Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 10

Vào mùa cạn, lưu lượng dòng chảy nhỏ, năng lượng cung cấp cho các hoạt động khác trở nên yếu đi nên dòng chảy chỉ đóng vai trò vận chuyển đơn thuần là chính.

Trong cấu trúc hợp phần của cảnh quan, các hợp phần luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, chính sự tác động tương hỗ của nhiều nhân tố, trong đó khí hậu và nền rắn là những nhân tố đóng vai trò quyết định trong sự hình thành đất ở đây, bên cạnh đó vai trò của dòng chảy cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành các loại đất phù sa. Chủ yếu các loại đất ở vùng Đồng Tháp Mười được hình thành do quá trình trầm tích, tạo ra 6 nhóm đất chính sau: đất cát và đất xám, đất phù sa ven sông, đất phù sa xa sông, đất nhiễm phèn, đất phèn nông, đất phèn sâu. Sự hoạt động của dòng chảy đã mang theo một lượng phù sa lớn hàng năm bồi đắp cho vùng đồng bằng ở đây. Bởi vậy, đất phù sa là nhóm đất phổ biến, chiếm diện tích lớn và có giá trị nhất ở Đồng Tháp.

Thảm thực vật chính là tấm gương phản chiếu của các nhân tố khác lên bề mặt đất. Cùng với điều kiện khí hậu, trên mỗi loại đất có thể phát triển một hay một số kiểu thảm thực vật. Do vị trí địa lý nằm ở vùng á xích đạo và sự phân hóa độ cao địa hình hầu như không đáng kể nên lãnh thổ nghiên cứu chỉ phát triển một kiểu thảm thực vật là rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Hơn nữa, thực tiễn các thảm thực vật rừng ở đây chủ yếu phát triển trên đất phèn, bị ngập nước ngọt định kỳ trong khoảng từ 4 – 7 tháng liền (tùy từng nơi) và nhiều tháng úng nước phèn chua (nhất là các khu vực thuộc Đồng Tháp Mười) nên có thể gọi đó là rừng úng phèn [41]. Tuy nhiên, do các quá trình nhân tác đã làm cho thảm thực vật nguyên sinh của tỉnh giảm đi rất nhiều, và hầu như diện tích rừng hiện nay chỉ là rừng thứ sinh, tập trung chủ yếu ở những vùng trũng nhất của tỉnh, nằm sâu trong nội đồng (phần lớn nằm trong VQG Tràm Chim), một phần phân bố ở ven biên giới (Huyện Tân Hồng), các thảm thực vật tự nhiên đang bị thay thế bởi thảm thực vật nhân tác, chỉ trừ những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt như VQG Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp, khu sinh thái Gáo Giồng…

2.2.2.2. Đặc điểm cấu trúc ngang

Cấu trúc ngang hay cấu trúc hình thái được cấu tạo bởi các hệ thống ở các cấp thấp hơn theo hướng từ trên xuống (Hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu…) được phân bố theo chiều ngang trên mặt đất.

Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng

mối liên hệ phụ thuộc giữa các cấp cảnh quan trong lãnh thổ. Các quy luật và đặc

trưng phân hoá cảnh quan theo không gian lãnh thổ này là một trong những đặc

điểm hết sức quan trọng cho thấy mối liên quan trong biến động của mỗi một đơn vị cảnh quan cá thể đối với cả hệ thống cảnh quan lãnh thổ nói chung cũng như đối với các bước nghiên cứu ứng dụng cho các mục đích thực tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cấu trúc ngang của cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp được hình thành dưới tác động đồng thời của các quy luật phân hoá tự nhiên tạo nên một bức tranh phân hóa đa dạng cảnh quan. Đồng Tháp Mười nằm trong hệ thống phân loại cảnh quan chung của Việt Nam nên cấp hệ và phụ hệ là cấp bao trùm trên toàn diện tích lãnh thổ. Do đó, Đồng Tháp Mười nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á và thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh.

Vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu ở 4 cấp cảnh quan nhỏ hơn là: Lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan, kiểu cảnh quan và loại cảnh quan. Trong đó, loại cảnh quan là cấp nghiên cứu cơ bản nhất.

* Lớp cảnh quan

Lớp cảnh quan là cấp phân vị có đặc điểm hình thái kiến tạo rõ nét, đặc trưng bởi tính đồng nhất tương đối của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất: bóc mòn và tích tụ, do các khối địa hình khác nhau về vị trí và độ cao chi phối.

Xét trên bình diện chung, khu vực nghiên cứu nằm trọn vẹn trong lưu vực của sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), được bồi đắp bởi phù sa của sông Mekong và hình thành trên một địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1m đến 4m nên chỉ có thể phân chia thành 1 lớp cảnh quan đồng bằng, nghiêng theo hướng thống nhất chung là Tây Bắc ­ Đông Nam, tích tụ phù sa là quá trình địa mạo chủ yếu diễn ra ở đây, thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa sông Mekong và vật liệu được đưa từ thượng nguồn xuống làm tăng độ màu mỡ cho đất.

* Phụ lớp cảnh quan

Phụ lớp cảnh quan của vùng nghiên cứu được chia bởi mức độ kết hợp của hai nhân tố địa hình ­ khí hậu và bởi cường độ của các vòng tuần hoàn vật chất ­ năng lượng. Về địa hình, mặc dù sự chênh lệch về độ cao địa hình ở Đồng Tháp Mười không đáng kể, tuy nhiên sự chênh lệch này vẫn tạo ra sự khác biệt giữa các đơn vị cảnh quan, đó là những cảnh quan bị ngập nước vào mùa lũ (trong đó phân chia những nơi có độ cao trung bình từ 2m trở lên bị ngập lụt ít và thời gian ngập ngắn hơn so với những khu vực trũng, sâu bên trong) và cảnh quan không bị ngập

nước mùa lũ (những nơi có độ cao trung bình 3 ­ 4m, tập trung ở các giồng, gò cát, các đê tự nhiên ven sông thuộc nhóm đất cát và đất xám phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc, Tây Bắc tỉnh (Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông)). Tuy có sự phân hóa về mặt hình thái địa hình và ….nhưng điều đó là chưa đủ để phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành nhiều phụ lớp cảnh quan khác nhau, xét trên bình diện chung thì toàn bộ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp vẫn là một đồng bằng thấp, bằng phẳng với sự chênh lệch độ cao địa hình không đáng kể, chịu sự tác động của hệ thống sông Mekong, tác động mạnh mẽ của sự phân hóa theo mùa của khí hậu nên chỉ có thể có 1 phụ lớp cảnh quan tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu là: phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.

Trong phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp vẫn tồn tại một số loại cảnh quan (1, 2, 3) không ngập nước mùa lũ với độ cao trung bình trên 3m (3 – 4m), nhóm đất thuộc các loại cảnh quan này chủ yếu là nhóm đất cát và đất xám với nhiều dạng địa hình gò, giồng cát do trầm tích gió biển, trầm tích sông để lại, thảm thực vật chủ yếu là rừng thứ sinh trên đất cát và nhóm thực vật nhân tác trên đất cát và đất xám, phân bố tập trung chủ yếu ở phía bắc và tây bắc tỉnh (Hồng Ngư, Tân Hồng, Tam Nông).

Ngoài các loại cảnh quan trên, các loại cảnh quan còn lại thuộc phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp đều bị ngập nước vào mùa lũ (có nơi ngập sâu 4 – 5m trong mùa lũ và thời gian ngập kéo dài đến 7 tháng) với độ cao trung bình dưới 3m, có nơi chỉ cao 0,5 – 0,6m so với mực nước biển, trong phụ lớp cảnh quan này còn bao gồm

luôn cả những nơi trũng thấp (bưng, trấp, láng, đìa,…), các diện tích sông, kênh

rạch, ao hồ,… bị ngập nước thường xuyên (quanh năm). Các loại cảnh quan này phân bố trên các nhóm đất: đất phù sa ven sông, đất phù sa xa sông, đất nhiễm phèn, đất phèn nông, đất phèn sâu, kể cả nhóm đất cát và đất xám, cũng có một số khoanh vi thuộc vùng trũng nằm sâu trong nội đồng, thảm thực vật cũng bao gồm rừng tự nhiên và nhóm thực vật nhân tác chiếm diện tích lớn.

* Kiểu cảnh quan

Kiểu cảnh quan được phân chia theo đặc điểm đặc trưng của sinh khí hậu quyết định sự thành tạo các thảm thực vật phát sinh trong khu vực nghiên cứu. Sự tác động của hoàn lưu gió mùa tạo nên sự phân bố nhiệt ẩm theo mùa. Đặc trưng sinh khí hậu này đã chi phối rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cảnh quan khu vực, tác động đến các quá trình vận động và chuyển hóa trong các cảnh quan. Điều kiện sinh khí hậu địa phương với nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm trung bình

82%, lượng mưa trung bình 1359mm (tập trung khoảng 90% vào mùa mưa), thời kỳ khô đối với chu kỳ sinh trưởng của thực vật từ 4 ­ 5 tháng đã tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu 1 kiểu cảnh quan: kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa.

Do có một kiểu cảnh quan nên nó được phân bố trong tất cả lớp, phụ lớp và loại cảnh quan của vùng nghiên cứu với 25 loại cảnh quan, trong đó:

­ HST rừng với 5 đơn vị cảnh quan (1, 9, 13, 17, 22). Trong đó, cảnh quan số 1 phân bố trên nhóm đất cát và đất xám nên không bị ngập mùa lũ, các cảnh quan số 9, 13, 17, 22 phân bố sâu bên trong ĐTM, trũng thấp và bị ngập sâu vào mùa lũ.

­ HST trảng cỏ và cây bụi với 2 đơn vị cảnh quan (7, 12) thuộc nhóm đất phù sa ven sông và phù sa xa sông, phân bố ở ven biên giới (cảnh quan số 7) và ở các cồn sông (cảnh quan số 12).

­ HST cây trồng, với 2 nhóm cây trồng chính là cây trồng hàng năm (lúa nước và các loại cây hàng năm khác) và cây trồng lâu năm (cây ăn quả và các loại cây

trồng lâu năm khác). Đây được xem là hệ sinh thái nhân tác gần như, chiếm số

lượng nhiều hơn cả với 15 đơn vị cảnh quan: lúa nước (3, 5, 11, 15, 19, 24), cây

hàng năm khác (6, 20), cây ăn quả và cây lâu năm khác (2, 4, 10, 14, 18, 23).

­ HST mặt nước (sinh vật thủy sinh) với 4 đơn vị cảnh quan (8, 16, 21, 25) ngập nước quanh năm, phân bố ở phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp. Trên thực tế, vì nằm ở vùng đồng bằng bằng phẳng, có nhiều vùng trũng và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt (tự nhiên và nhân tác) nên HST mặt nước rất phát triển và phân bố đều khắp trên lãnh thổ nghiên cứu. Hơn nữa, ngoại trừ các cảnh quan số 1, 2, 3 phân bố trên nhóm đất cát và đất xám ra thì tất cả các đơn vị cảnh quan còn lại đều bị ngập nước vào mùa lũ (thời gian và độ sâu ngập khác nhau ở mỗi nơi) nên ở đây cũng được xem như các HST ngập nước theo mùa. Ở HST mặt nước này rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

* Loại cảnh quan

Loại cảnh quan là đơn vị cơ

sở của hệ

thống phân vị

cảnh quan khu vực

nghiên cứu, mà sự hình thành liên quan chặt chẽ với quy luật tự nhiên mang tính địa phương, nó thể hiện qua mối tương tác giữa các đặc điểm hình thái như độ dốc, mức độ chia cắt, các đặc điểm dòng chảy, các loại đất, các kiểu thảm thực vật.

Trên cơ sở sự tương tác đó, đặc biệt là sự tương tác kết hợp giữa 6 loại nhóm đất với 6 loại kiểu thảm thực vật trên toàn lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi đã xác

định được 25 đơn vị cảnh quan loại cảnh quan, phân bố ở 318 khoanh vi (trên tổng số 743 khoanh vi trong đó có 425 khoanh vi là cảnh quan dân sinh), tần suất lặp lại của đơn vị cảnh quan cao nhất là 44 (cảnh quan số 6,) và thấp nhất là 1 (các cảnh quan số 8, 12, 16, 25). Riêng các cảnh quan số 8, 16, 21, 25 là cảnh quan mặt nước mang đặc trưng riêng, có hệ sinh thái thuỷ sinh.

Như vậy, với 1 lớp cảnh quan đồng bằng, 1 kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa, 1 phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp có 25 loại cảnh quan phân bố trên tất cả 318 khoanh vi của lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản như sau:

1) Loại cảnh quan rừng trồng hình thành trên đất cát và đất xám (cảnh quan số 1), phân bố ở vùng giáp biên giới Campuchia của huyện Tân Hồng và ở VQG Tràm Chim.

2) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất cát và đất xám (cảnh quan số 2) phân bố ở Tháp Mười.

3) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất cát và đất xám (cảnh quan số

3) phân bố nhiều nhất ở Tân Hồng, Tam Nông, thị xã Hồng Ngư, Hồng Ngư và rải rác ở huyện Cao Lãnh.

4) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất phù sa ven sông (cảnh quan số 4) phân bố rộng khắp dọc theo 2 bên bờ sông Tiền, sông Hậu và các cồn sông thuộc các huyện: Cao Lãnh, Tp. Cao Lãnh.

5) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất phù sa ven sông (cảnh quan số 5), cũng giống như cảnh quan số 4, loại cảnh quan này phân bố dọc theo sông Mekong, các cồn sông và còn dọc theo các con sông lớn tiến vào sâu trong nội đồng, phân bố rộng ở các huyện: Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tp. Cao Lãnh, Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự.

6) Loại cảnh quan cây hàng năm hình thành trên đất phù sa ven sông (cảnh

quan số

6) phân bố

chủ

yếu

ở các cồn sông, dọc theo 2 bên bờ

sông

Mekong thuộc các huyện: Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Thanh Bình, Tp. Cao Lãnh, Cao Lãnh, Tam Nông

7) Loại cảnh quan cây bụi và trảng cỏ hình thành trên đất phù sa ven sông (cảnh quan số 7) phân bố ở ven biên giới Campuchia thuộc huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự và ở các cồn sông huyện Cao Lãnh

8) Loại cảnh quan sinh vật thủy sinh hình thành trên đất phù sa ven sông (cảnh quan số 8) ở huyện Thanh Bình

9) Loại cảnh quan rừng trồng hình thành trên đất phù sa xa sông (cảnh quan số 9) phân bố rải rác ở Tháp Mười, Cao Lãnh

10) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất phù sa xa sông (cảnh quan số 10), tập trung nhiều nhất ở Lai Vung

11) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất phù sa xa sông (cảnh quan số 11), đây là loại cảnh quan chiếm diện tích lớn và phân bố rộng nhất tỉnh, tất cả các huyện đều có loại cảnh quan này, nhưng nhiều chiếm diện tích nhiều nhất thuộc các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Lai Vung

12) Loại cảnh quan cây bụi và trảng cỏ (cảnh quan số 12) ở Hồng Ngự

hình thành trên đất phù sa xa sông

13) Loại cảnh quan rừng tự nhiên hình thành trên đất nhiễm phèn (cảnh quan số 13) tập trung nhiều nhất ở VQG Tràm Chim (Tam Nông), Tam Nông và huyện Cao Lãnh

14) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất nhiễm phèn (cảnh quan số 14) phân bố ở Tháp Mười

15) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất nhiễm phèn (cảnh quan số 15) phân bố đều khắp ở vùng phía bắc sông Tiền, thuộc các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự

16) Loại cảnh quan sinh vật thủy sinh hình thành trên đất nhiễm phèn (cảnh quan số 16) thuộc huyện Hồng Ngự

17) Loại cảnh quan rừng tự nhiên hình thành trên đất phèn sâu (cảnh quan số

17) chủ yếu phân bố ở VQG Tràm Chim (Tam Nông), khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (Cao Lãnh), và rải rác ở Tháp Mười

18) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất phèn sâu (cảnh quan số 18) ở Thanh Bình

19) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất phèn sâu (cảnh quan số 19) phân bố ở tất cả các huyện trong vùng nghiên cứu, chỉ trừ Tp. Cao Lãnh

20) Loại cảnh quan cây hàng năm hình thành trên đất phèn sâu (cảnh quan số

20) chỉ phân bố ở 3 huyện: Lai Vung và Tháp Mười

21) Loại cảnh quan sinh vật thủy sinh hình thành trên đất phèn sâu (cảnh quan số 21) nằm trong VQG Tràm Chim

22) Loại cảnh quan rừng tự nhiên hình thành trên đất phèn nông (cảnh quan số

22) phân bố chủ yếu ở Tháp Mười và VQG Tràm Chim

23) Loại cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác hình thành trên đất phèn nông (cảnh quan số 23) ở Tháp Mười

24) Loại cảnh quan lúa nước hình thành trên đất phèn nông (cảnh quan số 24) phân bố ở Tháp Mười và Tam Nông

25) Loại cảnh quan sinh vật thủy sinh hình thành trên đất phèn nông (cảnh quan số 25) ở Tam Nông

Bảng 2.13: Số lần xuất hiện của các loại CQ trên vùng ĐNN Đồng Tháp Mười


Số hiệu

CQ

Số lần

xuất hiện

Số hiệu

CQ

Số lần

xuất hiện

Số hiệu

CQ

Số lần

xuất hiện

1

3

10

12

19

23

2

2

11

16

20

1

3

2

12

1

21

2

4

39

13

28

22

19

5

38

14

4

23

2

6

44

15

13

24

7

7

3

16

1

25

1

8

1

17

29



9

12

18

1



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 10

2.2.2.3. Đặc điểm cấu trúc động lực

Bất cứ một cảnh quan nào cũng được tổ chức theo không gian và thời gian, trong mối liên hệ bên trong với các bộ phận cấu thành. Cấu trúc không gian chỉ là mặt quan trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn chưa lột tả được toàn bộ bản chất của cấu trúc cảnh quan. Bản chất đó được thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành của cảnh quan như: các nhân tố tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt trời, cơ chế hoạt động của gió mùa...), hoạt động khai thác lãnh thổ của con người, tất cả chúng là động lực thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan và tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của cảnh quan. Nói cách khác, đó là sự hoạt

động của cảnh quan theo thời gian dựa trên cơ sở hệ động lực của sự tổng hợp các quá trình trao đổi và biến đổi của vật chất, năng lượng và thông tin diễn ra trong cảnh quan.

* Năng lượng bức xạ mặt trời:

Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới, vùng Đồng Tháp Mười hàng năm nhận đựơc một lượng bức xạ mặt trời lớn và phân bố khá đồng đều trong năm,

nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 270C), ổn định theo không gian và thời

gian, trung bình mỗi năm

ở Cao Lãnh có 2.521 giờ

nắng, bình quân 7 giờ/ngày.

Nguồn năng lượng này là động lực chính cho các quá trình phát sinh và phát triển của cảnh quan nhiệt đới nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng. Năng lượng Mặt Trời cung cấp cho các quá trình như phong hoá, bốc hơi, tham gia vào quá trình hình thành đất, nước, tham gia vào các phản ứng hoá học chuyển hoá các chất trong tự nhiên, là động lực thúc đẩy các quá trình ngoại lực phân bố lại vật chất trong cảnh quan. Đặc biệt, năng lượng Mặt Trời có vai trò sống còn với đời sống sinh vật. Nguồn năng lượng này được cây xanh hấp thụ và cải biến trực tiếp thông qua quá trình quang hợp để tạo ra sinh khối cho cây xanh, nguồn cung cấp năng lượng cho chuỗi dinh dưỡng sinh vật.

Nguồn năng lượng Mặt trời là động lực quan trọng để phát triển cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Với nền nhiệt cao quanh năm, cây cối có điều kiện sinh trưởng và cho năng suất đều quanh năm, các quá trình trao đổi vật chất, thông tin và chuyển hoá năng lượng trong cảnh quan ở đây diễn ra với cường độ và tốc độ cao.

* Cơ chế hoạt động của gió mùa:

Cơ chế hoạt động của gió mùa cũng là một động lực quan trọng trong quá

trình hình thành, phát triển và biến đổi cảnh quan của vùng nghiên cứu. Sự luân

phiên tác động của cơ chế gió mùa đã tạo cho khu vực có sự phân hóa hai mùa mưa

­ khô sâu sắc, tạo nên tính nhịp điệu mùa của cảnh quan. Mùa mưa từ tháng 5 ­ 11 trùng với gió mùa Tây ­ Nam. Mùa khô từ tháng 12 ­ 4 năm sau trùng với gió mùa Đông ­ Bắc.

Tính nhịp điệu mùa được thể hiện sâu sắc trong sự hình thành, phát triển và thuỷ chế sông ngòi nơi đây, với hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Các quá trình

bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ vật chất giữa hai mùa rõ ràng cũng khác nhau về

cường độ. Vào mùa lũ: hàm lượng phù sa bình quân theo một số năm thực đo, trên sông Tiền và sông Hậu khoảng 500 và 200g/m3, trong khi đó hàm lượng phù sa vào

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí