế biến mang tính thương mại sẵn có để sử dụng [96]. Trên thế giới có rất nhiều loại dung dịch và nhiều sản phẩm có thể pha thành dung dịch có đậm độ năng lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng đại lượng, độ nhớt và nồng độ thẩm thấu thích hợp để nuôi dưỡng qua ống thông như Meritene của Novatis Nutrition Corporation (Mỹ), Ensure của Abbott laboratories (Mỹ), Isocal của Mead Jonhson (Mỹ), Berlamin của Berlin Chemie (Đức), Gold Care (Pháp),... Đây là những sản phẩm thương mại đã qua công nghệ tách một hoặc vài thành phần dinh dưỡng, Ví dụ : Meritene có chứa lactose nhưng đã được tách protein, Ensure và Isocal là công thức đã tách lactose và protein [89],[96]. Bởi vậy đôi khi những sản phẩm này không phù hợp với sự tiêu hoá và hấp thu của bệnh nhân nên sẽ xảy ra triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Vì lý do này mà một số nhà sản xuất như Sandoz Nutrition, Sherwood Medical (Mỹ) đã sản xuất ra những sản phẩm nuôi dưỡng có công thức chuẩn, chế biến từ thực phẩm tự nhiên còn nguyên vẹn protein [72],[96],[104],[116].


Ở một số nước châu Á như Thái Lan, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm thương mại nuôi dưỡng qua ống thông, bệnh viện Ramathibodi (Bangkok) cũng tự nghiên cứu sản xuất dung dịch nuôi dưỡng cho bệnh nhân tại bệnh viện bằng những thực phẩm tự nhiên [78].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, bên cạnh lý do trên thì giá cả của sản phẩm cũng là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi vậy, khi một số sản phẩm này được nhập khẩu vào Việt Nam và được một số bệnh viện sử dụng cho bệnh nhân nặng ăn qua ống thông, đại bộ phận bệnh nhân có thu nhập thấp không có khả năng kinh tế để sử dụng. Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu và kinh doanh về thực phẩm tại Việt Nam cũng mong muốn làm giảm bớt giá thành của các sản phẩm nuôi dưỡng qua ống thông bằng cách nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ rồi đóng gói trong nước (Enplus, Calo Sure) nhằm cung cấp sản phẩm rộng rãi hơn cho những đối tượng bệnh nhân có nhu cầu, tuy nhiên giá cả vẫn còn đắt và là một trong những điểm mà nhiều bệnh nhân phải xem xét cân nhắc.

So sánh thành phần các chất dinh dưỡng và giá thành của dung dịch tự chế với các sản phẩm nhập ngoại (Berlamin) và sản phẩm đóng gói tại Việt Nam (Ensure, Enplus, Calo Sure), tại bảng 3.6 cho thấy về mặt giá trị dinh dưỡng của sản phẩm tự chế tương đương với các sản phẩm trên, nhưng về mặt giá cả, có sự chênh lệch đáng chú ý vì giá của sản phẩm nhập ngoại đắt hơn gấp từ 3 - 5 lần so với sản phẩm tự chế. Như vậy, khi sử dụng sản phẩm tự chế sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế cho bệnh nhân.

Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 16

Đánh giá về sự tiện ích của dung dịch tự chế cho thấy dung dịch tự chế sử dụng các thực phẩm sẵn có, dễ tìm ở địa phương như gạo, đậu xanh, trứng gà, giá đỗ, dầu ăn, đường, sữa nên hoàn toàn thuận lợi khi muốn sử dụng thực phẩm. Quy trình kỹ thuật chế biến dung dịch hết sức đơn giản, dễ thực


hiện ở bệnh viện cũng như ở nhà nên có thể hướng dẫn kỹ thuật chế biến cho nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc bệnh nhân một cách dễ dàng .

Một ưu điểm nữa của dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế đó là tỷ lệ năng lượng từ glucid chỉ chiếm 48,5% tổng năng lượng. Theo các tác giả [89],[96],[101],[104],[116] tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp dao động trong khoảng 40 - 90% tổng năng lượng của các công thức chuẩn . Như vậy, với mức năng lượng cung cấp 48,5% từ glucid trong thành phần của dung dịch tự chế, mặc dù nằm trong khoảng dao động cho phép nhưng thấp hơn so với các sản phẩm nhập ngoại khác đã giới thiệu ở trên (glucid cung cấp 52,1 - 57,2% tổng năng lượng), vì vậy rất dễ dàng cho việc tăng thêm đậm độ năng lượng của sản phẩm tự chế bằng các loại đường hoặc tinh bột đã hoá lỏng mà không làm thay đổi đặc tính của dung dịch nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá.

4.2. Đánh giá bệnh nhân trước khi can thiệp

4.2.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, bệnh nhân nhập viện là nam giới chiếm 105/141 trường hợp, trong đó nhóm NC1 có 35/40 bệnh nhân (87,5%), nhóm NĐC 36/41 bệnh nhân (87,8%), nhóm NC2 34/40 bệnh nhân (85%). Lứa tuổi trung bình còn tương đối trẻ 39,8 ± 13,2 ở nhóm NC1; 40,1

± 15,3 ở nhóm NĐC và 36,8 ± 12,2 ở nhóm NC2. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não và đa chấn thương chiếm đa số trong mỗi nhóm (31/40 bệnh nhân ở nhóm NC1, 35/41 bệnh nhân ở nhóm NĐC và 33/40 ở nhóm NC2). Bệnh nhân tai biến mạch máu não chỉ có 22/141 bệnh nhân của cả 3 nhóm.

Bệnh nhân nhập viện vào khoa Cấp cứu hồi sức đa phần là nam giới, ở lứa tuổi tương đối trẻ, bị chấn thương sọ não và đa chấn thương bởi vì tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động do cơ sở hạ tầng giao thông


chưa đáp ứng được tốc độ tăng vọt của các phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, các tai nạn xảy ra hầu hết đều có liên quan đến bia, rượu và do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Mặt khác, bệnh nhân mắc các bệnh khác tuy có vào nằm điều trị tại khoa Cấp cứu hồi sức nhưng số lượng không nhiều đồng thời lại rơi vào đối tượng loại trừ trong nghiên cứu của chúng tôi như xuất huyết tiêu hóa nặng, ngộ độc qua đường tiêu hoá, rối loạn lipid máu... Đây có lẽ cũng là điểm đặc biệt của khoa Cấp cứu hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế vì đây là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh tuyến trung ương nên các bệnh nhân nặng có chẩn đoán khác như nhồi máu cơ tim, suy thận, hôn mê do đái tháo đường, viêm màng não mủ,... được chuyển vào phòng cấp cứu của các chuyên khoa sâu và trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế .

Như vậy, nhìn chung về các đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy trong mỗi nhóm đều có sự khác biệt rất rõ nét về giới tính và phân loại bệnh trên lâm sàng nhưng không thấy sự khác biệt về giới tính, lứa tuổi và bệnh tật giữa 3 nhóm NC1, nhóm NĐC và nhóm NC2.

4.2.2. Các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng liên quan

đến dinh dưỡng

Xem xét các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng trong thời gian điều trị, bảng 3.10 cho thấy 100% bệnh nhân ở cả 3 nhóm có trạng thái từ lơ mơ đến hôn mê, trong đó có 12/40 bệnh nhân ở nhóm NC1, 12/41 bệnh nhân ở nhóm NĐC và 14/40 bệnh nhân ở nhóm NC2 có tình trạng vật vã kích thích trên lâm sàng. 35% có sốt ≥ 38°C; 57,5% có biểu hiện nhiễm trùng và 57,5% có mạch bất thường, 82,5% có huyết áp bất thường ở nhóm NC1. Tỷ lệ này cũng tương đương ở cả 2 nhóm NĐC và nhóm NC2.

Kết quả bảng 3.11 tiếp theo cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn đường máu ở mức glucose máu > 5,4mmol/l không khác nhau giữa


3 nhóm (nhóm NC1 45% , nhóm NĐC 43,9% và nhóm NC2 50%), nhưng chúng ta vẫn nhận thấy rằng những bệnh nhân trong nghiên cứu bị chấn thương sọ não, đa chấn thương và tai biến mạch máu não là những bệnh nhân nặng, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng glucose máu vào thời điểm mới nhập viện của mỗi nhóm khá cao.

Điều này xảy ra là do tính chất bệnh lý của bệnh nhân trong nghiên cứu đều có chấn thương và/hoặc có các stress nên làm tăng quá trình dị hoá dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ oxy, tăng giải phóng CO2, tăng nhiệt độ. Bên cạnh đó khi bệnh nhân bị stress nặng sẽ gây tăng phóng thích nhiều Catecholamin làm gia tăng glucose và bạch cầu trong máu đồng thời cũng làm tăng nhiệt độ, mạch, huyết áp [8],[11],[53]. Tình trạng này dẫn đến nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi phải tăng lên [24]. Khi bệnh nhân sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên 10 C, chuyển hóa cơ bản sẽ tăng lên 13% và nhu cầu năng lượng theo Harris - Benedict [81],[108] cũng cần phải tăng lên 1,1 lần, nếu sốt 39°C tăng lên 1,2 lần.

