Năng Suất Cận Biên Của Các Yếu Tố Đầu Vào Chủ Yếu Đối Với Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Tỉnh Quảng Nam

chân trắng. Khi mật độ tăng đòi hỏi tăng số lần sục khí trong ngày, với điều kiện nuôi TC đảm bảo được mật độ nuôi ở mức cao này.

Số lượng TACN có ảnh hưởng lớn đến NS tôm nuôi (hệ số ảnh hưởng 0,642 nuôi TC vụ 1, 0,588 nuôi TC vụ 2 với mức ý nghĩa 99%) đối với các hộ nuôi tôm. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế nuôi tôm ở các địa phương, hầu hết các hộ nuôi TC với mức đầu tư cao sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng về mặt dinh dưỡng, cho tôm ăn đúng cách (hệ số thức ăn đảm bảo theo từng giai đoạn phát triển của tôm) nên phần lớn thức ăn được sử dụng hết, hạn chế gây ra ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, do giá thức ăn tăng cao, nên một số hộ nuôi TC ở mức đầu tư thấp hơn thường mua thức ăn giá rẻ, kém chất lượng nhằm giảm chi phí đầu vào, nhưng mặt trái của nó là tôm ăn không hết, phần thức ăn thừa lắng xuống đáy ao không xử lý kịp gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng trong khẩu phần thức ăn không có thức ăn tươi, đây là điểm khác biệt so với nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Về số ngày công lao động, qua mô hình cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa ngày công lao động với NS tôm nuôi. Nếu tăng thêm 1% số ngày công lao động so với mức TB sẽ làm NS tôm nuôi TB tăng thêm 0,350% đối với TC vụ 1, 0,333% đối với nuôi TC vụ 2 trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Mức tăng NS tôm do yếu tố ngày công lao động tác động đối với nuôi TC vụ 1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Như vậy, cùng với việc tăng mật độ tôm giống thả nuôi, TACN cần phải tăng số ngày công chăm sóc, theo dõi những diễn biến các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, độ mặn của nước, tình hình phát triển của tảo trong ao nuôi, chu kỳ lột xác của tôm là hết sức cần thiết trong việc xử lý kịp thời những tác động bất lợi đến sức khỏe của tôm, tạo điều kiện môi trường nuôi phù hợp với quá trình phát triển, đảm bảo nâng cao tỷ lệ sống và NS của tôm nuôi.

Đối với biến dummy D1 (kiểm dịch giống) có sự khác biệt về NS tôm nuôi giữa các hộ giống được kiểm dịch với các hộ giống không được kiểm dịch. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi NS của hộ nuôi giống được kiểm dịch cao hơn hộ nuôi giống không được kiểm dịch (Đối với nuôi TC vụ 1, Ykd/Ykkd=e 0,088 = 1,092, tức cao hơn 9,2%, đối với nuôi TC vụ 2, Ykd/Ykkd=e 0,129 = 1,1377, tức cao hơn 13,77% so với hộ không kiểm dịch). Điều này phù hợp với thực tế, những hộ có giống được kiểm dịch tỷ lệ sống cao, số lần dịch bệnh xảy ra thấp, khả năng phát triển tốt. Đây là cơ sở khoa học để các

cấp quản lý khuyến cáo các hộ nuôi cần phải tuân thủ quy định về quản lý tôm giống, trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, không mua tôm giống giá rẻ không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch về nuôi.

Tương tự, NS tôm của hộ nuôi có đầu tư hệ thống cấp thoát nước cao hơn hộ không có đầu tư hệ thống cấp thoát nước ở cả 2 vụ nuôi, hộ nuôi có qua tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm thì NS cao hơn những hộ không tham gia tập huấn là 8,98% đối với nuôi TC vụ 1, 8,76% đối với nuôi TC vụ 2. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế ở địa phương. Dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ao nuôi là 2 yếu tố chủ yếu làm giảm NS nuôi tôm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dịch bệnh xảy ra được khắc phục kịp thời làm NS giảm (8,6% đối với nuôi TC vụ 1, 10,45% đối với nuôi TC vụ 2) so với hộ không xảy ra dịch bệnh. Tương tự môi trường nước xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm làm giảm NS (6,8% đối với nuôi TC vụ 1, 17,14% đối với nuôi TC vụ 2) so với hộ nuôi có môi trường xung quanh ao nuôi không bị ô nhiễm. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh là yêu cầu thường xuyên đối với nuôi tôm thẻ chân trắng nhất là đối với nuôi TC vụ 2. Thực tế cho thấy dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước xung quanh ao nuôi là nguyên nhân chính cản trở đến việc nâng cao NS, duy trì và mở rộng quy mô diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm của các tác nhân ở dòng thượng nguồn và giảm mức sản lượng cung cấp cho các tác nhân phân phối SPTN đến người tiêu dùng.

Trên cơ sở phân tích, hàm Cobb - Douglas tổng quát của các hộ nuôi năm 2012 như sau:

- Nuôi thâm canh vụ 1:

1

Y 0,053X 0,205 X


0,642

X

2

0,350 0,088D1 0,071D2 0,098D3 0,090D4 0,086D5

e

3

- Nuôi thâm canh vụ 2:


1

Y 0,057.X 0,193 X

0,588

X

2

0,333 0,129D10,188D2 0,086D3 0,107D4 0,084D5

e

3

Trên cơ sở các hàm SX được thiết lập tương ứng với từng vụ nuôi trong năm theo phương thức nuôi TC, NS cận biên, giá trị sản phẩm cận biên của từng yếu tố

đầu vào được xác định ở Bảng 3.13, trên cơ sở đó, chúng ta tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư của các yếu tố đầu vào tương ứng.

Bảng 3.13. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chủ yếu đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam


Yếu tố đầu vào


ĐVT


Xbq

Năng suất

cận biên- MPxi

(tấn/ha)

Gía trị sản phẩm cận biên- MPVxi

(triệu đồng)




Vụ 1

Vụ 2

Vụ 1

Vụ 2

X1- Mật độ giống

vạn con/ha

125,56

0,009

0,007

0,869

0,696

X2- Thức ăn công nghiệp

tấn/ha

7,47

0,514

0,318

51,138

31,358

X3- Lao động

công/ha

706,16

0,003

0,002

0,267

0,211

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 16

Nguồn: số liệu điều tra hộ

Giả định rằng, với điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu hộ tăng đầu tư thêm 1 vạn tôm giống/ha so với mức TB như hiện tại (nuôi TC vụ 1 là 130,21 vạn con/ha, nuôi TC vụ 2 là 119,96 vạn con/ha) thì NS tôm nuôi tăng tương ứng 0,009 tấn/ha đối với nuôi TC vụ 1, tăng 0,007tấn/ha đối với nuôi TC vụ 2. Đối với thức ăn công nghiệp, giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi, nếu tăng thêm 1 tấn thức ăn trên 1ha so với mức TB thì sau 1 thời nuôi NS tôm tăng 0,514 tấn/ha đối với nuôi TC vụ 1, tăng 0,318 tấn/ha đối với nuôi TC vụ 2.

Tương tự, đối với ngày công lao động, giả định cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng thêm 1 ngày công lao động so với mức TB thì NS tôm nuôi tăng 0,003tấn/ha đối nuôi TC vụ 1, tăng 0,002tấn/ha nuôi TC vụ 2. Như vậy, cả 3 yếu tố đầu vào chủ yếu đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam đều làm tăng NS cận biên, tức tăng hiệu quả về mặt kỹ thuật và cho thấy, NS cận biên mật độ thả tôm giống, TACN, lao động trong nuôi TC vụ 1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Trong đó, mức độ tác động yếu tố TACN cho tôm đến NS cận biên là lớn nhất. Bảng 3.17, cũng cho thấy, cả 3 yếu tố: mật độ tôm giống thả nuôi, TACN, lao động làm cho giá trị sản phẩm cận biên cả hai vụ nuôi đều tăng, đây chính là phần giá trị sản phẩm tăng thêm trên 1ha khi từng yếu tố đầu vào này tăng thêm 1 đơn vị. So sánh giữa hai vụ nuôi, giá trị sản phẩm cận biên

của cả 3 yếu tố mật độ tôm giống thả nuôi, thức ăn và ngày công lao động nuôi TC vụ 1 cao hơn nuôi TC vụ 2. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố TACN đến giá trị sản phẩm cận biên là lớn nhất, mức độ ảnh hưởng của ngày công lao động đến giá trị sản phẩm cận biên là thấp nhất.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam


Yếu tố đầu vào

MPVxi

(triệu đồng)


Pxi

(triệu đồng)

MPVxi-Pxi

(triệu đồng)


Vụ 1

Vụ 2

Vụ 1

Vụ 2

X1- Mật độ giống thả nuôi

0,869

0,696

0,517

0,352

0,179

X2- Thức ăn công nghiệp

51,138

31,358

25,682

25,456

5,676

X3- Lao động

0,267

0,211

0,101

0,166

0,110

Nguồn: số liệu điều tra hộ

Hiệu quả kinh tế đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu được phản ánh ở Bảng 3.14, với giá bán tôm TB là 99,1 triệu đồng/tấn, nếu tăng thêm 1vạn con/ha nuôi TC vụ 1 lời được 0,352 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời 0,179 triệu đồng; nếu tăng thêm 1 tấn TACN trên 1ha nuôi TC vụ 1 lời gần 25,5 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời trên 5,6 triệu đồng; nếu tăng thêm 1 ngày công lao động, trong trường hợp nuôi TC vụ 1 lời 0,166 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời 0,110 triệu đồng. Điều này cho thấy, việc tăng thêm số lượng thức ăn, mật độ giống, ngày công lao động cho nuôi tôm trong điều kiện này thì đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế ở cả hai vụ nuôi.

So sánh giữa hai vụ nuôi cho thấy cả 3 yếu tố mật độ tôm giống thả nuôi, ngày công lao động, TACN làm cho hiệu quả đầu tư nuôi TC vụ 1 cao hơn hiệu quả đầu tư nuôi TC vụ 2. Thực tế cho thấy, ở vụ 2 do hộ nuôi quản lý hệ số sử dụng thức ăn không tốt (mật độ tôm giống thả nuôi và sản lượng tôm thu hoạch thấp hơn vụ 1, nhưng số lượng thức ăn cung cấp tương ứng với sản lượng tôm thu hoạch cao hơn vụ 1), nên để lại lượng thức ăn thừa so với nhu cầu vừa làm tăng chi phí sản xuất vừa dẫn đến tồn đọng thức ăn ở đáy ao, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh dịch cho tôm, nhất là những loại thức ăn rẻ tiền, kém chất lượng.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để đạt được hiệu quả đầu tư trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đòi hỏi các hộ nuôi cần phải tập trung nuôi TC một vụ ở những vùng thấp trũng, tăng cường mật độ nuôi, tăng ngày công chăm sóc tôm nuôi ở tất cả các khâu từ khâu cho ăn, theo dõi thời gian sục khí, kiểm tra màu nước, phòng ngừa dịch bệnh và kịp thời xử lý môi trường ao nuôi, cần lựa chọn nguồn cung thức ăn đảm bảo chất lượng để nâng cao NS tôm nuôi. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong CCSPTN nhằm hạn chế những biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm do diễn ra sự cạnh tranh, cơ hội trong các mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuổi cung. Đây là những cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp để nâng cao NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

3.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Để đánh giá lợi thế cạnh tranh SPTN, luận án đã sử dụng chỉ tiêu chi phí nội nguồn (DRC), là số đo của chi phí cơ hội thực tế được tính theo các nguồn lực nội địa dùng để tạo ra (hay tiết kiệm) một đơn vị ngoại tệ biên. Từ số liệu phân tích của từng tác nhân trong CCSPTN tính toán DRC cho nuôi TC vụ 1 và nuôi TC vụ 2, được nghiên cứu như sau:

Ba yếu tố sản xuất nội địa là đất đai, lao động, vốn là yếu tố nội nguồn không thể mua bán, trao đổi trên thị trường thế giới. Các yếu tố này được tính theo chi phí cơ hội hay giá mờ mà nền kinh tế đang gánh chịu khi quyết định lựa chọn nuôi tôm thay vì nuôi trồng các loại khác. Trong khuôn khổ của luận án, đất mặt nước nuôi tôm được xác định theo giá đất cho thuê để nuôi tôm. Do vậy chi phí cơ hội của đất mặt nước theo giá thuê. Chi phí lao động được tính theo giá mờ cho lao động xác định theo tiền công thực tế bình quân ở tỉnh cho cả vụ 1 và vụ 2 là 101 ngàn đồng/ngày công. Chi phí cơ hội của vốn dùng trong nuôi tôm được xác định như là lãi suất bình quân mà người nuôi tôm sử dụng vốn vay xã hội trong hoạt động nuôi tôm của mình. Lãi suất BQ các hộ vay vốn nuôi tôm của tỉnh Quảng Nam là 1,17% tháng (14% năm). Ngoài ba yếu tố đất đai, lao động, vốn trong hoạt động nuôi tôm sử dụng các yếu tố sản xuất nội địa như giống, TACN, điện, vôi, TSCĐ sử dụng trong nuôi tôm được chia làm 2 loại khấu hao máy

móc sản xuất trong nước và máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, trên cơ sở số liệu điều tra phân theo tỷ lệ quy định hiện hành, khấu hao máy móc sản xuất trong nước 95%, nhập khẩu 5%. Đối với dầu diesel hiện tại 100% nhập khẩu, trên cơ sở giá trị xăng dầu sử dụng quy đổi theo giá USD cho 1 tấn tôm nuôi.

Chi phí thu mua, chế biến và xuất khẩu được điều tra từ các tác nhân thu gom, chế biến và xuất khẩu tham gia trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. SPTN bán cho các công ty chế biến và xuất khẩu với tỷ lệ chế biến từ tôm tươi nguyên con thành tôm thịt xuất khẩu là 67%. Theo đó cứ 1 tấn tôm tươi nguyên con chế biến được 0,67 tấn tôm thịt. Giá xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2012 bình quân chung là 9.500USD/ tấn. Tỷ giá hối đoái chính thức năm 2012 là 20,828 VND/USD, tỷ giá hối đoái mờ là 24,994 VND/USD.

Trên cơ sở phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào luồng SPTN xuất khẩu luận án tính hệ số DRC. Kết quả tính hệ số chi phí nguồn lực (DRC) cho 1 tấn tôm trong nuôi TC vụ 1 và TC vụ 2 ở các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Bảng 3.15 dưới đây.

3.3.1. Tính hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi

Kết quả này cho thấy nuôi tôm TC vụ 1, TC vụ 2 đều có lợi thế cạnh tranh cao, vì tất cả DRC/SER đều nhỏ hơn 1 (DRC nuôi TC vụ 1 là 0,4892, TC vụ 2 là 0,5853 đều nhỏ hơn 1). Tuy nhiên, nuôi TC vụ 1 có lợi thế cạnh tranh cao hơn nuôi thâm canh vụ 2. Nguyên nhân là do nuôi TC vụ 1 có NS cao, mức ô nhiễm môi trường thấp, bệnh dịch ít xảy ra, thời gian nuôi không bị áp lực bởi lũ lụt nên mức đầu tư cao.

Hệ số này cho thấy, ở vụ 1 nếu bỏ ra 0,4892USD đầu tư nuôi với thời gian bình quân 80 ngày thì thu hoạch và xuất khẩu sẽ thu được giá trị ngoại tệ gia tăng là 1USD. Trong khi đó ở vụ 2 phải bỏ ra 0,5853USD nuôi tôm và xuất khẩu mới thu được giá trị ngoại tệ gia tăng 1USD. Điều này, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ số trên cho biết, việc sử dụng các yếu tố tài nguyên trong nước như đất đai, lao động, tiền vốn để chuyển hóa thành SPTN xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh cao. Đây là luận cứ khoa học giúp các cấp chính quyền địa phương ở Quảng Nam đề ra các chính sách phát triển nuôi tôm xuất khẩu, nhằm khai

thác tốt các lợi thế cạnh tranh để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bảng 3.15. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

TC vụ 1

TC vụ 2


I

Yếu tố nội nguồn không thể mua bán và sản xuất nội địa


1000VND


66.689,51


80.805,27

1.1

Đất đai

1000VND

955,62

1.202,73

1.2

Lao động

1000VND

13.119,37

15.569,93

1.3

Vốn

1000VND

825,62

815,61

1.4

Điện

1000VND

5.684,31

5.489,46

1.5

Giống

1000VND

8.676,41

8.351,37

1.6

Thức ăn công nghiệp

1000VND

34.462,00

4.5697,89

1.7

Vôi, hóa chất

1000VND

1.072,90

113,95

1.8

Thuốc

1000VND

139,50

876,54

1.9

Khấu hao

1000VND

1.432,00

2.241,65

1.10

Chi phí khác

1000VND

321,78

262,96

II

Yếu tố nhập khẩu

USD

241,62

265,81

2.1

Tôm bố mẹ

USD

189,84

220,81

2.2

Xăng dầu

USD

48,16

39,53

2.3

Khấu hao máy móc nhập khẩu

USD

3,62

5,47

III

Chi phí thu mua, chế biến

1000VND

8.180,00

8.180,00

3.1

Chi phí mua gom

1000VND

4.450,00

4.450,00

3.2

Chi phí chế biến và xuất khẩu

1000VND

3.730,00

3.730,00

IV

Giá trị đầu ra




4.1

Giá trị 1 tấn tôm xuất khẩu

USD

9.500,00

9.500,00

4.2

Tỷ lệ tôm chế biến xuất khẩu

%

67,00

67,00

4.3

Quy đổi 1 tấn tôm chưa chế biến

USD

6.365,00

6.365,00

V

DRC


12,23

14,63

VI

Tỷ giá chính thức

USD

20,83

20,83

VII

Tỷ gía hối đoái mờ

USD

24,99

24,99

VIII

Tỷ số DRC/SER

lần

0,4892

0,5853

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do hiệu quả kinh tế nuôi tôm khác nhau nên lợi thế cạnh tranh khác nhau. Đi sâu phân tích lợi thế cạnh tranh ở 3 địa phương được khảo sát cho thấy chỉ số DRC của huyện Núi Thành nhỏ nhất, kế đến là huyện Thăng Bình, chỉ số DRC của Hội An là cao nhất. Điều này cho thấy nuôi tôm ở huyện Núi

Thành là có lợi thế cạnh tranh cao, còn nuôi tôm ở Hội An có lợi thế cạnh tranh thấp. Điều này hoàn toàn hợp lý vì năng suất và hiệu quả nuôi tôm ở Hội An thấp hơn cả 2 địa phương kia (xem phụ lục 3 Bảng 52, Bảng 53).

3.3.2. Phân tích độ nhạy của DRC

3.3.2.1. Bằng phương pháp kịch bản

Bảng 16. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

STT

Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu

TC vụ 1

TC vụ 2

I

Kịch bản cơ sở

0,4892

0,5853

II

Chi phí sản xuất nội địa



2.1

Tăng 10%

0,5372

0,6393

2.2

Tăng 15%

0,5612

0,6677

2.3

Tăng 30%

0,6331

0,7529

III

Chi phí nhập khẩu



3.1

Tăng 10%

0,4910

0,5850

3.2

Tăng 15%

0,4921

0,5863

3.3

Tăng 30%

0,4950

0,5901

IV

Giá tôm xuất khẩu



4.1

Giảm 10%

0,5460

0,6504

4.2

Giảm 15%

0,5796

0,6906

4.3

Giảm 30%

0,7109

0,8480

V

Chi phí và giá tôm xuất khẩu



5.1

Tất cả chi phí đều tăng 10% và giá tôm xuất khẩu giảm 10%

0,6021

0,7172

5.2

Tất cả chi phí đều tăng 15% và giá tôm xuất khẩu giảm 15%

0,6695

0,7977

5.3

Tất cả chi phí đều tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30%

0,9359

1,1168

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Để đánh giá khả năng cạnh tranh đối với nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam, phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng theo những kịch bản giả định khác nhau. Với điều kiện các chính sách khác không thay đổi, sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào làm tăng chi phí sản xuất nội địa, hoặc các chi phí sản xuất nhập khẩu, hoặc thay đổi giá cả đầu ra sản sản phẩm xuất khẩu. Kết quả tinh toán cho thấy, các kịch bản về thay đổi giá cả đầu vào và đầu ra đều bất lợi đối với nuôi tôm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nuôi TC vụ 1 với các mức chi phí nội địa tăng 10%, 15%; 30%; chi phí nhập khẩu tăng 10%, 15%, 30% và giá tôm nuôi xuất khẩu giảm 10%, 15%; thậm chí giảm 30% so với mức giá hiện hành, nhưng chỉ số DRC/SER luôn nhỏ hơn 1.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí