Đặc Điểm Chung Nhóm Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Dengue


p Kruskal–Wallis test Hình 3 29 So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen 1


p: Kruskal–Wallis test

Hình 3. 29: So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen của các điểm đa hình gen FCN2 ở nhóm chứng

Hình 3.29 chỉ ra kết quả so sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các

kiểu gen của các điểm đa hình gen

FCN2

ở nhóm chứng. Không thấy sự

khác biệt về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

nồng độ

Ficolin­2 giữa các kiểu gen

ở các điểm đa hình

­986G/A; ­902G/T; ­602G/A, ­4A/G, +6359C/T, +6220T/G và +6424G/T.

Ngược lại, ở điểm đa hình +6031A/G, nồng độ Ficolin­2 cao nhất ở kiểu gen đồng hợp tử chính, giảm dần ở kiểu gen dị hợp tử và thấp nhất ở kiểu gen đồng hợp tử hiếm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


p Mann–Whitney U test Hình 3 30 So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen 2


p: Mann–Whitney U test

Hình 3. 30: So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen đơn bội của 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2 ở nhóm chứng và nhóm bệnh

Hình 3.30 chỉ ra kết quả so sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các

kiểu

gen đơn bội

của 3 SNP

(+6031/+6220/+6424) gen FCN2 ở nhóm

chứng và nhóm bệnh. Ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh, hai kiểu gen đơn bội chiếm tần suất cao là ATG và GGT, trong đó, nồng độ Ficolin­2 ở nhóm có kiểu gen đơn bội ATG cao hơn ở nhóm GGT. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p lần lượt 0,04 và < 0,0001.


p Mann–Whitney U test Hình 3 31 So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen 3

p: Mann–Whitney U test

Hình 3. 31: So sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen đơn bội của 8 SNP gen FCN2 ở nhóm chứng và nhóm bệnh

Hình 3.31 chỉ ra kết quả so sánh nồng độ protein Ficolin­2 giữa các kiểu gen đơn bội của 8 SNPgen FCN2 ở nhóm chứng và nhóm bệnh. Ở nhóm chứng sự khác biệt về nồng độ Ficolin­2 giữa các kiểu gen đơn bội không có

ý nghĩa thống kê. Ngược lại,

ở nhóm bệnh, sự

khác biệt về

nồng độ

Ficolin­2 giữa các

kiểu

gen đơn bội

có ý nghĩa thống kê với

p < 0,0001.

Trong đó, nồng độ

Ficolin­2 cao nhất

ở kiểu

gen đơn bội

GAGAATCG,

thấp nhất ở kiểu gen đơn bội GCGAGGCT.

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do

virus Dengue gây ra, bệnh lây truyền qua muỗi Aedes. Sốt xuất huyết

Dengue đã và đang trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thực hành lâm sàng, việc tiên

lượng đúng các ca bệnh nặng sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn được phác đồ

hiệu quả để điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, việc tiên lượng này còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế do thiếu các chỉ tiêu tiên lượng. Những nghiên

cứu sâu về

cơ chế

bệnh sinh của SXHD từ

đó có thể

đưa ra các yếu tố

dùng làm chỉ tiêu tiên lượng các ca bệnh nặng là rất cần thiết và hữu ích cho công tác điều trị bệnh.

Nồng độ MBL và tính đa hình gen MBL2 đã được chỉ ra có liên quan đến nhiễm nhiều loại virus khác nhau như HIV, HBV, HCV và đặc biệt là một số virus trong họ Flaviviridae như WNV , , , . Trong nghiên cứu này, MBL được chỉ ra là có khả năng gắn và đầu có chứa N­Linked glycan trên

vỏ virus từ đó trung hòa và thanh thải hiệu quả virus . Giống như MBL,

Ficolin­2 cũng đã được chỉ ra đóng một vai trò quan trọng trong nhiễm một số loại virus ở người như HBV, HCV , . Là một loại trong họ Flaviviridae,

vỏ của virus Dengue có chứa N­Linked glycan là phối tử cho MBL và

Ficolin­2 gắn vào, từ đó trung hòa và thanh thải virus . Do đó, nồng độ và chất lượng MBL và Ficolin­2 có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của SXHD. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vai trò của hai protein Ficolin­2, MBL và các gen MBL2 và FCN2 mã hóa cho hai protein này ở

bệnh nhân mắc

SXHD còn khá hạn chế

và hoàn toàn mới trên quần thể

người Việt. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn xác định

được tính đa hình các gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin­2

và mối liên quan giữa chúng với mức độ

bệnh và một số

đặc điểm lâm

sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở nước ta. Từ đó,

góp phần giải thích sâu hơn về cơ

chế

bệnh sinh của sốt xuất huyết

Dengue, phát hiện một số chỉ tiềm năng để tiên lượng sớm bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân xuất huyết Dengue ở nước ta.

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 279 bệnh nhân sốt

xuất huyết

Dengue trong vụ dịch sốt xuất huyết

Dengue tại Hà Nội năm

2017. Được khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm­ Bệnh viện Quân Y 103, được chẩn đoán xác định SXHD dựa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 .

Dựa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011, 279 bệnh nhân nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm sốt xuất huyết Dengue (DHF­172 bệnh nhân), nhóm sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (DWS­107 bệnh nhân) .

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới.

Tuổi trung bình của bệnh nhân

ở cả

2 nhóm bệnh là 31 tuổi.

Trẻ

nhất là 13 tuổi và cao nhất là 81 tuổi. Kết quả

này chỉ

ra bệnh sốt xuất

huyết Dengue có thể mắc ở mọi lứa tuổi trong đó tập trung vào lứa tuổi

trẻ. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Parkash O. và cộng sự có tuổi trung bình là 31,87 tuổi .

Trong 279 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam (nữ/nam: 1,15/1). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi so sánh trên từng nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả này chỉ ra muỗi Aedes có khả năng truyền bệnh cho cả 2 giới là tương

đương nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng so với các

nghiên cứu trước đây như: nghiên cứu của Trịnh Công Điển (2017) có tỷ lệ nữ/nam là 1,2 .

4.1.2. Một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm nhiều hơn tới các biến định lượng là các xét nghiệm cận lâm sàng vì các biến này thu thập khách quan

hơn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan từ

đó cho các kết quả

phân

tích có giá trị cao hơn các biến định tính. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng chúng tôi lựa chọn gồm: số ngày khởi phát tại thời điểm thu thập

mẫu, triệu chứng xuất huyết, xét nghiệm chức năng gan (enzym GOT và GPT), các xét nghiệm huyết học (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit), xét nghiệm vi sinh vật (kháng nguyên DENV­NS1, kháng thể IgM và IgG đặc hiệu DENV).

Số ngày khởi phát tại thời điểm thu thập mẫu

Theo Bảng 3.2 số ngày khởi phát tại thời điểm thu thập mẫu ở cả hai nhóm bệnh nhân DHF và DWS đều là 5 ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 điều này chỉ ra các mẫu ở 2 nhóm bệnh được

thu thập, xét nghiệm các chỉ

tiêu nghiên cứu và chẩn đoán mức độ

bệnh

gần như ở cùng giai đoạn của bệnh.

Dấu hiệu xuất huyết

Theo Bảng 3.2 thì dấu hiệu xuất huyết tự nhiên ở nhóm DWS là 57% cao hơn nhiều so với nhóm sốt xuất huyết Dengue là 19,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue bởi lẽ ở bệnh nhân DWS có lượng tiểu cầu giảm thấp hơn, tính thấm thành mạch tăng cao hơn từ đó tỉ lệ xuất huyết tự nhiên cũng sẽ tăng cao hơn.

Dấu hiệu tổn thương gan

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ enzym GOT tăng cao ở nhóm DWS (108,3 IU/ml) so với nhóm DHF (61,3 IU/ml). Sự khác biệt nồng độ enzym GOT giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Nồng độ enzym

GPT cũng tăng tương tự, nhóm sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh

báo (73,8 IU/ml), ở nhóm sốt xuất huyết Dengue (39 IU/ml). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (Bảng 3.2).

Theo cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue, virus Dengue gây

tổn thương tế bào gan. GOT và GPT là hai enzym khu trú

ở trong tế

bào

gan. Khi tế bào gan bị tổn thương thì hai enzym này bị giải phóng vào huyết tương. Mức độ tăng nồng độ 2 enzym này trong huyết tương có thể đánh giá được mức độ tổn thương tế bào gan. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

chỉ ra mức độ của bệnh.

tăng men gan

ở 2 nhóm bệnh phù hợp mức độ

trầm trọng

Tổn thương gan sẽ kéo theo hàng loạt các rối loạn khác nhau như rối loạn đông máu phối hợp với sự suy giảm tiểu cầu gây xuất huyết, rối loạn chức năng khử độc của gan, rối loạn đông máu… là một trong những cơ chế gây nên xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue. Chính từ các cơ chế này, sự tăng cao của các men gan có thể làm tiêu chí để tiên lượng bệnh.

Các chỉ số huyết học

* Chỉ số hồng cầu

Số lượng hồng cầu ở nhóm DWS tăng cao hơn so với nhóm DHF

(4,75 so với 4,6 T/L). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự

khác biệt này có thể giải thích do ở nhóm bệnh nhân DHF lượng dịch thoát khỏi lòng mạch nhiều hơn nhóm DHF. Từ đó, lượng hồng cầu tăng lên do máu cô lại mà không phải do tăng sinh tủy xương.

* Chỉ số bạch cầu

Chỉ số bạch cầu ở hai nhóm bệnh không có sự khác biệt nhau (3,39

và 3,38 G/L). Tuy nhiên, cả hai nhóm đều có lương bạch cầu giảm thấp

hơn giá trị bình thường (4­10 G/L). Theo cơ chế bệnh sinh đã mô tả ở phần tổng quan, các loại bạch cầu đơn nhân là đích của DENV, tế bào mast và bạch cầu ái kiềm cũng được chứng minh là có ảnh hưởng. Ngoài ra, virut Dengue cũng ức chế tủy xương giảm tổng hợp bạch cầu. Từ các cơ chế

trên, lượng bạch cầu ở

thấp hơn bình thường.

* Chỉ số tiểu cầu

bệnh nhân sốt xuất huyết

Dengue thường giảm

Trong các chỉ số huyết học, chỉ số tiểu cầu thể hiện sự khác biệt

lớn nhất giữa hai nhóm nghiên cứu. Tiểu cầu giảm mạnh hơn ở nhóm

DWS so với nhóm DHF (60 so với 86,5 G/L). Nguyên nhân của giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết Dengue là do virus Dengue ức chế trực tiếp tủy

xương giảm tạo tiểu cầu và phá hủy tiểu cầu ngoại vi. Ở nhóm DWS,

virus Dengue có thể

phát triển mạnh hơn từ

đó ảnh hưởng tới số

lượng

tiểu cầu nhiều hơn do đó tiểu cầu sẽ giảm mạnh hơn ở nhóm DHF. Mức độ giảm tiểu cầu có liên quan chặt chẽ đến mức độ bệnh.

* Hematocrit

Đây cũng là chỉ số huyết học đáng quan tâm trong bệnh sốt xuất

huyết Dengue. Trong bệnh lý sốt xuất huyết Dengue để đánh giá mức độ cô đặc máu, người ta thường dựa vào chỉ số hematocrit, hematocrit tăng trên 48% hoặc tăng trên 20% so với giá trị bình thường. Do quá trình tổn thương thành mạch diễn ra rầm rộ hơn, dẫn tới làm tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch ra khoảng gian bào nhiều hơn, gây cô đặc máu. Do đó công tác bù dịch trong những ngày đầu của bệnh sốt xuất huyết Dengue có vai trò rất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024