Cũng theo Harris - Benedict [81],[108], ngoài việc cung cấp năng lượng cho các yếu tố nhiệt độ, yếu tố tổn thương, yếu tố nhiễm trùng, một yếu tố quan trọng khác cũng cần phải chú ý đến khi tính toán nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân nặng đó là yếu tố hoạt động. Đối với bệnh nhân nằm tại giường tổng số năng lượng cần thiết là 1,1 lần, nhưng nếu có hoạt động thì phải tăng lên 1,3 lần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù bệnh nhân nặng nằm hoàn toàn trên giường, nhưng tỷ lệ bệnh nhân có vật vã, kích thích trong thời gian điều trị chiếm một tỷ lệ đáng kể ở cả 3 nhóm (nhóm NC1 30%, nhóm NC3 29,2%, nhóm NC2 35%).


4.2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi nuôi dưỡng qua ống thông

Trng lượng cơ th: Trọng lượng cơ thể là một chỉ số thường dùng trong tất cả các nghiên cứu về dinh dưỡng. Người ta nhận thấy tình trạng quá nhẹ cân hay thừa cân đều liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [17], [32].

Có nhiều công thức tính cân nặng "nên có": [17]

 Công thức Broca :

Cân nặng “nên có“ (kg) = chiều cao (cm) - 100


 Công thức Lorentz :

Cân nặng “nên có“ (kg) = chiều cao (cm) - 100 -


(chiều cao (cm) - 150) 4


 Công thức Bongard :

Cân nặng “nên có“ (kg) =


Chiều cao (cm) x vòng ngực (cm) 240


 Công thức của cơ quan bảo hiểm Mỹ :

Cân nặng “nên có“ (kg) = 50 + 0,75 x [chiều cao (cm) - 150]


Ở bảng 3.13 cho thấy cân nặng trung bình của cả 3 nhóm bệnh nhân không có sự chênh lệch đáng kể (nhóm NC1 53 ± 8,2, nhóm NĐC 51,1 ± 5,6, nhóm NC2 52,1 ± 6,3). Nếu áp dụng công thức tính cân nặng của Broca, Lorentz và công thức tính cân nặng của cơ quan bảo hiểm Mỹ thì với cân nặng trung bình như trên của bệnh nhân trong nghiên cứu nằm ở mức cân nặng trung bình thông thường của người trưởng thành Việt Nam. Khi phân tích cân nặng trung bình của bệnh nhân bị thiếu năng lượng trường diễn (nhóm NC1 42,5 ± 4,9; nhóm NĐC 41,6 ± 4,5; nhóm NC2 41,8 ± 5,0) và

bệnh nhân bị thừa cân (nhóm NC1 62,2 ± 5,6; nhóm NĐC 61,3 ± 5,7; nhóm


NC2 62,1 ± 5,8) so với đối tượng bệnh nhân có mức BMI bình thường (nhóm NC1 53 ± 5,2; nhóm NĐC 51,1 ± 5,6; nhóm NC2 52,1 ± 5,3) thì thấy cân nặng trung bình của các nhóm đối tượng này có sự chênh lệch rõ rệt. Nhưng so sánh cân nặng trung bình của đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân và BMI bình thường giữa nhóm NC1 với NĐC hoặc NC2 với NĐC cho thấy không khác biệt. Như vậy, sự phân bố bệnh nhân vào các nhóm trong nghiên cứu này tương đương nhau về tình trạng dinh dưỡng lúc vào viện.

Chskhi cơ th( BMI )

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số BMI chúng tôi thấy có 7,5% bệnh nhân ở nhóm NC1; 9,8% bệnh nhân ở nhóm NĐC và 10% ở nhóm NC2 bị thiếu dinh dưỡng. Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhìn chung trong tổng thể nghiên cứu của chúng tôi có 11/121 bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng theo BMI chiếm 9,1%. Tỷ lệ này (9,1%) cũng tương đương với một nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng tại khoa Ngoại thần kinh và cột sống của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định năm 2008 (10%) [8]. Nhưng so với tỷ lệ thiếu dinh dưỡng 25,2% trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương năm 2008 tại 2 khoa Tiêu hóa và Nội tiết bệnh viện Bạch mai [25] thì tỷ lệ bệnh nhân thiếu dinh dưỡng trong các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi (9,1%) thấp hơn hẳn. Điều này có lẽ do 99/121 (81,8%) bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi vào viện là do bị tai nạn nên chưa bị mắc bệnh trước đó, trong khi nhóm nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2008) đã bị bệnh trước khi nhập viện nên có sự sụt giảm về cân nặng làm ảnh hưởng tới chỉ số BMI.

Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng của 3 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi không cao, nhưng theo Scrimshaw và cộng sự

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí