Chương IV
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dịch tễ Sốt xuất huyết Dengue tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 2012 và một số yếu tố liên quan
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian và không gian
Qua phân tích số liệu SXHD tại Bạc Liêu từ tổng quan (giai đoạn 2002
2009), kết hợp với các số liệu thu thập được trong điều tra số ca mắc SXHD giai đoạn 2006 2012 cho thấy tỉnh Bạc Liêu liên tục xảy ra các trường hợp mắc SXHD với những thay đổi khác nhau theo từng năm. Trong 10 năm qua (2003 2012), chu kỳ xảy ra dịch tại Bạc Liêu không giống như nhận định về tình hình chung của các tỉnh khu vực phía Nam là trung bình 10 năm lại xuất hiện cao điểm dịch [43]. Tại Bạc Liêu, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét với khoảng cách trung bình 3 đến 4 năm, điển hình đã xảy ra dịch vào năm 2004, năm 2006 (489,4 ca mắc/100000 dân), năm 2008 (474,8 ca mắc/100000 dân) và năm 2011 nhưng với số trường hợp mắc chỉ bằng một nữa so với năm 2006 và 2008 (222,9 ca mắc/100.000 dân). Tính chất chu kỳ dịch ở Bạc Liêu tương đối giống với chu kỳ dịch của các tỉnh trong khu vực phía Nam như Cà Mau, Đồng Tháp, Đồng Nai đều xảy ra chu kỳ dịch với khoảng cách 4 năm [87], [89], [90], [91] và khác với tính chất chu kỳ dịch ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị với khoảng cách trung bình từ 2 đến 5 năm [29], [30].
Chỉ số tử vong do SXHD trên 100.000 dân cũng phần nào đánh giá được
kết quả của các hoạt động phòng chống dịch ở Bạc Liêu. Tỷ lệ chết/mắc do
SXHD ở Bạc Liêu từ năm 2003 đến năm 2011 luôn biến thiên trung bình từ 0,2 0,5%, so với các tỉnh trong khu vực có số trường hợp mắc trên 6.000 ca trong năm như Cà Mau (0,09%), Đồng Nai (0,11%), Tiền Giang (0,08%) thì Bạc Liêu có tỷ lệ chết/mắc cao hơn các tỉnh trong khu vực rất nhiều (Bạc Liêu chiếm 0,22%) [87], [89], [90], [91]. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,1%. Kết quả của nghiên cứu này có khác so với các tỉnh khác có thể do sự xuất hiện của các type virus thay đổi liên tục qua các năm, gây ra biến chứng đồng thời có thể
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Triển Khai Hoạt Động Thử Nghiệm Của Chương Trình Can Thiệp
- So Sánh Chỉ Số Breteau (Bi) Tại Xã Can Thiệp (A) Và Xã Chứng (B), Tháng 6/2010 Đến 6/2012
- Sự Ủng Hộ, Tính Cần Thiết, Tính Phù Hợp, Khả Năng Duy Trì Và Tính Bền Vững Của Chương Trình
- Xây Dựng Và Thử Nghiệm Các Giải Pháp Dựa Vào Cộng Đồng
- Hiệu Quả Của Can Thiệp Từ Kết Quả Sử Dụng Nắp Đậy Cao Su
- Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 18
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
do công tác giám sát phát hiện hay người dân không đến cơ sở y tế sớm để điều trị không kịp thời nên đã dẫn đến trường hợp chết/mắc cao hơn các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phân tích các trường hợp mắc theo tháng qua các năm để biết được mùa nguy cơ nhằm đưa ra biện pháp ứng phó chủ động và kịp thời là việc làm cần thiết trong chương trình phòng chống SXHD. Tại Bạc Liêu, bệnh SXH lưu hành
quanh năm. Các tháng nắng nóng, số trường hợp mắc thấp (dưới 150 ca
mắc/tháng), ngược lại số trường hợp mắc SXHD bắt đầu tăng lên từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, cao điểm là tháng 7, 8. Điều này thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD là không đổi. Đặc điểm phân bố các trường hợp mắc theo tháng của Bạc Liêu phù hợp với tình hình SXHD trên qui mô toàn quốc và cũng tương tự với nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về dịch tễ SXHD ở tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa, Nghệ An và Quảng Trị [27], [29], [30], [31], [46], [84].
Công tác triển khai phòng chống dịch và phun thuốc dập dịch diện rộng thường rất tốn kém, đôi khi hiệu quả chưa cao do phun thuốc không thể phun vào trong các nơi kín trong nhà. Việc giám sát, phân tích tình hình, đánh giá và dự báo nguy cơ là rất cần thiết. Để đánh giá và dự báo nguy cơ thì cần dựa trên việc mô tả tình hình mắc bệnh được biểu diễn trên biểu đồ đường trung bình và trung bình ± 2SD trên cơ sở phân tích số liệu trong 5 năm liền kề. Tương ứng theo tháng nếu ghi nhận số ca mắc vượt đường trung bình 5 năm là dự báo nguy cơ xảy ra dịch và nếu vượt đường cong chuẩn trung bình ± 2SD thì sẽ có nguy cơ xảy ra dịch lớn ở địa phương. Qua phân tích cho thấy đường biểu diễn trung bình của giai đoạn 2006 2010 tại Bạc Liêu thường có từ 2 đến 3 đỉnh dịch trong năm. Tại sao lại có các đỉnh dịch này? Có thể giải thích rằng khi dịch xảy ra trên diện rộng, dự án PCSXH của tỉnh và những huyện có dịch đã có các can thiệp phòng chống làm cho dịch giảm xuống trong các tháng sau, nhưng các can thiệp này có thể chưa đủ mạnh hoặc chưa triệt để do đó dịch chưa được khống chế mà có thể tăng lại sau 1 hoặc 2 tháng. Sau đó đến tháng 11 dịch có chiều hướng giảm dần và đến tháng 12 thì trở về mức nền hàng năm. Điều này cũng có thể giải
thích rằng các can thiệp phòng chống sau khi xảy ra đỉnh thứ 2 hoặc 3 đã quyết liệt hơn hoặc có thể thời điểm khí hậu cũng góp phần làm dịch giảm xuống. Năm 2011, tháng 8, 11 đã vượt qua đường trung bình và đây cũng chính là các tháng đã xảy ra các đỉnh dịch lớn trong năm 2011. Năm 2010 và 2012, đường biểu diễn các ca mắc SXHD qua các tháng luôn nằm dưới đường trung bình nên tình hình mắc bệnh trong 2 năm này luôn nằm trong vùng kiểm soát và cũng có thể đây là những năm địa phương đó đã nhận được miễn dịch đồng loạt sau các vụ dịch lớn.
Trước đây, SXHD được báo cáo chủ yếu tập trung trong quần thể dân cư đô thị và ven đô thị, nơi có mật độ dân số cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu hành vectơ [157], [161]. Tuy nhiên, tại Bạc Liêu SXHD không chỉ lưu hành ở khu vực thành thị và bán thành thị mà còn xuất hiện nhiều ở các khu vực thuần nông, qua phân tích chúng tôi không tìm thấy sự chênh lệch nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn, tại khu vực nông thôn tỷ lệ mắc SXHD chiếm 1262,6 ca
mắc/100.000 dân và thành thị
chiếm 1295,2 ca mắc/100.000 dân. Tất cả
các
huyện, thành phố Bạc Liêu đều có xảy ra ca mắc SXHD hàng năm, trong đó
huyện có tỷ lệ mắc cao nhất là huyện Giá Rai, đứng sau thành phố Bạc Liêu với số trường hợp mắc trung bình trong 7 năm (2006 – 2012) là 286 ca trong một năm, kết quả này phù hợp với kết quả định tính trong nghiên cứu “phải xử lý rất
nhiều ổ dịch”, “cứ tới mùa dịch là chúng tôi phải lo dập dịch”(PVS_TTYT). Từ
tổng quan cho thấy, có thể giải thích tỷ lệ SXHD ở khu vực nông thôn Bạc Liêu cao hơn thành thị với lý do: Thứ nhất, có thể do tình hình đô thị hoá nông thôn, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị không còn xa như trước đây, nhà cửa ở nông thôn được xây dựng gần như thành thị. Thứ hai, đặc điểm địa lý của vùng nông thôn có nhiều DCCN hơn thành thị nên dễ tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Thứ ba, nền kinh tế thị trường đã làm tăng cường sự giao lưu giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng trong cả nước tạo điều kiện cho muỗi và virus lan truyền giữa các vùng. Thứ tư, trước đây có thể ở nông thôn có những vùng tỷ lệ nhiễm virus Dengue chưa cao nên có khả năng cảm nhiễm với virus Dengue ở nông thôn cao hơn thành thị trong những năm gần đây.
Sự phân bố ca mắc tăng trong các xã nông thôn ở Bạc Liêu là phù hợp với các nghiên cứu trong nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể như tại Campuchia năm 2007 cho thấy bệnh SXHD đã xuất hiện nhiều ở khu vực nông thôn [55], [31], [161] hoặc tại Châu Mỹ thành phố Rio de Janeiro, Nam Brazil cũng cho kết quả tương tự [164]. Điều này phản ánh rõ nét tập quán sinh hoạt của người dân. Tại thành thị, đa số người dân đều sử dụng nước máy nhiều hơn nên các DCCN ít hơn, hệ thống vệ sinh công cộng cũng tốt hơn nên các vật dụng phế thải là nơi cho muỗi đẻ cũng ít hơn. Bên cạnh đó, Bạc Liêu là một tỉnh có bờ biển dài và rất phát triển về nuôi trồng thủy hải sản, vì thế mà người dân ở những xã này thường có tập quán trữ nước ngọt trong các DCCN để sinh hoạt và đây chính là các ổ bọ gậy chính trong các hộ gia đình. Trong các báo cáo các ổ dịch cũng ghi nhận các chỉ số điều tra côn trùng ở các ổ dịch đều cao hơn mức cho phép. Điều này cho thấy việc chủ động loại trừ các ổ bọ gậy nguồn trong công tác phòng chống dịch là vô cùng cần thiết.
Bạc Liêu gồm có 6 huyện và 1 thành phố trong đó huyện Giá Rai có
139.290 dân gồm 2 thị trấn và 8 xã. Năm 2008, Bạc Liêu đã xảy ra số trường hợp mắc cao nhất từ sau năm 2002 cho đến nay, trong đó huyện có tỷ lệ mắc cao nhất là huyện Giá Rai, chiếm 1/4 tổng số ca mắc của cả tỉnh (1.040 ca) và có 3 trường hợp tử vong. Trong thời gian này xã Phong Thạnh Đông A (xã can thiệp) và xã Phong Thạnh A (xã chứng) là một trong các xã đứng đầu về số ca mắc trong huyện, riêng xã Phong Thạnh Đông A có 101 ca mắc và xã Phong Thạnh A
có 75 ca mắc. Số trường hợp mắc giảm dần qua năm 2009 và 2010 theo xu
hướng giảm chung của cả tỉnh, số trường hợp mắc thường giảm sau một năm có dịch lớn có thể do sự miễn dịch tại cộng đồng, hoặc có thể do tâm lý của người dân lo sợ nên có sự chuẩn bị phòng bệnh tốt hơn trong những năm tiếp theo. Theo chu kỳ dịch 3 4 năm tại Bạc Liêu, năm 2011 là năm Bạc Liêu quay trở lại chu kỳ. Tuy nhiên so với năm 2008 thì số trường hợp mắc năm 2011 chỉ bằng một nữa năm 2008. Tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) từ năm 2009 2012 số ca mắc có chiều hướng giảm rõ qua các năm với số ca mắc dao động từ 6 17 ca trong một năm, riêng năm 2011 do đặc điểm là chu kỳ dịch của tỉnh nên tại 2 xã
Phong Thạnh Đông A và Phong Thạnh A đều tăng (30 ca mắc ở xã can thiệp và 36 ca mắc ở xã chứng) nhưng số ca mắc ở xã can thiệp là thấp hơn xã chứng. Nhìn chung, trong năm 2012 xã can thiệp có chiều hướng giảm rõ so với xã chứng, trường hợp giảm này có thể do xã Phong Thạnh Đông A đã nhận được những lợi ích từ các họat động can thiệp trong hai năm can thiệp của chương trình nghiên cứu phòng chống SXH.
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nghiên cứu về sự phân bố tỷ lệ mắc SXHD theo nhóm tuổi, trước năm 2001 theo nhiều tác giả cho biết tại những vùng có bệnh lưu hành cao thì tỷ lệ mắc bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi. Các nghiên cứu ở Việt Nam đã chứng minh tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi là có khác nhau giữa các miền trong nước. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tiến và cộng sự đã chứng minh 69,8% SXHD là trẻ em dưới 15 tuổi [68]. Miền Nam là nơi bệnh lưu hành nặng nhất với nhóm tuổi dễ mắc nhất là 96,7% trẻ dưới 15 tuổi, ít gặp ở tuổi trên 40. Ở miền Trung tỷ lệ này là 71,6% còn ở miền Bắc là 41,1% vì bệnh lưu hành nhẹ hơn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Tiến và cộng sự cũng đã xác định trên 80% SXHD gặp ở trẻ dưới 15 tuổi ở các tỉnh miền Nam [63]. Sự phân bố nhóm tuổi mắc bệnh ở Bạc Liêu cho đến nay vẫn không có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đây. Tại Bạc
Liêu, nhóm tuổi mắc bệnh SXHD nhiều nhất là từ 6 15 tuổi chiếm 50,2%,
không có sự khác biệt giữa nhóm 6 10 tuổi (24,5%) và nhóm 11 15 tuổi
(25,7%); tỷ lệ mắc bệnh giảm dần ở nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng ít. Tuy nhiên, nhìn chung thì nhóm tuổi mắc bệnh đang có xu hướng thay đổi ở
nhóm trên 15 tuổi. Nhóm từ
16 30 tuổi cũng nằm trong nhóm có tỷ lệ
mắc
(chiếm 32,9%) cao hơn nhóm trên 30 tuổi nhưng thấp hơn nhóm 6 15 tuổi. Sự phân bố nhóm tuổi mắc bệnh ở Bạc Liêu khác với các tỉnh như Tiền Giang (chủ yếu mắc bệnh ở nhóm trên 15 tuổi chiếm 35,7%), Đồng Nai (chủ yếu mắc bệnh
ở nhóm trên 16 tuổi chiếm 47,43%) và Quảng Trị (nhóm 15 19 tuổi mắc cao nhất chiếm 22,4%) nhưng giống với tỷ lệ mắc bệnh ở Khánh Hòa (chủ yếu mắc bệnh ở nhóm từ 6 15 tuổi chiếm 58,1%) [31], [46], [84], [30]. Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ mắc SXHD ở người lớn liên tục gia tăng từ sau năm 2008 đến nay. Năm 2012, SXHD trong khu vực phía Nam ở người lớn chiếm 42%, tăng so với năm 2008 là 10,5% nhưng có sự khác biệt lớn về mô hình mắc bệnh SXHD theo tuổi giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn [91]. Hiện nay vẫn chưa lý giải được sự khác biệt về mô hình mắc SXHD theo nhóm tuổi ở 2 vùng của khu vực phía Nam và cần có thêm các nghiên cứu để lý giải vấn đề này. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của Bạc Liêu vẫn phù hợp với tình hình mắc SXHD ở khu vực miền Tây Nam Bộ nhưng trong những năm tới có thể Bạc Liêu sẽ không khác biệt với xu hướng mắc bệnh ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc.
4.1.3. Kết quả phân lập type virus
Nghiên cứu của tác giả Đỗ
Quang Hà và cộng sự
năm 2000 về sự
lan
truyền của các type virus Dengue gây dịch ở Việt Nam từ năm 1987 đến năm
1998 chủ yếu là type DEN 2, các năm đã xảy ra dịch là: năm 1987 (91,9%), năm 1990 (60,7%), năm 1994 (40%), năm 1997 (35,5%). Trong khi đó, virus DEN 1 xuất hiện từ năm 1987 tại thành phố Hồ Chí Minh và lan truyền ra 11 tỉnh ở miền Nam vào năm 1995. Virus type DEN 3 trong giai đoạn 1987 1994 lưu hành ở mức độ thấp. Từ năm 1998 hoạt động gây dịch của virus type DEN 3 tăng lên là 77,8% và lan ra 15 tỉnh ở miền Nam và 28 tỉnh miền Bắc, 4 tỉnh ở miền Trung và 3 tỉnh Tây Nguyên [28]. Type DEN 4 bắt đầu xuất hiện từ năm 1999 2002, tăng dần và chiếm ưu thế, đặc biệt ở những tỉnh có dịch [62]. Theo số liệu của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam thì type DEN 1 và DEN 2 bắt đầu chiếm ưu thế rõ rệt so với các type virus khác từ năm 2002 đến 2007. Đến năm 2011 thì có sự xuất hiện của virus type DEN 3 và DEN 4 [90]. Kết quả phân lập virus Dengue tại Bạc Liêu là phù hợp với kết
quả điều tra này. Kết quả nuôi cấy phân lập vivus Dengue tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy type DEN 1 và type DEN 2 thường xuyên xuất hiện trong 3 năm liền từ năm 2006 2008, cao nhất là type DEN 1, kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu tại Guangzhou, China khi mô tả về dịch tễ học SXH từ năm 1978 đến năm 2009 [134]. Giai đoạn năm 2006 đến 2008, Bạc Liêu đã xảy ra 2 đợt dịch SXHD lớn với số mắc trên 3.000 ca một năm, trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 15 tuổi năm 2006 là 56,7% và năm 2008 là 73,03% [74], [76]. Theo kết quả của một nghiên cứu tại Cuba cho thấy type DEN 2 là type virus thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi trở xuống [138]. Theo tôi, sự gia tăng đột ngột số ca mắc trong 2 năm này có thể do sự gia tăng và lưu hành của type DEN 2 tại Bạc Liêu. Năm 2011, cả bốn type virus cùng lưu hành song song tại Bạc Liêu, trong đó type DEN 1 và DEN 4 là chủ yếu. Từ kết quả nuôi cấy phân lập virus có thể giúp chúng ta đánh giá sơ bộ tình hình dịch SXH có thể xảy ra tại Bạc Liêu trong thời gian tới, sự xuất hiện của các type Dengue mới (DEN 3 và DEN 4) và đồng thời nhiều type virus trong cùng năm cho thấy chiều hướng dịch những năm tới sẽ có xu hướng tăng hơn và mức độ dịch xảy ra có thể nguy hiểm hơn [62], [89]. Nhìn chung, chúng ta có thể dựa trên sự biến động và lưu hành của các type virus như là các chỉ số dự báo cho vụ dịch lớn trong thời gian tới.
4.1.4. Phân bố vectơ truyền bệnh
Dự phòng hoặc làm giảm sự lây truyền của virus Dengue phụ thuộc rất nhiều vào việc giám sát vectơ truyền bệnh. Giám sát vectơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động của vectơ giúp đánh giá kết quả hoạt động phòng chống vectơ tại cộng đồng, hầu hết các nghiên cứu đều xác định sự xuất hiện của Aedes aegypti là chủ yếu (chiếm 88%), còn Aedes albopictus chỉ là thứ yếu (chiếm 12%) [121], [137], [164]. Kết quả cũng rất phù
hợp với nhận định chung về
dịch tễ
của nhiều nước trên thế
giới như
Trung
Quốc, Ấn Độ, khu vực phía Bắc Argentina, Nam Brazil [134], [102], [153], [164]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vectơ truyền bệnh SXHD đã được tiến hành trong nhiều năm bởi Đỗ Quang Hà, Vũ Sinh Nam, Trần Vinh Hiển và các tác giả khác
[28], [147], [34], [26], [152], [108] đều xác định Aedes aegypti là vectơ chính trong các vụ dịch SXHD ở Việt Nam, trong khi Aedes albopictus chỉ là vectơ thứ yếu. Những kết quả nghiên cứu cho thấy tại khu vực đồng bằng sông Mekong, Aedes aegypti xuất hiện ở mọi nơi, với mật độ cao. Muỗi Aedes aegypti sống ở trong nhà, gần người, thường đậu nghỉ chủ yếu trên các dây mắc quần áo, chăn màn và các vật dụng gia đình khác, không đậu trên tường vách [34], [95], [126]. Qua kết quả nghiên cứu khảo sát ổ bọ gậy để đánh giá thành phần loài và sự phân bố của vectơ truyền bệnh tại Bạc Liêu của Trần Hùng Biện và tác giả cho thấy vectơ truyền bệnh SXHD tại Bạc Liêu không có sự khác biệt với các nghiên cứu đã mô
tả trên, chủ
yếu là
Aedes aegypti chiếm 96,4% trong các DCCN mưa và 83%
trong các DCCN giếng khoan [1]. Như vậy, muỗi truyền bệnh SXHD ở Bạc Liêu.
Aedes aegypti là vectơ chính
Trong quá trình khảo sát các DCCN, chúng tôi phát hiện một loài rệp nước với kích thước nhỏ, có cánh mỏng và chỉ có trong các DCCN mưa chiếm tỷ lệ rất thấp (3,5%) (mô tả chi tiết trong phụ lục 18). Có một điểm đặc biệt ở loài rệp nước này là tất cả những DCCN nào có loài rệp nước này đều không thấy xuất hiện bọ gậy. Đây có thể xem là một phát hiện mới trong quá trình tìm kiếm các thiên địch tự nhiên ở từng địa phương để đưa ra các biện pháp can thiệp bằng tác nhân sinh học phù hợp cho từng vùng miền theo như khuyến cáo của các chuyên gia y tế thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy được sự phản ứng của người dân với loài rệp nước này, họ thường cảm thấy khó chịu khi có loài côn trùng này trong các DCCN bởi vì chúng thường xuất hiện với số lượng rất nhiều
trong cùng một DCCN, làm cho người dân thấy bất tiện trong việc sử dụng
nguồn nước cho các sinh hoạt trong gia đình. Mặc dù vậy, theo tôi đây có thể là một hướng nghiên cứu cần phát triển tiếp theo cho nghiên cứu này.
4.1.5. Mối tương quan giữa chỉ số vectơ và điều kiện thời tiết, khí hậu
Từ kết quả khảo sát các chỉ số côn trùng tại Bạc Liêu cho thấy, côn trùng lây truyền SXHD xuất hiện mọi tháng trong năm. Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti (DI) trung bình giai đoạn 2006 2010 nhìn chung sự biến thiên là không