Tỷ Lệ Bệnh Nhân Bị Rối Loạn Các Chỉ Số Lipid Máu Sau Khi Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông


so với trước nuôi nhưng không có ý nghĩa (p > 0,05). Không có sự thay đổi về chỉ số HDL trước và sau nuôi ở nhóm NC1, nhóm NĐC và nhóm NC2.

Bảng 3.33 : Tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn các chỉ số lipid máu sau khi nuôi dưỡng qua ống thông



Chỉ số (mmol/l)

Nhóm NC1 (n=40)

Nhóm NĐC (n=41)

Nhóm NC2 (n=40)

n

%

n

%

n

%

CHO >5,2

1

2,5%

2

4,8%

2

5,0%

TG > 2,3

0

0

0

0

0

0

HDL< 0,9

0

0

0

0

0

0

LDL > 3,12

0

0

0

0

0

0

p


p(NC1 - NĐC)> 0,05 và p(NC1 - NC2) >0,05


p > 0,05 test ghép cặp trước - sau can thiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 15


Nhận xét : Sau khi nuôi dưỡng qua ống thông bằng dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế, 2,5% bệnh nhân ở nhóm NC1 (có thời điểm bắt đầu nuôi dưỡng trước 24 giờ) và 5,0% bệnh nhân ở nhóm NC2 (có thời điểm bắt đầu nuôi dưỡng sau 36 giờ) có chỉ số cholesterol >5,2 mmol/l. ở nhóm NĐC nuôi bằng dung dịch thương mại Calo Sure (có thời điểm bắt đầu nuôi dưỡng trước 24 giờ) cũng có 4,8% bệnh nhân có chỉ số cholesterol >5,2 mmol/l. Sự khác biệt giữa 3 nhóm về tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê (p

> 0,05).


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN


4.1. Những đặc điểm nổi trội của dung dịch tự chế bằng thực phẩm địa phương nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng

4.1.1. Công thức và thành phần dinh dưỡng của dung dịch tự chế

Trên cơ sở nghiên cứu thiết kế xây dựng công thức chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày theo chuẩn 1.000ml thành phẩm. Ưu điểm của việc thiết kế xây dựng công thức dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông theo đơn vị chuẩn này là để giúp cho người thầy thuốc dễ dàng tính toán về số lượng dung dịch, năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng khi chỉ định chế độ ăn cho bệnh nhân. Việc thiết kế theo chuẩn 1.000ml thành phẩm còn có ưu điểm là rất linh hoạt trong khi tính toán sử dụng, 1.000 ml dung dịch còn có thể chia thành 10 đơn vị tính tương đương 1 đơn vị = 100 ml.

Đồng thời dựa vào những đặc tính cơ bản của công thức nuôi dưỡng qua

ống thông trong các tài liệu tham khảo [89],[96],[101],[104],[116].


Về mặt năng lượng, công thức nuôi dưỡng qua ống thông có sự thay đổi rất lớn về đậm độ năng lượng (từ 0,8 - 2,0 Kcal/ml). Thông thường các công thức cung cấp 1 - 1,2 kcal/1ml khi pha chế theo chỉ dẫn ở đậm độ toàn phần và những công thức được đa số bệnh nhân chấp nhận thường cung cấp 1kcal/ml. Một vài công thức đặc biệt có thể có mức năng lượng cao đến 2 kcal/1ml [89],[96],[101],[104],[116].

Lượng protein trong hầu hết các sản phẩm nuôi dưỡng hỗ trợ thông thường chiếm 14 - 16% tổng số năng lượng. Protein trong các sản phẩm thông thường là những protein nguyên vẹn lấy từ sữa, trứng (như casein,


lactabumin), thịt và protein đậu nành... Đối với những sản phẩm giàu nitơ thì năng lượng do protein cung cấp có thể chiếm từ 18 - 26% tổng số năng lượng. Nguồn của protein trong các công thức giàu nitơ bao gồm những mạch peptit ( dipeptit, tripeptit, oligopeptit) và những amino acid được dẫn xuất từ sự thủy phân của casein, whey, lactabumin hoặc đậu nành thông thường được dùng cho những bệnh nhân kém tiêu hóa và kém hấp thu [89],[96],[101],[104],[116].

Năng lượng do lipid cung cấp trong một số công thức có mức dao động tương đối lớn. Tuy nhiên, công thức các sản phẩm dung dịch nuôi dưỡng hỗ trợ đều mong muốn đạt được mục đích là cung cấp vào khoảng 30 - 40% tổng năng lượng. Chất béo trong hầu hết công thức thương mại được lấy từ dầu của ngũ cốc, đậu nành, hoa hướng dương [89],[96],[101],[104],[116].

Cacbonhydrate chiếm 40 - 90% tổng năng lượng trong công thức dung dịch nuôi dưỡng đuờng tiêu hóa qua ống thông dạ dày. Nguồn cacbonhydrate được sử dụng trong các công thức là rau và trái cây xay nhuyễn, bột ngũ cốc, chế phẩm thủy phân của ngũ cốc và tinh bột, maltodextrin, sucrose, fructo và glucose [89],[96],[101],[104],[116].

Căn cứ vào cơ sở khoa học của những đặc tính của dung dịch nuôi dưỡng đường tiêu hóa qua ống thông, chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết kế công thức dung dịch nuôi dưỡng tự chế nên xây dựng ở mức độ chế độ ăn thông thường đáp ứng được cho đại đa số bệnh nhân. Vì vậy công thức dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông tự chế được thiết kế trong nghiên cứu này có giá trị dinh dưỡng là:

Đậm độ năng lượng 1,08 Kcal/1ml dung dịch. Trong đó:


Năng lượng do protein cung cấp chiếm 18,1% tổng năng lượng. Lipid chiếm 33,4% tổng năng lượng.

Glucid chiếm 48,5% tổng năng lượng.


Bằng việc chọn lựa 7 loại thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm là nhóm ngũ cốc, đường bột (gạo, đường), nhóm protein (trứng, sữa, đậu xanh), nhóm lipid (dầu ăn), nhóm vitamin và muối khoáng (giá đỗ xanh) là những thực phẩm thường dùng hàng ngày của người Việt Nam để phối hợp chế biến được dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel hỗ trợ để tính toán cụ thể số lượng từng loại thực phẩm (bột gạo 100 gam, bột đậu xanh 20 gam, trứng 150 gam, sữa bột nguyên kem 25 gam, dầu ăn 15 gam, giá đỗ xanh 150 gam và đường kính trắng 20 gam) đảm bảo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng như công thức đã thiết kế.

Kết quả đạt được về giá trị dinh dưỡng của dung dịch tự chế tại bảng 3.1 cho thấy 1.000ml dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông tự chế cung cấp:

 Năng lượng : 1.080 Kcal.

 Protein: 48,7 gam - Trong đó Protein động vật do trứng và sữa cung cấp là 28,95/ 48,7 gam, chiếm 59,4% lượng protein trong khẩu phần.

 Lipid : 40,1 gam - Trong đó Lipid thực vật do gạo, đậu xanh và dầu ăn cung cấp là 16,2 gam/ 40,1 gam, chiếm 40,4% lượng lipid trong khẩu phần.

 Glucid: 128,4 gam.

Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt nam của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế [5],[7], tỷ lệ protein do động vật cung cấp chiếm ít nhất 50% lượng protein do khẩu phần ăn cung cấp và lipid thực vật chiếm ít nhất 30% lượng lipid do khẩu phần ăn cung cấp. Như vậy, giá trị dinh dưỡng do protein động


vật và lipid thực vật cung cấp trong công thức dung dịch tự chế của chúng tôi đảm bảo được nhu cầu khuyến nghị của người Việt Nam cho bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng đường tiêu hoá qua ống thông dạ dày.

Mặt khác, khi xem xét về tính cân đối khẩu phần ăn của các chất dinh dưỡng đại lượng cung cấp năng lượng trong công thức dung dịch nghiên cứu, tại bảng 3.2 cho thấy sự cân đối trong khẩu phần của dung dịch nghiên cứu nằm ở trong giới hạn cho phép của công thức cơ bản nuôi dưỡng qua ống thông.

So sánh về giá trị dinh dưỡng của dung dịch tự chế với các sản phẩm nhập ngoại hiện có tại thị trường Việt Nam, bảng 3.6 cho thấy về năng lượng và đậm độ năng lượng giữa sản phẩm tự chế (1.06Kcal/1ml) với sản phẩm nhập ngoại (Berlamin 1.1Kcal/1ml) và một số sản phẩm chế biến trong nước từ nguồn nguyên liệu nhập ngoại (như Ensure 0.98Kcal/1ml, Enplus 1.01Kcal/1 ml và Calo sure 1.01Kcal/1 ml) có sự tương đương. Xét về tỷ lệ năng lượng do protein : lipid : glucid cung cấp ở bảng 3.6 cũng cho thấy trong dung dịch tự chế tỷ lệ này là 18,1% : 33,4% : 48,5% và trong các dung dịch như Ensure, Berlamin, Enplus, Calo sure tỷ lệ này tương ứng là (14,7%

: 33,2% : 52,1% ; 12,9% : 29,9% : 57,2% ; 14,8% : 33,1% : 52,1% ; 15,1% :

34% : 50,9% ). Theo nhiều tác giả dung dịch nuôi ăn thường cung cấp từ 1 - 1,2Kcal/1ml và tỷ lệ năng lượng do protein : lipid : glucid cung cấp dao động trong khoảng 14 - 16% : 30 - 40% : 40 - 90% [89],[96],[101],[104], [116].

Như vậy, về mặt thiết kế xây dựng công thức cũng như việc tính toán cụ thể số lượng 7 loại thực phẩm trong công thức chế biến dung dịch tự chế của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với đặc tính của công thức thông thường nuôi dưỡng qua ống thông cho bệnh nhân nặng có chỉ định nuôi dưỡng đường tiêu hoá qua ống thông dạ dày, ngoại trừ những bệnh nhân cần có bệnh lý đặc


biệt cần sử dụng những công thức đặc biệt có đậm độ năng lượng cao đến 2 kcal/1ml.

4.1.2. Quy trình kỹ thuật thao tác chế biến dung dịch

Về quy trình thao tác chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông của chúng tôi bao gồm 9 thao tác đơn giản dễ thực hiện ở mọi nơi, không cần các dụng cụ phức tạp. Việc nghiên cứu sắp xếp các thao tác kỹ thuật trong quy trình chế biến dung dịch có trình tự logic khoa học và tiết kiệm thời gian. Trong 9 thao tác được sắp xếp thứ tự từ 1 đến 9 thì thao tác 3 làm hoá lỏng hỗn hợp bột bằng các men amylase và men protease có sẵn trong thành phần tự nhiên của giá đỗ xanh là thao tác then chốt quyết định độ lỏng của dung dịch thành phẩm. Đây cũng là điểm khác biệt chính của dung dịch tự chế tại bệnh viện Trung ương Huế so với các sản phẩm khác

4.1.3. Đánh giá về cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm của dung dịch tự chế

Về tính chất vật lý, dung dịch tự chế có tính chất lỏng, đồng nhất.


Tính chất đồng nhất và độ lỏng của dung dịch đã được kiểm tra tại phòng thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau và nhiệt độ khác nhau của dung dịch. Vào thời điểm thứ nhất khi mới chế biến xong dung dịch còn nóng ở nhiệt độ > 70°C, thời điểm thứ hai sau khi dung dịch đã được để nguội ở nhiệt độ trong phòng 3 giờ và thời điểm thứ 3 sau khi dung dịch đã được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2°C trong 12 giờ, tính chất đồng nhất và độ lỏng của dung dịch không có sự thay đổi, cụ thể là không bị vón cục, không có các sợi kết tủa do albumin của trứng, không có lớp dầu ăn nổi lên trên bề mặt của dung dịch, không bị phân thành nhiều lớp. Điều này chứng tỏ rằng việc lựa chọn thực phẩm địa phương có chứa nguồn men amylaza và proteaza tự nhiên để sử dụng là đúng đắn, đồng thời cách chế biến và thời


điểm sử dụng các loại men tự nhiên này trong quy trình kỹ thuật là thích hợp. Nhờ vậy mà dung dịch không bị thay đổi độ lỏng sau khi để nguội (dung dịch không bị đặc sánh hơn do tính chất nở ra của tinh bột).

Bên cạnh đó, thao tác xay trứng gà đã luộc chín với dầu ăn cũng là một thao tác quan trọng trong kỹ thuật chế biến, góp phần làm cho dung dịch có tính đồng nhất không bị kết tủa và không bị phân thành nhiều lớp sau khi giữ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 3 giờ hoặc giữ ở nhiệt độ 2°C của tủ lạnh 12giờ.

Kết quả kiểm tra về tính chất đồng nhất và độ lỏng của dung dịch tại phòng thí nghiệm ở cả 3 thời điểm (ngay sau khi chế biến, sau khi để nguội dung dịch ở nhiệt độ trong phòng 3 giờ và sau khi bảo quản dung dịch trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2°C trong 12 giờ) còn cho thấy khi mở khóa dây nuôi ăn ở mức tối đa để cho dung dịch tự chế chảy tự do thì dung dịch chảy thành dòng liên tục với tốc độ và thời gian ổn định là 10ml/1phút. Tổng cộng thời gian chảy hết 300ml dung dịch tự chế là 30 phút, 400ml dung dịch tự chế là 40phút. Như vậy, tốc độ và thời gian chảy tại phòng thí nghiệm nhanh hơn so với thời gian nuôi ăn thông thường cho phép đối với phương pháp nuôi nhỏ giọt ngắt quãng qua ống thông dạ dày. Điều này là hoàn toàn chấp nhận được bởi vì khi nuôi dưỡng bệnh nhân thực tế trên lâm sàng bằng phương pháp nuôi nhỏ giọt ngắt quãng qua ống thông dạ dày, còn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để điều chỉnh tốc độ và thời gian nuôi dưỡng cho phù hợp.

Kết quả kiểm tra về tính chất đồng nhất và độ lỏng của dung dịch trên bệnh nhân tại khoa Cấp cứu hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế tại bảng 3.5 cho thấy 100% bệnh nhân được nuôi dưỡng theo phương pháp nhỏ giọt và/hoặc bơm trực tiếp qua ống thông dạ dày bằng dung dịch tự chế không bị tắc ống thông trong thời gian nuôi dưỡng. Tuy nhiên tốc độ chảy của dung


dịch khi nuôi dưỡng thực tế cho bệnh nhân có xu hướng chậm dần với kết quả thời gian là 100ml/12phút, 200ml/30phút, 300ml/56phút, 400ml/91phút. Sở dĩ có sự khác biệt về tốc độ và thời gian chảy của dung dịch giữa phòng thí nghiệm và trên lâm sàng là vì trong điều kiện phòng thí nghiệm chai không được đặt trên mặt bàn không đậy nút chai nên không có sự tăng dần áp lực bên trong lòng chai. Ngược lại trên lâm sàng, bệnh nhân được nuôi dưỡng ở tư thế nằm, về giải phẫu và sinh lý trong điều kiện nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày như vậy thì áp lực trong dạ dày sẽ tăng dần lên khi lượng dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông vào dạ dày ngày càng tăng. Điều này dẫn đến tình trạng chảy chậm dần của dung dịch khi nuôi dưỡng trên bệnh nhân qua ống thông dạ dày. Mặc dù có tốc độ chảy chậm dần trên lâm sàng nhưng thời gian chảy hết số lượng dung dịch tối đa là 400ml/bữa theo phương pháp nuôi dưỡng nhỏ giọt ngắt quãng qua ống thông dạ dày chỉ hết 91phút, trong khi thời gian nuôi dưỡng mỗi bữa theo phương pháp này thông thường kéo dài từ 2giờ - 2giờ 30phút với số lượng dung dịch nuôi dưỡng tối đa 400ml/1bữa [89],[92],[103],[111].

Với kết quả kiểm tra về độ lỏng và tính đồng nhất của dung dịch tự chế tại phòng thí nghiệm và kết quả kiểm chứng trên thực tế lâm sàng về tốc độ và thời gian chảy, kết hợp với kết quả 100% trường hợp nghiên cứu không bị tắc ống thông trong thời gian nuôi dưỡng bằng dung dịch tự chế, có thể khẳng định rằng tính đồng nhất và độ lỏng của dung dịch tự chế trong nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp.

Ngoài tính chất vật lý, về mặt cảm quan, dung dịch tự chế có màu trắng ngà, vị hơi ngọt nhẹ nhàng, mùi thơm tự nhiên.

Theo một số tác giả [72],[96],[104],[116], những công thức chuẩn (hoặc công thức hỗn hợp) bao gồm những chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn đòi hỏi

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí