Những Chức Năng Chính Của Cảnh Quan Vùng Đồng Tháp Mười

mùa cạn chỉ dao động trong khoảng 10g/m3. Lưu lượng nước cũng có sự phân hóa theo mùa rõ rệt: lưu lượng nước qua sông Tiền bình quân đạt 11.500m3/s, vào mùa lũ lớn nhất có thể đạt 41.504 m3/s nhưng vào mùa cạn lưu lượng nhỏ nhất chỉ đạt 2000 m3/s. Đặc biệt đối với sinh vật, sự phân hoá hai mùa mưa ­ khô đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, năng suất sinh học và sinh khối của các quần thể sinh vật, sâu sắc nhất là các hệ sinh thái ngập nước hoặc bán ngập nước theo mùa.

Đối với cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười, tính nhịp điệu mùa còn thể hiện rõ nét và tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành, phát triển của nước chua phèn. Nước chua phèn ở Đồng Tháp là do phèn nội tại được sản sinh từ đất phèn, sau thời gian bị khô hạn (khoảng từ tháng 12 đến tháng 4) khi gặp mưa (bắt đầu từ tháng 5) các ôxít đã bị thủy phân thành phèn và được nước mưa lan truyền trên đồng và trên kênh rạch làm cho 60% diện tích đất bị nhiễm phèn có pH từ 3,0 ­ 4,2. Thời gian nhiễn phèn từ tháng 5 đến hết tháng 7, cá biệt tại một số khu vực thấp trũng được gọi là “rốn phèn” nổi tiếng như: Tràm Chim, Hưng Thạnh, Trường Xuân thời gian nhiễm phèn kéo dài 3 đến 5 tháng.

Như vậy, bộ mặt của cảnh quan ở đây có sự thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, tất cả các quá trình tự nhiên được tăng cường, khả năng tạo sinh khối của cảnh quan lớn do nhiệt ẩm thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thành phần hữu

sinh trong cảnh quan. Ngược lại, vào mùa khô, các quá trình tự nhiên đều giảm

thiểu, khả năng tạo sinh khối của cảnh quan cũng giảm nên sự thay đổi của cảnh quan với cường độ thấp hơn.

* Hoạt động khai thác lãnh thổ của con người

Con người là tác nhân quan trọng góp phần thay đổi và biến dạng cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu, sự tác động của con người ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan. Các hoạt động của con người làm cảnh quan nhanh chóng biến đổi mà nếu để tự nhiên thì phải cần thời gian rất dài nó mới đạt được (hoặc không đạt được) như việc trồng rừng, đào kênh dẫn nước để tưới trong mùa khô và thau chua đất phèn, bón phân cải tạo đất, ... các hoạt động này làm tăng khả năng tạo sinh khối của cảnh quan và cải thiện môi trường. Tuy vậy, con người cũng có nhiều tác động tiêu cực như phá rừng, làm mất đi lớp thực vật có chức năng giữ phèn (ém phèn) gây nhiễm phèn đất, làm thoái hoá đất, cùng với đó là hoạt động nuôi trồng thủy sản làm ô nhiễm nguồn nước, sử dụng quá nhiều các chất hóa học độc hại trong nông nghiệp... đều làm cảnh quan và môi trường nơi đây biến đổi và suy thoái.

Tóm lại, các tác động động lực diễn ra trong suốt quá trình thành tạo và biến đổi cảnh quan khu vực. Động lực và độ bền vững của cảnh quan là nguyên nhân và hệ quả của mối tương quan chuyển hóa vật chất, năng lượng và thông tin giữa các bộ phận cấu trúc cảnh quan. Bởi vậy, để sử dụng hợp lý lãnh thổ và làm tốt lên tiềm năng của các cảnh quan cần phải nghiên cứu động lực phát triển của chúng.

2.2.2.4. Những chức năng chính của cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười

Từ các kết quả phân tích cấu trúc cảnh quan nêu trên, đã đưa ra được một bức tranh phân hoá khá đa dạng và có quy luật của tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười, trong đó về cơ bản thông qua phân tích chức năng cảnh quan tự nhiên lãnh thổ đã có thể xác định về bản chất sự phù hợp tương đối của từng đơn vị cảnh quan đó đối với công tác bố trí phòng hộ, sản xuất kinh tế của vùng. Qua phân tích đặc điểm cấu trúc cảnh quan, chúng tôi nhận thấy cảnh quan khu vực nghiên cứu có những chức năng tự nhiên sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường

Các cảnh quan có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường là các cảnh quan hình thành ở vùng đầu nguồn của sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Đồng Tháp và một số sông nhỏ ở vùng ven biên giới giáp với Campuchia, địa hình ở đây chủ yếu là các đê tự nhiên, các gờ ven sông hoặc các giồng cát cổ với độ cao trung bình từ 2,0m trở lên và hình thành từ rất lâu, các địa hình này tập trung ở phía bắc và tây bắc của tỉnh (Tân Hồng, Hồng Ngự). Trên các địa hình này phần lớn là thảm thực vật cây trồng hàng năm với lúa nước chiếm ưu thế, một số nơi có rừng trồng gồm chủ yếu là tràm, bạch đàn và keo lá tràm. Do có địa hình tương đối cao và nằm ở vùng đầu nguồn của dòng nước (của lãnh thổ nghiên cứu) nên các cảnh quan này có chức năng làm ngăn dòng chảy tràn trên bề mặt và dòng chảy tràn dọc theo các sông vào sâu trong nội đồng, làm giảm tác dụng của dòng chảy và chậm thời gian ngập lụt ở các vùng trũng bên trong. Có thể thấy rõ lũ được hình thành từ thượng nguồn, mưa lớn ở thượng nguồn tạo thành dòng chảy và

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp - 11

đổ xuống sông Mekong, chảy tràn vào Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và

Đồng Tháp nói riêng. Mặt khác, kết hợp với mưa tại chỗ lớn trong mùa mưa và liên tục gây nên lũ lớn và thường xuyên ở Đồng Tháp Mười. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 7, nhưng phải đến tháng 8, khi mực nước tại Tân Châu đạt 3 ­ 3,5m, thì lưu lượng vào các kênh tăng nhanh và bắt đầu tràn bờ. Lúc này ngoài lũ trên sông chính còn lũ tràn dọc theo tuyến biên giới Việt Nam ­ Campuchia vào vùng Đồng Tháp mười.

Các cảnh quan này chia thành hai nhóm chức năng liên quan đến đặc trưng sinh thái cảnh quan:

­ Nhóm cảnh quan phân bố trên nhóm đất cát và đất xám với hệ sinh thái rừng trồng (loại cảnh quan số 1).

­ Nhóm cảnh quan phân bố trên nhóm đất cát và đất xám, đất phù sa xa sông, đất phù sa ven sông với hệ sinh thái cây trồng hàng năm, chủ yếu là lúa nước (các cảnh quan số 3, 5, 11) và hệ sinh thái cây bụi, trảng cỏ (cảnh quan số 7).

Chức năng phục hồi tự nhiên và bảo tồn

Đây là những cảnh quan có thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, phân bố ở các khu vực trũng thấp, nằm sâu trong nội đồng của vùng Đồng Tháp Mười. Thuộc chức năng này bao gồm các cảnh quan số 9, 13, 17, 22. Các cảnh quan này đang được khoanh nuôi để phục hồi trạng thái rừng nguyên sinh trước đây, có chức năng quan trọng và rất đặc biệt đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng là vừa bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái đất ngập nước úng phèn đặc trưng vừa bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm (tiêu biểu là VQG Tràm Chim – một Đồng Tháp Mười thu nhỏ), đồng thời kết hợp với trồng rừng sản xuất để khai thác có chọn lọc.

Chức năng khai thác kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững

Cảnh quan có chức năng khai thác kinh tế ở lãnh thổ nghiên cứu chủ yếu cho phát triển nông nghiệp. Cảnh quan có chức năng sản xuất, phát triển kinh tế sinh thái bền vững hình thành trên địa hình bằng phẳng, có nơi trũng thấp nhưng đã được cải tạo nhiều. Một số cảnh quan nằm sâu trong ĐTM, trũng thấp và có lớp phèn hoạt động cũng như phèn tiềm tàng cao (thuộc nhóm đất phèn nông, đất phèn sâu) gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp có thể kết hợp mô hình nông lâm kết hợp hay nông lâm ngư kết hợp, hoặc có biện pháp cải tạo, canh tác hợp lý nhưng cần hết sức chú ý đến việc giữ phèn và bảo vệ môi trường.

Có thể xác định các chức năng nông nghiệp cụ thể của cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười như sau:

­ Cảnh quan lúa nước: gồm các loại cảnh quan 3, 5, 11, 15, 19, 24, chiếm diện tích lớn nhất, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thuận lợi nhất là trên các loại đất phù sa (các loại cảnh quan số 5, 11). Loại cảnh quan này phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu.

­ Cảnh quan cây trồng hàng năm : gồm các loại cảnh quan số 6, 20, phát triển tốt nhất trên loại đất phù sa ven sông (cảnh quan số 6). Cảnh quan số 12 (cây bụi và trảng cỏ trên đất phù sa xa) nếu được đầu tư cải tạo để phát triển thành cảnh quan cây trồng hàng năm sẽ rất tốt vì loại cảnh quan này phân bố ở cồn. Trong nhóm cảnh quan thuộc chức năng này phân bố chủ yếu ở các cồn, cù lao, và các cảnh quan ven sông Tiền, sông Hậu.

­ Cảnh quan cây ăn quả và cây lâu năm khác: gồm các loại cảnh quan 2, 4, 10, 14, 18, 23, phát triển tốt nhất trên đất phù sa ven sông, phù sa xa sông, cũng giống như các cảnh quan cây trồng hàng năm, nhóm cảnh quan thuộc chức năng này phân bố dọc theo các con sông lớn, ở các dạng địa hình giồng, đê ven sông, cồn, xen lẫn với các khu dân cư, tập trung nhiều nhất ở phía Đông Nam của vùng nghiên cứu (Tp. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, …)

Chức năng phát triển ngư nghiệp bền vững

Thuộc chức năng này là các cảnh quan mặt nước, với thời gian ngập cũng như lượng nước cung cấp gần như quanh năm, thuộc chức năng này là các cảnh quan số 8, 16, 21, 25. Ngoài ra, do đặc thù có hệ thống sông, rạch chằng chịt và có mùa nước ngập kéo dài trung bình từ 3 tháng trở lên nên một số cảnh quan tiếp giáp với

các sông, rạch (đặc biệt là các sông lớn) có thể

phát triển ngư

nghiệp trên sông

(nuôi cá bè), hoặc các cảnh quan có chức năng sản xuất nông nghiệp nhưng có vị trí thuận lợi, gần nguồn nước mặt lớn và thời gian ngập nước từ 3 tháng trở lên có thể phát triển ngư nghiệp theo mùa theo hình thức nông – ngư kết hợp (các cảnh quan số 4, 5, 6).

Như

vậy, căn cứ

vào các đặc điểm cấu trúc cảnh quan, chúng ta thấy mỗi

cảnh quan có các chức năng tự nhiên riêng. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu khai thác tự nhiên phục vụ mục đích phát triển kinh tế của con người nên các chức năng tự nhiên của cảnh quan khu vực đã có sự thay đổi. Bởi vậy, để đi sâu nghiên cứu chức năng và vai trò của mỗi cảnh quan cụ thể đối với từng mục đích sử dụng nhằm

đảm bảo sự

bền vững về

mặt môi trường sinh thái, sử

dụng hợp lý nguồn tài

nguyên, đồng thời hiệu quả kinh tế cao, cần tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích sử dụng cụ thể bằng các phương pháp định lượng. (hoặc bán định lượng)

Chương 3

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG ­ LÂM ­ NGHIỆP VÀ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP


3.1. Những vấn đề lý luận, nguyên tắc và phương pháp đánh giá

3.1.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá.

Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ của nghiên cứu địa lý ứng dụng, nó có vị trí và vai trò rất quan trọng, giúp quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường. Đánh giá cảnh quan cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế, chính sách cũng như trình độ nhận thức khoa học ­ kỹ thuật của xã hội được thể hiện qua quá trình khai thác tài nguyên của lãnh thổ.

Nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm lý thuyết chung và phương pháp tiến hành, đồng thời phải xác định được đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá. Việc lựa chọn đối tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên ­ xã hội. Tuỳ thuộc mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có thể đánh giá theo các cách khác nhau: đánh giá chung, đánh giá mức độ thuận lợi, đánh giá hiệu quả kinh tế ­ môi trường... Tuy nhiên, hiện nay, hướng đánh giá mức độ thuận lợi là phổ biến nhất, là tiền đề cho định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Căn cứ vào các mục đích cụ thể cũng như đối với từng lãnh thổ riêng biệt để chọn các phương pháp thực hiện, gồm một hệ thống các phương pháp như: phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh định tính các đặc điểm đặc trưng của từng đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ ­ các đơn vị cảnh quan. Trong các công trình đánh giá, có thể sử dụng một trong hệ các phương pháp đó, đồng thời cũng có thể sử dụng một vài hay nhiều phương pháp kết hợp với nhau.

Ví dụ: Để đánh giá lãnh thổ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp cho phát triển một ngành sản xuất có thể sử dụng phương pháp lựa chọn chỉ tiêu, phân tích tổng hợp để phân định một cách khách quan mức độ thuận lợi của lãnh thổ cho ngành sản xuất đó. Tuy nhiên thực tế trên một lãnh thổ rất hiếm khi chỉ bố trí một ngành sản xuất, vì vậy khi tiến hành đánh giá cho các mục đích khác sẽ dẫn đến sự

trùng lặp về mức độ thuận lợi (hay thích hợp) của đơn vị diện tích đó cùng một lúc cho vài ngành. Lúc này công tác đánh giá đòi hỏi phải có sự sử dụng kết hợp cùng với nó phương pháp mô hình toán học hay so sánh định tính để có thể bố trí chúng hợp lý nhất.

Cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác, sự phát triển của phương pháp đánh giá cảnh quan đi từ đơn giản đến phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp. Nói một cách khác, những kết quả đạt được của đánh giá thành phần là tiền đề cho sự ra đời hướng đánh giá tổng hợp trong địa lý. Như vậy, thực chất đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó như: phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, nông lâm kết hợp, các hoạt động khai thác du lịch, tái định cư, công nghiệp... nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Việc xác định đơn vị cơ sở cũng rất quan trọng, phải căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá cũng như đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu để xác định cấp cơ sở cho việc đánh giá một cách phù hợp.

Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

­ Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hoá lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này cho việc đánh giá tất cả các đơn vị sẽ không đánh giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ.

­ Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ

đến quá trình phát triển của các loại hình sản xuất, cụ thể ở

ngành nông – lâm – nghiệp và khai thác du lịch.

đây là đối với các

­ Số lượng chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều hoặc ít khác nhau giữa các ngành. Ngoài ra, còn phụ thuộc sự phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn.

Nhằm đánh giá cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường đơn vị cơ sở đánh giá được xác định là loại cảnh quan. Phương pháp đánh giá được lựa chọn là sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp với phương pháp phân tích so sánh.

3.1.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng số.

Tùy số lượng các chỉ tiêu và mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu đối với sự phát triển của ngành để xác định trọng số cho các chỉ tiêu phù hợp.

Đối với mỗi ngành sản xuất cần có những điều kiện phát triển khác nhau. Với sản xuất nông – lâm – nghiệp và du lịch, ngành phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, yêu cầu đối với các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên là khắt khe hơn so với những ngành kinh tế khác. Về mặt thực tiễn, do lãnh thổ nghiên cứu có sự phân hóa tương đối nhỏ về nhiều yếu tố như: địa chất, địa hình, chế độ nhiệt, lượng mưa, thủy văn… nên chỉ tiêu về các điều kiện tự nhiên khác nhau tương đối đồng nhất trên toàn lãnh thổ. Do đó, khi đưa ra chỉ tiêu cho từng ngành cụ thể chúng tôi đã loại bỏ bớt đi những yếu tố ít có sự phân hóa đó và ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh các yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển cảnh quan nghiên cứu, điều này cũng nhằm làm giảm bớt đi sự phức tạp cho hệ thống đánh giá. Qua tham khảo nhiều công trình nghiên cứu có trước và căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, đặc điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu cũng như nhu cầu sinh thái

của cây trồng – vật nuôi, chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cho ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp và hoạt động du lịch của vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp như sau:

* Đối với sản xuất nông nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp, các yếu tố đất, nước, khí hậu, địa hình, cơ sở hạ tầng xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành này, vì vậy đây cũng là các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển các ngành nông nghiệp (trong khuôn khổ đề tài chỉ đánh giá cho trồng trọt, không đánh giá cho chăn nuôi).

Các chỉ tiêu được lựa chọn cụ thể để đánh giá bao gồm:

­ Loi đất: là yếu tố tổng hợp, khái quát được nhiều đặc tính chung nhất và khả năng sử dụng. Trên lãnh thổ nghiên cứu có 6 loại nhóm đất: đất cát và đất xám, đất phù sa xa sông, đất phù sa ven sông, đất nhiễm phèn, đất phèn nông, đất phèn sâu. Trong đó, nhóm đất phù sa, nhất là đất phù sa ven sông có độ phì, hàm lượng chất hữu cơ cao cũng như mức độ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đất cát do có độ cao lớn hơn các nhóm đất khác nên hạn chế ngập nước vào mùa lũ, vì vậy được xếp vào nhóm rất thuận lợi cho trồng trọt. Do đó, xét theo đặc điểm và tính

chất của chúng và mức độ thích hợp của từng loại đất đối với cây trồng, chất

lượng đất của khu vực nghiên cứu được phân thành 3 cấp:

+ Chất lượng tốt: Đất cát và đất xám, đất phù sa ven sông, đất phù sa xa sông.

+ Chất lượng trung bình: Đất nhiễm phèn, đất phèn sâu

+ Chất lượng kém: Đất phèn nông.

­ Độ sâu tng J (Jarosite – tng phèn) hoc P (Pyrite – tng sinh phèn): do đặc trưng của ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng là một vùng đồng bằng trầm tích tương đối trẻ và quá trình trầm tích chỉ diễn ra mạnh sau thời kỳ biển thoái cùng những đặc trưng về vật liệu trầm tích nên trên lãnh thổ nghiên cứu diện tích nhóm đất phèn chiếm một số lượng lớn và quan trọng. Tầng sinh phèn càng nông thì khả năng “xì phèn” càng lớn, khi tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con người, như đào kênh thoát nước, canh tác sẽ biến từ phèn tiềm tàng sang phèn hoạt động. Vì vậy, với nhóm đất phèn chỉ tiêu về độ sâu tầng J hoặc P là rất quan trọng, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu này được chia làm 3 cấp ở lãnh thổ nghiên cứu (đơn vị cm): Không có tầng J hoặc P, ≥ 50cm, < 50cm.

­ Độ phì: là một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá cảnh quan cho mục đích quy hoạch, định hướng sản xuất nông, lâm nghiệp. Độ phì là thành phần quyết định nền tảng dinh dưỡng của các đơn vị cảnh quan. Độ phì được tổng hợp

từ nhiều chỉ tiêu khác như: PHkcl, tổng lượng hữu cơ của đất, đạm tổng số, lân

tổng số, kali tổng số, dung tích hấp thụ...Tuy nhiên, các chỉ tiêu này biến động khá lớn trong cùng một loại đất và ở các đơn vị cảnh quan khác nhau. Dựa vào đặc tính của các loại đất ở khu vực nghiên cứu, độ phì của đất được chia thành 3 cấp: độ phì khá (đất phù sa ven sông, đất phù sa xa sông), độ phì trung bình (đất phèn nông, đất phèn sâu, đất nhiễm phèn) và độ phì thấp (đất cát và đất xám).

­ Vtrí phân bca đơn vcnh quan đối vi các sông và kênh ln: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp bởi nó liên quan đến việc cung cấp độ ẩm cho đất, cho cây trồng. Những khu vực gần nguồn cấp nước sẽ rất thuận lợi trong sản xuất. Ngược lại, những vùng không giải quyết được vấn đề nước tưới, đặc biệt là trong mùa khô sẽ rất khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Một điều quan trọng nữa vì các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh đều mang theo một lượng phù sa rất lớn bồi đắp và làm tăng lượng dưỡng chất cho đất hàng năm (ở ĐBSCL nói chung và vùng Đồng Tháp Mười nói riêng rất ít và hầu như không sử dụng hệ thống đê khép kín như ở đồng bằng sông Hồng), tuy nhiên lượng phù sa này sẽ bị bồi lắng và tích tụ theo hướng giảm dần từ phía các con sông vào sâu trong nội đồng. Do sự phân hoá về yếu tố thuỷ văn trên lãnh thổ nghiên cứu nên có thể phân cấp chỉ tiêu cho yếu tố này như sau:

+ Vị trí rất thuận lợi: có sông, kênh rạch lớn chảy qua.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí