Sốt Xuất Huyết Dengue Độ Iii, Vi:chống Sốc Tích Cực.

- Có dấu hiệu nặng: hạ sốt nhưng vật vã kích thích, bứt rứt hoặc li bì, đau bụng đột ngột hoặc gia tăng cường độ; chảy máu đột ngột hoặc tăng số lượng; gan to nhanh, đau; da ửng đỏ, đầu chi lạnh, tiểu ít.

* Lượng dịch truyền bổ sung: trung bình 75 – 120 ml/kg/24 giờ tuỳ theo tuổi và cân nặng. Chia đều ½ trong 8 giờ đầu và ½ trong 16 giờ sau.

Thường bắt đầu truyền với vận tốc 6 -7 ml/kg/giờ, sau đó điều chỉnh tuỳ theo tình hình. Vẫn tiếp tục cho uống trong khi truyền dịch. Ngưng truyền khi bệnh nhân uống được ( đánh giá lại sau khi đã truyền được # 500ml).

Bổ sung dịch thể sớm là biện pháp số 1 để ngăn ngừa sốc, mọi bệnh nhân dù nhẹ (độ I) cũng cần ép uống nước (ORESOL), nước hoa quả, nước lọc.

* Xử trí xuất huyết :

- Xuất huyết dưới da: Không cần xử trí có thể dùng Vitamin C, Rutin, thuốc kháng Histamin để bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng dị ứng quá mẫn.

- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam dùng bông thấm antipyrin 20% hoặc thuốc co mạch nhét chặt lỗ mũi hoặc dùng gelaspon. Khi có chảy máu cam nhiều cần phải can thiệp chuyên khoa tai mũi họng.

- Xuất huyết phủ tạng: Truyền máu tươi khi Hematocrit thấp. Truyền huyết tương, khối tiểu cầu khi Hematocrit cao.

* Hạ sốt khi có sốt cao, an thần

- Tốt nhất là hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý, nới lỏng quần áo lau nước mát không được chườm đá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Thuốc hạ nhiệt: Chỉ được dùng paracetamol đơn chất. Liều dùng 10-15 mg/ kg cân nặng cách nhau 4-6 giờ uống một lần tổng liều không quá 60 mg/ kg/ 24 giờ.

Không được dùng các thuốc hạ nhiệt khác như Aspirin, analgin, Ibu-Profen… để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết và toan máu

Bệnh học dành cho đào tạo ngành dược trình độ Cao đẳng - 3

- Thuốc an thần : Bromua canxi, Diazepam…

* Biện pháp khác

- Nằm nghỉ tại giường

- Trợ tim mạch khi cần

- Nuôi dưỡng : ăn lỏng, đủ chất, đủ vitamin

*Theo dõi:

- Thể trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp mỗi 6 giờ, rút ngắn mỗi 1-3 giờ khi có dấu hiệu nặng.

- Phát hiện sớm những dấu hiệu nặng, cần chú ý từ ngày 3 - 6. Nếu có dấu hiệu sốc chuyển ngay đến phòng săn sóc đặc biệt để điều trị đúng, kịp thời hiệu quả theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết độ III, IV.

Dấu hiệu sốc: Bứt rứt lăn lộn, li bì, tay chân lạnh ẩm, mạch nhanh nhẹ huyết áp kẹp (<20 mmHg), tiểu ít.

- Kiểm tra Hematocrit ngày một lần từ ngày 3 -6.

8.2.2. Sốt xuất huyết Dengue độ III, VI:Chống sốc tích cực.

Truyền dịch:

+ Ringer lactat hoặc NaCl 0,9%: 20 ml/kg/giờ hoặc cho chảy càng nhanh càng tốt, nếu cần bơm trực tiếp càng tốt khi bệnh nhân quá nặng.

+ Nếu diễn biến tốt: chi ấm, mạch rõ, HA bình thường hoặc tăng lên >20mmHg, Hematocrit giảm.

Tiếp tục truyền dung dịch trên với vận tốc: 10ml/kg/giờ trong 1-2 giờ; 5 ml/kg/giờ trong 2-3 giờ tiếp theo và 2-3ml/kg/giờ tiếp theo.

Ngưng truyền khi mạch, HA ổn định ít nhất trong 6 giờ.

+ Nếu 1 giờ sau khi chống sốc mà vẫn còn sốc, truyền dung dịch cao phân tử Dextran 40 hoặc 70: 15 - 20 ml/kg/giờ . Điều chỉnh toan huyết nếu có. Nếu diễn biến tốt tiếp tục truyền như trên.

* Nếu chưa thoát sốc kiểm tra lại Hematocrit:

- Hematocrit tăng thì truyền tiếp dung dịch cao phân tử 10 -15ml/kg/giờ.

- Hematocrit giảm: đề phòng suy tim do quá tải, điều chỉnh toan huyết nếu có, tìm dấu hiệu xuất huyết nội tạng.

- Thở oxy khi còn sốc.

- Truyền máu: 10-20ml/kg.

+ Khi Hematocrit giảm nhanh mà không có dấu hiệu suy tim kèm theo thể trạng không tốt, dấu hiệu thiếu máu ( niêm mạc nhợt nhạt, bứt rứt…) xuất huyết ồ ạt.

+ Nếu thể trạng còn xấu, chưa cải thiện mặc dù đã bù đủ dịch, vẫn truyền máu dù Hematocrit > 30%.

* Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP): Nếu đủ điều kiện nên đo ngay CVP những trường hợp sốt xuất huyết độ III, khi bắt đầu dùng dung dịch cao phân tử. Tránh dùng tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch dưới đòn vì nguy cơ xuất huyết.

*Chú ý:

- Nếu người bệnh có biểu hiện tái sốc, chỉ dùng cao phân tử không quá 1000ml đối với Dextran 40 và không quá 500ml đối với Dextran 70. Nếu diễn tiến không thuận lợi nên tiến hành:

+ Theo dõi sát: Mạch, HA, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm xuất huyết nội tạng để chỉ định truyền máu kịp thời.

- Nếu HA kẹp, nhất là sau một thời gian đã trở lại bình thường cần phân biệt các nguyên nhân sau:

+ Hạ đường huyết: Tiêm tĩnh mạch đường ưu trương.

+ Tái sốc do không bù đắp đủ lượng dịch tiếp tục thoát mạch.

+ Xuất huyết nội tạng.

+ Quá tải do truyền dịch và/ hoặc do tái hấp thu.

- Cần theo dõi sát các trường hợp sốc: Đo mạch, huyết áp, nhịp thở 30 phút/lần cho đến khi ra khỏi sốc. Theo dõi Hematocrit 2 giờ/lần trong 6 giờ đầu sau đó 4 giờ /lần cho đến khi ổn định. Theo dõi lượng nước tiểu.

- Thời gian truyền dịch: 24-48 giờ trong giai đoạn thoát huyết tương. Nói chung không nên truyền quá 48giờ.

9. Tiêu chuẩn ra viện:

- Hết sốt.

- Thể trạng ổn định.

- Tiểu nhiều.

- Mạch, huyết áp ổn định, ngừng xuất huyết phủ tạng.

- Tươi tỉnh, thèm ăn.

Đối với độ III, IV ít nhất đã ngưng truyền dịch 48 giờ.

10. Phòng bệnh:

- Phát hiện sớm những ca bệnh đầu tiên.

- Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt.

- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

- Diệt muỗi Aedes bằng phun thuốc diệt muỗi.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

Chọn c u đúng nhất:

Câu1: Bệnh sốt xuất huyết Dengue:

A. Chỉ có ở vùng Châu Á.. B. Chỉ xảy ra vào mùa mưa .

C. Là vấn đề y tế toàn cầu.. D.Tất cả đều đúng..

Câu2: Bệnh sốt xuất huyết Dengue:

A. Do virus Dengue với 4 týp huyết thanh gây nên.

B. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti.

C. Ký chủ chính là người. D.Tất cả đều đúng.

Câu 3: Triệu chứng l m sàng chính thường gặp của sốt xuất huyết Dengue:

A. Khởi phát đột ngột. B. Sốt cấp diễn 2- 7 ngày..

C. Gan to, dấu hiệu dây thắt (+). D. Tất cả đều đúng.

Câu4: Triệu chứng nào không phù hợp với triệu chứng sốt xuất huyết Dengue:

A. Sốt cấp diễn thời gian sốt từ 2- 7 ngày

B. Xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái.

C. Xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc D.Hematocrit và tiểu cầu không thay đổi.

Câu 5: Triệu chứng nào đúng với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue:

A. Lâm sàng với sốt tăng từ từ. B. Hematcrit tăng > 20% của trị số bình thường.

C. Tiểu cầu bình thường. D. Biểu hiện xuất huyết dấu dây thắt (-)

Câu 6: Điều trị sốt xuất huyết Dengueđộ I, II:

A. Bù nước bằng đường uống và truyền tĩnh mạch.

B. Truyền dịch khi bệnh nhân không ăn uống được.

C. Hạ nhiệt bằng Paracetamol và lau mát.

D. Hạ nhiệt bằng Aspirin và chườm mát cho bệnh nhân.


MỤC TIÊU

BÀI 5

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS

1. Trình bày được dịch tễ, triệu chứng lâm sàng viêm gan virus.

2. Trình bày lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan virus.

NỘI DUNG

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa

Bệnh viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do virut viêm gan gây hoại tử tế bào gan cấp tính gây nên. Bệnh có tính chất tán phát khắp thế giới ít khi bùng nổ thành dịch lớn.

1.2. Mầm bệnh

Cho tới nay ít nhất có 6 loại virut viêm gan được ghi nhận.

- HAV (Heptitis A virut): vi rút viêm gan A

- HBV (Hepatitis B virut): vi rút viêm gan B

- HCV (Hepatitis C virut): vi rut viêm gan C

- HDV(Hepatitis D virut): vi rut viêm gan D

- HEV (Hipatitis E virut): vi rut viêm gan E

- HGV (Hepatitis G virut): virut viêm ganG

1.3. Dịch tễ

1.3.1. Nguồn bệnh

- Bệnh nhân

- Người lành mang virut.

1.3.2. Đường lây truyền

- Viêm gan A đường lây quan trọng là đường tiêu hoá.

- Viêm gan B, bệnh lây truyền qua các đường.

Máu: truyền máu, dùng bơm kim tiêm vô khuẩn, các thủ thuật y khoa không đảm bảo vô khuẩn (châm cứu, nhổ răng,tiêm...).

Sinh dục

Lây từ mẹ sang con trong thời kỳthai nghén và trong lúc đẻ.

- Viêm gan C lây theo đường máu (do truyền máu, các sản phẩm của máu,

- kim tiêm chung của người nghiện ma túy...

- Viêm gan D: lây theo đường máu gặp ở những người chích ma tuý, truyền máu nhiều lần.

- Viêm gan E lây truyền theo đường tiêu hoá, phần lớn do nguồn nước và thực phẩm.

- Viêm gan G lây theo đường máu cũng như sản phẩm của maú, lây theo đường tiêm chích.

1.3.3. Cơ thể cảm thụ:

Mọi lứa tuổi giới tính đều có thể bị viêm gan, tuy nhiên.

- Đối với virut viêm gan A và E, lứa tuổi mắc nhiều là trẻ em và thanh niên.

- Đối virut viêm gan B, D và C: thường đa số gặp ở người lớn, một số trẻ em mắc là do truyền từ mẹ sang con. Virut tồn tại trong cơ thể suốt đời.

- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, với máu và các chế phẩm máu... thường dễ nhiễm virut viêm gan. Hiện nay, bệnh viêm gan virut được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

2. Triệu chứng

2.1. Thời kỳ nung bệnh

Hoàn toàn yên lặng, thời gian dài, ngắn tuỳ theo căn nguyên.

- Viêm gan A: trung bình 20 - 30 ngày (tối đa 45 ngày, tối thiểu 15 ngày)

- Viêm gan B: trung bình 60 - 90 ngày (tối đa là 180 ngày, tối thiểu 30 ngày).

- Viêm gan C: trung bình 50 ngày.

- Viêm gan D : xảy ra hiện diện với viêm gan B.

- Viêm ganE: nung bệnh ngắn, tương đương viêm gan A.

2.2. Thời kỳ khởi phát(từ 3 - 10 ngày)

Sốt nhẹ 37o5C – 38oC hoặc không sốt.

- Rối loạn tiêu hoá.

- Chán ăn là dấu hiệu đặc trưng nhất.

- Đau bụng âm ỉ hạ sườn phải.

- Nôn buồn nôn, táo hoặc ỉa lỏng.

- Rối loạn thần kinh và buồn nôn.

- Mệt mỏi rõ rệt cả về thể xác lẫn tinh thần, không có lý do giải thích.

- Đau mỏi khớp, nhức đầu, đau mình mẩy, mất ngủ.

- Nước tiểu ít và màu vàng sẫm.

2.3. Thời kỳ toàn phát

(Trung bình 4 tuần, thể nhẹ 7 - 8 ngày)

- Bệnh nhân hết sốt, xuất hiện vàng da, vàng mắt. Sớm nhất là củng mạc mắt vàng.

Sau đó vàng da từ từ và tăng dần. Nếu vàng đậm thì ngứa do ứ sắc tố mật.

- Nước tiểu ít và sẫm màu (< 1,5 lít/ngày).

- Gan bình thường hoặc to, mềm ấn hơi tức.

- Lách bình thườnghoặc to (1/5 trường hợp lách to). Viêm gan có lách to thường tiên lượng dè dặt.

- Rối loạn tiêu hoá đỡ hơn, song vẫn còn chán ăn.

- Về toàn trạng, bệnh nhân vẫn mệt nhọc, chán ăn.

- Về toàn trạng, bệnh nhân vẫn mệt nhọc, mất ngủ.

2.4. Thời kỳ hồi phục

Bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn (2-3 lít/ ngày). Nước tiểu trong dần, vàng da lui dần.

Bệnh nhân ăn ngon miệng, ngủ được, gan lách bình thường.

3. Chăm sóc

3.1. Nhận định chăm sóc:

Điều dưỡng viên nhận định chăm sóc, thu thập các dữ liệu bằng cách:

* Hỏi:

- Bệnh xuất hiệ từ bao giờ? Diễn biến của bệnh.

- Liên quan dịch tễ với những người xung quanh.

- Bệnh nhân có ngủ được không? Mức độ mệt mỏi của bệnh nhân.

- Bệnh nhân có chán ăn không? Có nôn không?

- Bệnh nhân có đau tức hạ sườn phải hay thượng vị không?

- Nước tiểu vàng xuất hiện từ bao giờ?

* Khám:

- Quan sát da và nước tiểu, đanh giá mức độ vàng đậm hay vàng nhạt.

- Đo lượng nước tiểu 24 giờ.

- Khám gan teo hay to? ấn có thấy tức không?

- Phát hiện triệu chứng tiền hôn mê gan: Lúc lẫn, lơ mơ, giãy giụa ...

* Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chú ý các xét nghiệm chức năng gan như: Bilirubin, transaminaza, Gros, sắc tố mật và muối mật…

3.2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng do ứ mật.

- Mệt mỏi so suy giảm chức năng gan.

- Dinh dưỡng không đầy đủ do chán ăn.

- Nguy cơ tiền hôn mê và hôn mê gan.

- Bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh viêm gan virus.

3.3. Lập kế hoạch chăm sóc:

- Làm hết tình trạng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng cho bệnh nhân.

- Làm giảm mệt mỏi cho bệnh nhân.

- Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.

- Giảm nguy cơ biến chứng.

- Giáo dục sức khoẻ.

3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:

3.4.1. Làm hết tình trạng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng:

- Theo dõi và đánh giá mức độ vàng da, vàng mắt hàng ngày. Mức độ vàng da giảm đi hay vàng đậm lên.

- Theo dõi màu sắc nước tiểu và đo lượng nước tiểu hàng ngày .

- Theo dõi gan tay hay teo nhỏ? Bệnh nhân đau vùng gan âm ỉ hay đau quặn từng cơn?

- Dùng thuốc Glucoza uống hay truyền bệnh Glucoza, lợi mật, dùng thuốc bảo vệ chống sự huỷ hoại tế bào gan.

- Theo dõi vàlàm xét nghiệm Bilirubin, Transaminaza, sắc tố mật...

3.4.2. Làm giảm mệt mỏi cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân viêm gan mệt mỏi nhiều, tuỳ từng tình trạng bệnh nhân. Đánh giá mức độ mệt mỏi của bệnh nhân, trường hợp nặng, bệnh nhân mệt mỏi nhiều.

- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy mức độ bệnh nhân nằm nghỉ tại giường và đi lại nhẹ nhàng trong phòng hay nằm nghỉ tuyệt đối.

- Động viên bệnh nhân yên tâm điều trị, tránh lo lắng không cần thiết, làm bệnh nhân mất ngủ. Khi bệnh nhân ngủ được cũng là giảm một phần mệt mỏi cho bệnh nhân .

3.4.3. Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân:

- Khi bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá: Nôn, ỉa chảy hay táo bón, chán ăn... đều làm cho tình trạng hấp thu dinh dưỡng kém đi.

- Cần quan tâm, theo dõi sát, động viên bệnh nhân ăn, nên ăn làm nhiều bữa, chế biến thức ăn hợp khẩu vị.

- Ăn nhiều đạm hoa quả, không nên ăn thức ăn kích thích, rượu bia...

- Khi trình trạng bệnh nhân nặng, chán ăn nhiều thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

3.4.4. Giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân

- Cần theo dõisát tình trạng diễn biến của bệnh.

- Bệnh nhân viêm gan giai đoạn cấp cần điều trị tích cực, phát hiện sớm và kịp thời khi bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tri giác, dấu hiệu tiền hôn mê gan như lú lẫn, ngủ gà, hành vi bất thường...

- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Những trường hợp diễn biến nặng, bệnh nhân sốt cao lên, mạch nhan, huyết áp hạ, suy tuần hoàn, thở mùi axeton trong viêm gan tối cấp.

- Phát hiện kịp thời dấu hiệu phù, tuần hoàn bàng hệ cổ chướng.

- Để tránh tái phát cho bệnh nhân, không nên dùng corticoid trong khi bệnh nhân ở giai đoạn viêm gan cấp.

- Không nên dùng thuốc độc cho gan: Kháng sinh, an thần, thuốc tránh thai.

- Phụ nữ có thai mắc gan virut cần phát hiện sớm và điều trị sớm để tránh xảy thai, xuất huyết khi đẻ.

3.4.5. Giáo dục sức khoẻ:

Việc giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân vi êm gan virut là nhằm trang bị cho họ những kiến thức để họ hiểu và an tâm, phối hợp điều trị tích cực.

- Giảng giải cho bệnh nhân hiểu thế nào là bệnh viêm gan virut (nguyên nhân, cách lây bệnh...)

- Vai trò quan trọng của việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng.

- Cách ngăn ngừa biến chứn viêm gan ác tính, viêm gan mạn, xơ gan...

- Cách phòng bệnh và trán lây lan cho những người xung quanh .

- Cách tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà.

Sau khi ra việc: luyện tập thường xuyên, tuỳ mức độ bệnh, ăn uống bồi dưỡng nâng cao thể trạng; trường hợp nặng, được miễn lao động và hoạt động thể thao trong vòng 3 tháng.

Kiểm tra định kỳ HBsAg 1 -2 tháng/1 lần khi bệnh nhân bị viêm gan virus B. Nêu trên 6 tháng mà HBsAg (+), được coi như mang kháng nguyên mạn tính. Nên kiểm tra định kỳ men Transaminaza xem có tăng hay không?

Sau khi xuất viện một thời gian, thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm gan, cần đi khám ngay.

3.5. Đánh giá:

Thường xuyên đánh giá tình trạng mức độ bệnh giảm đi hay tăng lên:

- Mức độ vàng da, vàng mắt.

- Nước tiểu vàng tăng lên hay giảm đi?

- Chán ăn hay không?

- Có rối loạn tri giác hay không?

- Các xét nghiệm thay đổi thế nào?

Nếu các triệu chứng lâm sàng vẫn tồn tại trên 6 tháng, bệnh nhân rơi vào mạn tính, dễ dẫn đến xơ gan. Nếu diễn biến tốt, bệnh sẽ khỏi 90% sau 8 tuần.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Cho tới nay ít nhất có bao nhiêu loại virus viêm gan được ghi nhận?

A. 3 loại. B.4 loại. C.5 loại. D.6 loại. Câu 2: Nguồn bệnh của viêm gan virus

A.Người bệnh. B.Người lành mang virut.

C. A, B đúng. D.A, B sai. Câu 3: Viêm gan A đường lây quan trọng là:

A.Đường tiêu hoá. B.Đường máu.

C.Đường sinh dục. D.Lây từ mẹ sang con.

Câu 4: Viêm gan C đường lây quan trọng là: A.Đường tiêu hoá. B.Đường máu.

C.Đường sinh dục. D.Lây từ mẹ sang con.

Câu 5: Viêm gan D: xảy ra hiện diện với viêm gan nào sau đây?

A.Viêm gan A. B.Viêm gan B.

C.Viêm gan C. D.Viêm gan D.

Câu 6: Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân viêm gan virus:

A. Vai trò quan trọng của việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng.

B. Cách ngăn ngừa biến chứng viêm gan ác tính, viêm gan mạn, xơ gan...

C. Cách phòng bệnh và trán lây lan cho những người xung quanh.

D. Tất cả đều đúng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí