So sánh cân nặng hiện có với cân nặng trước khi bị bệnh.
P (trước khi bị bệnh) - P (hiện có)
% sút cân = x 100
P (trước khi bị bệnh)
(P : Cân nặng (trọng lượng cơ thể) bệnh nhân, tính bằng kg)
Bệnh nhân được đánh giá là suy dinh dưỡng khi sút từ 10% cân nặng trở lên [70],[79].
Theo Blackburn [70],[79],[90], khi bệnh nhân có sự giảm cân 1 - 2% trong 1 tuần hoặc 5% trong 1 tháng được coi là có giảm cân đáng kể.
Bảng 2.2 : Đánh giá sự sụt giảm cân nặng theo Blackburn
Giảm cân đáng kể | Giảm cân nghiêm trọng | |
1 tuần | 1 - 2% | > 2% |
1 tháng | 5% | > 5% |
3 tháng | 7,5% | > 7,5% |
6 tháng | 10% | > 10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dinh Dưỡng Hỗ Trợ Cho Bệnh Nhân Nặng Trong Bệnh Viện
- Phương Pháp Thiết Kế Xây Dựng Quy Trình Kỹ Thuật Chế Biến Dung Dịch Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông
- Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 9
- Hàm Lượng Các Khoáng Chất Trong 1.000 Ml Dung Dịch Tự Chế Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông
- So Sánh Thành Phần Các Chất Dinh Dưỡng Của Dung Dịch Tự Chế Với Các Sản Phẩm Nhập Ngoại Vào Thời Điểm Nghiên Cứu
- Tỷ Lệ Bệnh Nhân Thiếu Dinh Dưỡng Theo Albumin Huyết Thanh Trước Khi Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
- Chỉ số khối cơ thể ( BMI )
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới 1995, nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) để nhận định tình trạng dinh dưỡng, đánh giá mức độ béo gầy vì chỉ số này có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể [30,[34].
BMI =
Cân nặng ( kg ) Chiều cao2 ( m )
Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của cơ quan khu vực Thái bình dương của Tổ chức Y tế thế giới (WPRO) và Viện nghiên cứu Đái tháo đường quốc tế (IDI) khuyến nghị cho cộng đồng các nước châu Á [17],[30],[32] :
Thiếu năng lượng trường diễn: BMI < 18,5
Bình thường: BMI = 18,5 - 22,9
Thừa cân : BMI ≥ 23
2. 4.3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được tiến hành làm 2 lần vào thời điểm nhập viện và thời điểm kết thúc nuôi dưỡng qua ống thông nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi sau khi nuôi dưỡng.
- Công thức máu: Xét nghiệm công thức máu đếm số lượng tuyệt đối tế bào bạch cầu máu ngoại vi bằng máy CELLDINE 3200 tại trung tâm Huyết học truyền máu bệnh viện Trung ương Huế .
- Glucose máu :
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1985) đánh giá có rối loạn đường huyết khi glucose máu tĩnh mạch > 5,4 mmol/l [27].
- Protein máu toàn phần: Được xét nghiệm 2 lần vào thời điểm nhập viện và thời điểm kết thúc nuôi dưỡng qua ống thông.
Protein toàn phần bình thường từ 55 - 75 g/l, nếu < 55 g/l được coi là giảm protein toàn phần trong máu [23],[90],[125].
- Albumin huyết thanh: Dự trữ Albumin bình thường từ 40 - 50g/l ở
người trưởng thành [34].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Albumin huyết thanh [34],[90][105].
Thiếu dinh dưỡng nhẹ : Alb = 28 - 35 g/l. Thiếu dinh dưỡng vừa : Alb = 21 - 27 g/l. Thiếu dinh dưỡng nặng: Alb ≤ 21 g/l.
- Bilan lipid gồm Cholesterol, tryglycerid, HDL (High Density Lipoprotein) và LDL (Low Density Lipoprotein)
Đánh giá theo tiêu chuẩn của Hiệp hội châu Á và Thái bình dương về xơ vữa động mạch và bệnh mạch máu tháng 4/1998 [118].
Bảng 2.3: Kết quả các xét nghiệm chỉ số lipid máu lúc đói của người bình thường
Bình thường | |
Cholesterol | ≤ 5,2 mmol/l |
Triglycerid | ≤ 2,3 mmol/l |
HDL (High Density Lipoprotein) | ≥ 0,9 mmol/l |
LDL ( Low Density Lipoprotein) | ≤ 3,12 mmol/l |
Xét nghiệm protein máu toàn phần, albumin huyết thanh bằng phương pháp so màu. Xét nghiệm bilan lipid máu (Cholesterol, triglycerid, LDL, HDL) bằng phương pháp enzym. Các xét nghiệm này được tiến hành làm 2 lần, sử dụng máy OLYMPUS AU640 (Nhật Bản) tại khoa Sinh hoá Bệnh viện Trung ương Huế.
Lần 1: Tiến hành ngay khi bệnh nhân bắt đầu nhập viện vào khoa Cấp cứu hồi sức (thời điểm trước khi nuôi dưỡng qua ống thông).
Lần 2: Tiến hành ngay sau khi ngừng nuôi ăn qua ống thông (thời điểm sau khi nuôi dưỡng qua ống thông).
2.5. Xử lý số liệu nghiên cứu
- Các số liệu kết quả nghiên cứu gồm tuổi, giới, chẩn đoán bệnh, các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được thu thập, phân tích và xử lý bằng máy tính trên chương trình Epi Info 6.04.
