19
Mỗi loại cảnh quan được đánh giá đều dựa trên 7 chỉ tiêu, kết quả đánh giá là tổng số điểm của các chỉ tiêu sau khi đã nhân trọng số. Số điểm cao nhất đạt 30 điểm (CQ số 4, 5, 6), số điểm thấp nhất là 11 (CQ số 24).
3.2.1.2. Đối với lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất)
Với trồng rừng sản xuất, những cảnh quan còn thảm thực vật rừng và trảng cỏ cây bụi sẽ được ưu tiên đánh giá. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét một số loại cảnh quan hiện đang sản xuất nông nghiệp nhưng gặp khó khăn bởi các yếu tố tự nhiên (nhiễm phèn, ngập lụt sâu…) và có lợi nhuận không cao để đánh giá cho lâm nghiệp (cảnh quan số 23, 24), những cảnh quan còn lại ưu tiên cho phát triển nông và ngư nghiệp. Bởi vậy, trong hệ thống các loại cảnh quan được đánh giá cho mục đích sử dụng này đã loại trừ các cảnh quan sau: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 14, 15,
16, 18, 19, 20, 21, 25. Như vậy, ở đây chúng tôi tiến hành đánh giá 9 loại cảnh quan cho lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất).
Bảng 3.5: Đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với ngành lâm nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười.
Chỉ tiêu đánh giá | Tổng số điểm | |||||||
Thảm thực vật | Độ sâu tầng J hoặc P | Vị trí của CQ | Độ sâu ngập | Điều kiện về CSVC, HT | ||||
Trọng số | Điểm | Điểm | Trọng số | Điểm | Điểm | Điểm | ||
1 | 3 | 3 | 3 | 2 | 3 | 3 | 2 | 23 |
7 | 3 | 1 | 3 | 2 | 3 | 3 | 2 | 17 |
9 | 3 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 20 |
12 | 3 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | 2 | 12 |
13 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 18 |
17 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 18 |
22 | 3 | 3 | 1 | 2 | 2 | 1 | 1 | 16 |
23 | 3 | 1 | 1 | 2 | 2 | 1 | 1 | 10 |
24 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 10
- Những Chức Năng Chính Của Cảnh Quan Vùng Đồng Tháp Mười
- Đánh Giá Riêng Các Chỉ Tiêu Của Loại Cảnh Quan Đối Với Ngành Sản Xuất Nông Nghiệp Vùng Đnn Đồng Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp.
- Định Hướng Và Các Giải Pháp Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Phát Triển Bền Vững Vùng Đnn Đồng Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 15
- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Mỗi loại cảnh quan được đánh giá đều dựa trên 5 chỉ tiêu, kết quả đánh giá là tổng số điểm của các chỉ tiêu sau khi đã nhân trọng số. Số điểm cao nhất đạt 23 điểm (CQ số 1), số điểm thấp nhất là 8 (CQ số 24).
3.2.1.3. Đối với ngư nghiệp (nuôi trồng thủy sản nước ngọt)
Trong đánh giá mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan phục vụ phát triển ngành ngư nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười chúng tôi đã loại trừ những loại cảnh quan không phù hợp hoặc không có điều kiện cho sự phát triển của ngành, chỉ đánh giá đối với những loại cảnh quan có hệ thống sông, kênh rạch, ao, hồ hay cảnh những cảnh quan có vị trí nằm ven các sông, kênh rạch lớn, kể cả những cảnh quan
đang sản xuất nông nghiệp nhưng bị ngập nước từ 3 tháng trở lên trong mùa lũ,
cảnh quan là rừng trồng ngập nước vẫn có thể
kết hợp để
nuôi trồng thủy sản
nước ngọt. Những cảnh quan được loại trừ không đưa vào đánh giá cho ngư nghiệp bao gồm: 1, 2, 3, 4, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24. Như vậy, ở
đây chúng tôi tiến hành đánh giá 7 loại cảnh quan cho sản xuất ngư nghiệp.
Bảng 3.6: Đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với ngành ngư nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười.
Chỉ tiêu đánh giá | Tổng số điểm | |||||
Diện tích mặt nước | Chất lượng nước | Truyền thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt | Hệ thống CSVC, HT | |||
Trọng số | Điểm | Điểm | Điểm | Điểm | ||
5 | 2 | 1 | 2 | 3 | 3 | 10 |
6 | 2 | 1 | 2 | 3 | 3 | 10 |
8 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 15 |
16 | 2 | 3 | 2 | 2 | 2 | 12 |
21 | 2 | 2 | 1 | 1 | 2 | 8 |
25 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 7 |
Mỗi loại cảnh quan được đánh giá đều dựa trên 4 chỉ tiêu, kết quả đánh giá là tổng số điểm của các chỉ tiêu sau khi đã nhân trọng số. Số điểm cao nhất đạt 15 điểm (CQ số 8), số điểm thấp nhất là 7 (CQ số 25).
3.2.1.4. Đối với hoạt động khai thác du lịch bền vững
Về hoạt động khai thác du lịch khu vực nghiên cứu, theo các tư liệu chúng tôi thu thập được từ địa phương cũng như Tổng cục du lịch, theo đánh giá chung của chúng tôi cho mục đích khai thác tiềm năng du lịch của vùng nghiên cứu là rất lớn
Đối với hoạt động khai thác du lịch thì chúng tôi tiến hành liệt kê các điểm du lịch, các vị trí địa lý cũng như giá trị của từng điểm, hình thức khai thác cụ thể như sau
Bảng 3.7 Các điểm du lịch trên địa bàn nghiên cứu
Vị trí | Hình thức hoạt động | Chiến lược | |
Xẻo Quýt | thuộc 2 xã Mỹ | khu di tích lịch sử | ư Du lịch là một |
Hiệp và Mỹ Long, | sinh thái rừng tràm | ngành kinh tế | |
huyện Cao Lãnh | ư Cung ứng việc | ||
Khu di tích Gò Tháp | Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười | Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hoá ư lịch sử | làm cần kỹ thuật |
và cả việc làm phổ | |||
thông cho người | |||
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở Tp. Cao Lãnh | Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh | địa phương. ư Bảo vệ môi trường tự nhiên ư Kiến trúc hài hoà |
Đồng Tháp, được | ư Duy trì các giá trị | ||
Bộ Văn hoá ưThông | truyền thống | ||
tin xếp hạng ngày | ư Quyền lợi được | ||
09/4/1992 | khuếch tán từ cộng | ||
Vườn Quốc gia | Vườn Quốc gia | Vườn quốc gia | đồng. |
Tràm Chim | Tràm Chim thuộc | Tràm Chim đã | ư Các giới hạn tăng |
địa phận 7 xã: Tân | được Nhà nước | trưởng | |
Công Sinh, Phú | đầu tư, nâng cấp, |
Đức, Phú Thọ, Phú | mở rộng thành một | ư Thoả mãn tối đa | |
Thành A, Phú | bảo tàng thiên | các nhu cầu chính | |
Thành B, Phú Hiệp | nhiên, một trung | đáng | |
và thị trấn Tràm | tâm du lịch sinh | ||
Chim, huyện Tam | thái hấp dẫn | ||
Nông, tỉnh Ðồng | |||
Tháp. | |||
Khu du lịch sinh | Khu du lịch sinh | Khu du lịch này có | |
thái Gáo Giồng | thái Gáo Giồng | 36ha sân chim với | |
nằm trong khu vực | 15 loài chim cùng | ||
rừng tràm thuộc ấp | hàng trăm loài | ||
6, xã Gáo Giồng, | động thực vật và | ||
huyện Cao Lãnh | thuỷ sản. |
3.2.2. Phân hạng mức độ thuận lợi.
Từ kết quả cho điểm từng chỉ tiêu đối với phát triển từng ngành của các loại cảnh quan, tiến hành phân hạng mức độ thuận lợi. Ở đây, được chia thành 3 mức độ:
Rất thuận lợi
Thuận lợi trung bình
Ít thuận lợi
Điểm đánh giá chung của CQ càng cao thì CQ đó càng thuận lợi đối với ngành sản xuất cần đánh giá. Mỗi cấp thuận lợi tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách điểm D của các cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức [19]:
Khoảng cách điểm của mỗi mức độ thuận lợi được tính theo công thức:
D Smax Smin
M
Trong đó: Smax là điểm đánh giá cao nhất
Smin là điểm đánh giá thấp nhất
M là số cấp đánh giá (ở đây M = 3)
Như vậy, qua đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan cho
từng ngành cụ thể và các kết quả tính toán ta có được các mức độ thuận lợi sau:
* Đối với sản xuất nông nghiệp: khoảng cách điểm của mỗi mức thuận lợi trong thang điểm phân hạng mức độ thuận lợi là:
DN = (30 – 11)/3 = 6,3
Ta sẽ lấy tròn số D = 6
Như vậy, đối với sản xuất nông nghiệp trong lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 mức độ thuận lợi:
+ Rất thuận lợi (N1): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 24 đến 30
+ Thuận lợi trung bình (N2): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 17 đến 23
+ Ít thuận lợi (N3): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 11 đến 16
* Đối với sản xuất lâm nghiệp: khoảng cách điểm của mỗi mức thuận lợi trong thang điểm phân hạng mức độ thuận lợi là:
DL = (23 – 8)/3 = 5
Do đó, mức độ thuận lợi đối với ngành này được chia thành 3 mức độ:
+ Rất thuận lợi (L1): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 18 đến 23.
+ Thuận lợi trung bình (L2): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 13 đến 17.
+ Ít thuận lợi (L3): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 8 đến 12.
* Đối với sản xuất ngư nghiệp: khoảng cách điểm của mỗi mức thuận lợi
trong thang điểm phân hạng mức độ thuận lợi là: DT = (15 – 7)/3 = 2,6
Ta sẽ lấy tròn số D = 2
Vậy, mức độ thuận lợi đối với ngành này được chia thành 3 cấp như sau:
+ Rất thuận lợi (T1): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 13 đến 15.
+ Thuận lợi trung bình (T2): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 10 đến 12.
+ Ít thuận lợi (T3): các cảnh quan có điểm đánh giá từ 7 đến 9.
3.2.3. Kết quả đánh giá các loại cảnh quan cho phát triển các ngành sản
xuất
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các loại cảnh
quan vùng Đồng Tháp Mười đối với các ngành sản xuất
Nông nghiệp | Trồng rừng sản xuất | Ngư nghiệp | Tổng hợp các kết quả đánh giá riêng | ||||
Điểm | Hạng | Điểm | Hạng | Điểm | Hạng | ||
1 | 23 | L1 | L1 | ||||
2 | 24 | N1 | N1 | ||||
3 | 26 | N1 | N1 |
30 | N1 | 10 | T2 | N1T2 | |||
5 | 30 | N1 | 10 | T2 | N1T2 | ||
6 | 30 | N1 | 10 | T2 | N1T2 | ||
7 | 29 | N1 | 17 | L2 | N1L2 | ||
8 | 15 | T1 | T1 | ||||
9 | 20 | L1 | L1 | ||||
10 | 26 | N1 | N1 | ||||
11 | 26 | N1 | N1 | ||||
12 | 27 | N1 | 12 | L3 | N1L3 | ||
13 | 18 | L1 | L1 | ||||
14 | 16 | N3 | N3 | ||||
15 | 18 | N2 | N2 | ||||
16 | 12 | T2 | T2 | ||||
17 | 18 | L1 | L1 | ||||
18 | 16 | N3 | N3 | ||||
19 | 15 | N3 | N3 | ||||
20 | 17 | N2 | N2 | ||||
21 | 8 | T3 | T3 | ||||
22 | 16 | L2 | L2 | ||||
23 | 11 | N3 | 10 | L3 | N3L3 | ||
24 | 11 | N3 | 8 | L3 | N3L3 | ||
25 | 7 | T3 | T3 |
4
* Đối với sản xuất nông nghiệp:
Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở bảng (bảng số 23) trên cho thấy có 16 loại cảnh quan được đánh giá. Trong đó mức độ rất thuận lợi có 9 loại cảnh quan (cảnh quan số 2, 3, 4, 5, 6,
7, 10, 11, 12,), những loaị cảnh quan này thuộc phụ lớp đồng bằng thấp, nằm ở hai bên sông Tiền, sông Hậu cũng như các hệ thống sông và kênh rạch nhỏ khác, địa hình bằng phẳng, được phù sa bồi đắp hàng năm nên rất màu mỡ và rất thuận lợi về tưới tiêu. Cùng với sự thuận lợi về vị trí, đất đai màu mỡ, thời gian ngập nước vào mùa lũ cũng như độ sâu ngập của các loại cảnh quan này cũng thuộc vào loại thấp nhất trong lãnh thổ nghiên cứu, các yếu tố thuận lợi này đáp ứng rất tốt cho sản
xuất nông nghiệp, nhất là việc sản xuất thâm canh và thời gian sản xuất dài (nhiều mùa vụ) trong một năm.
Mức độ thuận lợi trung bình gồm có 2 loại cảnh quan (các cảnh quan số: 15, 20). Yếu tố hạn chế của các loại cảnh quan này là về độ màu mỡ, độ phì của đất, vị trí nằm tương đối xa các sông, kênh rạch cũng như độ sâu ngập lớn (trên 100cm) khiến cho khả năng sản xuất và tăng vụ bị giới hạn so với nhóm cảnh quan rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở trên.
Mức độ ít thuận lợi có 5 loại cảnh quan (các cảnh quan số: 14, 18, 19, 23, 24), phân bố tập trung nhiều nhất là các cảnh quan nằm sâu bên trong Đồng Tháp Mười. Yếu tố hạn chế của các loại cảnh quan này là loại đất, độ sâu tầng J hoặc P nhỏ, thuỷ lợi khó khăn, độ sâu ngập và thời gian ngập lớn dẫn đến việc sản xuất gặp khó khăn và không chủ động được. Bên cạnh đó, do vị trí của các loại cảnh quan này nằm sâu trong nội đồng nên gặp rất nhiều khó khăn về CSVC, HT đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, để sử dụng hợp lý các loại cảnh quan này cần có các biện pháp cải tạo hợp lý về đất đai và thủy lợi hoặc có các biện pháp kết hợp canh tác hợp lý.
* Đối với lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất): Có 9 loại cảnh quan được đánh
giá.
Mức độ rất thuận lợi cho trồng rừng sản xuất gồm có 4 loại cảnh quan (các
cảnh quan số: 1, 9, 13, 17). Những loại cảnh quan này phân bố ở các vị trí thuận lợi để trồng rừng vì nằm sát biên giới (chức năng phòng hộ) hoặc nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười (chức năng bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước úng phèn). Hơn nữa, với hiện trạng là thảm thực vật rừng đang có, đây là những cảnh quan rất được ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp.
Mức độ thuận lợi trung bình gồm 2 loại cảnh quan (các cảnh quan số: 7, 22). Cảnh quan số 7 phân bố ở cả hai khoanh vi khác nhau, nhưng chỉ có khoanh vi phân bố ở khu vực gần biên giới Campuchia (thuộc huyện Hồng Ngự) thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp vì vị trí nằm giáp biên giới với chức năng phòng hộ, khoanh vi còn lại của loại cảnh quan số 7 phân bố ở cồn sông (thuộc huyện Cao Lãnh) nên không thuận lợi cho lâm nghiệp. Yếu tố hạn chế đối với các loại cảnh quan thuộc mức độ này là hiện trạng không có thảm thực vật rừng, ở đây hiện chỉ là trảng cỏ và cây bụi.
Mức độ ít thuận lợi có 3 loại cảnh quan (các cảnh quan số: 12, 23, 24). Ngoại trừ cảnh quan số 12 phân bố ở khu vực cồn sông (không thích hợp cho sản xuất lâm
nghiệp), các cảnh quan còn lại phân bố sâu bên trong nội đồng thuộc ĐTM. Hạn chế của các loại cảnh quan này là độ sâu tầng P (pyrite) nhỏ làm phèn dễ phát sinh, độ sâu ngập lớn ảnh và điều kiện CSVC, HT kém đều làm hạn chế khả năng sinh trưởng của cây rừng. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp cải tạo và kết hợp canh tác hợp lý thì phát triển lâm nghiệp ở đây sẽ có giá trị cao.
* Đối với ngư nghiệp (nuôi trồng thủy sản nước ngọt)
Qua kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi có 7 loại cảnh quan được đánh giá. Trong đó:
Mức độ rất thuận lợi chỉ có 1 loại cảnh quan (cảnh quan số 8), phân bố sát với sông Tiền, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản về vị trí, chất lượng nước, CSVC, HT đều tốt. Bên cạnh đó, truyền thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại đây cũng phát triển lâu đời và được đầu tư khá đồng bộ.
Mức độ thuận lợi trung bình có 4 loại cảnh quan (các cảnh quan số 4, 5, 6,
16). Trong đó, các loại cảnh quan số 4, 5, 6 là những cảnh quan sản xuất nông
nghiệp nhưng do có khoảng thời gian ngập nước theo mùa nên có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt vào mùa lũ. Đây là những loại cảnh quan tập trung ở những khu vực có hệ thống sông, rạch, ao, hồ tương đối lớn, hệ thống CSVC, HT tốt,
người dân cũng có truyền thống nuôi trồng thủy sản lâu đời. Mặt hạn chế của
những loại cảnh quan này cho phát triển ngư nghiệp chính là thời gian ngập nước của các diện tích nuôi không thường xuyên mà chỉ ngập định kì theo mùa lũ khoảng 3 4 tháng, do đó chỉ có thể nuôi trồng thủy sản trong thời gian mùa lũ hoặc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Riêng cảnh quan số 16 gặp hạn chế về mặt vị trí.
Mức độ ít thuận lợi có 2 loại cảnh quan (các cảnh quan số 21, 25 ). Cả 2 loại cảnh quan đều phân bố sâu ở trung tâm ĐTM. Đây là những loại cảnh quan thuộc khu vực trũng thấp, bị ngập nước sâu và kéo dài trong mùa lũ. Tuy có diện tích ngập nước thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp nhưng do nằm sâu ở trung tâm Đồng Tháp Mười nên chất lượng nước kém, bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở chế biến, giao thông liên lạc và truyền thống nuôi trồng thủy sản đều ở mức thấp. Do đó, đây là những khu vực ít thuận lợi cho việc phát triển đơn thuần ngành ngư nghiệp, nếu muốn phát triển tốt chỉ có thể có phương hướng cải tạo hợp lý hoặc kết hợp với nông, lâm nghiệp.
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với các ngành sản xuất
Rất thuận lợi | Thuận lợi trung bình | Ít thuận lợi | |||
Nông nghiệp | Loại cảnh quan: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12.. | Loại cảnh quan: | Loại cảnh quan: | ||
15, 20. | 14, 18, 19, 23, 24. | ||||
Lâm nghiệp | Loại cảnh quan: 1, 9, 13, 17. | Loại cảnh quan: 7, 22. | Loại cảnh quan: | ||
12, 23, 24. | |||||
Ngư nghiệp | Loại cảnh quan: 8. | Loại cảnh quan: 4, 5, 6, 16. | Loại cảnh quan: | ||
21, 25. |