Phân Tích Mối Quan Hệ Hợp Tác Giữa Các Tác Nhân Trong Chuỗi

phối lợi nhuận căn cứ theo tỷ trọng chi phí HĐTGT của từng tác nhân đóng góp thì cho thấy các tác nhân trung gian chỉ có hưởng mức lợi nhuận từ 3,7 đến 4,9 triệu đồng/tấn. Vì vậy, mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với mức lợi nhuận tính toán theo tỷ trọng chi phí HĐTGT là phần giá trị chiếm đoạt do thông tin trong CCSPTN không hoàn hảo mang lại.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm, cần phải có các giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị tăng thêm cho hộ nuôi. Các giải pháp này bao gồm cả lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô lẫn quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện tốt nhất để vừa giải quyết được lợi ích của hộ vừa đạt được mục tiêu tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng hay tối đa hóa giá trị gia tăng của CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3.1.4. Dòng thông tin trong chuỗi

3.1.4.1. Theo chiều dọc

Quá trình trao đổi thông tin giữa các tác nhân thông qua các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp theo chiều dọc của họ. Trong đó, mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác có ý nghĩa quan trọng, nó phản ánh được chất lượng của dòng thông tin là thông suốt hay ách tắc của CCSPTN. Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong mối quan hệ đối tác khác nhau là khác nhau. Dựa vào thang đo Likert với 5 mức độ trao đổi thông tin: 1- không trao đổi, 2- trao đổi yếu, 3- trao đổi trung bình, 4- trao đổi khá chặt chẽ, 5- trao chặt chẽ. Với khoảng cách n =(5-1)/5= 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả sau: 1,00-1,80: không trao đổi; 1,81- 2,60: trao đổi yếu (trao đổi mang tính thời điểm); 2,61- 3,40: trao đổi trung bình (số lần trao đổi có tính thường xuyên hơn); 3,41- 4,20: trao đổi khá chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều nhưng không đầy đủ); 4,21-5,00: trao đổi chặt chẽ (thông tin trao đổi nhiều và đầy đủ).

- Với các tác nhân dòng thượng nguồn: Qua kết quả khảo sát 4 tác nhân về phía dòng thượng nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) của CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy có 2 tác nhân cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân còn lại là trung bình, đó là hộ nuôi tôm (mức TB là 3,019) và cơ sở chế biến TACN/ Đại lý (mức TB là 2,900). Theo hộ nuôi, lĩnh vực trao đổi thông tin nhiều nhất là giá cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra, các thông tin về kỹ thuất công nghệ nuôi, phòng và điều trị

bệnh có mức độ trao đổi yếu, không thường xuyên. Mức độ trao đổi của các tác nhân còn lại là trao đổi yếu (mức TB < 2,6).

Hộ nuôi tôm không trao đổi thông tin trực tiếp với cơ sở chế biến TACN mà họ chỉ nắm thông tin qua đại lý TACN và TTYTS của các cơ sở này khi mua bán. Các cơ sở chế biến TACN rất quan tâm trao đổi thông tin với người nuôi tôm, vì đây là khách hàng quan trọng của họ. Tuy nhiên, do năng lực tiếp cận và trình độ xử lý thông tin của các đại lý là hạn chế, nên sự sai lệch thông tin về chỉ dẫn cách thức sử dụng, chất lượng cũng như giá cả thức ăn cho tôm đến hộ là điều có thể xảy ra (xem phụ lục Bảng 46).

Tác nhân cơ sở SXTG và cơ sở sản xuất TTYTS cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân khác là yếu (mức TB < 2,6). Theo họ, khi cần mua bán thì mới trao đổi, khi có sự cố nào thì cùng nhau giải quyết. Đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong khâu SXTG. Trên thực tế, giữa cơ sở SXTG với người nuôi tôm không gắn kết trách nhiệm với nhau về sự bảo đảm chất lượng tôm giống thông qua hợp đồng kinh tế. Tương tự, mức độ trao đổi thông tin giữa cơ sở sản xuất TTYTS với các tác nhân khác là yếu (mức TB là 2,1). Thực tế, hầu hết các đại lý TACN kiêm luôn đại lý TTYTS, do trình độ chuyên môn hạn chế nên các đại lý không thể hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc một cách hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây khó khăn trong công tác phòng và điều trị bệnh dịch tôm ở địa phương.

- Với các tác nhân dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy, trong 5 tác nhân được khảo sát ở dòng hạ nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) thì có 3 tác nhân cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân có quan hệ trực tiếp ở mức trung bình, đó là tác nhân thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Người thu gom lớn (mức TB là 2,7), họ chỉ trao đối thông tin với hộ nuôi khi vào vụ thu hoạch, chủ yếu là trao đổi về vấn đề sản lượng dự kiến thu hoạch, giá cả và các yêu cầu chất lượng tôm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Bán buôn và các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm là khách hàng của họ mức độ trao đổi cũng có tính thường xuyên hơn (xem phụ lục 3, Bảng 47). Do là người trung gian trao đổi mua bán giữa các kênh tiêu thụ nên thông tin có được của người thu gom là nhiều hơn và tương đối đầy đủ.

Người bán buôn (mức TB là 3,3), họ rất cần thông tin từ người thu gom như về giá cả, thời gian đã lưu trữ, xuất xứ tôm mua ở đâu. Tuy nhiên, thông tin này không

được cung cấp đầy đủ. Thường người thu gom ép chất lượng phẩm cấp tôm khi mua của hộ, nhưng khi bán cho bán buôn họ lại nâng phẩm cấp nhằm mục đích nâng giá bán. Mức độ trao đổi thông tin giữa người bán buôn với nhau còn hạn chế, nhưng với người bán lẻ thì trao đổi nhiều về nhu cầu thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nhưng thông tin không đầy đủ, nhất là giá cả theo phẩm cấp và kích cỡ của tôm. Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản (mức TB là 3,3). Họ quan tâm đến thông tin của người thu gom và các thông tin từ nhà nhập khẩu. Họ không trao đổi thông tin nào với người nuôi tôm, và các tác nhân khác trong CCSPTN ở Quảng Nam. Đây là điểm yếu của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong CCSPTN ở Quảng Nam. Đây là nguyên nhân làm cho dòng thông tin trong chuỗi bị ách tắc như truy xuất nguồn gốc sản phẩm, số lương…, ảnh hưởng đến các quan hệ hợp tác trong chuỗi cung. Ngược lại với các tác nhân trên, hộ nuôi tôm cho rằng mức trao đổi thông tin với các tác nhân này là yếu (mức TB 1,963). Nguyên nhân là họ chỉ trao thông tin với người thu gom là chủ yếu, họ hoàn toàn không nắm thông tin gì về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng từ người bán buôn, bán lẻ, hay quy định về tiêu chuẩn phẩm cấp tôm nguyên liệu từ các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm. Trên thực tế, những thông tin này người thu gom biết rất rõ, nhưng khi trao đổi thì họ chỉ trao đổi những thông tin có lợi cho mình. Đây là nguyên nhân làm cho người nuôi tôm thiếu thông tin ảnh tới các quyết định bán sản phẩm cho thu gom.

Người bán lẻ đánh giá mức độ trao đổi thông tin với các tác nhân có quan hệ với họ là khá chặt chẽ (mức TB là 3,9). Họ quan tâm các thông tin về số lượng và chất lượng tôm cần cung cấp, thời gian lưu trữ, xuất xứ của tôm và phản hồi thông tin về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ rất quan tâm đến thông tin về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại các chợ.

3.1.4.2. Theo chiều ngang

Kết quả khảo sát 8 tác nhân trong CCSPTN ở Quảng Nam, cho thấy mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong cùng một khâu có sự khác biệt lớn. Giữa những người nuôi tôm họ trao đổi thông tin khá chặt chẽ cho nhau (mức TB là 3,626) như kinh nghiệm cho ăn, thời gian biểu thay nước; giá TACN, TTYTS, giống. Từ những thông tin này người nuôi tôm cải tiến, điều chỉnh kỹ thuật nuôi tôm của mình

nhằm đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, độ tin cậy của nó thường không cao, thiếu tính khoa học. Các cơ sở chế biến TACN, thu gom, bán buôn và bán lẻ ngoài tỉnh, có trao đổi thông tin nhưng không thường xuyên (mức TB < 2,6). Trên thực tế cho thấy các tác nhân này thường trao đổi với nhau về giá cả mua tôm của hộ và giá bán ra, trên cơ sở đó thỏa thuận ngầm với nhau để ấn định mức giá mua và bán sao cho đảm bảo lợi nhuận tối thiểu của nhau (xem phụ lục Bảng 48). Các cơ sở SXTG, cơ sở sản xuất TTYTS/ Đại lý và cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản không có trao đổi thông tin gì với nhau (mức TB <1,80). Đây là yếu tố gây trợ ngại cho quá trình liên kết, hợp tác với nhau nhằm tăng cường năng lực trạnh tranh cũng như vượt qua những rào cản thương mại của các quốc gia nhập khẩu tôm hiện nay.

Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin trong CCSPTN ở Quảng Nam là hạn chế, nhất là các thông tin trao đổi về kỹ thuật nuôi tôm, công nghệ bảo quản, chế biến, các thông tin có được như giá cả, chất lượng sản phẩm chủ yếu thông qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dòng thông tin trong chuỗi thiếu minh bạch, gây ách tắc, tác động đến quan hệ hợp tác của các tác nhân, làm giảm hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị tạo ra cho SPTN trong chuỗi cung này.

3.1.5. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi

3.1.5.1. Hợp tác theo chiều dọc:

Mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của CCSPTN, đó là tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng. Quan hệ hợp tác giữa các tác nhân chặt chẽ hay không chặt chẽ được xác định qua thang đo Likert với 5 mức độ quan hệ hợp tác: 1- không hợp tác, 2- hợp tác yếu, 3- hợp tác trung bình, 4- hợp tác khá chặt chẽ, 5- hợp tác chặt chẽ. Với khoảng cách n =(5-1)/5 = 0,8, ý nghĩa các mức trung bình phân thành 5 nhóm kết quả sau: 1,00 -1,80: không hợp tác; 1,81 - 2,60: hợp tác yếu, mang tính thời điểm (khi cần thì hợp tác); 2,61 - 3,40: hợp tác ở mức trung bình (hợp đồng ngắn hạn, mang tính thường xuyên hơn); 3,41 - 4,20: hợp tác khá chặt chẽ (hợp đồng trung hạn); 4,21-5,00 hợp tác chặt chẽ (hợp đồng dài hạn).

- Với các tác nhân ở dòng thượng nguồn: Qua khảo sát 3 tác nhân dòng thượng nguồn CCSPTN ở Quảng Nam, họ đánh giá mức độ quan hệ hợp tác giữa họ với các tác

nhân khác là quan hệ hợp tác yếu (mức TB < 2,6). Nguyên nhân là giữa các tác nhân này chưa có các quan hệ hợp tác chặt chẽ. Cụ thể, giữa hộ nuôi với cơ sở SXTG, cơ sở sản xuất TTYTS chưa có các cam kết chủ đạo trong quan hệ mua bán thông qua hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm và chia sẻ lợi ích. Riêng giữa đại lý TACN với hộ nuôi đã thể hiện mối quan hệ hợp tác tương đối rõ nét hơn (mức TB là 2,759) thông qua hình thức bán chịu thức ăn cho hộ nuôi và thanh toán sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, giá bán luôn cao hơn giá mua trả tiền ngay. Đây là hình thức hỗ trợ vốn rất có ý nghĩa cho hộ nhằm giải quyết những khó khăn về vốn lưu động của hộ, vì chi phí thức ăn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn (xem phụ lục 3 Bảng 49, Bảng 50). Trên thực tế quan hệ giữa cơ sở SXTG với cơ sở chế biến TACN, cơ sở sản xuất TTYTS đều thể hiện quan hệ ở mức độ hợp tác yếu, không có sự ràng buộc với nhau về trách nhiệm pháp lý để đáp ứng các yêu cầu lâu dài trong SXKD. Theo các cơ sở SXTG thì giữa họ với hộ nuôi có quan hệ hợp tác nhất định, thể hiện qua việc thỏa thuận mua bán với người đại diện nhóm cộng động là tôm giống được cung cấp tận nơi, hộ nuôi không phải chi trả tiền vận chuyển tôm giống. Như vậy, có thể nhận định rằng quan hệ dọc giữa các tác nhân ở dòng thượng nguồn trong chuỗi này thiếu chặt chẽ, các tác nhân chưa tận dụng hết các lợi thế của nhau để chia sẻ lợi ích tốt nhất.

- Với các tác nhân ở dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan hệ hợp tác giữa các tác nhân với nhau ở dòng hạ nguồn là chưa cao. Trong 5 tác nhân khảo sát có 3 tác nhân là thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu nhận định mức độ hợp tác của họ với các tác nhân khác là trung bình (2,9; 2,7; 3,1). Theo hộ nuôi và người bán lẻ mức độ hợp tác giữa họ với các tác nhân khác ở dòng hạ nguồn là yếu (1,8 < mức TB <2,6). Thực tế hộ nuôi không có quan hệ hợp tác với người bán buôn, bán lẻ và cơ sở chế biến và xuất khẩu, điều này giải thích tại sao người bán lẻ không mua tôm của hộ để tiêu thụ, cũng như các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản không trực tiếp mua tôm của hộ nhằm giảm mức chênh lệch giá bán tôm do qua nhiều trung gian để năng cao hiệu quả kinh tế và khả cạnh tranh của CCSPTN.

Tóm lại, qua phân tích các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân ở cả hai phía thượng nguồn và hạ nguồn trong CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy: mức độ các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân là thấp, đây là những mối quan hệ trực tiếp phát

sinh trong quá trình trao đổi mua bán thông thường, biểu hiện của sự manh nha, rời rạc, cục bộ chưa đạt được mức độ tích hợp theo chiều dọc. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. Vì khi các quan hệ hợp tác tốt sẽ giảm được các khoản chi phí bỏ ra không cần thiết, đồng thời khắc phục những khó khăn nhất định của các tác nhân trong chuỗi cung này.

3.1.5.2. Hợp tác theo chiều ngang

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh đòi hỏi những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển cần phảỉ hợp tác, liên kết với nhau nhằm chia sẻ các nguồn lực bổ sung với mục đích hoàn thiện sản phẩm và hạ thấp chi phí. Kết quả khảo sát cho thấy giữa các hộ nuôi tôm có quan hệ hợp tác, liên kết với nhau, nhưng ở mức độ trao đổi yếu (mức TB là 2,322). Trên thực tế, các hộ nuôi bước đầu hợp tác theo nhóm các hộ cùng nuôi (nhóm cộng đồng), thỏa thuận cùng ký kết với doanh nghiệp cung cấp TACN, con giống để mua với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, chưa hợp tác, liên kết để cùng bán sản phẩm, xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Tương tự các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có quan hệ hợp tác với nhau chủ yếu trong khâu tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm (mức TB là 2,200), còn ở các hoạt động khác mua nguyên liệu, công nghệ chế biến, vốn sản xuất hầu như không có. Các tác nhân còn lại chưa hình thành các mối quan hệ hợp tác trên các mặt sản xuất, mua bán, vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho nhau hoặc thông qua các hình thức tổ chức hội, hiệp hội của ngành, có chăng chỉ là những mối quan hệ riêng rẽ, chủ yếu còn mang nặng tính cạnh tranh cao với nhau trên thị trường (mức TB < 1,800) (xem phụ lục 3, Bảng 51).

Nhìn chung, mức độ quan hệ hợp tác cả chiều dọc lẫn chiều ngang còn rất yếu, đặc biệt là hợp tác, liên kết theo chiều ngang. Quan hệ cạnh tranh với nhau vẫn là chủ đạo, các tác nhân chưa khai thác được các lợi ích của cả quan hệ hợp tác dọc và ngang để hợp lý hóa quá trình tạo giá trị gia tăng, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là lý do giải thích tại sao giá tôm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng cao hơn giá xuất khẩu tôm của Thái Lan, Ấn Độ…

3.2. Các yếu tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư nuôi tôm của hộ.

Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích năng suất tôm nuôi (tôm thẻ chân trắng) trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào có dạng như sau:

1

Y A.X 1 X

2 3 1D12D2 3D3 4D4 5D5

e

X

2 3


(1)

Logarít hóa hai vế của phương trình trên ta được phương trình tuyến tính theo các tham số α, β như sau:

LnY=LnA+α1 LnX1 2 LnX2 3 LnX3 1D1 2D2 3 D34D45D5 +ε. (2)

Trong đó: Y: Năng suất tôm nuôi (tấn/ha/năm); A là hằng số (hệ số chặn) X1: Mật độ thả giống (vạn con/ha); X2: Số lượng thức ăn công nghiệp (tấn/ha); X3: Số ngày công lao động (ngày công/ha); i (i=1-3): Các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi; j: (j= 1- 5):các hệ số hồi quy cần được ước lượng của mô hình; D1: kiểm dịch (D1= 1: giống nuôi được kiểm định; D1=0 giống không được kiểm định ); D2: là môi trường xung quanh ao nuôi (D2= 1: môi trường bị ô nhiễm ; D2= 0: môi trường không bị ô nhiễm; D3: hệ thống kênh cấp thóat nước riêng (D3=1 có hệ thống kênh cấp thoát nước riêng, D3=0 không có hệ thống cấp thoát nước riêng); D4: dịch bệnh (D4=1 có dịch bệnh, D4=0: không có dịch bệnh); D5: tập huấn (D5 = 1 có tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, D5= 0: không tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm); : Sai số ngẫu nhiên của mô hình, đại diện cho các nhân tố không đưa vào mô hình.

Kết quả kiểm định các mô hình cho thấy, mô hình nuôi TC vụ 1 là F=125,072 tại mức ý nghĩa 99%, TC vụ 2 là F= 108,355 tại mức ý nghĩa 99%. Điều này cho phép bác bỏ giả thiết H0, tức là bác bỏ giả thiết tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thiết H1, giả thiết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0. Như vậy mô hình đưa ra phù hợp với thực tế, với mức ý nghĩa thống kê 99%. Hệ số xác định R2 điều chỉnh trong mô hình TC vụ 1 là 0,7931 cho biết 79,31 % sự thay đổi năng suất tôm nuôi là do các biến trong mô hình tạo ra, còn lại 20,69 % do các yếu tố ngoài mô hình gây ra; tương tự, hệ số xác định R2 trong mô hình nuôi TC vụ 2 là 0,7649, cho biết 76,49% sự thay đổi NS nuôi là do các biến trong mô hình tạo

ra, 23,51% các biến ngoài mô hình gây ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với các biến đã đưa vào mô hình và thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam.

Các biến và hệ số

TC vụ 1


TC vụ 2

Coefficients

T-stat

Coefficients

T-stat

Hệ số tự do (C)

-2,946**

-2,523

-2.866**

-2,152

LnX1- Ln(Mật độ giống)

0,205***

4,176

0,193***

3,474

LnX2- Ln(Thức ăn công nghiệp)

0,642***

17,360

0,588***

17,326

LnX3- Ln(Công lao động)

0,350**

1,998

0,333*

1,658

D1- Kiểm dịch giống

0,088*

1,704

0,129**

2,235

D2- Môi trường ao nuôi

-0,071*

-1,665

-0,188***

-4,183

D3- HT kênh cấp thoát nước

0,098**

2,087

0,086*

1,763

D4- Dịch bệnh

-0,090*

-1,883

-0,107***

-2,159

D5- Tập huấn

0,086**

1,999

0,084*

1,798

F-Statistic

125,072***


108,355***


R2

0,7931


0,7720


R2 điều chỉnh

0,7868


0,7649


Số quan sát

270


265


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 15

Bảng 3.12. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ nuôi tôm theo phương thức TC vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam



Ghi chú:(*) ý nghĩa thống kê 90% (**) ý nghĩa thống kê 95 (***)ý nghĩa thống kê 99%

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Bảng 3.12, xác định hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập như: giống, TACN, công lao động, kiểm dịch tôm giống, hệ thống cấp thoát nước riêng, tập huấn đều dương và có mức ý nghĩa trên 90%, hệ số hồi quy riêng biến môi trường ao nuôi, dịch bệnh làm giảm NS tôm nuôi với mức ý nghĩa thống kê từ 90% trở lên ở cả 2 mô hình. Điều này có nghĩa là NS tôm nuôi biến động tăng (giảm) theo dấu của các hệ số hồi quy riêng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1% số lượng tôm giống so với mật độ nuôi TB trên 1ha sẽ làm NS tăng 0,205% đối với nuôi TC vụ 1, 0,193%, đối với nuôi TC vụ 2. Điều này phù hợp với thực tế ở địa phương, vì mật độ tôm giống thả nuôi của các hộ điều tra ở mức 125,56 vạn con/ ha chưa vượt qua mức độ cho phép tối đa đối với nuôi tôm thẻ

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí