Dòng Về Phía Hạ Nguồn Của Ccsptn Ở Tỉnh Quảng Nam

Đối với TACN và TTYTS được cung cấp cho hộ nuôi, thông qua hệ thống đại lý của cơ sở chế biến TACN hay cơ sở sản xuất TTYTS. Số lượng TACN và TTYTS được cung cấp cho hộ nuôi qua đại lý cấp 1 chiếm 66,7%, số còn lại được cung cấp qua đại lý cấp 2. Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ có ao nuôi nằm ở địa bàn giao thông đi lại khó khăn thì mua TACN, TTYTS qua đại lý cấp 2, hay mua tôm giống qua trại lưu giữ tôm giống.

Tóm lại, đại bộ phận hộ nuôi mua các yếu tố đầu vào thông qua các luồng phân phối bảo đảm độ tin cạy cao về chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở để hộ nuôi tôm đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

3.1.1.2. Dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam phản ánh các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia phân phối SPTN của hộ đến người tiêu dùng thông qua thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Căn cứ vào tỷ lệ sản lượng tôm nuôi tiêu thụ ở các loại thị trường, cho thấy dòng về phía hạ nguồn CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam có hai luồng phân phối chính: luồng SPTN xuất khẩu chiếm 87,4% và luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng khối lượng SPTN do người thu gom lớn cung cấp. Luồng SPTN tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thấp (4,1%). Vì vậy, luồng này không đại diện cho thị trường mục tiêu của hộ nuôi tôm. Trong luận án này chỉ tập trung vào hai luồng sản phẩm tiêu thụ chính: luồng SPTN xuất khẩu và luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh.

1.1

Hộ nuôi tôm

Thu gom lớn

Cơ sở CBXK

Nhà nhập khẩu nước ngoài

NTD nước ngoài

95,6% 87,4% 100% 100%


Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Luồng SPTN xuất khẩu (ký hiệu 1.1) là luồng SPTN tiêu thụ chính ở tỉnh Quảng Nam. Sơ đồ 3.3. cho thấy, sản phẩm được vận động và chuyển hóa qua các giai đoạn khác nhau. Tôm được hộ gia đình nuôi từ 85 đến 90 ngày thì thu hoạch và bán cho người thu gom lớn 95,6% trong tổng sản lượng tôm thu hoạch của hộ. Thông thường, người thu gom lớn mua tôm khi đủ khối lượng cho một xe đông

lạnh từ 5-6 tấn thì mới chở đến bán cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu, khi không đủ số lượng của một xe thì đưa vào lưu trữ và bảo quản tôm trong kho lạnh; khả năng lưu trữ bình quân từ 3 đến 5 ngày. Khi tôm nguyên liệu nhập về, cơ sở chế biến xuất khẩu tiến hành phân loại và chế biến sản phẩm theo quy trình công nghệ của nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu. Trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết nhà nhập khẩu kiểm tra chất lượng SPTN đã chế biến, nếu đúng quy định thì nhập kho, nếu sai quy định trả lại.

Thu gom nhỏ

34,2%

4,4%

2.2

2.1

Hộ nuôi tôm

Thu gom lớn

95,6%

BB

ngoài tỉnh

8,5%

BL

ngoài tỉnh

NTD

ngoài tỉnh

Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh phản ánh SPTN tiêu thụ ở thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và Quảng Ngãi.


Dòng chính: Dòng phụ:

Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Theo Sơ đồ 3.4, luồng sản phẩm này được vận động và chuyển hóa qua hai luồng sản phẩm: Luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh do người thu gom lớn cung cấp (ký hiệu 2.1), luồng SPTN tiêu thụ ngoài tỉnh do thu gom nhỏ cung cấp (ký hiệu 2.2). Luồng 2.1, tôm được hộ thu hoạch và bán cho thu gom lớn tại ao nuôi, sau đó vận chuyển về kho đông lạnh để lưu trữ, thời gian lưu trữ bình quân cũng từ 3-5 ngày. Thông thường tôm phân phối theo luồng sản phẩm này cũng được bán khi số lượng tôm đủ chuyến hàng. Người thu gom lớn bán tôm cho người bán buôn tại các chợ đầu mối ngoài tỉnh với tỷ lệ sản lượng chiếm 8,5% sản lượng mua của hộ nuôi. Người bán buôn vận chuyển tôm bán cho người bán lẻ tại các chợ địa phương.

Đối với thu gom nhỏ, họ là người của địa phương, thu mua tôm với số lượng dưới 1 tấn và cung cấp cho người bán lẻ ở ngoài tỉnh, thường là những người quen biết tỷ lệ sản lượng tiêu thụ chiếm 4,4% sản lượng tôm nuôi của hộ nuôi cung cấp. Họ vận chuyển bằng xe máy, sản phẩm có thể là tôm ướp đá, tôm tươi sống. Do tỷ

lệ sản lượng tiêu thụ ít, nên luận án chỉ tập trung phân tích luồng sản phẩm (2.1), vì đây là luồng tiêu thụ chính, đại diện cho thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh.

Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, dòng sản phẩm vật chất đi qua từng tác nhân tham gia, mỗi tác nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động để chuyển hóa dòng sản phẩm vật chất này, cùng với quá trình hoạt động đó làm gia tăng giá trị đáp ứng yêu cầu của khách hàng sau chúng.

3.1.2. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

3.1.2.1. Hộ nuôi tôm

Hộ nuôi tôm là tác nhân chính tạo ra SPTN đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và thế giới. Đặc điểm về các nguồn lực của hộ nuôi tôm tác động đến quá trình tạo giá trị của hộ. Kết quả điều tra cho thấy, tuổi đời bình quân của chủ hộ là 46,49 và số năm nuôi tôm 8,6, cho thấy phần lớn các chủ hộ đều đang ở trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và gắn bó nhiều năm với nghề nuôi tôm. Trình độ văn hóa của chủ hộ phổ biến là học hết phổ thông cơ sở và trong toàn bộ số hộ điều tra ở cả 3 địa phương không có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, với số năm tham gia nuôi tôm nhiều, tích cực tham gia các lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ nuôi tôm của ngành thủy sản tổ chức thì các chủ hộ có thể tổ chức nuôi tôm đạt kết quả và hiệu quả kinh tế nhất định (xem phụ lục 3, Bảng 20).

Quy mô nuôi tôm của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam không lớn, DT nuôi tôm bình quân 0,52 ha/hộ, số lao động nông nghiệp bình quân 1,94/hộ, vốn nuôi tôm bình quân 161,75 triệu đồng/hộ. Như vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa với quy mô lớn của ngành là rất khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khó tập trung được một khối lượng hàng hóa đủ lớn để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu. Hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình và huyện Núi Thành không có sự cách biệt lớn về quy mô diện tích nuôi, số năm nuôi tôm và tuổi đời bình quân; riêng hộ nuôi tôm ở thành phố Hội An có quy mô diện tích nhỏ (0,3ha/hộ), tuổi đời cao và số năm nuôi thấp. Điều này cho thấy, điều kiện tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi tôm ở Hội An là khó khăn hơn so với 2 địa phương trên. Quá trình tạo giá trị của hộ được thực hiện thông qua các hoạt động nuôi tôm, bao gồm các hoạt động mua các yếu tố đầu vào, quá trình nuôi dưỡng, thu hoạch và hoạt động bán sản phẩm.

(1) Hoạt động của quá trình nuôi tôm

Để nuôi tôm hộ phải đầu tư xây dựng hệ thống nuôi bao gồm: ao nuôi, ao lắng, ao xử lý thải, kênh cấp thoát nước, bờ bao, cống cấp thoát nước, bãi thải, hệ thống sục khí, tổng TSCĐ bình quân của hộ ở Quảng Nam là 86,6 triệu đồng/hộ. Mỗi vụ nuôi trích chi phí khấu hao TSCĐ bình quân 1,45 triệu đồng/tấn. Trước khi thả giống hộ phải chi phí cho hoạt động nạo vét, tu bổ, phơi nắng, sử dụng vôi và hóa chất để vệ sinh ao nuôi thời gian từ 10 -15 ngày. Trong quá trình nuôi dưỡng, phải thường xuyên vận hành hệ thống sục khí, thay nước, cho ăn và quản lý thức ăn hàng ngày theo đúng quy trình kỹ thuật, phòng và điều trị bệnh tôm trong suốt quá trình nuôi dưỡng từ 85 đến 90 ngày. Khi tôm đạt trọng lượng cho phép thì thu hoạch tôm. Kết quả điều tra cho thấy, kỹ thuật nuôi tôm tại các địa phương đang hướng đến tiêu chuẩn Vietgap. Tuy nhiên, số lượng hộ tham gia chưa nhiều.

(2) Các hoạt động marketing

Chi phí hoạt động marketing của hộ nuôi bình quân 120 ngàn đồng/tấn, chiếm 0,5% trong tổng chi phí HĐTGT của hộ, bao gồm các hoạt động:

- Mua tôm giống: Hộ nuôi dựa trên cơ sở trao đổi thông tin với người cùng nuôi, rồi đăng ký mua giống thông qua nhóm hộ cùng nuôi. Trưởng nhóm tổng hợp số lượng giống theo nhu cầu thả nuôi, gọi điện thoại đến cơ sở sản xuất giống đặt mua. Căn cứ vào số lượng, thời gian và địa điểm theo yêu cầu của người mua, cơ sở sản xuất cung cấp giống theo đúng yêu cầu. Sau khi trao hàng, người nuôi thanh toán ngay cho người cung cấp bằng tiền mặt.

- Mua TACN, TTYTS: Hộ nuôi tôm đến trực tiếp đại lý thỏa thuận giá và được đại lý vận chuyển đến kho chứa thức ăn tôm của hộ đúng số lượng yêu cầu. Phần lớn các hộ nuôi mua chịu và thanh toán vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch tôm và bán tôm cho người thu gom. Riêng TTYTS hộ mua trực tiếp tại đại lý và thanh toán ngay bằng tiền mặt.

- Bán sản phẩm: Vào thời điểm trước khi bán hộ nuôi tham khảo giá bán với các hộ cùng nuôi, sau đó gọi người thu gom đến tại ao nuôi để thỏa thuận giá bằng cách người nuôi và người thu gom thử mẫu để xem số lượng, kích cỡ tôm từ ao nuôi là bao nhiêu để quyết định giá mua bán. Người thu gom lớn khi lấy hàng thì thanh toán

ngay cho hộ nuôi bằng tiền mặt. Khi vào vụ nhiều hộ bán, người thu gom chưa nhận hàng ngay mà hẹn ngày giờ cụ thể để lấy hàng và tiền được đặt cọc trước 50 - 60% cho hộ nuôi. Hoạt động này tốn chi phí điện thoại, chi phí kiểm định giống, các khoản tiền nước giao dịch, toàn bộ chi phí vận chuyển TACN và SPTN do người bán TACN và người mua SPTN chi trả.

(3) Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ nuôi tôm

Quá trình hoạt động nuôi tôm của hộ gắn liền với quá trình tạo giá trị gia tăng của SPTN. Nó là lợi nhuận ròng mà hộ thu được sau khi lấy doanh thu bán sản phẩm trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào chủ yếu do các tác nhân tham gia dòng thượng nguồn tạo ra và toàn bộ chi phí hoạt động tạo giá trị của hộ. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ nuôi ở mỗi địa phương có sự khác nhau.

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ nuôi

(tính bình quân trên 1 tấn tôm nuôi) ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu

Thăng Bình

Núi Thành

Hội An

BQ

Chung

1. Doanh thu

101,31

97,61

97,21

99,10

2. Tổng chi phí SXKD (C)

76,88

71,15

80,84

74,94

- Gía vốn đầu vào chủ yếu

53,86

50,30

43,18

50,34

- Chi phí HĐTGT nuôi tôm

23,02

20,85

37,66

24,60

3. Lợi nhuận (LN)

24,43

26,46

16,37

24,16

4. LN/C (lần)

0,32

0,37

0,20

0,32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 12

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Để sản xuất ra 1tấn tôm, hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình đầu tư chi phí SXKD là 76,88 triệu đồng, huyện Núi Thành 71,15 triệu đồng, ở Hội An mức đầu tư cao nhất 80,84 triệu đồng/tấn. Xét về mức đầu tư chi phí SXKD trên 1ha nuôi tôm, huyện Núi Thành đầu tư cao nhất (454,25 triệu đồng/ha), Hội An có mức đầu tư thấp nhất (197,01 triệu đồng/ha). Do NS tôm nuôi ở Hội An thấp nên chi phí bình quân trên 1tấn tôm thu hoạch là cao nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD/tấn huyện Núi Thành cao nhất (0,37lần) cao hơn mức trung bình chung là 0,05 lần. Như vậy, nuôi tôm ở huyện Núi Thành đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hai địa phương kia. Trong khoản mục chi phí đầu tư nuôi tôm, khoản mục: giống, TACN, lao động chiếm

tỷ trọng cao. Theo các chuyên gia NTTS, sở dĩ khoản mục chi phí thức ăn cao là vì cứ nuôi được 1 tấn tôm, phải cung cấp từ 1,2 - 1,5 tấn TACN. Khoản mục chi phí công lao động, phản ánh quá trình lao động từ nạo vét, tu bổ ao nuôi, quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, thu hoạch tôm (phụ lục 3 Bảng 20, Bảng 29, Bảng 30). Trên đây là kết quả và hiệu quả tính bình quân chung của hộ, trong thực tế, có những hộ rơi vào tình trạng thua lỗ, phải bỏ hoang ao nuôi (phụ lục 3, Bảng 31).

Tổng chi phí HĐTGT của hộ tính trên 1 tấn tôm thu hoạch là bằng tổng chi phí sản xuất của hộ trừ đi giá vốn con giống và thức ăn công nghiệp do tác nhân cơ sở sản xuất tôm giống và cơ sở chế biến TACN là 24,6 triệu đồng (trong đó chi phí hoạt động nuôi tôm là 24,48 triệu đồng, chi phí marketing là 0,12 triệu động), tạo ra giá trị lợi nhuận 24,16 triệu đồng/tấn. Nhờ liên kết với các tác nhân cung cấp đầu vào và đầu ra nên hộ giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa sản phẩm, giảm chi phí marketing, tăng thêm lợi nhuận.

Tóm lại, quy mô sản xuất của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam nhỏ, kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các địa phương có sự khác biệt lớn. Nuôi tôm ở Hội An có hiệu quả kinh tế thấp, do chi phí HĐTGT cao hơn so với 2 địa phương kia. Để hiểu rõ hơn quá trình tạo giá trị của hộ nuôi cần đi sâu phân tích những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ, cũng như qua phân tích những vấn đề liên quan khác của CCSPTN để tìm kiếm cơ hội nâng cao giá trị gia tăng cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam.

3.1.2.2. Quá trình tạo giá trị của tác nhân về phía dòng thượng nguồn CCSPTN

(1) Cơ sở sản xuất tôm giống

Nguồn cung con giống tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu từ: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Việt- Úc, CP Việt Nam, Uni - President Việt Nam sản xuất tại Bình Định, Bình Thuận. Các cơ sở này có quy mô sản xuất lớn, số lượng lao động bình quân 124 người, vốn sản xuất kinh doanh bình quân 56 tỷ đồng, sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại, các điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh thú y, chấp hành tốt công tác kiểm dịch nhập và xuất trại, công suất bình quân 1,4 tỷ con giống/năm. Trong khi đó, các cơ sở tôm giống ở Quảng Nam, có quy mô nhỏ, không sản xuất được tôm giống, chỉ thực hiện chức

năng lưu giữ tôm giống, mua Nauplius hoặc postlavave từ các cơ sở kinh doanh tư nhân trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận về nuôi dưỡng một thời gian rồi xuất bán. Hiện nay, việc cung cấp con giống của các cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều không qua kiểm dịch tại địa phương, chất lượng con giống không ổn định. Nhu cầu con giống ở địa phương hàng năm là từ 7 - 8 tỷ con tôm giống, các cơ sở SXTG bán trực tiếp đã cung cấp 87,3% lượng tôm giống. Quá trình tạo giá trị của các cơ sở sản xuất tôm giống thông qua các hoạt động tạo giống và các hoạt động marketing (xem phụ lục 3, Bảng 21).

- Hoạt động tạo giống: Để tạo ra tôm giống, trước tiên các cơ sở sản xuất tôm giống đầu tư chi phí về cơ sở vật chất sản xuất giống (ao nuôi, bể đẻ, bể ương nuôi) chi phí mua tôm giống bố mẹ, tiến hành nuôi vỗ từ 2 - 3 tháng, sau đó chọn tôm bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng tiến hành cho đẻ và nuôi dưỡng ấu trùng qua các giai đoạn từ Nauplius đến postlavave 7, hoặc đến postlavave 12 thì xuất bán. Đây là hoạt động rất quan trọng, quyết định đến chất lượng tôm giống đáp ứng yêu cầu nuôi tôm của hộ. Theo các chuyên gia NTTS, tôm bố mẹ chỉ cho đẻ từ 3 - 4 lần thì mới đảm bảo chất lượng tôm giống, nếu trên 4 lần thì con giống không đảm bảo sức khỏe cho quá trình phát triển sau này.

- Hoạt động marketing: Hoạt động marketing của các cơ sở SXTG bán trực tiếp cho hộ bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển. Thông tin để các cơ sở SXTG ngoài tỉnh bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm từ hộ nuôi hay đại diện một nhóm hộ nuôi gọi điện thoại đến để mua và cung cấp thông tin về địa chỉ, số lượng tôm giống, thời gian giao hàng và thanh toán tiền. Trên cơ sở thông tin này cơ sở SXTG bán trực tiếp cho hộ chỉ định các trại giống trực thuộc gần nhất cung cấp giống cho các hộ nuôi theo yêu cầu. Giống được các bộ phận chuyên môn kiểm đếm và đưa vào bao ni - lông chứa nước và bơm khí đóng kín được vận chuyển bằng xe ô tô đến đúng địa điểm thỏa thuận. Nhân viên bán hàng của cơ sở SXTG này bàn giao hàng cho hộ nuôi, hướng dẫn kỹ thuật thả giống và một số điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi, sau đó nhận tiền thanh toán, chủ yếu bằng tiền mặt. Đối với các trại lưu giữ tôm giống, mua postlavave 7 về dưỡng từ 5-12 ngày xuất bán, chi phí hoạt động marketing rất thấp, không quảng cáo, không vận chuyển.

- Kết quả và hiệu quả cơ sở SXTG ngoài tỉnh: Bảng 3.2 cho thấy, cứ 1 tấn tôm nuôi thì cơ sở SXTG bán được bình quân là 12,54 triệu đồng tôm giống, với chi phí SXKD doanh bình quân là 9,58 triệu đồng và lợi nhuận thu được 23,6 triệu đồng. Trong đó, kết quả và hiệu quả kinh tế tính trên 1 tấn tôm nuôi của cơ sở SXTG ngoài tính bán trực tiếp cho hộ cao hơn kết quả và hiệu quả kinh tế của trại lưu giữ tôm giống. Nguyên nhân là giá bán bình quân 1 vạn con tôm giống của các cơ sở SXTG bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm là 529,34 ngàn đồng, tổng chi phí SXKD là 401,46 ngàn đồng tính trên 1 vạn con tôm giống PL12, chiếm 75,84% giá bán, trong đó chi phí mua tôm bố mẹ sinh sản 168,28 ngàn đồng, chiếm 33,1% giá bán (xem phụ lục 3, Bảng 33).

Bảng 3.2. Kết quả và hiệu quả của các cơ sở sản xuất giống

(Tính trên 1 tấn tôm nuôi)



Trại lưu giữ tôm giống ở Quảng Nam

Cơ sở SXTG ngoài tính bán trực tiếp

cho hộ nuôi


Bình quân chung

Chỉ tiêu




Giá trị

(triệu

đồng))

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(triệu

đồng)

Cơ cấu

(%)

1. Doanh thu

7,75

100

13,23

100

12,54

100

2. Tổng chi phí SXKD

6,44

83,13

10,04

75,86

9,58

76,40

- Giá vốn mua tôm bố mẹ

3.01

38,87

4,38

33,11

4,21

33,57

- Chi phí HĐTGT tạo giống

3,43

44,26

5,66

42,75

5,37

42,83

3. Lơi nhuận

1,31

16,87

3,20

24,16

2,96

23,60

4.LN/C (lần)

0,20


0,32


0,31


Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Như vậy, do nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu làm cho tổng chi phí tạo giống của cơ sở SXTG bán trực tiếp cho hộ cao hơn các trại lưu giữ tôm giống. Chí phí HĐTGT của cơ sở SXTG bán trực tiếp trong hoạt động sản xuất giống được tính là toàn bộ chi phí sản xuất là 5,66 triệu đồng/tấn (trừ chi phí mua tôm bố mẹ), trong đó chi phí hoạt động marketing và chi khác là 0,88 triệu đồng/tấn. Trong khoản mục này, chi phí vận chuyển tôm giống.tiêu thụ chiếm trên 80%. Sở dĩ chi phí vận chuyển cao là do địa bàn tiêu thụ manh mún và số lượng phân phối nhỏ lẻ, ít tập trung.

(2) Cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm

Qua điều tra cho thấy, các cơ sở chế biến TACN cho nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đều nằm trong quy hoạch, tất cả đều có giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022