Kết Quả Và Hiệu Quả Của Người Bán Buôn Ngoài Tỉnh

- Đối với hoạt động bán: Người bán buôn và người bán lẻ trực tiếp trao đổi thỏa thuận giá cả, số lượng và chất lượng tôm. Người bán lẻ nhận hàng và có thể thanh toán ngay sau khi nhận hàng. Hay cũng có thể thanh toán sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buôn: Thông qua các hoạt động mua và hoạt động bán tác nhân bán buôn đã gia tăng chi phí bảo quản và vận chuyển đến người bán lẻ. Tổng chi phí SXKD của bán buôn ngoài tỉnh là 122,88 triệu đồng/tấn. Trong đó, giá vốn mua tôm là 117,41 triệu đồng/tấn, chiếm 84,55% doanh thu, chi phí HĐTGT của bán buôn là 5,47 triệu đồng/tấn, bao gồm chi phí tiền điện chạy kho đông lạnh, nước đá bổ sung, chi phí vận chuyển đến các chợ địa phương giao hàng cho người bán lẻ.

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả của người bán buôn ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)


Chỉ tiêu

Giá trị

(triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT)

138,87

100

2. Tổng chi phí SXKD

122,88

88,49

- Giá vốn hàng bán

117,41

84,55

- Chi phí HĐTGT bán buôn

5,47

3,94

3. Lợi nhuận

15,99

11,51

4. LN/C (lần)

0,13


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 14

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Trong chi phí HĐTGT cho thấy, chi phí vận chuyển bình quân trên 1 tấn tôm của bán buôn lớn hơn thu gom lớn 60 nghìn đồng/tấn. Đặc biệt, là do thời gian lưu trữ và bảo quản lâu ngày nên cao hơn thu gom lớn 740 nghìn đồng/tấn. Nguyên nhân là do phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ tôm hàng ngày của người bán lẻ. Do vậy, hiệu quả kinh tế của bán buôn thấp hơn thu gom lớn. Đây là hạn chế cần phải có giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho bán buôn (phụ lục 3, Bảng 41).

(4) Người bán lẻ ngoài tỉnh

Người bán lẻ là người có quày bán tại chợ, họ là người trực tiếp đưa SPTN đến với người tiêu dùng, mắt xích cuối cùng trong CCSPTN ở Quảng Nam. Người bán lẻ ngoài tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Ngãi) có tuổi đời 41,8 tuổi, thời gian tham gia bán lẻ là 10

năm, số ngày bán lẻ trong tháng 29,5, số tháng bán trong năm là 10 tháng, số lượng bán bình quân hộ/ ngày là 210 kg. Hầu hết người bán lẻ ở ngoài tỉnh cũng như ở Quảng Nam chưa qua đào tạo nghề về chế biến và bảo quản thủy sản. Hoạt động bán lẻ của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm (xem phụ lục Bảng 27). Quy mô kinh doanh của người bán lẻ ngoài tỉnh lớn hơn quy mô kinh doanh của người bán lẻ trong tỉnh. Quá trình tạo giá trị của tác nhân này thông qua hoạt động mua và bán SPTN gắn liền với công tác bảo quản, lưu trữ diễn ra trong một thời gian ngắn.

- Hoạt động bán lẻ: Dựa trên số lượng, chất lượng tôm yêu cầu, và giá cả đã được thỏa thuận giữa hai bên, người bán buôn chở hàng và cung cấp ngay tại quày bán của người bán lẻ. Hoạt động cụ thể của người bán lẻ là tiếp nhận sản phẩm, tùy theo sản phẩm sản phẩm ướp đá hay tươi sống mà người bán lẻ sử dụng những kỹ thuật bảo quản khác nhau. Nếu tôm ướp đá đưa vào thùng chứa đá, cho thêm đá và trộn đều, giống như muối cá. Còn với tôm tươi sống thì tăng cường sục khí, sau đó vận chuyển đến cho khách hàng đặt mua trước theo yêu cầu. Mức bán lẻ hàng ngày có tính chất thời vụ, những ngày lễ, Tết mức bán lẻ tăng cao so với ngày thường, mức bán lẻ bình quân 210 kg/ngày. Qua điều tra cho thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm theo phẩm cấp, kích cỡ phụ thuộc vào khả năng thu nhập của từng người tiêu dùng ở mỗi địa phương.

- Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ

Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)


Chỉ tiêu

Giá trị

(triệu đồng)

cơ cấu

(%)

1. Doanh thu

155,65

100,00

2. Tổng chi phí SXKD

143,75

92,35

- Gía vốn

138,87

89,22

- Chi phí HĐTGT bán lẻ

4,88

3,13

3. Lợi nhuận

11,9

7,65

5. LN/C (lần)

0,08


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Doanh thu bình quân là 155,65 triệu đồng/tấn, tổng chi phí SXKD bán lẻ bình quân 143,75 triệu đồng/tấn tôm chiếm 92,35% và lợi nhuận bình quân 11,9 triệu đồng/tấn tôm, chiếm 7,65% so với doanh thu. Giá vốn mua tôm bình quân 138,87

triệu đồng/tấn, chiếm 89,22% so với doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD là 0,08 lần thấp hơn tác nhân bán buôn trong cùng luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh. Chi phí HĐTGT của người bán lẻ chính là tổng chi phí hoạt động bán lẻ (4,88 triệu đồng/tấn chiếm 3,13% doanh thu).

Qua phân tích chuỗi hoạt động của quá trình tạo giá trị gia tăng trong từng tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy:

- Mỗi tác nhân đảm nhận một số hoạt động tạo giá trị khi sản phẩm vật chất đi qua nó, biến nguồn nguyên vật liệu thô, các nguồn lực tự nhiên thành SPTN, sản phẩm chế biến từ tôm nuôi đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng;

- Trong toàn bộ CCSPTN, chỉ có duy nhất hộ nuôi tôm tạo ra SPTN vơi hiệu quả kinh tế trên 1 tấn tôm của hộ ở mỗi khu vực nuôi khác nhau, phụ thuộc vào năng suất và hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Các tác nhân khác là người cung cấp, người phân phối là cầu nối các yếu tố đầu vào và đầu ra với thị trường, có công suất hoạt động thực tế thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế;

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân phụ thuộc vào cách thức tổ chức quá trình hoạt động tạo giá trị của mỗi tác nhân. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải có biện pháp để hạ thấp chi phí HĐTGT, như chi phí sản xuất của hộ nuôi tôm trong từng vụ nuôi ở mỗi địa phương, chi phí vận chuyển, chi phí lưu trữ bảo quản và các chi phí giao dịch khác của các tác nhân trung gian còn cao, cần phải tổ chức các hoạt động gắn với các khoản chi phí này hợp lý, từ đó mới tạo ra giá trị gia tăng cao cho từng tác nhân và toàn bộ CCSPTN ở Quảng Nam. Để hiểu rõ hơn bản chất của quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, cần phải phân tích dòng tài chính, xem xét kết quả và hiệu quả kinh tế của toàn chuỗi, cũng như việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân với nhau trong quá trình tham gia chuỗi hoạt động tạo giá trị gia tăng như thế nào?

3.1.3. Dòng tài chính trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

3.1.3.1. Quá trình chi trả và hiệu quả kinh tế của chuỗi

Dòng tài chính biểu hiện quá trình chi trả thông qua mua bán sản phẩm giữa các tác nhân. Dòng 1.1, quan hệ mua bán giữa người thu gom với các cơ sở chế biến và xuất khẩu, cũng như giữa cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản với nhà nhập khẩu nước ngoài là quan hệ thanh toán bằng chuyển khoản trên cơ sở hợp đồng mua

bán có thời hạn; dòng 2.1, quan hệ mua bán giữa các tác nhân là quan hệ thanh toán bằng tiền mặt dựa trên cơ sở thỏa thuận miệng với nhau. Giá cả SPTN thay đổi qua từng tác nhân và phụ thuộc vào thời điểm bán, nơi bán, kích cỡ và phẩm cấp của SPTN. Bảng 3.9, cho thấy mức chênh lệch giá từ người nuôi tôm qua các trung gian là rất lớn. Dòng 1.1 chênh lệch giá giữa thu gom với hộ nuôi tăng 17,4%, giữa cơ sở chế biến và xuất khẩu với thu gom là 13,95%, giữa tác nhân cuối với hộ nuôi là 33,77%. Tương tự, ở dòng 2.1 chênh lệch giữa hộ nuôi với người thu gom là 18,48%, giữa bán buôn với thu gom là 11,08%, giữa bán lẻ với bán buôn là 19,35%, giữa tác nhân cuối cùng với hộ nuôi là 58,63%. Tại dòng 1.1 (thị trường xuất khẩu), có giá bán cuối cùng là 132,57 triệu đồng/tấn, chi phí sản xuất 66,73 triệu đồng/tấn và đạt được tổng lợi nhuận là 65,84 triệu đồng/tấn (chiếm 49,7% giá trị sản phẩm). Trong dòng này, một đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra 0,99 đồng lợi nhuận.

Đây là dòng hạ nguồn của CCSPTN hoạt động tích cực, sản lượng tiêu thụ chiếm trên 87,4 % sản lượng tôm nuôi của tỉnh do hộ nuôi cung cấp cho thị trường. Trong dòng 2.1, giá bán tôm cuối cùng là 155,65 triệu đồng/tấn cao hơn giá bán dòng 1.1. Trong dòng này 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,10 đồng lợi nhuận, hiệu quả cao hơn dòng 1.1, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ hạn chế 8,5% so với sản lượng hộ nuôi cung cấp cho thị trường. Dòng 2.1, có tỷ lệ chênh lệch giá tôm giữa hộ nuôi với người bán lẻ là 58,63%, tỷ lệ chênh lệch là rất cao, làm cho người tiêu dùng mua với giá cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao tỷ lệ sản lượng SPTN tiêu thụ trong nước còn thấp so với xuất khẩu. Khi giá tôm tăng người tiêu dùng mua ít lại, hoặc không mua mà chuyển sang mua sản phẩm thay thế. Vì vậy muốn mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước của SPTN đòi hỏi phải giải quyết tốt bài toán chênh lệch giá này. Qua điều tra cho thấy, giá cả mua bán tại ao nuôi không phải người nuôi quyết định mà là do người thu gom quyết định. Nguyên nhân là do người nuôi thiếu thông tin về giá, về tiêu chuẩn phẩm cấp tôm, người nuôi trước khi bán thường tham khảo người nuôi bên cạnh, nhưng những người thu gom họ lại thông đồng giá với nhau, nếu có chênh lệch, thì mức chênh lệch không lớn. Nên người nuôi luôn bị thu gom ép giá, ép phẩm cấp. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ về mặt giá. Đối với các tác nhân kế tiếp người thu gom lớn hầu như chi phối toàn bộ giá (ngắn hạn). Chính vì vậy, hầu hết các nhà máy chế biến của các công ty thiếu nguyên liệu chế biến tôm xuất khẩu theo các hợp đồng đã

ký kết với nhà nhập khẩu nước ngoài. Để có đủ nguyên liệu chế biến đòi hỏi các công ty chế biến và xuất khẩu tôm phải nâng giá mua tôm nguyên liệu cho người thu gom, hoặc phải mua nguyên liệu nhập khẩu.

Như vậy qua phân tích quá trình chi trả giữa các tác nhân cho thấy, hộ nuôi là tác nhân trung tâm, sản xuất đạt được lợi nhuận tính trên 1 tấn tôm nuôi thu hoạch là cao nhất (từ 23,18 triệu đồng đến 24 triệu đồng) so với các tác nhân khác trong chuỗi, đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các tác nhân trong dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra tính toán, cho thấy tổng thu nhập hỗn hợp trong năm của từng tác nhân (của SPTN), cho thấy tổng thu nhập hỗn hợp của hộ nuôi là thấp nhất (bình quân 188,7 triệu đồng/hộ), vì thế thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động đạt 80 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, cơ sở chế biến thức ăn cho tôm ở dòng thượng nguồn đạt mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động là 483,7 triệu đồng/người/năm, cơ sở sản xuất giống 437,3 triệu đồng/người/năm. Dòng về phía hạ nguồn, tác nhân thu gom đạt mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động cao nhất 1.592,6 triệu đồng/người/năm; kế tiếp là cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản là 586,4 triệu đồng/người/năm; bán buôn là 505,3 triệu đồng/người/năm và cuối cùng bán lẻ đạt mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động 489,7 triệu đồng/người/năm (xem phụ lục 3, Bảng 59).

Nguyên nhân dẫn mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động ở hộ nuôi tôm thấp hơn so với các tác nhân khác trong CCSPTN ở Quảng Nam là do giới hạn bởi quy mô diện tích nuôi (bình quân hộ 0,52ha), mỗi năm hộ nuôi tôm 2 vụ và bị giới hạn bởi NS tôm nuôi, do đó quy mô sản lượng tiêu thụ luôn thấp, làm cho tổng thu nhập hỗn hợp đạt được thấp, mặc dù lợi nhuận trên 1 đơn vị SPTN là cao nhất. Trên đây là kết quả phân tích chỉ ra những bất lợi dẫn đến thua thiệt cho người nuôi tôm trong quá trình thực hiện giá trị gia tăng của mình. Để có kết luận thỏa đáng trong quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân, ai hưởng lợi, ai thua thiệt cần phải đánh giá xem xét ở khía cạnh của quá trình tham gia tạo giá trị của từng tác nhân dựa trên cơ sở xác định vị thế tài chính của tác nhân đó.


Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

(tinh trên 1tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng



Diễn giải


Cơ sở SX tôm giống

Cơ sở chế biến TACN


Đại lý bán TACN

Hộ nuôi tôm

Thu gom lớn

Cơ sở chế biến và xuất khẩu

thủy sản


Bán buôn ngoài tỉnh


Bán lẻ ngoài tỉnh


Chuỗi giá trị

I. Dòng 1.1










1. Doanh thu (Giá bán)

12,54

34,90

2,90

99,24

116,34

132,57

-

-

132,57

2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%)

-

-

-

100,00

117,40

113,95

-

-

133,59

3. Chi phí SXKD

9,58

21,98

2,45

74,94

103,69

120,01

-

-

66,73

3. Lợi nhuận

2,96

12,92

0,45

24,30

12,65

12,56

-

-

65,84

5. LN/C (lần)

0,31

0,59

0,18

0,32

0,12

0,10

-

-

0,99

II. Dòng 2.1










1. Doanh thu (Giá bán)

12,54

34,90

2,90

98,12

117,41

-

138,87

155,65

155,65

2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%)

-

-

-

100,00

118,48

-

111,08

119,35

158,63

3. Chi phí SXKD

9,58

21,98

2,45

74,94

103,19

-

122,88

143,75

74,03

3. Lợi nhuận

2,96

12,92

0,45

23,18

14,22

-

15,99

11,90

81,62

5. LN/C (lần)

0,31

0,59

0,18

0,31

0,14

-

0,13

0,08

1,10

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2012


98

3.1.3.2. Vị thế tài chính và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong CCSPTN

Trong CCSPTN, mỗi tác nhân được chuyên môn hóa mỗi quá trình hoạt động của mình, chính quá trình hoạt động đã hướng tới giá trị cho người tiêu dùng, các tác nhân đã tạo giá trị kết tinh trong SPTN và được người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ và thanh toán.

Bảng 3.10. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng




Chi phí



Lợi nhuận

Tác nhân

Tổng chi phí

SXKD

Chi phí HĐTGT

%

Chi phí

HĐTGT

Đơn

giá


LN

% LN

1. Cơ sở SXTG

9,58

5,37

8,72

12,54

2,96

3,63

2. Cơ sở chế biến TACN

21,98

13,72

22,29

34,9

12,92

15,83

3. Đại lý TACN

2,45

2,45

3,98

2,9

0,45

0,55

4. Hộ nuôi tôm

74,94

24,60

39,96

98,12

23,18

28,40

5. Thu gom lớn

103,19

5,07

8,24

117,41

14,22

17,42

6. BB NT

122,88

5,47

8,89

138,87

15,99

19,59

7. BL NT

143,75

4,88

7,93

155,65

11,9

14,58

Tổng cộng


61,56

100,00


81,62

100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.10, cho thấy, CCSPTN đối với thị trường ngoài tỉnh, chi phí hoạt động để tạo giá trị ở mỗi tác nhân (mắt xích) khác nhau là khác nhau. Trong chuỗi cung này, hộ nuôi tôm có chi phí hoạt động tạo giá trị là lớn nhất. Tổng chi phí hoạt động tạo giá trị của hộ 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 39,94% trong tổng chi phí hoạt động tạo giá trị của chuỗi, kế đến là tác nhân cơ sở chế biến TACN cho tôm có chi phí hoạt động tạo giá trị chiếm tỷ trọng 26,8%, cơ sở SXTG là 9,8% tổng chi phí hoạt động tạo giá trị của chuỗi. Tác nhân đầu ra, do các hoạt động tạo giá trị ít, chủ yếu là các chi phí vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, làm sạch. Thu gom lớn 5,1 triệu đồng, bán buôn 5,5 triệu đồng, bán lẻ 5,5 triệu đồng, thấp hơn so với hộ nuôi.

Lợi nhuận đối với hộ nuôi tôm ở dòng này là 23,2 triệu đồng/tấn, thu gom lớn 14,22 triệu đồng/tấn tôm, bán buôn gần 16 triệu đồng/tấn, bán lẻ là 11,9 triệu đồng/tấn. Như vậy, CCSPTN ở thị trường ngoài tỉnh có tỷ trọng chi phí HĐTGT của

từng tác nhân không đồng nhất với tỷ trọng lợi nhuận thu được của từng tác nhân tương ứng. Trong dòng này, chi phí HĐTGT của người nuôi chiếm 39,94% nhưng lợi nhuận chỉ chiếm 28,4%, trong khi đó tác nhân thu gom chi phí HĐTGT chỉ chiếm 8,23%, nhưng lợi nhuận chiếm 17,42%, bán buôn chi phí HĐTGT là 8,88% nhưng lợi nhuận chiếm 19.59%, tác nhân bán lẻ chi phí HĐTGT chỉ chiếm 7,92%, nhưng lợi nhuận chiếm 14,58% trong tổng lợi nhuận của toàn chuỗi.

Bảng 3.11. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị trường xuất khẩu

(tính trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng




Chi phí



Lợi nhuận

Tác nhân

Tổng chi phí SXKD


Chi phí HĐTGT

%

Chi phí HĐTGT

Đơn giá


LN


% LN

1. Cơ sở SXTG

9,58

5,37

9,89

12,54

2,96

4,50

2. Cơ sở chế biến TACN

21,98

13,72

25,28

34,90

12,92

19,63

3. Đại lý TACN

2,45

2,45

4,51

2,90

0,45

0,68

4. Hộ nuôi tôm

74,94

24,60

45,33

99,24

24,30

36,91

5. Thu gom lớn

103,70

4,46

8,22

116,30

12,64

19,20

6. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản


120,01


3,67


6,76


132,60


12,56


19,08

Tổng cộng


54,27

100,00


65,83

100,00

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Tương tự, trong CCSPTN thị trường xuất khẩu (Bảng 3.11), hộ nuôi tôm có CPHĐTGT 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 45,2%, nhưng lợi nhuận thu được 24,3 triệu đồng/tấn chỉ chiếm 36,9% trong tổng giá trị của chuỗi, trong khi đó thu gom lớn chi phí HĐTGT chỉ chiếm 8,2%, nhưng lợi nhuận thu được 12,64 triệu đồng/tấn, chiếm 19,2%, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có chi phí HĐTGT chiếm 6,8% nhưng lợi nhuận chiếm 19,8%. Qua phân tích trên cho thấy trong CCSPTN ở cả hai thị trường, vị thế tài chính của hộ nuôi là rất lớn, nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn các tác nhân khác ở cả hai dòng sản phẩm tiêu thụ. Điều này cho thấy lợi ích thu được giữa các tác nhân không hợp lý, người nuôi tôm luôn thua thiệt. Nguyên nhân dẫn đến việc chia sẻ lợi nhuận không hợp lý, hộ nuôi tôm luôn thua thiệt là do mức chênh lệch giá bất hợp lý trong quá trình chi trả giữa hộ nuôi với thu gom. Nếu việc phân

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí