Bồi Dưỡng, Tổ Chức Lại Lực Lượng Hội Thẩm Nhân Dân Để Đáp Ứng Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Các Tranh

giao. Trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập chắc chắn sẽ phát sinh nhiều loại tranh chấp mới, công việc xét xử ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp thì trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán ngày càng nặng nề. Vì vậy, nếu Thẩm phán không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực trình độ, không chú trọng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thì sẽ không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất luôn sinh động và đa dạng, phong phú, mỗi vụ án là một quan hệ pháp luật, một kiểu tranh chấp với các văn bản quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng khác nhau. ẩn chứa trong từng hồ sơ vụ án là thân phận của những con người đang chờ sự phán xét công minh, có tình, có lý của Thẩm phán. Bởi vì sự phán xét này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của họ nhưng việc tuyên một bản án, quyết định để xác định một tài sản lớn có phải là của họ hay không? Một loại tài sản đặc biệt: quyền sử dụng đất vô cùng quan trọng. Do vậy, việc không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, vốn sống thực tiễn không chỉ giúp cho người Thẩm phán hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó mà còn để phục vụ tốt hơn cho con người, bảo vệ kịp thời, đúng pháp luật các quyền của công dân, quyền của con người mà Hiến pháp và pháp luật của nước ta ghi nhận.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ Tòa án hiện nay còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ công chức còn yếu thậm chí có những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên đã có vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật hình sự, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành Tòa án nhân dân

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng Nhà nước cần có chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp như chế độ tiền lương và phụ cấp của Thẩm phán; các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bổ nhiệm thi tuyển và độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán. Nhà nước cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không phải chỉ đơn thuần là một chức danh được bổ nhiệm và từ đó xây dựng chế độ bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ như hiện đang làm. Mặt khác Nhà nước phải bảo đảm đời sống vật chất đầy đủ cho đội ngũ

Thẩm phán để tăng cường khả năng tự vệ của họ trước cám dỗ vật chất. bàn về vấn đề này, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cho rằng:

Một đề xuất rất đáng được cân nhắc, thực hiện là Nhà nước dành những danh hiệu cao quý cho Thẩm phán tận tụy, liêm chính, có công lao đóng góp cho nền tư pháp Việt Nam như Thẩm phán ưu tú, Thẩm phán nhân dân. Đó là về mặt tinh thần, còn về mặt vật chất, phải tính đến nâng cao đời sống cho Thẩm phán, chí ít có mức sống trung bình của xã hội [15].

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các chế độ, chính sách như đã nêu trên cho nghề nghiệp mang tính đặc thù này thì sự phấn đấu, rèn luyện vươn lên của mỗi Thẩm phán mới là nhân tố cơ bản để quyết định kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng. Để thực hiện việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân, trước mắt cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ nhất là các cán bộ có chức danh tư pháp. Làm tốt công tác rà soát, quy hoạch, đánh giá cán bộ để có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt công tác luân chuyển điều động, biệt phái cán bộ theo yêu cầu công việc, làm tốt công tác tạo nguồn Thẩm phán, đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng mở rộng bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ đối với các cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, luật sư nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

3.2.3.3. Bồi dưỡng, tổ chức lại lực lượng Hội thẩm nhân dân để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã chỉ rõ "nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử" [7]. Thực tế công tác ngành Tòa án trong những năm qua cho thấy bên cạnh việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán

ngành Tòa án nhân dân, đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng không ngừng được củng cố. Các Tòa án đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan để lựa chọn những vị Hội thẩm nhân dân có trình độ pháp lý và phẩm chất đạo đức, chính trị để tham gia hoạt động xét xử. Theo báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2005 số lượng hội thẩm nhân dân trong toàn ngành đã là 13610 người. Ngành Tòa án nhân dân cũng rất quan tâm thực hiện tốt các chế độ đối với Hội thẩm như trang phục, chế độ, chính sách, tài liệu và đặc biệt chú trọng tới công tác tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ. Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã bồi dưỡng kiến thức pháp luật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử được giao. Nhìn chung, đội ngũ Hội thẩm Tòa án nhân dân đang có những đóng góp tích cực vào công tác xét xử của các Tòa án địa phương [37].

Để tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân trong tình hình mới thì việc nghiên cứu và xây dựng một tổ chức để Hội thẩm nhân dân tập hợp thành một tổ chức nhất định để họ thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm xét xử, học tập nâng cao trình độ kỹ năng xét xử các vụ án. Tổ chức này thường xuyên được những người có kinh nghiệm xét xử ở các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về việc áp dụng các văn bản pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp đó. Trong tình hình hiện nay, các văn bản pháp luật về đất đai tương đối nhiều, chồng chéo và có những văn bản mâu thuẫn nhau nếu người hội thẩm không am hiểu pháp luật, không được cập nhật các văn bản thì rất khó khăn cho việc lựa chọn và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết vụ án. Mặt khác, các hội thẩm nhân dân cần phải được tranh bị kiến thức pháp lý về trình tự tố tụng dân sự, kỹ năng thẩm vấn các đương sự tại phiên tòa. Vì vậy, để thực hiện việc nâng cao không ngừng chất lượng áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất cho hội thẩm nhân dân cần có một tổ chức thích hợp để các hội thẩm nhân dân được sinh hoạt, học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Mặt khác, cần quan tâm đến trình độ nhận thức pháp luật của Hội thẩm Tòa án nhân dân bên cạnh việc coi trọng các tiêu chuẩn khác giống như yêu cầu đối với Thẩm phán. Chỉ khi nào người Hội thẩm Tòa án nhân dân có trình độ nhận thức pháp lý cần

thiết để chủ động trong việc xét hỏi, nghị án để cùng lựa chọn, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất, cùng với Thẩm phán ban hành các bản án, quyết định thấu tình đạt lý, đúng pháp luật thì người Hội thẩm nhân dân mới thực sự "ngang quyền với Thẩm phán". Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng xét xử, người Hội thẩm nhân dân có đầy đủ kiến thức pháp luật cần thiết sẽ không lúng túng, bị động theo ý kiến Thẩm phán. Trong tình hình hiện nay, vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Thẩm phán, Hội thẩm Tòa án nhân dân là hai chức danh giữ vai trò chủ thể tiến hành các quy trình áp dụng pháp luật lại càng được Nhà nước và xã hội quan tâm. Do đó, việc nâng cao và coi trọng trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân là việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật.

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay - 12

3.2.3.4. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân, hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân

Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân thì việc tăng cường điều kiện, cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất điều kiện phương tiện làm việc của các Tòa án cũng đã được từng bước tăng cường. Từ chỗ điều kiện phương tiện làm việc của Tòa án còn hết sức khó khăn, nhiều Tòa án còn đi thuê, mượn trụ sở hoặc trụ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì nay hầu hết các Tòa án đã có trụ sở ổn định.

Trong phạm vi kinh phí được cấp, Tòa án nhân dân tối cao đã đảm bảo chi đúng, chi đủ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng mới trụ sở cho 68 Tòa án nhân dân địa phương và mở rộng cải tạo trụ sở cho 98 đơn vị (có 62 Tòa án cấp huyện được đầu tư xây dựng trụ sở và 90 đơn vị được đầu tư cải tạo mở rộng trụ sở). Các điều kiện, phương tiện làm việc của các Tòa án các cấp cũng được tiếp tục bổ sung, trang bị thêm như máy vi tính, máy photocopy, xe máy.... mà trọng tâm

là tập trung cho các Tòa án cấp huyện, nhất là những đơn vị đã được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự [42].

Từng bước trang bị đầy đủ phương tiện để cán bộ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và hoạt động quản lý. Thực tế cho thấy, với kinh phí được cấp như hiện nay, các Tòa án phải hết sức tiết kiệm mới có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi nghĩ mặc dù đã được Nhà nước quan tâm nhưng ngành Tòa án nhân dân vẫn còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vậy chất cũng như phương tiện làm việc. Vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử cũng bị ảnh hưởng nhất định. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa đến được từng Thẩm tra viên, từng Thẩm phán. Việc lập hồ sơ, thống kê và lưu trữ các tài liệu văn bản về đất đai theo phương pháp thủ công nên không đáp ứng yêu cầu cập thông tin ngày càng đa dạng, phức tạp như hiện nay. Vì vậy, trong việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao cần làm tốt những việc sau:

- Hiện đại hóa các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân. Nhà nước cần có quy định cụ thể việc cấp phát tài liệu, văn bản pháp luật cho từng Thẩm phán, tiến tới trang bị cho mỗi Thẩm phán một máy tính cá nhân và phần mềm lưu trữ văn bản pháp luật để cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật và thực hiện việc lưu trữ, cập nhật thông tin để áp dụng pháp luật được chính xác.

- Tăng cường cấp phát tài liệu, sách báo tạp chí chuyên ngành về khoa học pháp lý cho cán bộ, Thẩm phán, nhất là các tài liệu chuyên sâu về đất đai để cho họ vận dụng trong thực tiễn xét xử.

- Đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị làm việc như cơ sở, vật chất, trang thiết bị làm việc của Thẩm phán, tạo ra sự trang nghiêm, tin tưởng vào công lý cho nhân dân khi đến tiếp xúc, làm việc.

Bên cạnh việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, Nhà nước cũng cần chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân. Trong mấy năm gần đây, Thẩm tra viên, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân cũng đã được Nhà nước quan tâm. Thẩm phán, Thẩm tra viên đã có thang

bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác song nhìn chung chế độ đối với cán bộ Thẩm phán ngành Tòa án, vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy có nhiều Thẩm phán có năng lực, trình độ, có tư cách phẩm chất tốt nhưng do điều kiện khó khăn khi chỉ sống bằng đồng lương nên đã chuyển sang công tác ở ngành khác. Vì vậy, cần xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng để cán bộ, Thẩm phán yên tâm công tác, tránh được cám dỗ của cơ chế thị trường.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra hoạt động của các Tòa án nhân dân

Trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, công tác giám sát kiểm tra đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng ngành Tòa án nhân dân, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất.

Giám sát của Quốc hội, ủy ban Thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội: giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp: giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: giám sát của quần chúng nhân dân và các cơ quan công luận là các hình thức giám sát có tác dụng tốt đối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp nói chung và chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai nói riêng.

Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân được thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn của chánh án Tòa án nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Hoạt động giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân được thực hiện thông qua các chương trình giám sát hàng năm hoặc đột xuất nhằm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng áp dụng sai pháp luật dẫn đến bản án, quyết định sai, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua hoạt động giám sát, các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân các cấp không có căn cứ đã bị hủy, sửa kịp thời. Mặt khác vai trò kiểm sát hoạt động xét

xử của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động kiểm tra,giám sát trực tiếp cụ thể của một cơ quan có chức năng đặc biệt được pháp luật giao quyền đảm bảo tính pháp chế và tính thống nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, kiểm sát viên giám sát hoạt động xét xử việc tuân theo pháp luật và việc xét xử của Tòa án. Từ hoạt động này, các vi phạm, sai sót trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất được phát hiện kịp thời.

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân chính là Tòa án phải tiến hành kiểm tra hoạt động của mình. Tại báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2005, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đã nêu rõ:

Tập trung giải quyết đúng và kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, ưu tiên giải quyết trước đối với các đơn khiếu nại bức xúc kéo dài hoặc các đơn liên quan tới bản án, quyết định sắp hết thời hạn giám đốc thẩm, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với các Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót về nghiệp vụ hoặc kháng nghị và xé xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng [37].

Thủ tục giám đốc thẩm được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự là việc kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng vì những nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do áp dụng sai pháp luật dẫn tới thiếu sót và sai lầm trong bản án, quyết định thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đó. Qua thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy việc kháng nghị và việc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm có khi chưa nhất quán về quan điểm, tiêu chí đánh giá sai lầm của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này dẫn đến có những trường hợp có vụ án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản trả lời đương sự án sự là án xử đúng, nhưng sau đó lại kháng nghị hoặc có trường hợp có kháng nghị nhưng kháng nghị đã không được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận. Thậm chí có trường hợp sau khi bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp dưới đã xét xử theo đúng hướng dẫn của Quyết định giám đốc thẩm nhưng sau đó lại bị kháng nghị ngược lại

với kháng nghị. Điều này chứng tỏ chất lượng kháng nghị và chất lượng bản án, Quyết định giám đốc thẩm hiện nay chưa cao. Mặt khác, các diễn biến tranh chấp dân sự đa dạng, phức tạp và căng thẳng nhất là đối với các tranh chấp về đất đai. Trong khi đó việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, hoặc có hướng dẫn nhưng không phù hợp với thực tiễn. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất bị xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp mà vẫn không thuyết phục được đương sự, thậm chí có những vụ án đã được xét xử ở cấp cao nhất là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà đương sự vẫn khiếu nại căng thẳng.

Để thực hiện tốt công tác giám đốc thẩm, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, kiểm sát viên và cán bộ Viện kiểm sát nhân dân làm công tác giám đốc thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm không những có ý nghĩa trong việc sửa chữa thiếu sót hoặc sai lầm của Tòa án cấp dưới mà còn có ý nghĩa làm chuẩn mực, mẫu cho Tòa án cấp dưới học tập đồng thời có ý nghĩa giáo dục cao nên các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên phải có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén về tình hình chính trị. Có phẩm chất đạo đức, khách quan vô tư trong quá trình xét xử. Bởi họ chính là người tiếp xúc với đơn khiếu nại của đương sự, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tổng hợp, phân tích những tình tiết có trong hồ sơ vụ án để tham mưu đề xuất ý kiến về hướng xử lý khiếu nại đối với vụ án, soạn thảo các văn bản trả lời đơn khiếu nại hoặc văn bản kháng nghị. Có thể nói chất lượng của kháng nghị phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ làm công tác này. Thực tế cho thấy không ít những bản kháng nghị không được chấp nhận do cán bộ nghiên cứu báo cáo thiếu những tình tiết quan trọng của vụ án. Do đó, để làm tốt công tác giám đốc thẩm thì cần phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giám đốc thẩm về mọi mặt, nhất là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lựa chọn các quy phạm pháp luật, kinh nghiệm công tác,có kỷ luật không chỉ là đòi hỏi mà còn là trọng tâm của công tác cán bộ của ngành Tòa án.

Để có đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân làm công tác giám đốc thẩm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phải có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí