Phương Pháp Sử Dụng Cho Nội Dung 2: Nghiên Cứu Các Khẩu Phần Có Mức Dinh Dưỡng Cao Để Nâng Cao Khả Năng Sinh Trưởng Và Sản Xuất Thịt Của Trâu


- Tuyển chọn đàn trâu cái sinh sản làm nền: Chọn những trâu có ngoại hình đẹp, khối lượng cơ thể trung bình 350 kg, có đủ tiêu chuẩn giống và đang trong tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5.

- Tuyển chọn trâu đực Ngố khối lượng lớn: Trâu đực 5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra và có đủ tiêu chuẩn giống, khối lượng cơ thể trung bình 558 kg.

- Tuyển chọn trâu đực địa phương: Chọn những con tốt nhất trong đàn theo tiêu chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra), khối lượng trung bình là 404 kg để đưa vào thí nghiệm.

- Theo dõi trâu cái động dục, phối giống: Theo dõi trâu cái động dục bằng các biện pháp thông thường là quan sát niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm, buổi sáng và những biểu hiện nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, kêu rống .v.v.. Trâu cái động dục được phối giống với trâu đực theo các nghiệm thức đã bố trí.

- Theo dõi sinh trưởng phát triển của đàn trâu sinh ra qua các lứa đẻ: Cân khối lượng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi bằng cân điện tử Rudd weight – 1200 và đo các kích thước cơ thể bằng thước dây, thước gậy.

- Quản lý trâu thí nghiệm: Tất cả trâu đực giống và trâu cái sinh sản được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng nghiệm thức hàng ngày. Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn.

Gia súc thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo.

- Nghé sinh ra được theo mẹ đến khi tự cai sữa


- Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố và trâu mẹ đến khối lượng sơ sinh và khả năng tăng khối lượng của nghé thông qua sự khác biệt về khối lượng sơ sinh và khối lượng ở các mốc tuổi.


- Xác định mối quan hệ giữa khối lượng trâu bố, trâu mẹ với khối lượng nghé sinh ra thông qua hệ số tương quan.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tổ chức theo 2 nghiệm thức:


+ Nghiệm thức 1 (NT1): Trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã được cải tạo (thế hệ 1).

+ Nghiệm thức 2 (NT2): Trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tơ địa phương mới được tuyển chọn.

Tổng số gia súc thí nghiệm sẽ gồm 12 trâu đực giống Ngố khối lượng lớn và 240 trâu cái tơ (120 trâu cái tơ đã được cải tạo và 120 trâu cái tơ địa phương mới được tuyển chọn).

Phương pháp bố thí nghiệm như sau: Mỗi trâu đực giống Ngố khối lượng lớn được sử dụng để ghép phối với 20 trâu cái tơ, trong đó 10 trâu cái tơ đã được cải tạo và 10 trâu cái tơ địa phương mới được tuyển chọn.

* Phương pháp theo dõi

- Tuyển chọn đàn trâu cái tơ làm nền:

Khi đàn trâu cái tơ sinh ra từ thế hệ 1 sau cải tạo được 30 tháng tuổi, sẽ chọn những trâu có ngoại hình đẹp, khối lượng trung bình 317 kg đưa vào theo dõi phối giống. Đàn trâu cái tơ này là trâu đã được cải tạo thế hệ 1 và dùng cho nghiệm thức 1.

Tuyển chọn những trâu cái tơ địa phương từ 30 tháng tuổi trở lên có ngoại hình đẹp, khối lượng trung bình 324 kg đưa vào phối giống. Đàn trâu cái tơ này dùng cho nghiệm thức 2.

Các chỉ tiêu như: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây được xác định như phương pháp được mô tả trong phần phương pháp theo dõi của thí nghiệm 1.


Đánh giá ngoại hình: quan sát bằng mắt thường

- Tuyển chọn trâu đực Ngố khối lượng lớn: Trâu đực 5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra và có đủ tiêu chuẩn giống, khối lượng trung bình 568 kg.

- Theo dõi trâu cái động dục, phối giống: Theo dõi trâu cái động dục bằng các biện pháp thông thường là quan sát niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm, buổi sáng và những biểu hiện nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, kêu rống .v.v.. Trâu cái động dục được phối giống với trâu đực theo các nghiệm thức đã bố trí.

- Theo dõi sinh trưởng phát triển của đàn nghé thí nghiệm sinh ra: Cân khối lượng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi bằng cân điện tử Rudd weight – 1200, đo các kích thước cơ thể bằng thước dây, thước gậy.

- Quản lý trâu thí nghiệm: tất cả trâu đực giống và trâu cái sinh sản được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng nghiệm thức hàng ngày. Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn.

- Nghé sinh ra được theo mẹ đến khi tự cai sữa


- Xác định khả năng tăng khối lượng của nghé thông qua sự khác biệt về khối lượng sơ sinh và khối lượng ở các mốc tuổi.

3.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi.

* Thiết kế thí nghiệm

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng trâu 7-18 tháng tuổi


Nghiệm thức

Khối

NTĐC NT1 NT2


A A2 A3 A1


B

B3

B2

B1

C

C2

C1

C3

D

D1

D2

D3

E

E2

E3

E1

F

F1

F3

F2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 8


Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Tổng số 18 trâu được phân thành 6 khối (block) theo khối lượng cơ thể, mỗi block 3 con (mỗi con cho một nghiệm thức). Trâu trong một khối có khối lượng đồng đều nhau. Sau đó, trâu được phân vào 3 nghiệm thức (NT) khác nhau trong mỗi khối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên (bảng 3.1).

* Bố trí thí nghiệm


Trâu đưa vào thí nghiệm là trâu được sinh ra từ lô thí nghiệm sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tuyển chọn thuộc nội dung giống.

Tổng số 18 trâu tơ 6 tháng tuổi có khối lượng từ 73 kg đến 76 kg, sau thời gian nuôi chuẩn bị 15 ngày và tẩy giun sán bằng Levisol 7,5% liều lượng 1ml cho 10 kg khối lượng cơ thể và được phân ngẫu nhiên làm 3 lô, mỗi lô 6 con (3 đực và 3 cái), các lô đồng đều nhau về khối lượng cơ thể. Số trâu này được nuôi riêng mỗi con một ngăn chuồng để theo dõi cá thể.

* Khẩu phần ăn và chế độ nuôi dưỡng


Khẩu phần ăn: khẩu phần được xây dựng theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982)

+ Nghiệm thức đối chứng (NTĐC): ăn khẩu phần bằng 100% tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).

+ Nghiệm thức 1 (NT1): ăn khẩu phần bằng 110% tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).


+ Nghiệm thức 2 (NT2): ăn khẩu phần bằng 120% tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).

Phương thức nuôi: Thức ăn được cân riêng cho từng con. Thức ăn tinh cho ăn trước, sau đó đến thức ăn thô xanh.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của từng khẩu phần ăn.

+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

+ Khả năng tăng khối lượng

+Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng

* Quản lý gia súc thí nghiệm

Tất cả trâu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi con một ngăn chuồng, có máng uống, máng ăn riêng và cung cấp thức ăn hàng ngày tại chuồng.

* Phương pháp theo dõi

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn:


Lấy mẫu phân tích: Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo TCVN 4325 - 2007, cỏ tự nhiên được lấy mẫu định kỳ mỗi tháng một lần để xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng.

Thức ăn tinh hỗn hợp mỗi giai đoạn chỉ lấy mẫu phân tích một lần vì các loại thức ăn này trâu ăn hết và thành phần hoá học tương đối ổn định.

Các chỉ tiêu phân tích: Thành phần hoá học của thức ăn đối với mỗi khẩu phần gồm: VCK, protein thô (Pth) và xơ thô (Xth).

+ Vật chất khô của mẫu được xác định bằng phương pháp làm khô trong tủ sấy điện (103 ± 20C ) theo TCVN 4326 - 2007.

+ Protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl, theo TCVN 4328 - 2007.

+ Xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman, theo TCVN 4329 - 2007.


+ Ước tính năng lượng trao đổi ME: Giá trị năng lượng của khẩu phần được xác định theo công thức của Viện Chăn nuôi, 2001 đề nghị:

ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 DE. (ARC, 1965; NRC, 1976- Moe và

Tyrrell, 1977).


DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 TDN (Crampton, 1957).


Trong đó: ME (Metabolisable energy): Năng lượng trao đổi; DE (Digestible energy): Năng lượng tiêu hóa; TDN (Total Digestible nutrients): Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa ước tính theo Wardeh (1981), Chi tiết xem Phụ lục 1.

- Lượng thức ăn thu nhận: thức ăn cung cấp và thức ăn thừa được cân hàng ngày để xác định lượng thức ăn thu nhận.

Chất khô ăn vào

Thức ăn

x

= cho ăn

% chất khô


- Thức ăn còn thừa


x % chất khô


- Khả năng tăng khối lượng của trâu: Tất cả trâu được cân trước khi đưa vào thí nghiệm và mỗi tháng một lần vào 2 - 3 buổi sáng liên tục trước khi cho trâu ăn bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Tăng khối lượng của trâu được tính theo công thức sau:

P tăng khối lượng (g/con/ngày)

Trong đó:

P2 - P1

=

T


x 1000 g

P: tăng khối lượng của trâu ở giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày) P1: khối lượng trâu lần cân trước (kg)

P2: khối lượng trâu lần cân sau (kg) T: thời gian theo dõi (ngày)

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: được xác định bằng cách lấy tổng lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng khối lượng của trâu. Công thức như sau:

T = A P


Trong đó:

T: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg)

A: tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn (kg) P: khối lượng tăng cả giai đoạn (kg)

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu 22-26 tháng tuổi.

* Bố trí thí nghiệm

Trâu thí nghiệm là trâu được nuôi từ thí nghiệm 3 thuộc nội dung nuôi dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn, khối được phân theo khối lượng cơ thể. Tổng số 18 trâu tơ 18 tháng tuổi đã được nuôi thâm canh từ 7 tháng tuổi, có khối lượng 263-272 kg, chia làm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 6 con. Tất cả trâu cho ăn như nhau với khẩu phần cao hơn 10% so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) (khẩu phần được xác định có hiệu quả nhất theo kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3).

+ Nghiệm thức 1 (NT1) mổ thịt lúc 22 tháng tuổi

+ Nghiệm thức 2 (NT2) mổ thịt lúc 24 tháng tuổi

+ Nghiệm thức 3 (NT3) mổ thịt lúc 26 tháng tuổi. Trâu được tẩy giun sán trước khi bắt đầu thí nghiệm

Phương thức nuôi: Thức ăn được cân riêng cho từng con, thức ăn tinh cho ăn trước, sau đó đến thức ăn thô xanh liên tục cả ngày đêm.

* Các chỉ tiêu theo dõi


+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

+ Khả năng tăng khối lượng của trâu ở các giai đoạn tuổi.

+ Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng.

+ Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh, thịt loại I, II, III ở các mốc tuổi

+ Xác định tuổi và khối lượng mổ thịt thích hợp

+ Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng


* Quản lý gia súc thí nghiệm


Tất cả trâu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi con trong một ngăn chuồng, có máng uống, máng ăn riêng và cung cấp thức ăn hàng ngày tại chuồng.

* Phương pháp theo dõi


Các chỉ tiêu như: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, khả năng tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng được xác định như phương pháp đã mô tả trong phần phương pháp theo dõi của thí nghiệm 3.

Kết thúc thí nghiệm tất cả 18 trâu (mỗi nghiệm thức 6 con) được đưa vào mổ khảo sát. Năng suất thịt xẻ của trâu được xác định thông qua mổ khảo sát theo mô tả trong tài liệu của Nguyễn Hải Quân (1977) và Hội Chăn nuôi (2002). Trước khi mổ, trâu được nhịn đói 24 giờ và xác định khối lượng sống bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Các chỉ tiêu xác định bao gồm:

Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ: Khối lượng thịt xẻ (kg) là khối lượng cơ thể trâu sau khi đã lọc da, bỏ đầu (tại xương atlat), phủ tạng (cơ quan tiêu hóa, hô hấp, sinh dục, tiết liệu và tim) và 4 chân (cắt tại khớp gối).

Khối lượng thịt xẻ

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100

Khối lượng sống của trâu

Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh: Khối lượng thịt tinh (kg) = khối lượng thịt xẻ

- khối lượng xương, mỡ bên trong và ngoài thân thịt.



Tỷ lệ thịt tinh (%) =

Khối lượng thịt tinh Khối lượng sống của trâu


x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại I: Khối lượng thịt loại I (kg) là phần thịt của 2 đùi sau, thăn lưng và thăn chuột.

Khối lượng thịt loại I

Tỷ lệ thịt loại I (%) = x 100

Khối lượng sống của trâu

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại II (kg) : Khối lượng thịt loại II (kg) là phần thịt của 2 đùi trước, thịt cổ và phần thịt đậy lồng ngực.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022