Mối Liên Quan Giữa Nồng Độprotein Mbl Với Mức Độ Bệnh Và Một Số Biểu Hiện Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Trong Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue


Tóm lại, khi nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình gen FCN2 và

bệnh sốt xuất huyết Dengue chúng tôi đã phát hiện ra 3 kiểu gen +6031GG,

+6220GG và +6424TT có liên quan đến tăng nguy cơ với bệnh sốt xuất huyết Dengue. Đáng quan tâm hơn ở hai kiểu gen +6031GG, +6220GG, bởi lẽ hai đa hình này nằm trên vùng intron 7. Các phát hiện này cần khẳng định thêm ở các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn. Nếu kết quả tương đồng, chúng ta có thể sử dụng các kiểu gen này như một marker tiên lượng bệnh

sốt xuất huyết Dengue.


4.3.3. Mối liên quan giữa nồng độprotein MBL với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue

Nhờ có các chức năng: gắn với các vi sinh vật, tương tác với tế bào tự thân bị biến đổi và hoạt hóa hệ thống bổ thể, protein MBL có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sự tăng, giảm nồng độ MBL hay thay đổi hoạt

tính của MBL đều có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cơ thể đối

với các bệnh lý khác nhau như bệnh lý nhiễm khuẩn, bệnh lý ung thư và bệnh tự miễn dịch , , , , , . Sốt xuất huyết Dengue một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, do đó chúng tôi giả thiết rằng nồng độ MBL huyết thanh có liên quan đến tính nhạy cảm đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

và mức độ

nặng nhẹ

Nghiên cứu tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue - 19

của bệnh. Để

kiểm chứng giả

thiết này, chúng tôi

tiến hành định lượng MBL huyết thanh các nhóm bệnh và nhóm chứng sau đó so sánh nồng độ MBL giữa các nhóm, đồng thời chúng tôi cũng đánh giá sự tương quan giữa nồng độ MBL với các triệu chứng cận lâm sàng định lượng khác cũng như so sánh sự khác biệt về nồng độ giữa các nhóm phân loại theo triệu chứng định tính. Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá khả năng phân biệt hai mức độ bệnh sốt xuất huyết Dengue là DHF và DWS khi sử

dụng nồng độ MBL bằng phân tích đường cong ROC. Kết quả thu được trình bày trong các Hình 3.14­3.18 và Bảng 3.21.

Kết quả

chỉ

ra: không thấy sự

khác biệt về

nồng độ

MBL huyết

thanh giữa các nhóm nghiên cứu (Hình 3.14) và giữa các nhóm phân loại

theo triệu chứng định tính (Hình 3.15, 3.16, 3.17). Không thấy sự tương

quan giữa nồng độ MBL với các triệu chứng cận lâm sàng khác (Bảng

3.21). Kết quả này phù hợp với kết quả chúng tôi khảo sát được ở phần

3.2.1 bởi lẽ các đa hình gen ở vùng exon 1 (codon 52C/T; codon 54G/A và codon 57G/A) gen MBL2 chủ yếu làm thay đổi cấu trúc vùng giống collagen của MBL từ đó làm giảm hoạt tính của MBL dẫn tới tăng tính nhạy cảm với sốt xuất huyết Dengue mà không liên quan đến thay đổi nồng độ MBL huyết thanh. Hình 3.18 chỉ ra độ chính xác khi dùng protein MBL trong phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS là 0,561 với p = 0,099 ở mức thấp (< 0,6). Do đó, không thể dùng nồng độ MBL huyết thanh để phân biệt hai mức độ bệnh sốt xuất huyết Dengue. Hay nói cách khác, không thể dùng nồng độ MBL huyết thanh để tiên lượng mức độ bệnh sốt xuất huyết Dengue.

4.3.4. Về

mối liên quan giữa nồng độ

Ficolin­2

với mức độ

bệnh và

một số Dengue

biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết

Đã có khá nhiều nghiên cứu về vai trò của Ficolin­2 trong nhiều loại bệnh lý truyền nhiễm khác nhau, như nghiên cứu của Chen T. và cộng sự (2015) hay nghiên cứu của Luo F. và cộng sự (2016) , , , , , . Trong nghiên cứu của mình trên nhóm bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính, Chen T. và cộng sự đã chỉ ra nồng độ Ficolin­2 tăng cao ở nhóm viêm gan virus B mạn

tính so với nhóm chỉ mang virus viêm gan B và nhóm chứng khỏe mạnh

(nồng độ Ficolin­2 trung bình các nhóm lần lượt là: 5.41 μg/mL; 4.53 μg/mL và 4.58 μg/mL), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,018 . Ở một nghiên cứu khác, Luo F. và cộng sự đã quan sát thấy nồng độ Ficolin­2 tăng rất cao ở nhóm bệnh nhân nhiễm HIV so với nhóm chứng khỏe mạnh: 9.98 μg/mL

so với

4.31 μg/mL, khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p < 0,0001 . Tuy

nhiên, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vai trò

của Ficolin­2 trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa Ficolin­2 với mức độ bệnh và

một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết

Dengue. Để tìm hiểu mối liên quan này, chúng tôi tiến hành định lượng

Ficolin 2 huyết thanh, sau đó so sánh nồng độ giữa các nhóm nghiên cứu,

đồng thời chúng tôi cũng đánh giá sự tương quan giữa nồng độ Ficolin­2

với các triệu chứng cận lâm sàng định lượng khác cũng như so sánh sự khác biệt về nồng độ giữa các nhóm được phân loại theo triệu chứng định tính. Kết quả thu được chúng tôi trình bày trong Hình 3.19; 3.20; 3.21; 3.22 và Bảng 3.22.

Trong sốt xuất huyết Dengue, đã có một số nghiên cứu về vai trò của

con đường nhánh hoạt hóa bổ

thể

trong nhiễm virus

Dengue và cơ

chế

bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue, . Tuy nhiên, Ficolin­2 cũng đã được

chứng minh có thể nhận ra phần glycan giàu mannose của kháng nguyên

virus Dengue, qua đó hoạt hóa bổ thể làm opsonin hóa và trung hòa virus. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Hamed M.R. và cộng sự (2014) cũng như Liu

J. và cộng sự (2009) cũng đã chứng minh Ficolin­2 tương tác trực tiếp với N­glycan trên glycoprotein E1 và E2 của vỏ vi rút viêm gan C (HCV), thuộc họ Flaviviridae, để kích hoạt con đường lectin hoạt hóa bổ thể , . Nồng độ

Ficolin­2 huyết thanh tăng lên ở những bệnh nhân nhiễm HCV so với

những người khỏe mạnh đã chỉ ra chức năng của nó trong quá trình nhiễm

họ virus Flaviviridae bao gồm cả HCV và DENV. Kết quả của chúng tôi

cũng cho thấy điều này, Hình 3.19 chỉ ra nồng độ Ficolin­2 ở cả nhóm DHF và DWS đều cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p < 0,0001 và p = 0,038. Kết quả này chỉ ra Ficolin­2 có thể được

tăng cường sản xuất để

đáp

ứng với nhiễm virus

Dengue. Bên cạnh đó,

chúng tôi cũng so sánh nồng độ Ficolin­2 giữa hai nhóm bệnh DHF và

DWS. Kết quả chỉ ra nồng độ Ficolin­2 ở nhóm DHF cao hơn rất nhiều so với nhóm DWS, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Kết quả này có thể gợi ý đến giả thiết: các cá thể có nồng độ Ficolin­2 thấp sẽ giảm

khả

năng kích hoạt hệ

thống bổ

thể

để opsonin hóa và trung hòa virus

Dengue, do đó sẽ có biểu hiện lâm sàng nặng hơn so với nhóm có nồng độ Ficolin­2 cao. Nồng độ Ficolin­2 ở nhóm DWS cao hơn nhóm chứng không nhiều, điều này có thể giải thích bởi: mặc dù đã được kích thích tăng lên

để đáp

ứng với nhiễm virus

Dengue, nhưng có thể

do nồng độ

lúc bình

thường của các cá thể này khá thấp nên khi kích thích tăng lên cũng không tăng quá nhiều.

Bên cạnh phân nhóm bệnh nhân theo mức độ

nặng nhẹ

của bệnh,

chúng tôi cũng phân nhóm theo kết quả xét nghiệm vi sinh vật gồm 2 nhóm âm tính và dương tính với kháng thể IgG, IgM đặc hiệu với virus Dengue. Sau đó chúng tôi tiến hành so sánh nồng độ Ficolin­2 giữa 2 nhóm âm tính

và dương tính. Kết quả thu được trình bày trong Hình 3.20. Nồng độ

Ficolin­2

ở nhóm âm tính với kháng thể

IgG và IgM tăng cao hơn so với

nhóm dương tính. Điều này có thể gợi ý cho giả thiết: nhiễm virus Dengue nguyên phát sẽ kích thích hoạt hóa bổ thể theo con đường lectin mạnh hơn nhiễm thứ phát.

Khi so sánh nồng độ Ficolin­2 ở hai nhóm bệnh nhân có xuất huyết

và không có xuất huyết, chúng tôi nhận thấy: nồng độ Ficolin­2 tăng cao

hơn ở nhóm không có xuất huyết so với nhóm có xuất huyết, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002 (Hình 3.21). Điều này có thể giải thích bởi: Ficolin­2 có thể trung hòa trực tiếp virus hoặc gián tiếp thông qua hoạt hóa bổ thể do đó nồng độ cao Ficolin­2 có khả năng hạn chế bớt các rối loạn sinh lý bệnh khi nhiễm virus Dengue trong đó có hiện tượng xuất huyết.

Ngoài so sánh nồng độ Ficolin­2 giữa các nhóm nghiên cứu, chúng tôi

còn phân tích tương quan nồng độ Ficolin­2 với các triệu chứng cận lâm

sàng quan trọng. Kết quả Bảng 3.22 chỉ ra mối tương quan thuận của nồng độ Ficolin­2 và số lượng tiểu cầu. Trong khi đó, Ficolin­2 lại tương quan nghịch với nồng độ enzym GOT. Kết quả này càng chứng minh thêm vai trò trung tâm của Ficolin­2 trong sốt xuất huyết Dengue.

Để đánh giá khả năng sử dụng Ficolin­2 như một marker tiên lượng

sớm mức độ

bệnh sốt xuất huyết

Dengue, chúng tôi tiến hành phân tích

khả

năng phân biệt hai mức độ

bệnh sốt xuất huyết

Dengue là DHF và

DWS khi sử dụng nồng độ Ficolin­2 bằng phân tích đường cong ROC. Kết quả thu được trình bày trong Hình 3.23 và Bảng 3.23. Bảng 3.23 chỉ ra độ chính xác khi sử dụng các chỉ số xét nghiệm để phân biệt hai mức độ bệnh là sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Trong đó, sử dụng nồng độ Ficolin­2 có chỉ số AUC là 0,642 với p < 0,001. Giá trị AUC 0,642 ở mức khá tốt (0,6< AUC < 0,7) do đó có thể xem xét sử dụng nồng độ Ficolin­2 như 1 marker để tiên lượng bệnh.

Tóm lại, khi nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ Ficolin­2 và

bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi nhận thấy nồng độ thấp Ficolin­2

có liên quan đến biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, có thể

xem xét sử dụng nồng độ Ficolin­2 như 1 marker để tiên lượng diễn biến của bệnh từ đó có thể lựa chọn phác đồ phù hợp hơn với từng bệnh nhân cụ thể.

4.3.5. Về mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và nồng độ MBL huyết thanh ở bệnh sốt xuất huyết Dengue

Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các đa hình gen MBL2

tới nồng độ

và hoạt tính MBL huyết thanh

ở nhiều chủng tộc khác nhau

trên thế giới , . Trong nghiên cứu của mình trên quần thể người Australia, Minchinton R. đã chứng minh vai trò của các đa hình gen MBL2 tới nồng độ

MBL huyết thanh. Khi phân tích

ảnh hưởng của đa hình gen

MBL2 trên

vùng exon 1, Minchinton thấy có sự

khác biệt rất lớn về

nồng độ

MBL

huyết thanh giữa các cá thể

mang kiểu gen khác nhau. Các cá thể

mang

kiểu gen MBL2­exon 1 là A/A có nồng độ MBL huyết thanh cao nhất là 2,58

µg/ml gần gấp đôi nồng độ MBL của các cá nhân mang kiểu gen A/O là 1,31

µg/ml và gấp 25 lần nồng độ

MBL ở

các cá thể

mang kiểu gen

O/O (0,1

µg/ml), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Bên cạnh ảnh hưởng của đa hình vùng exon 1 lên nồng độ MBL, Minchinton R. cũng chứng minh ảnh

hưởng của các đa hình vùng promoter gen MBL2 tới nồng độ MBL huyết

thanh. Khi so sánh trên nhóm các cá thể có kiểu gen exon 1 A/A, các cá thể mang kiểu gen ­550L/L có nồng độ MBL huyết thanh là 2,25 µg/ml thấp hơn đáng kể so với các cá thể có kiểu gen ­550H/H và ­550H/L, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Minchinton R. còn chỉ ra các cá thể mang kiểu gen­221X/X cũng có nồng độ MBL huyết thanh là 0,78 µg/ml thấp hơn rất

nhiều so với 3,44

µg/ml và 2,24 µg/ml của các cá thể

mang kiểu gen

­221Y/Y và ­221Y/X với p < 0,001 .

Tương tự

như

vậy, trong nghiên cứu trên nhóm đàn ông trẻ

tuổi,

Rantala A. đã chỉ ra ảnh hưởng của các đa hình gen vùng promoter, exon 1 của gen MBL2 tới nồng độ MBL huyết thanh. Nghiên cứu chỉ ra: kiểu gen

­550H/H có liên quan đến nồng độ MBL cao (1594 ng/mL), Kiểu gen

­550H/L liên quan đến nồng độ MBL trung bình (1121 ng/mL) và Kiểu gen

­550L/L liên quan đến nồng độ MBL thấp (586 ng/mL) khác biệt có ý nghĩa

thống kê với

p = 0,001. Kiểu gen ­221X/X liên quan đến nồng độ

MBL

thấp (707 ng/mL), ­221X/Y liên quan đến nồng độ MBL trung bình (976

ng/mL) và ­221Y/Y liên quan đến nồng độ MBL cao (1131 ng/mL). Kiểu

gen +4P/P có liên quan đến nồng độ MBL trung bình (928 ng/mL), +4P/Q

liên quan đến nồng độ MBL cao (1267 ng/mL), và +4Q/Q liên quan đến

nồng độ MBL rất cao (1716 ng/mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Kiểu gen hoang dã MBL2­exon 1 A/A có liên quan đến nồng độ MBL cao; trong khi đó kiểu gen dị hợp tử A/D, A/B và A/C có liên quan đến nồng độ MBL thấp; còn các kiểu gen đồng hợp tử B/C, B/B, B/D, và D/D có liên quan đến nồng độ MBL rất thấp, gần như không thể phát hiện được khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 .

Các nghiên cứu trên tập trung chính và ảnh hưởng của 6 điểm đa

hình 3 điểm trên vùng promoter là ­550C/G; ­221G/C,A và +4G/A và 3 điểm đa hình nằm trên vùng exon 1 là codon 52C/T; codon 54G/A và codon 57G/C tới nồng độ và hoạt tính MBL huyết thanh. Ở các chủng tộc khác nhau vai trò của mỗi điểm đa hình có những khác biệt nhất định. Hiện tại, chưa có khảo sát nào về vai trò của các điểm đa hình gen MBL2 đối với nồng độ và hoạt tính của MBL trên quần thể người Việt Nam. Từ lý do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các 6 điểm đa hình gen MBL2 tới nồng

độ MBL huyết thanh ở người Việt Nam. Kết quả thu được biểu diễn trên Hình 3.24; 3.25; 3.26.

Các điểm đa hình trên vùng exon 1 là vùng mã hóa protein, bên cạnh

ảnh hưởng tới hoạt tính của MBL, kết quả của chúng tôi cũng cho thấy

ảnh hưởng mạnh đến nồng độ

MBL của các đa hình này.

Ở cả

3 nhóm

DWS, DHF và nhóm chứng, nồng độ MBL ở các cá thể mang kiểu gen dị hợp tử AO đều giảm rất thấp so với các cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử

AA và nồng độ MBL ở các cá thể mang kiểu gen OO gần như không xác

định được, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,001; p <

0,0001; p < 0,0001. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Garred P. và cộng sự (2006) trên nhiều chủng tộc khác nhau, hay của Rantala A. và cộng sự (2008) , .

Bên cạnh sự ảnh hưởng của các điểm đa hình trên vùng mã hóa exon 1, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra vai trò của 3 điểm đa hình trên vùng promoter đến nồng độ MBL huyết thanh , . Thật vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra vai trò của điểm đa hình ­221G/C,A tới nồng độ MBL huyết thanh. Ở cả 3 nhóm khảo sát DHF, DWS và nhóm chứng chúng

tôi đều thấy nồng độ

MBL cao nhất

ở các cá thể

mang đồng hợp tử YY

giảm dần ở các cá thể mang dị hợp tử YX và thấp nhất ở các cá thể mang đồng hợp tử XX, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p < 0,0001; p < 0,0001; p = 0,002. Còn lại, chúng tôi chưa thấy được mối liên quan giữa 2 điểm đa hình ­550C/G và +4G/A và nồng độ MBL huyết thanh ở các nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt so với các nghiên cứu khác có thể do sự khác biệt về chủng tộc hoặc do cỡ mẫu của chúng tôi vẫn còn chưa đủ lớn để xác định sự khác biệt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024