- Mẫu nghiên cứu mỗi nhóm > 30 bệnh nhân. Hiệu quả của dung dịch nuôi ăn tự chế được phân tích dựa trên các kết quả so sánh giữa các nhóm nghiên cứu và so sánh trước - sau can thiệp, theo phương pháp thống kê y học.
So sánh sự thay đổi trước và sau can thiệp về:
Cân nặng trung bình, BMI.
Chỉ số protein và albumin máu trung bình.
Các chỉ số cholesterol, triglycerid, HDL, LDL trung bình ở các nhóm nghiên cứu trước và sau can thiệp.
Đánh giá hiệu quả can thiệp :
Sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). So sánh kết quả trước - sau, ta tính tỷ lệ % cải thiện sau can thiệp.
p1 – p2
CSHQA(%) = x 100
p1
p1 – p2
CSHQB(%) = x 100
p1
Trong đó:
CSHQ: Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp và nhóm chứng. p1: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu thời gian trước can thiệp.
p2: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu thời gian sau can thiệp.
Hiệu quả thật sự của can thiệp được tính bằng cách so sánh trước- sau và so sánh với nhóm chứng:
HQCT = CSHQA – CSHQB
+ So sánh tỷ lệ bằng test ² dựa vào bảng 2 x 2:
b | a+b | |
c | d | c+d |
a+c | b+d | a+b+c+d |
² được tính theo công thức:
(ac – bc)² (a +b +c + d)
² =
( a + c )( b + d )( a + b)( c + d )
Kết quả ² được so sánh với giá trị ² trong bảng tính mẫu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi ² > 3,84 (² < 0,05). Nếu ² < 3,84 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
So sánh 2 số trung bình bằng test t-student:
So sánh kết quả t tính được với giá trị của t trong bảng tính sẵn, kết quả so sánh có ý nghĩa khi t > 1,96 (p < 0,05)
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả xây dựng công thức và quy trình chế biến dung dịch cao năng lượng tự chế từ các thực phẩm thường dùng có sẵn ở Việt Nam
3.1.1. Công thức và thành phần dinh dưỡng của dung dịch
Bảng 3.1: Công thức và thành phần các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng trong 1.000 ml dung dịch tự chế nuôi dưỡng qua ống thông
Bột gạo tẻ | Bột đậu xanh | Trứng gà | Sữa bột toàn phần | Dầu ăn | Giá đỗ xanh | Đường cát | Tổng cộng | |
Số lượng (gam) | 100 | 20 | 150 | 25 | 15 | 150 | 20 | 480 |
Năng lượng (Kcal) | 359 | 69,5 | 249 | 123,5 | 135 | 66 | 78 | 1.080 |
Protein (gam) | 6,6 | 4,92 | 22,2 | 6,75 | 0 | 8,25 | 0 | 48,7 |
Lipid (gam) | 0,4 | 0,5 | 17,4 | 6,5 | 15 | 0,3 | 0 | 40,1 |
Glucid (gam) | 82,2 | 11,3 | 0,75 | 7 | 0 | 7,65 | 19,48 | 128,4 |
Nhận xét: Công thức chế biến 1.000ml dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông bao gồm 7 loại thực phẩm với số lượng cụ thể là: bột gạo 100 gam, bột đậu xanh 20 gam, trứng 150 gam, sữa bột nguyên kem 25 gam, dầu ăn 15 gam, giá đỗ xanh 150 gam và đường kính trắng 20 gam.
Giá trị dinh dưỡng của 1.000ml dung dịch tự chế theo kết quả bảng trên
là:
Năng lượng : 1.080 Kcal/ 1.000 ml dung dịch, do đó đậm độ năng lượng tương đương sẽ là 1,08 Kcal/1ml dung dịch
Protein: 48,7 gam chiếm 18,1% tổng năng lượng. Trong đó Protein động vật do trứng và sữa cung cấp là 28,95/48,7 gam, chiếm 59,4% lượng protein trong khẩu phần
Lipid : 40,1 gam chiếm 33,4% tổng năng lượng. Trong đó Lipid thực vật do gạo, đậu xanh,giá đỗ và dầu ăn cung cấp là 16,2gam/ 40,1gam, chiếm 40,4% lượng lipid trong khẩu phần.
Glucid: 128,4 gam chiếm 48,5% tổng năng lượng.
Tỷ lệ cung cấp năng lượng của protein : lipid : glucid trong dung dịch tự chế là P : L : G = 18,1% : 33,4% : 48,5%
Bảng 3.2: So sánh tính cân đối khẩu phần ăn của các chất dinh dưỡng trong công thức nghiên cứu với đặc tính cơ bản của công thức nuôi dưỡng qua ống thông
Công thức nghiên cứu | Công thức cơ bản cho phép [89],[96],[101],[104],[116] | |
Đậm độ năng lượng | 1,08 Kcal/1ml | 1 - 1,2 Kcal/1ml |
Protein | 18,1% | 4 - 32% |
Lipid | 33,4% | 1 - 43% |
Glucid | 48,5% | 40 - 90% |
Nhận xét: Tính cân đối khẩu phần ăn của các chất dinh dưỡng trong công thức nghiên cứu nằm ở trong giới hạn cho phép về đặc tính cơ bản của các công thức dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông.