Tiếp Cận Từng Bước Để Quản Lý Và Điều Trị Sxhd

1.5.1.2. Phân độ SXHD

Bảng 1.1: Phân độ sốt xuất huyết [2]


Phân độ

SXHD

SXHD có dấu hiệu cảnh báo

SXHD nặng


Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Sống /đi đến vùng có dịch. Sốt ≤ 7 ngày và có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau:

- Nôn, buồn nôn.

- Phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Xuất huyết dưới da hoặc dấu hiệu dây thắt (+).

- Hct bình thường hoặc tăng.

- Bạch cầu bình thường hoặc giảm.

- Tiểu cầu bình thường hoặc giảm.

Có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

- Vật vã, lừ đừ, li bì

- Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.

- Nôn nhiều ≥ 3 lần/1 giờ hoặc ≥ 4 lần/6 giờ.

- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.

- Gan to > 2cm dưới bờ sườn.

- Tiểu ít.

- Hct tăng kèm tiểu cầu giảm nhanh.

- AST/ ALT ≥ 400 U/L*.

- Tràn dịch màng bụng, màng phổi trên siêu âm hoặc X- Quang*.

Ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

1. Thoát huyết tương nặng dẫn tới:

- Sốc SXHD, sốc SXHD nặng.

- Ứ dịch, biểu hiện suy hô hấp.

2. Xuất huyết nặng.

3. Suy các tạng

- Gan: AST hoặc ALT ≥ 1000 U/L.

- Thần kinh trung ương: rối loạn ý thức

-Tim và các cơ quan khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

* Nếu có điều kiện thực hiện

1.5.1.3. Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với một số bệnh sau

Các bệnh do virus hay gặp trong cộng đồng: cúm, sởi, rubella

Các bệnh nhiễm khuẩn có sốt cao: thương hàn, leptospira, rickettsia

Bệnh do não mô cầu

Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

Sốt rét tiên phát

Các bệnh về máu

Bệnh lý ổ bụng cấp.[2]

1.5.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue

SXHD vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và quan trong là phân loại đánh giá đúng mức độ nặng của bệnh để có phương án xử trí phù hợp và kịp thời,

1.5.2.1. Tiếp cận từng bước để quản lý và điều trị SXHD

Hình 1 9 Cách tiếp cận từng bước để quản lý SXHD theo WHO 1 1 5 2 2 Tiêu chuẩn 1


Hình 1.9: Cách tiếp cận từng bước để quản lý SXHD theo WHO [1]

1.5.2.2. Tiêu chuẩn xuất viện [2]

Hết sốt ít nhất 2 ngày

Tỉnh táo, ăn uống được

Mạch, huyết áp trở về bình thường

Không xuất huyết tiến triển

AST/ALT < 400 U/L

Hct trở về bình thường và tiểu cầu có khuynh hướng hồi phục tiểu cầu

>50.000/mmᵌ

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện E

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết theo tiêu chuẩn của bộ y tế 2019 [2], có kết quả xét nghiệm Dengue virus NS1Ag (+) và/hoặc Dengue virus IgM (+), và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang có bệnh kèm theo nặng. Không thu thập đủ thông tin của bệnh nhân.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện E.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2021 đến tháng 12/2021.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian trên.

Phương pháp chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn không xác suất, chọn mẫu thuận tiện cho nghiên cứu, bao gồm tất cả các bệnh nhân thỏa mãn điều kiện nghiên cứu.

Chúng tôi đã chọn ra được 72 bệnh nhân đủ diều kiện để tiến hành nghiên cứu.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Các bước tiến hành:

Bệnh nhân được chẩn đoán SXHD được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, thu thập các thông tin cận lâm sàng: xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh.

Số liệu được thu thập từ lúc bệnh nhân nhập viện đến khi ra viện và được phân nhóm thành 3 thời điểm: T1: 1-3 ngày; T2: 4-7 ngày; T3: sau 8 ngày có sốt.

Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm có DHCB và không có DHCB theo tiêu chuẩn của BYT năm 2019.

Các thông tin được thu thập vào bệnh án nghiên cứu (phụ lục).

Các biến số nghiên cứu

Dịch tễ:

Tuổi: Các bệnh nhân được chia làm các nhóm tuổi ≤ 40 tuổi, 40-60 tuổi,

≥60 tuổi

Giới tính

Tiền sử bệnh tật: tiền sử mắc SXHD, tiền sử bệnh lý gan mật.

Lâm sàng:

Triệu chứng cơ năng: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi cơ khớp, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, …

Triệu chứng thực thể: gan to, phát ban, xuất huyết dưới da, …

Chỉ số BMI: phân loại BMI theo WHO: gầy ≤ 18,5; trung bình 18,5- 25; thừa cân béo phì ≥ 25 (đơn vị Kg/m2)

Cận lâm sàng:

Công thức máu: số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, Hemoglobin, hematocrit

Sinh hóa máu: AST, ALT. Với mức giá trị bình thường của AST, ALT là ≤ 40 U/L cho cả hai giới.

Chẩn đoán hình ảnh: X quang ngực, siêu âm ổ bụng.

Test nhanh: NS1- Ag, IgM, IgG virus dengue.

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các thông tin cận lâm sàng từ bệnh án của bệnh nhân đang điều trị tại khoa. Các thông tin lâm sàng, tiền sử thu thập thông qua hỏi bệnh, khám lâm sàng bệnh nhân đang điều trị tại khoa.

Các thông tin của bệnh nhân được thu thập từ khi nhập viện đến khi xuất viện.

Người thực hiện: sinh viên thực hiện nghiên cứu.

Các thông tin thu được điền vào bệnh án nghiên cứu.

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu sau thu thập được nhập và làm sạch bằng phần mềm excel 2010.

- Các phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0 sử dụng các test thống kê bao gồm:

Phương pháp thống kê tỉ lệ % đối với các biến số định tính, giá trị trung bình đối với các biến số định lượng.

Kiểm định χ2 để xác định sự khác nhau khi so sánh tỉ lệ giữa các biến số có từ 2 nhóm trở lên. Sự so sánh có ý nghĩa thông kê với p< 0,05.

Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định Kruskal- Wallis, T- Student khi so sánh giá trị trung bình giữa hai biến. Sự so sánh có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Tính tỉ suất chênh OR để tìm mối liên quan giữa các biến số.

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu

- Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu trước khi tiến hành hỏi bệnh và thăm khám.

- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, chính xác.

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 72 bệnh nhân được chẩn đoán SXHD, đang điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E. Sau khi phân tích số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau.

3.1.1. Tỉ lệ giữa hai nhóm có DHCB và không có DHCB


Có DHCB Không có DHCB


36%


64%

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phần trăm hai nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Trong tổng số 72 đối tượng tham gia nghiên cứu có 26 bệnh nhân có DHCB, 46 bệnh nhân không có DHCB chiếm tỉ lệ lần lượt là 36,1 % và 63,9%.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí