Thí Nghiệm 3. Xác Định Giá Trị Năng Lượng Trao Đổi Có Hiệu Chỉnh Nitơ Và Tỉ Lệ Tiêu Hóa Các Chất Dinh Dưỡng Tổng Số Trong Các Loại Thức Ăn Cho

2.2.2. Các thí nghiệm chính

2.2.2.1. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 1.320 con gà Lương Phượng giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 514g/con) đã được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá giá trị MEN (39 mẫu thức ăn) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số (20 mẫu thức ăn) của 18 loại thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm bao gồm 44 nghiệm thức thức ăn, trong đó 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 39 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 30 con gà ở 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2009 – 2013.

Tổng cộng 39 mẫu thức ăn thí nghiệm được sử dụng bao gồm:

- Nhóm thức ăn giàu năng lượng: 7 mẫu ngô, 6 mẫu cám gạo nguyên dầu, 1 mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 4 mẫu bột sắn.

- Nhóm thức ăn giàu protein: 3 mẫu đậu tương nguyên dầu, 1 mẫu khô dầu đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 2 mẫu DDGS, 5 mẫu bột cá, 1 mẫu khô dầu lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm.

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm



TT


Tên thức ăn

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

Nguồn gốc

DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE

(cal/g DM)

1

Ngô lai 1*

86,07

8,24

4,23

1,37

2,09

16,76

4449

Huế

2

Ngô lai 2

89,44

9,74

4,57

1,36

2,32

-

4467

Quảng Trị

3

Ngô Lào

89,52

9,60

6,09

1,64

2,41

-

4483

Quảng Trị

4

Ngô VN10 - 1

88,54

9,05

5,37

1,76

2,51

-

4486

Quảng

Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 9



TT


Tên thức ăn

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

Nguồn gốc

DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE

(cal/g DM)

5

Ngô VN10 - 2

89,55

9,84

4,85

1,77

3,44

-

4450

Quảng Trị

6

Ngô Phần

89,50

10,60

4,36

1,53

2,38

-

4394

Nghệ An

7

Ngô lai F1

Quảng Nam

89,05

10,57

4,47

1,52

2,08

-

4497

Quảng

Nam

8

DDGS -1*

89,91

32,31

9,22

5,24

9,49

42,48

5250

Mỹ

9

DDGS - 2*

90,62

33,29

10,20

4,60

10,79

42,06

5286

Mỹ

10

Cám gạo*

87,32

13,36

16,20

6,91

5,00

15,19

5070

Huế

11

Cám gạo X

88,13

13,79

21,16

7,41

7,52

-

5231

Huế

12

Cám gạo 4B

88,87

15,68

19,81

9,27

8,38

-

5189

Huế

13

Cám gạo 38

89,00

12,76

14,20

8,37

9,82

-

4919

Huế

14

Cám gạo

Khang Dân

89,81

14,00

19,23

7,68

5,16

-

4971

Huế

15

Cám gạo trích

ly*

92,55

18,41

0,54

15,21

21,07

57,95

4020

Ấn Độ

16

Cám gạo sấy*

92,96

12,83

14,02

18,36

6,09

20,03

4469

Việt Nam

17

Khô dầu đậu

tương*

92,25

49,85

1,48

8,00

6,35

13,65

4476

Ấn Độ

18

Đậu tương

rang

90,68

37,45

20,96

5,46

6,83

29,31

5555

Huế

19

Đậu tương

luộc

88,68

37,77

21,35

5,40

6,77

16,14

5689

Huế

20

Đậu tương ép

đùn*

93,12

38,34

21,54

5,44

6,58

13,07

5667

Huế

21

Đậu tương

thủy phân*

89,81

47,75

1,33

6,58

4,24

10,95

4600

Ấn Độ

22

Cá cơm*

86,74

79,99

5,50

13,84

0,52

11,69

5086

Huế

23

Cá liệt

86,33

68,42

5,46

23,26

1,27

12,31

4295

Quảng

Nam

24

Cá ngát

90,17

67,95

4,65

25,91

0,61

-

4263

Quảng

Nam

25

Cá elap

90,78

64,93

10,31

23,06

1,15

-

4614

Quảng

Nam

26

Cá ong

90,98

63,58

5,50

27,72

0,77


4194

Quảng

Nam

27

Sắn KM94 -1*

91,41

1,79

0,40

1,42

2,33

5,15

4058

Huế

28

Sắn KM94 - 2

90,11

2,21

0,40

1,44

2,18

-

4070

Huế

29

Sắn nếp

90,34

2,68

0,78

1,95

2,67

-

4059

Huế



TT


Tên thức ăn

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

Nguồn gốc

DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE

(cal/g DM)

30

Sắn Ba Trăng

90,41

1,74

0,56

1,43

1,98

-

4123

Huế

31

Tấm gạo*

87,70

9,33

1,59

1,10

0,55

3,94

4263

Huế

32

Gạo lứt*

84,77

9,81

2,78

1,60

1,24

8,10

4433

Huế

33

Bột đầu tôm*

87,67

52,68

9,41

16,60

11,54

18,21

4260

Quảng Trị

34

Khô dầu lạc*

88,12

48,30

12,12

4,62

10,91

12,16

5572

Huế

35

Bột thịt

xương*

96,00

53,61

2,43

40,74

2,43

25,02

3250

Ý

36

Khô dầu dừa*

93,16

21,03

14,70

7,54

14,23

50,47

5259

Philipp-

ine

37

Bột lông vũ*

94,15

91,07

4,76

3,86

0,30

61,94

5602

Argent-

ina

38

Khô dầu hạt

cải*

88,34

40,84

2,85

7,89

13,69

33,16

4721

Ấn Độ

39

Bột gia cầm thủy phân*

90,93

74,13

14,91

7,57

0,50

1,04

5639

Argent- ina

* Các mẫu thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số


TT

Thành phần

nguyên liệu

Tỉ lệ (%)

TT

Thành phần

nguyên liệu

Tỉ lệ (%)

1

Cám gạo

5,50

6

Premix vitamin*

0,20

2

Bột ngô

60,27

7

Premix vi khoáng**

0,25

3

Bột cá cơm

7,50

8

Bột CaCO3

0,74

4

Bột sắn

2,00

9

Methionine

0,03

5

Khô dầu đậu tương

23,00

10

DCP

0,51

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

1

CP (%)

23,59

4

NDF (%)

12,70

2

EE (%)

4,92

5

AIA (%)

2,10

3

Ash (%)

6,91

6

GE (kcal/kg)

4513

Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS


* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000 UI vitamin D3, 300 UI vitamin E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride

Các loại thức ăn thí nghiệm được đánh giá giá trị dinh dưỡng lần lượt theo từng

năm. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian từng năm thí nghiệm. Thức ăn được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm trong mỗi năm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu. Tổng cộng 5 khẩu phần cơ sở (tỷ lệ các thành phần nguyên liệu là như nhau) đã được sử dụng trong 5 năm tiến hành thí nghiệm. Các khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm trong mỗi năm được thiết lập dựa trên các loại thức ăn nguyên liệu sử dụng để xây dựng khẩu phần cơ sở năm đó.

Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [160] (bảng 2.4). Các khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 40% khẩu phần cơ sở (đối với nguyên liệu giàu năng lượng) hoặc 20% (đối với bột sắn và nguyên liệu giàu protein) bằng thức ăn thí nghiệm. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5% để tăng lượng khoáng không tan trong acid chlorhydric (chất chỉ thị). Sau khi trộn đều các nguyên liệu, các khẩu phần được ép viên và sấy khô ở 60oC, sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ cho ăn được áp dụng là cho ăn tự do. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu gom 2 lần/ ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.

Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, toàn bộ gà ở 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 20 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng được giết mổ. Xác định vị trí hồi tràng và thu mẫu hồi tràng được tiến hành theo phương pháp được mô tả bởi Bryden và Li (2004) [32]. Hồi tràng được xác định từ túi thừa Meckel đến điểm cách van hồi - manh tràng 4 cm. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất, cho vào cùng một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu thức ăn, mẫu dịch hồi tràng và mẫu chất thải được phân tích DM, CP, EE, CF, NDF, Ash, AIA. Năng lượng tổng số trong mẫu thức ăn và chất thải được xác định bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Hàm lượng nitơ trong mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng được phân tích trên mẫu tươi. Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức sau:

MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe [207]

Trong đó, MEd là giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg DM), GEd là năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM), GEe là giá trị năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM), AIAd là hàm lượng AIA trong khẩu phần (%DM), AIAe là hàm lượng AIA trong chất thải (% DM).

Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức sau:

MEN = ME - 8,22 × NR

với NR = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) × 1000/100 [118]

Trong đó, MEN là năng lượng trao đổi được tính bằng kcal/kg DM; 8,22 là năng lượng của uric acid (kcal/g) [91], NR là lượng nitơ tích lũy (g/kg), Nd là lượng nitơ trong khẩu phần (% DM), Ne là lượng nitơ trong chất thải (%DM).

Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính theo công thức sau:

DD = (1 - [(ID × AF) / [(IF × AD)] ) × 100 [96]

Trong đó, DD là tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng (hoặc toàn phần) biểu kiến của chất dinh dưỡng trong khẩu phần (%), ID là hàm lượng AIA trong khẩu phần (mg/kg), AF

là hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), IF là hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), AD là hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần (mg/kg).

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác ([164], [196], [243]) theo công thức sau: EVf = EVbd + (EVtd- EVbd)/k. Trong đó, EVf là giá trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (%DM); EVtd và EVbd lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%DM) của khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỉ lệ thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần.

2.2.2.2. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà

2.2.2.2.1. Xác định hàm lượng protein và amino acid nội sinh cơ bản ở gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố. Tổng cộng 30 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất được sử dụng để tiến hành thí nghiệm. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại. Gà được nuôi bằng khẩu phần không chứa protein. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm bao gồm: 78,95% tinh bột ngô; 10,00% glucose; 5,00% bột giấy; 4,10% DCP, 0,20% premix vitamin; 0,25% premix khoáng và 1,50% Celite.

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày với chế độ cho ăn tự do [114]. Vào ngày thứ 8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất, cho vào cùng một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Mẫu dịch hồi tràng được sấy ở 60oC. Mẫu thức ăn khẩu phần và mẫu dịch hồi tràng được nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm trước khi phân tích hàm lượng vật chất khô, protein, amino acid và khoáng không tan trong acid. Hàm lượng vật chất

khô và protein tổng số được xác định theo AOAC (1990) [18]. Hàm lượng các amino acid được phân tích bằng phương pháp EZ:faast Amino Acid Analysis trên hệ thống LC/MS/MS với quy trình và bộ kit do Phenomenex EZ: faastTM cung cấp ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, thành phố Hồ Chí Minh. Hàm lượng khoáng không tan trong acid được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

Hàm lượng amino acid nội sinh được tính theo công thức sau: EAA = AAi (AIAd / AIAi) [189]

Trong đó: EAA: lượng amino acid nội sinh (mg/kg); AAi: hàm lượng amino

acid trong hồi tràng (mg/kg); AIAd: hàm lượng AIA trong khẩu phần (mg/kg); AIAi: hàm lượng AIA trong hồi tràng (mg/kg).

Trong trường hợp tính lượng protein nội sinh, hàm lượng protein trong hồi tràng (mg/kg) được thay cho AAi ở công thức trên.

2.2.2.2.2. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong các loại

thức ăn cho gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 570 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có trọng lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí vào 19 nghiệm thức để xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm từ năm 2008 - 2013. Ở mỗi nghiệm thức, 30 con gà được bố trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại.

Các thức ăn nguyên liệu được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid bao gồm 1 mẫu ngô, 1 mẫu cám gạo, 1 mẫu cám gạo sấy, 1 mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 1 mẫu đậu tương ép đùn, 1 mẫu khô dầu đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 1 mẫu bột cá cơm, 1 mẫu khô dầu lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 2 mẫu DDGS, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm. Nguồn gốc của các thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3. Trong tất cả các khẩu phần, thức ăn

thí nghiệm là nguồn cung cấp protein duy nhất. Trong trường hợp thức ăn thí nghiệm thuộc nhóm giàu protein, glucose được trộn vào khẩu phần để điều chỉnh hàm lượng protein tổng số trong khẩu phần khoảng 20% [32], [94]. Với các loại thức ăn thí nghiệm là nguồn cung cấp protein động vật, khẩu phần thí nghiệm được bổ sung thêm bột giấy với tỉ lệ 3,0% để tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần [32]. Celite được trộn vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5% để làm chất chỉ thị [76]. Hàm lượng amino acid tổng số trong các thức ăn thí nghiệm, thành phần nguyên liệu của các khẩu phần được trình bày ở bảng 2.5 và 2.6.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí