Sơ Đồ Hệ Thống Phân Loại Cảnh Quan Vùng Đnn Đồng Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp

Hình 2.2: Sơ đồ Hệ thống phân loại cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp


Hệ cảnh quan

Phụ hệ cảnh quan

Lớp cảnh quan


Loại cảnh quan

Kiểu cảnh quan

Phụ lớp cảnh quan

Trong đó hệ cảnh quan và phụ hệ cảnh quan nằm trong sự phân hóa chung của Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và Phụ hệ cảnh quan gió mùa không có mùa đông lạnh. Cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ bản của bản đồ cảnh quan.

Bảng 2.12: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp tỉ lệ 1:100 000

Số TT

Cấp phân vị

Các chỉ tiêu phân chia

Ví dụ


1


Lớp cảnh quan

Thể hiện sự tác động tổng hợp của các nhân tố địa hình và khí hậu, từ đó tạo nên các cảnh quan khác nhau cả về bản chất và diện mạo.

­ Lớp cảnh quan đồng bằng đặc trưng bởi các quá trình tích tụ vật chất.


2


Phụ lớp cảnh quan

Các đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật.

­ Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.


3


Kiểu cảnh quan

Thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa hai nhân tố khí hậu và sinh vật, quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật.

­ Kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa.

4

Loại (nhóm loại cảnh

quan)

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực

vật và loại đất, quyết định mối

­ Loại cảnh quan rừng kín thường xanh trên

đất nhiễm phèn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 9


cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với tác động của

con người.

­ Loại cảnh quan lúa nước trên đất phù sa xa sông…



Nói chung bản đồ cảnh quan được xây dựng ở bất kỳ tỉ lệ nào (từ khái quát

đến chi tiết) đều có các chỉ tiêu phân loại của từng cấp phân vị phải là các đặc

điểm đặc trưng của môi trường tự nhiên có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái của các cảnh quan trên đó. Bản đồ cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp được xây dựng cũng không nằm ngoài quy luật đó.

2.2.2. Đặc điểm CQ vùng Đồng Tháp Mười

Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng mối liên hệ phụ thuộc giữa các cấp cảnh quan trong hệ thống cảnh quan.

Các hợp phần của có quan hệ tương hỗ với nhau như là trong một hệ thống và sự tương tác này tạo ra cấu trúc của cảnh quan. Cấu trúc của cảnh quan chính là sự tổ chức bên trong của các đối tượng và hiện tượng trong phạm vi của hệ thống vật chất phức tạp đó (A.G Ixatsenco, 1965).

Cấu trúc của cảnh quan theo nghĩa rộng của từ này phải được hiểu là một tổ chức không gian ­ thời gian của nó, dựa trên cơ sở hệ động lực các mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Tính có trình tự ổn định tới mức độ nhất định về vị trí của các bộ phận ấy, mà chúng ta gọi là cấu trúc không gian, là mặt quan trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn còn chưa lột tả được toàn bộ bản chất của cấu trúc ấy trong khi chúng ta vẫn còn chưa biết rõ cách thức liên hợp của các bộ phận riêng biệt.

Như vậy, khi nghiên cứu cấu trúc của cảnh quan vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp chúng tôi xét đồng thời đến cấu trúc không gian (bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc động lực.

2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc đứng

Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo tầng của các thành phần địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật và khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. Cấu trúc đứng được tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ của nó, từ các cấp phân vị lớn nhất đến cấp phân vị nhỏ nhất.

Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan là xác định sự tham gia của các thành phần tự nhiên vào quá trình phát sinh và phát triển cảnh quan.

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, hoạt động địa chất khá yên ả và chủ yếu là hoạt động trầm tích, diễn ra từ Đệ Tứ cho đến nay. Với hoạt động trầm tích lấn dần ra hướng biển Đông theo hướng dòng chảy của sông Mekong nên đã tạo cho địa hình ở đây có đặc điểm là nghiêng dần theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam. Do vậy, quá trình trao đổi năng lượng, phân bố lại vật chất rõ ràng cũng di chuyển theo hướng này, theo hướng chảy của sông Tiền và sông Hậu (Tây Bắc – Đông Nam) và hướng chảy từ 2 sông này theo các sông, kênh, rạch… chảy vào bên trong nội đồng. Tuy nhiên, do các hoạt động trầm tích trên một nền bằng nên sự chênh lệch về độ cao theo hướng nghiêng của địa hình là không đáng kể, trung bình chỉ từ 1 đến 4m, với nơi cao nhất thuộc các gò, giồng cát ở Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự là khoảng 4,5m và nơi thấp nhất khoảng 0,5m ở các vùng sâu trong nội đồng. Do đó, hoạt động trầm tích, bồi tụ các vật chất là quá trình địa chất chính diễn ra ở đây,

chính hoạt động trầm tích mạnh mẽ

đã hình thành trên lãnh thổ

nghiên cứu rất

nhiều cù lao, cồn trải dài dọc theo sông Tiền và sông Hậu, đây là những vùng đất có địa chất kém ổn định nhưng đất đai phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Khí hậu cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo nên bộ mặt cảnh quan khu vực. Vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích

đạo cho khí hậu khu vực này. Với tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm là

khoảng 9000°C đã tạo ra nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cho các quá trình hình thành, phát triển của cảnh quan. Hoạt động luân phiên của hoàn lưu khí quyển đã tạo nên tính mùa sâu sắc trong chế độ khí hậu ở đây, đặc biệt là sự phân hoá điều kiện ẩm. Trong năm có hai mùa gió thịnh hành: gió mùa tây nam hoạt động vào mùa hè mang theo một lượng hơi ẩm lớn và gió đông bắc khô hoạt động vào mùa đông, tuy nhiên nó hoạt động yếu và trong thời gian ngắn hơn. Do vậy, có thể thấy sự phân hoá hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô ở đây rất rõ rệt.

Chế độ mưa liên quan mật thiết đến chế độ gió mùa. Trong năm hình thành 2 mùa khô ẩm tương phản sâu sắc: mùa mưa từ tháng 5 ­ 11 trùng với mùa gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 ­ 4 trùng với mùa gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 ­ 1.600mm. Nói chung lượng mưa giảm dần từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc.

Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm: mùa mưa chiếm khoảng 80 ­ 90% tổng lượng mưa trong năm; trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100mm, các tháng 8, 9 và 10 vượt quá 250mm tạo ra úng ngập trên diện rộng.

Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp (tháng 12, tháng 4), chiếm khoảng 80 ­ 90% lượng mưa mùa khô, trung bình tháng 15 ­ 60mm. Các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa. Do đó, vào mùa mưa sẽ cung cấp năng lượng dồi dào cho các quá trình phong hoá, hoạt động của dòng chảy (bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ), đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của sinh vật. Vào mùa khô, lượng mưa rất ít, nhất là vào các tháng 1, 2, 3 nên năng lượng cung cấp cho các quá trình phá huỷ, thành tạo giảm, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng gặp nhiều khó khăn, do vậy năng suất sinh học của cảnh quan cũng giảm đi đáng kể.

Ở khu vực nghiên cứu, sự phân hoá chế độ nhiệt giữa các mùa không rõ rệt như chế độ ẩm. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, lãnh thổ không kéo dài trên nhiều vĩ độ, chênh lệch độ cao địa hình trong tỉnh rất nhỏ (1

– 4m) nên nhiệt độ hầu như không có sự thay đổi nhiều theo mùa và phân hoá theo không gian. Biên độ nhiệt giữa các mùa còn nhỏ hơn biên độ nhiệt trong ngày, chỉ từ 3 ­ 4°C. Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Sự phân hoá mùa trong khí hậu đã kéo theo tính mùa trong chế độ thuỷ văn ở đây. Các sông cũng có chế độ nước với hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6, 7, nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa 1 ­ 2 tháng và thường kéo dài 5 tháng. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5, 6 năm sau.

Trong mùa lũ bắt đầu từ tháng khoảng tháng 7 ­ 11 hàng năm, lưu lượng dòng chảy rất lớn, có thể đạt trên 80% lưu lượng cả năm. Lũ trên sông Tiền, sông Hậu được hình thành do mưa ở thượng nguồn sông Mekong và mưa khu vực g34edx5rây ra. So với thượng nguồn, lũ ở đây thường chậm hơn 1 tháng và kết thúc trễ hơn 1

tháng. Lưu lượng lớn nhất trên sông Tiền tại Mỹ Thuận khoảng 16.000 ­

18.000m3/s (mùa cạn nhỏ nhất: 800 ­ 900m3/s), trên sông Hậu tại Cần Thơ

21.000m3/s (mùa cạn nhỏ nhất: 700 ­ 800m3/s). Sự hoạt động của dòng chảy mặt trong mùa mưa đã vận chuyển một lượng vật chất lớn từ khu vực cao xuống, từ vùng gần sông vào trầm tích ở khu vực sâu bên trong nội đồng hơn, cung cấp lượng phù sa màu mỡ cho các khu vực được bồi tụ này. Đặc biệt là ở các dạng địa hình

cồn, cù lao trên sông Tiền và sông Hậu, mưa và dòng chảy đã tăng cường độ bóc mòn lớp vật chất chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy gây xói mòn, rửa trôi và

sạt lở

nghiêm trọng, trung bình hàng năm

ở vùng Đồng Tháp

Mười xói lở

mất

khoảng 40 ha đất.

Ở vùng Đồng Tháp Mười nơi sạt lở quy mô lớn và quan trọng nhất là khu vực Hồng Ngự. Ngoài ra, sạt lở luôn diễn ra ở đầu cù lao và bồi phía đuôi làm cho các cù lao có khuynh hướng lùi dần về phía hạ du. Ở các nơi còn lại thường có sạt lở với quy mô nhỏ theo dạng bào mòn. Song song với quá trình sạt lở là quá trình bồi lắng dọc 2 bên bờ sông hoặc tạo thành các cồn sông. Qua đó, có thể thấy rằng dòng chảy vào mùa lũ đã làm biến đổi cảnh quan ở hai bên bờ cũng như ở các cồn, cù lao trên sông.

Không chỉ đóng vai trò trong việc vận chuyển, phân bố lại vật chất, dòng chảy còn giữ vai trò chính trong việc tạo ra cảnh quan ngập nước định kỳ, ngập nước thường xuyên với sự phát triển phong phú của các động thực vật thuỷ sinh. Điển hình là những vùng có độ sâu ngập lớn nằm sâu trong nội đồng với độ cao trung bình từ 0,5 – 1m, ở những vùng này hầu như có nước ngập quanh năm, vào mùa lũ độ sâu ngập có thể vượt quá 2m. Do đó đây là điều kiệu lý tưởng cho các hệ sinh

thái đất ngập nước phát triển với sự

phong phú về

chủng loại loài, có thể

lấy

Vườn Quốc gia Tràm Chim làm ví dụ, và đây được xem như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ.

Có thể tóm tắt diễn biến lũ của khu vực nghiên cứu trong mùa lũ như sau:

Trong mùa lũ, nước tràn vào các vùng trũng gây ngập lụt ở Việt Nam theo 2 hướng: dòng chính sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu) và dọc biên giới Việt Nam ­ Campuchia. Nằm trong vùng ĐBSCL và do lãnh thổ kéo dài dọc theo sông Tiền và sông Hậu và sự phân hóa địa hình giữa vùng ven sông và xa sông nên có thể chia ra 3 khu vực diễn biến lũ chính trên toàn khu vực nghiên cứu để hình thành các cảnh quan ngập nước vào mùa lũ gồm:

* Diễn biến trên sông chính

(1) Lũ tại Tân Châu, Châu Đốc

Vượt khỏi biên giới Việt Nam ­ Campuchia, sông Tiền phân lũ qua sông Hậu bởi kênh Tân Châu ­ Châu Đốc, tuy kênh này đang ngày càng mở rộng nhưng lưu lượng lũ sông Tiền ở Tân Châu vẫn chiếm khoảng 80 ­ 84% tổng lưu lượng của hai sông, ở đỉnh lũ tỷ lệ này còn 73 ­ 75%.

Khả năng tải nước của sông Tiền trong những năm gần đây dường như bị

giảm sút. So với 30 ­ 40 năm trước đây, lưu lượng sông Tiền chảy qua Tân Châu

hiện nay

ở mực nước khoảng 5m, giảm đi từ

4.000 ­ 5.000m3/s. Hiện tượng đó

cũng xảy ra trong các năm gần đây, như mực nước đỉnh lũ năm 1996 cao hơn mực

nước đỉnh lũ các năm 1991, 1994 từ hơn.

0,23 ­ 0,36m, nhưng lưu lượng đỉnh lũ lại thấp

(2) Diễn biến lũ đoạn sông Hậu từ Long Xuyên đến Cần Thơ

Vượt quá Tân Châu khoảng 20 ­ 30km, một lần nữa sông Tiền lại nối với sông Hậu qua sông Vàm Nao, lưu lượng qua sông này khá lớn, gần tương đương với lưu lượng sông Hậu ở Châu Đốc.

(3) Diễn biến lũ đoạn sông Tiền từ Hồng Ngự đến Mỹ Tho

Ở bờ trái sông Tiền là vùng trũng Đồng Tháp Mười, đã được đầu tư phát triển trên 2 thập kỷ vừa qua. Các hệ thống thuỷ lợi và giao thông phát triển trong nhiều năm làm cho đặc điểm thuỷ văn mùa lũ ở vùng này cũng biến đổi rất mạnh.

Từ biên giới Việt Nam ­ Campuchia đến Sa Đéc và Cái Tàu Thượng, xu thế chung là mực nước sông Tiền luôn cao hơn mực nước sông Hậu nên nước lũ sông Tiền theo các kênh rạch và các bờ thấp chảy sang sông Hậu. Lưu lượng này và lưu lượng phân qua Vàm Nao đã đưa tỷ lệ giữa sông Tiền và sông Hậu trong mùa lũ ở biên giới là 80% và 20% xuống Mỹ Thuận, Cần Thơ xấp xỉ nhau.

* Lũ tràn biên giới vào Đồng Tháp Mười


Nước lũ chảy vào Đồng Tháp Mười theo 2 hướng: từ vùng ngập lụt

Campuchia qua kênh Sở Hạ ­ Cái Cỏ chiếm 75 ­ 80% (gọi là lũ tràn) và từ sông Tiền theo các kênh Tân Thành ­ Lò Gạch, Hồng Ngự, Mương Lớn, An Bình chiếm 24 ­ 25% tổng lượng nước lũ vào Đồng Tháp Mười.

Nước lũ từ Đồng Tháp Mười chủ yếu thoát ra sông Tiền qua Quốc lộ 30 từ Thanh Bình đến An Hữu và qua Quốc lộ 1 từ Cổ Cò đi Long Định, một phần được thoát ra 2 sông Vàm Cỏ.

Cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mực nước Tân Châu ngày càng dâng cao (trên mức 3m), dòng tràn qua biên giới xuất hiện, dòng chảy trên sông Trabek đã mạnh và đẩy vào Đồng Tháp Mười. Càng xa sông Tiền thời gian lũ lên càng chậm lại.

Cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, với những năm lũ trung bình và lớn thì lượng lũ tràn qua biên giới vào Đồng Tháp Mười chiếm ưu thế. Kết quả thực đo lũ năm 1996 cho thấy khu vực phía Bắc kênh Tân Thành ­ Lò Gạch từ rạch Cái trở về sông Tiền mực nước đều cao hơn Tân Châu (mực nước ngày 30/9/2005 trong đồng là 5,03 ­ 5,10m; Tân Châu 4,85m). Nước lũ từ sông Tiền theo rạch Sở Thượng có xu hướng đổ vào Đồng Tháp Mười, nhưng phía Đồng Tháp Mười đã “no nước” nên một lượng nước khá lớn chảy ra sông Tiền qua rạch Hồng Ngự. Mực nước lũ dâng nhanh tràn mạnh từ biên giới vào gặp lộ Hồng Ngự ­ Tân Hồng, nước thoát qua các cầu dưới lộ này.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11, nước lũ tiêu mạnh về phía sông Tiền, nhất là đoạn Cao Lãnh ­ Cổ Cò, một phần đáng kể được tiêu về phía hai sông Vàm Cỏ qua kênh 28, sông Trăng và các cửa từ Vĩnh Hưng đến Tuyên Nhơn.

Xu thế

chung, mực nước trong nội đồng cao hay thấp tương

ứng với mực

nước của sông chính, có nghĩa là năm nào lũ sông lớn thì mực nước trong đồng cũng lớn. Điều này khẳng định lũ trong nội đồng là do lũ sông Mekong quyết định, tuy

nhiên trong thời gian gần đây mực nước trong nội đồng gia tăng đáng kể nhưng

ngoài sông gia tăng không nhiều, vấn đề này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Theo số liệu quan trắc, mực nước bình quân tháng trong thời kỳ từ 1982 ­ 1985 và 1991 ­ 1996 ở dọc sông Tiền, xu thế chung mực nước mùa cạn và mùa lũ không chênh lệch nhau nhiều (trừ những năm cục bộ).

Trong nội đồng, mực nước bình quân tháng trong thời kỳ 1991 ­ 1996 có xu hướng tăng so với thời đoạn 1982 ­ 1985, tại Hưng Thạnh từ 30 ­ 35cm, Kiến Bình 25 ­ 40cm, những năm lũ lớn thường cao hơn trung bình nhiều năm 40 ­ 60cm.

* Diễn biến lũ trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười

Nguyên nhân ngập lũ ở vùng Đồng Tháp Mười là do nước lũ sông Mekong, thủy triều ở biển Đông, mưa ở nội đồng, địa hình, địa mạo, mạng lưới sông ngòi kênh rạch, các đường giao thông và các tác động khác của con người.

Mức độ ngập lũ ở Đồng Tháp Mười tùy theo không gian và thời gian trong mùa lũ. Độ ngập sâu giảm dần theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam. Đối với từng năm lũ lớn: độ duy trì, thời gian duy trì cấp mực nước cũng khác nhau.

­ Các yếu tố ảnh hưởng tới ngập lũ, ngập úng và vận chuyển lũ.

(I) Ảnh hưởng của mùa mưa đến ngập lũ, ngập úng


Khả

Các tháng trong mùa mưa, trong các năm đều có khả năng cho mưa gây úng. năng xảy ra mưa ngày >50mm, mưa 3 ngày max >75mm, mưa 5 ngày max

>100mm vẫn có thể xảy ra, làm tăng mực nước lũ, tháng X là thường xuyên, tháng V ­ VII ít khả năng xảy ra nhất. Đợt mưa thường kéo dài 1 ­ 5 ngày.

(II) Ảnh hưởng của thuỷ triều đến ngập lũ và tiêu nước

Trường hợp lũ lớn, đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện sớm vào khoảng cuối tháng 8 hay đầu tháng 9, nhưng đến cuối tháng 9 hay đầu tháng 10 chỉ có lũ nhỏ. Mặc dù lũ ở thượng lưu lớn, nhưng gặp thời kỳ thủy triều thấp thì mực nước sông Tiền và sông Hậu sẽ không lớn lắm, như các trận lũ năm 1984, 1991.

Trường hợp lũ có hai đỉnh đều lớn, đỉnh lũ đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 8, và sau đó có trận lũ thứ hai lớn xuất hiện vào cuối tháng 9 hay đầu tháng 10, gặp lúc thủy triều dâng cao thì lũ ở hạ lưu sẽ rất lớn như lũ năm 1961, 1978.

Trường hợp trong tháng 7, 8 chỉ có lũ nhỏ, đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 mới có lũ lớn. Đỉnh lũ xảy ra gặp lúc thủy triều lớn thì mực nước ở hạ du sẽ lớn như trận lũ năm 1996.

(III) Ảnh hưởng cơ sở hạ tầng đến ngập lũ và vận chuyển lũ

Các đường giao thông, các tuyến dân cư ngày càng được phát triển và cao độ các công trình này cũng được nâng cao hơn, đặc biệt là các tuyến theo hướng Đông

­ Tây đã hình thành các tuyến ngăn lũ. Các bờ bao chống lũ tháng VIII được củng cố làm giảm khả năng tích lũ, trong khi đó các kênh thoát lũ ra sông Tiền ở phía Nam

vùng Đồng Tháp Mười không được nạo vét và mở trong đồng ngày càng dâng cao.

rộng, đã làm cho mực nước

Như vậy, có thể thấy lượng nước tràn qua biên giới ngày càng nhiều hơn, hệ thống kênh mương nội đồng thông thoáng dẫn lũ vào nhiều hơn. Điều đó cũng tác động mạnh đến các cảnh quan ngập nước theo mùa của lãnh thổ, tạo ra sự phân hóa giữa các cảnh quan chịu sự tác động của nước chảy tràn từ sông Mekong và nước chảy tràn từ vùng biên giới. Qua đó cũng cần chú ý các đường giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển đã gây nên hiện tượng dâng cao mực nước nội đồng, tác động đến các cảnh quan đất ngập nước theo mùa.

Vào mùa cn, lượng mưa ở ĐBSCL nói chung và ở Đồng Tháp nói riêng chỉ chiếm 6 đến 8% tổng lượng mưa năm nhưng rất có ý nghĩa trong các tháng từ tháng 1 ­ 4. Tuy nhiên, sang đầu mùa lại phát sinh hiện tượng phèn đầu vụ, hiện tượng này sẽ giảm khi đất phèn được cải tạo.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí