Kết Quả Và Hiệu Quả Chế Biến Thức Ăn Công Nghiệp Nuôi Tôm

doanh. Hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng. Số lượng lao động bình quân 65 người trên cơ sở, nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp 45%, trình độ đại học 53%, trên đại học 2%. Vốn sản xuất bình quân 146 tỷ đồng, công suất thiết kết 68.000 tấn/ năm. Trên thực tế, các cơ sở chỉ sản xuất trên 45 nghìn tấn /năm, còn thấp xa so với công suất thiết kế. Nhìn chung, các cơ sở chế biến TACN nuôi tôm trong tỉnh, có quy mô và năng lực sản xuất còn thấp hơn so với các cơ sở chế biến TACN ngoài tỉnh (xem phụ lục 3, Bảng 22). Quá trình tạo giá trị của cơ sở chế TACN nuôi tôm bao gồm các hoạt động chế biến và các hoạt động marketing.

- Hoạt động chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm: Các nguồn nguyên liệu đầu vào như: bột cá, đậu nành, bột mì, dầu cá… sử dụng chế biến TACN cho tôm được cung cấp trong nước. Quy trình công nghệ chế biến hiện đại, kép kín, đảm bảo chất lượng. Cách thức đóng gói trung bình 20kg/bao, có nhãn mác hàng hóa, thông tin về hạn sử dụng, cách thức bảo quản đầy đủ. Các cơ sở có hồ sơ theo dõi cho từng lô sản phẩm, có thực hiện việc kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng được lưu và bảo quản đúng quy định. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chủ yếu theo các tiêu chuẩn Việt Nam chưa có tổ chức chứng nhận.

- Hoạt động marketing: Thị trường sản phẩm thức ăn cho tôm là thị trường phái sinh, phụ thuộc vào thị trường SPTN. Việc phân phối sản phẩm của các cơ sở chế biến TACN cho tôm thông qua các kênh phân phối trung gian. Mỗi cơ sở chế biến TACN đều có một hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2 cung cấp sản phẩm đến hộ nuôi. Chi phí marketing bao gồm chi phí vận chuyển, quảng cáo và tiếp thị.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của cơ chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm: Kết quả điều tra cho thấy, cứ 1 tấn tôm nuôi, cơ sở chế biến TACN nuôi tôm BQ bán được doanh thu 34,9 triệu đồng, tổng chi phí SXKD 21,98 triệu đồng chiếm 62,98%, lợi nhuận BQ là 12,92 triệu đồng chiếm 37% so với doanh thu, tỷ suất lợi nhân trên chi phí 0,59 lần, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn 23,65% so với giá trị doanh thu. Tổng chi phí HĐTGT là 13,73 triệu đồng, bao gồm chi phí hoạt động chế biến, chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị.

Bảng 3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm

(tính bình quân 1 tấn tôm nuôi)



Cơ sở chế biến TACN trong tỉnh

Cơ sở chế biến TACN ngoài tỉnh

Bình quân chung

Chỉ tiêu




Giá trị (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (triệu đồng))

Cơ cấu (%)

1. Doanh thu (DT)

33,38

100,00

35,39

100,00

34,90

100,00

2. Tổng chi phí SXKD

20,02

59,98

22,61

63,89

21,98

62,98

- Giá vốn mua nguyên liệu

8,28

24,81

8,24

23,28

8,25

23,64

- Chi phí HĐTGT chế biến TACN

11,78

35,17

14.34

40,61

13,72

39,34

3. Lợi nhuận

13,36

40,02

12,78

36,10

12,92

37,02

4. LN/C (lần)

0,67


0,56


0,59


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 13

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

Các cơ sở chế biến TACN trong tỉnh đạt được lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế trên 1 đồng chi phí SXKD cao hơn các cơ sở chế biến TACN nuôi tôm ngoài tỉnh. Nguyên nhân, do lợi thế về khoảng cách tiêu thụ, nên chi phí vận chuyển thấp, cho dù giá bán thấp hơn nhưng lợi nhuận vẫn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mới đảm bảo đạt được kết quả và hiệu quả cao bền vững (phụ lục 3, Bảng 36).

(3) Hệ thống đại lý cung cấp thức ăn công nghiệp cho tôm

Trong hệ thống đại lý cung cấp TACN nuôi tôm ở Quảng Nam, cho thấy tuổi đời bình quân của chủ các đại lý trên 41 và có số năm kinh nghiệm kinh doanh trong nghề BQ trên 9 năm; tỷ lệ chủ đại lý cấp 1 tốt nghiệp phổ thông trung học và có chuyên môn cao hơn đại lý cấp 2. Nhìn chung, tỷ lệ chủ đại lý cả cấp 1 và cấp 2 chưa qua đào tạo khá cao. Hầu hết các đại lý có quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu sử dụng lao động gia đình, vốn đầu tư kinh doanh bình quân 879 triệu đồng (xem phụ lục Bảng 23). Với những đặc điểm trên đây cho thấy khả năng hợp tác và trao đổi thông tin giữa hộ nuôi với các cơ sở chế biến TACN và TTYTS, hóa chất phục vụ nuôi tôm mà đại lý là trung gian sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm trong điều kiện TC, đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật nuôi rất cao. Hoạt động tạo giá trị của hệ thống đại lý chủ yếu là lưu giữ và phân phối thức ăn đến cho hộ nuôi. Trên cơ sở xác định

nhu cầu thức ăn của hộ nuôi và năng lực kinh doanh của từng đại lý, cơ sở chế biến TACN phân phối sản lượng bán cho các đại lý cấp 1 và xác định mức chiết khấu cho các đại lý từ 7 – 8% doanh thu bán hàng. Hoạt động tạo giá trị của đại lý gắn liền với chi phí HĐTGT, bao gồm các chi phí bảo quản, điện sử dụng thắp sáng, vận chuyển từ đại lý đến kho chứa thức ăn cho tôm của hộ, tiền lương và các khoản theo lương.

Bảng 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hệ thống đại lý

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)


Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Bình quân chung

Chỉ tiêu

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu (%)

1. Doanh thu

3,06

100

2,59

100

2,91

100

2. Tổng chi phí SXKD

2,57

83,87

2,23

85,79

2,45

84,39

- Chi phí HĐTGT

2,57

83,87

2,23

85,79

2,45

84,39

3. lợi nhuận

0,50

16,22

0,37

14,21

0,45

15,61

4. LN/ C (lần)

0,19


0,17


0,18


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.4, cho thấy doanh thu bình quân của một đại lý trên 1 tấn tôm nuôi là 2,91 triệu đồng, chi phí HĐTGT chính là chi phí SXKD của đại lý, bình quân 2,45 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân của đại lý là 0,45 triệu đồng. Mức lợi nhuận trên 1 tấn tôm nuôi của đại lý cấp 1 cao hơn đại lý cấp 2, trên thực tế mức chiết khấu thu nhập của đại lý cấp 2 là 7% thấp hơn đại lý cấp 1; đồng thời khối lượng tiêu thụ cũng ít hơn nên các khoản chi phí phân bổ nhiều hơn trên 1 tấn thức ăn. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD bình quân của đại lý là 0,18 lần. Đây chính là phần thưởng của các cơ sở chế biến dành cho các đại lý để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng sản phẩm tồn kho.

3.1.2.3. Quá trình tạo giá trị của các tác nhân dòng về phía hạ nguồn CCSPTN

(1) Tác nhân thu gom

Tác nhân thu gom lớn tham gia vào mạng lưới chuỗi cung chủ yếu xuất khẩu thông qua cơ sở chế biến và xuất khẩu (1.1), số còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh (2.1). họ đều là người của địa phương, hoạt động theo quy mô hộ gia đình. Tuổi đời bình quân của chủ hộ 45,4, số năm tham gia thu gom bình quân 8 năm; có 11% đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 78% là tốt nghiệp phổ thông trung học, toàn tỉnh có 2% đã

qua đào tạo trung cấp, 1% có trình độ đại học. Mức sản lượng thu gom bình quân trong năm là 615 tấn/hộ. Số lao động sử dụng bình quân 5 người/hộ, quy mô vốn đầu tư kinh doanh bình quân 1.565 triệu đồng/hộ. Với đặc điểm này cho thấy, hiện tại khả năng thu gom đảm bảo tiêu thụ được sản lượng tôm sản xuất ở địa bàn hoạt động của mình. Tuy nhiên, hạn chế trong tiếp cận công nghệ bảo quản lưu trữ sản phẩm, cũng như tổ chức quản lý thu gom ở quy mô lớn (xem phụ lục 3, Bảng 24). Quá trình tạo giá trị của thu gom thông qua các hoạt mua và bán SPTN.

- Đối với hoạt động mua: Thu gom lớn sử dụng phương tiện xe đông lạnh trọng tải trung bình 5-6 tấn đến ao nuôi để mua gom. Sản phẩm thu gom được bảo quản theo hai hình thức ướp đá và tươi sống. Thu gom lớn mua tôm trực tiếp tại các ao nuôi. Đối với tôm ướp đá, sau khi phân loại được đưa lên xe xếp vào các thùng chứa ướp đá. Đối với tôm tươi sống đưa vào các bồn chứa có nước cho sục khí. Hoạt động thu mua chỉ thỏa thuận bằng miệng, không ký kết hợp đồng và thanh toán bằng tiền mặt.

- Đối với hoạt động bán: Sau khi mua xong nếu số lượng ít, tôm được vận chuyển về kho chứa, nếu số lượng nhiều chở thẳng đến nơi tiêu thụ. Tôm tươi sống đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, người thu gom lớn bán cho tác nhân bán buôn tại các chợ đầu mối ở các huyện trong tỉnh và cung cấp cho bán buôn ngoài tỉnh như Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi. Hoạt động bán với cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản đều thông qua hợp đồng và thanh toán bằng chuyển khoản, đôi khi theo yêu cầu của người thu gom các công ty thường ứng trước 50% giá trị hợp đồng cho người thu gom để có vốn mua gom (không phải vây ngân hàng, nên giảm chi phí về lãi vây). Đối với người bán buôn, đều thanh toán bằng tiền mặt, thời gian thanh toán sau từ 2 - 3 ngày cung cấp tôm, vì người bán buôn lấy được tiền bán của người bán lẻ.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động thu gom lớn: Kết quả và hiệu quả hoạt động thu gom lớn được phản ánh ở Bảng 3.5.Tôm nguyên liệu cung cấp cho cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có giá bán bình quân 116,34 triệu đồng/tấn, tổng chí phí SXKD 103,69 triệu đồng/tấn, lợi nhuận bình quân 12,65 triệu đồng/tấn; tôm cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh có giá bán bình quân là 117,41 triệu đồng/tấn, tổng chi phí SXKD bình quân 103,19 triệu đồng/tấn. Sở dĩ có sự khác biệt về giá bán tôm và chi phí thu

gom giữa các khách hàng là do yêu cầu về chất lượng tôm, sản phẩm tôm (tôm ướp đá hay tươi sống), kích cỡ, địa điểm, thời gian bán từ đó chi phí thu gom đầu tư, giá bán khác nhau, tuy nhiên trên thực tế sự khác biệt này là không lớn giữa các luồng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường.

Bảng 3.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của thu gom lớn

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)


Cung cấp cho


Chỉ tiêu

Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

Bán buôn ngoài tỉnh


Giá trị

(triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT)

116,34

100,00

117,41

100,00

2.Tổng chi phí SXKD

103,69

89,13

103,19

87,89

- Giá vốn mua tôm

99,24

85,30

98,12

83,57

- Chi phí HĐTGT thu gom

4,45

3,83

5,07

4,32

3. Lợi nhuận

12,65

10,87

14,22

12,11

4. LN/C (lần)

0,12


0,14


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Bảng 3.5, cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí SXKD theo từng luồng sản phẩm mức chênh lệch cũng không lớn, bình quân chung 0,02 lần. Trong đó, luồng sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh 0,14 lần và luồng xuất khẩu 0,12 lần. Thực tế việc phân phối SPTN cho khách hàng của người thu gom lớn không quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận mà chủ yếu quan tâm đến quy mô lợi nhuận thu được theo luồng phân phối sản phẩm, điều này phụ thuộc vào quy mô tiêu thụ ở mỗi luồng và mức độ ổn định. Tổng lợi nhuận thu được từ các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm là lớn nhất, nguyên nhân là tỷ lệ sản lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Chính vì vậy, các tác nhân thu gom ưu tiên cung cấp tôm nguyên liệu cho các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. Chi phí HĐTGT của thu gom lớn là toàn bộ chi phí marketing, mức 4,45 triệu đồng/tấn tôm đối với thị trường xuất khẩu, mức 5,07 triệu đồng/tấn đối với thị trường ngoài tỉnh. Trừ giá vốn mua tôm, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí thu gom (phụ lục 3, Bảng 39). Ở thị trường ngoài tỉnh, chi phí này cao hơn so với xuất khẩu 0,11 nghìn đồng/tấn, do đường vận chuyển dài vì thu gom và tiêu thụ ở nhiều địa điểm khác nhau.

(2) Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản

Trên địa bàn Quảng Nam hiện có 15 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các cở sở này phần lớn có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư kinh doanh BQ mỗi cơ sở là 49 tỷ đồng, bằng 21,8% so với mức vốn đầu tư kinh doanh BQ của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh; công suất thiết kế và công suất thực tế cũng thấp hơn từ 38% đến 41%; máy móc và trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng yêu cầu công nghệ của các nhà nhập khẩu nước ngoài, chủ yếu gia công cho các cơ sở chế biến ngoài tỉnh nhưng không thường xuyên (xem phụ lục 3, Bảng 25). Trong khi đó, các cơ sở chế biến và xuất khẩu ở Đà Nẵng có quy mô lớn, có máy móc và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghệ chế biến của các nhà nhập khẩu nước ngoài. SPTN ở Quảng Nam cung cấp tôm nguyên liệu chủ yếu cho: Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Thọ Quang, Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung, Công ty cổ phần procimex Việt Nam. Quá trình tạo giá trị của các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản này thông qua các hoạt mua nguyên liệu, hoạt động chế biến và hoạt động xuất khẩu.

- Hoạt động mua nguyên liệu: Qua kết quả điều tra cho thấy, tất cả các cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm đều không tổ chức bộ phận thu mua. Toàn bộ tôm nguyên liệu được người thu gom lớn cung cấp đến tận nhà máy chế biến. Trước khi nhập kho đông lạnh lưu trữ, bộ phận kiểm tra của nhà máy tiến hành phân loại theo phẩm chất và kích cỡ. Tôm kém phẩm chất về mặt cảm quan bị trả lại. Đây là hoạt động quan trọng đối với người thu gom lớn, vì đơn giá thanh toán căn cứ vào phẩm chất và kích cỡ tôm. Đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu tôm quan tâm đến chất lượng tôm nguyên liệu, vì chất lượng không tốt ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm chế biến. Trên thực tế, nhiều lô hàng xuất sang Nhật đã bị trả lại, gây nên thiệt hại lớn cho cơ sở chế biến và xuất khẩu này. Kết quả thương lượng đôi bên liên quan đến sự chia sẻ lợi nhuận của nhau. Người thu gom khi mua tôm của hộ nuôi, họ tìm cách ép phẩm cấp, ép giá, nhưng khi bán cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, họ thương lượng tốt để nâng phẩm cấp, nâng giá bán. Đây là hoạt động tạo ra giá trị chiếm đoạt của thu gom đối với hộ

nuôi tôm và hoạt động này cũng xảy ra đối với bán buôn, bán lẻ và ngay cả cơ sở chế biến và xuất khẩu trong những điều kiện nhất định.

- Hoạt động chế biến: Hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, là hoạt động gắn liền với quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm chế biến theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Quy trình chế biến sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm PD(Peeled and deveined - tôm lột vỏ rút tim), PTO (peeled tail - on - tôm lột vỏ để đuôi), PUD (Peeled UN- deveined - tôm lột vỏ không bỏ tim) cho hệ thống tiêu thụ ở Mỹ; các mặt hàng Nobashi, Sushi cho thị trường Nhật. Về cơ bản quy trình công nghệ được thực hiện như sau: khi tiếp nhận nguyên liệu tiến hành làm sạch, nguyên liệu sau khi rửa phải chuyển đến đầu dây chuyền chế biến, phân loại, vặt đầu tôm, bóc vỏ bỏ gân, cho tôm vào khuôn, làm đông lạnh tôm, ra khuôn, vào hộp đóng thùng đưa vào kho trữ đông. Đối với chế biến khô thì phải trải qua công đoạn sấy và các bước công nghệ kế tiếp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Hiện nay, các công ty quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của hệ thống ISO 9001-2000, HACCP, GMP, BRC.

- Hoạt động xuất khẩu: Hầu hết các công ty chế biến và xuất khẩu chưa tham gia xuất khẩu trực tiếp, chưa thâm nhập vào chuỗi cung toàn cầu. Thông tin về giá cả thị trường tôm nguyên liệu phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu, và mức độ cạnh tranh giữa các công ty, giá bán được các công ty thỏa thuận với nhà nhập khẩu dựa trên hợp đồng mua, bán. Phương thức thanh toán chủ yếu bằng chuyển khoản. Chí phí hoạt động này chủ yếu là chi phí vận tải, xếp dỡ, kiểm định.

- Kết quả và hiệu quả kinh tế: Để chế biến 1 tấn tôm thành phẩm cần khoảng 1,5 tấn tôm nguyên liệu. Chi phí SXKD là 120,01 triệu đồng/tấn tôm, giá bán bình quân

197.87 triệu đồng/tấn thành phẩm, quy ra tôm nguyên liệu 132,57triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận bình quân 12,5 triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu. Trong các khoản mục chi phí, chi phí mua tôm nguyên liệu là 116,34 ngàn đồng/tấn tôm, chiếm 87,76% so với giá bán, chi phí HDDTGT chế biến và xuất khẩu 3,77 triệu đồng/tấn tôm chiếm 2,77% so với giá bán. Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí SXKD là 0,1 lần, thấp hơn so với tác nhân thu gom, người nuôi tôm. Giá vốn tôm nguyên liệu là phần giá trị được tạo ra do các tác nhân ở phía trước CCSPTN đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu.

Bảng 3.6. Kết quả và hiệu quả chế biến và xuất khẩu tôm

(tính trên 1 tấn tôm nuôi)


Chỉ tiêu

Giá trị

(triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu (DT)

132,57

100,00

2. Tổng chi phí SXKD

120,01

90,53

- Giá vốn mua tôm nguyên liệu

116,34

87,76

- Chi phí HĐTGT chế biến và xuất khẩu

3,77

2,77

3. Lợi nhuận

12,56

9,43

4. LN/C (lần)

0,10


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

(3) Người bán buôn ngoài tỉnh

Người bán buôn ngoài tỉnh là tác nhân trung gian mua tôm của người thu gom lớn và bán sản phẩm cho người bán lẻ trong tỉnh của họ. Tuổi đời bình quân là 46,8, số năm tham gian bán buôn 11 năm. Quy mô vốn đầu tư bình quân là 345 triệu đồng/hộ, số ngày bán buôn trong tháng 29 ngày, số tháng bán buôn trong năm 10 tháng. Trong khi đó, quy mô vốn đầu tư kinh doanh của người bán buôn trong tỉnh bình quân 86 triệu đồng/hộ, số ngày bán buôn trong tháng 15 ngày, số tháng bán buôn trong năm 6 tháng. Chính vì vậy, tổng khối lượng bán buôn/năm của người bán buôn ngoài tỉnh là 221,5 tấn cao hơn người bán buôn trong tỉnh 5,4 lần (xem phụ lục 3, Bảng 26). Đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi là dể hư hỏng, phân hủy nếu không bảo quản tốt. Vì vậy, hoạt động lưu trữ để phân phối SPTN của người bán buôn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng. Hoạt động tạo giá trị của họ thông qua hoạt động mua, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, bán tôm cho người bán lẻ.

- Đối với hoạt động mua: Tác nhân bán buôn mua tôm từ tác nhân thu gom lớn dựa trên cơ sở quen biết, hai bên trực tiếp trao đổi và thỏa thuận giá bán, số lượng sản phẩm tôm cần cung cấp hàng ngày. Người bán buôn có quày hàng, kho chứa cố định tại các chợ đầu mối, hàng ngày thu gom lớn chở tôm bằng xe đông lạnh đến để nhập vào kho lưu giữ tôm đối với tôm ướp đá, đưa vào bồn chứa có máy sục khí đối với tôm tươi sống. Việc thanh toán tiền có thể diễn ra ngay sau khi kết thúc việc giao hàng, phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí