Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Và Kiểm Định Giả Thuyết


H4’.6: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4’.7: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4’.8: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

- Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán:

H5’.1: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.3: Tính độc lập của của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.4: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.5: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.6: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.7: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H5’.8: Tồn tại mối quan hệ giữa chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ với khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4.3.3.3. Kết quả phân tích hệ số tương quan

Về tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập: Kết quả phân tích hệ số tương quan theo Phụ lục số 4.8: Ma trận hệ số tương quan Pearson của các nhân tố ảnh


hưởng tới các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán cho thấy có một số cặp biến độc lập có sig. < 0.05 và r > 0.5, cho thấy khả năng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, hệ số Pearson mới chỉ là xác định các nghi ngờ, để kiểm chứng hiện tượng đa cộng tuyến, luận án tiếp tục xem xét hệ số VIF trong phân tích hồi quy ở bước kế tiếp.

Về tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:

- Đối với biến phụ thuộc khoảng cách hợp lý (RG): chỉ có các biến KVQMTN, GD, NCTT, KVQMCB có mối tương quan nhất định đối với biến phụ thuộc khoảng cách hợp lý (RG). Các biến độc lập còn lại có sig. > 0.05 cho thấy không có tương quan giữa các biến này với biến khoảng cách hợp lý.

- Tất cả các biến độc lập đều có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc khoảng cách chuẩn mực (DS) và khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP).

- Tất cả các biến độc lập ngoại trừ biến NL có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (AEG).

Để kiểm chứng lại mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến độc lập với biến phụ thuộc, luận án tiếp tục phân tích hồi quy và xem xét hệ số VIF.

4.3.3.4. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

a. Kết quả các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý

Từ kết quả phân tích ở các bước trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với khoảng cách hợp lý như sau:

RG = β11 BC + β12 DL+ β13 NL + β14 KVQMTN + β15 GD+ β16 NC+ β17 KVQMCB+ β18 CM + ε

Kết quả của phân tích hồi quy như sau:

- Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình:

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Mặc dù kết quả từ phân tích hệ số tương quan Pearson đã thực hiện trước đó đặt ra nghi ngờ về sự tồn tại đa cộng tuyến của một số cặp biến độc lập. Tuy nhiên, kết quả của chỉ tiêu nhân tố phóng đại phương sai Variance Inflation factor (VIF) ở Bảng 4.19 cho thấy tất cả các biến độc lập đều có hệ số VIF trong khoảng từ 1.31 đến 1.84 <2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

+ Kiểm định Durbin – Watson ở Bảng 4.17 cho giá trị 2.020 trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.


+ Kiểm định ANOVA: trị số thống kê F được tính từ hệ số R2 điều chỉnh đầy đủ trong Bảng 4.18 có mức độ ý nghĩa rất nhỏ (sig. = 0.000) vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

- Kết quả đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

+ Hệ số R2 (R square) = 0.635 (theo Bảng 4.17), điều này có nghĩa là 63.5% sự biến động của khoảng cách hợp lý trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được giải thích bởi các nhân tố là các biến độc lập đã được đưa vào mô hình.

+ Kết quả hồi quy (theo Bảng 4.19) cho thấy, trong 8 biến độc lập chỉ có 3 biến có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách hợp lý (có sig. < 0.05). Trong đó biến KVQMTN và KVQMCB có tác động thuận chiều (hệ số Beta >0) và biến GD có tác động nghịch chiều (hệ số Beta < 0) đối với khoảng cách hợp lý.

Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa đối với các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý như sau:

RG = 0.593 KVQMTN – 0.471 GD + 0.428 KVQMCB

Mức độ tác động từ mạnh đến đếu yếu của các nhân tố sẽ là: KVQMTN (0.593) > GD (0.471) > KVQMCB (0.428)

Bảng 4.17: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý‌


Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1

.797a

.635

.625

.14085

2.020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 19

a. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB

b. Dependent Variable: RG

Bảng 4.18: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý‌


Model

Sum of

Squares

df

Mean

Square

F

Sig.


Regression

10.231

8

1.279

64.464

.000b

1

Residual

5.872

296

.020


Total

16.103

304


a. Dependent Variable: RG

b. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB


Bảng 4.19: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý‌


Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t

Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


(Constant)

.752

.084


9.002

.000




BC

-.024

.020

-.057

-1.248

.213

.595

1.681


DL

.000

.012

-.001

-.012

.990

.764

1.310


NL

-.029

.019

-.065

-1.490

.137

.641

1.560

1

KVQMTN

.212

.017

.593

12.456

.000

.544

1.840


GD

-.182

.016

-.471

-11.119

.000

.688

1.454


NC

-.024

.015

-.070

-1.609

.109

.644

1.553


KVQMCB

.150

.016

.428

9.358

.000

.589

1.697


CM

.030

.015

.092

2.031

.043

.598

1.671

a. Dependent Variable: RG

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)

Căn cứ vào kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập KVQMTN, GD, KVQMCB đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig. <0.05) đến khoảng cách hợp lý trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy các giả thuyết H2’.2, H2’.5, H2’.7 được chấp nhận. Các biến độc lập còn lại không có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách hợp lý, tương ứng các giả thuyết H2’.1, H2’.3, H2’.4, H2’.6, H2’.8 bị bác bỏ.

b. Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực

Từ kết quả phân tích ở các bước trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với khoảng cách chuẩn mực như sau:

DS = β21 BC + β22 DL+ β23 NL + β24 KVQMTN + β25 GD+ β26 NC+ β27 KVQMCB+ β28 CM + ε

Kết quả của phân tích hồi quy như sau:

- Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: kết quả của chỉ tiêu hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation factor (VIF) ở Bảng 4.22 cho thấy tất cả các biến độc


lập đều có hệ số VIF trong khoảng từ 1.31 đến 1.84 <2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

+ Kiểm định Durbin – Watson ở Bảng 4.20 cho giá trị 1.655 trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

+ Kiểm định ANOVA: trị số thống kê F được tính từ hệ số R2 điều chỉnh đầy đủ trong Bảng 4.21 có mức độ ý nghĩa rất nhỏ (sig. = 0.000) vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

- Kết quả đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

+ Hệ số R2 (R square) = 0.682 (theo Bảng 4.20), điều này có nghĩa là 68.2% sự biến động của khoảng cách chuẩn mực trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Kết quả hồi quy (theo Bảng 4.22) cho thấy, trong 8 biến độc lập chỉ có 3 biến có ảnh hưởng đáng kể (có sig. <0.05) và đều là tác động thuận chiều tới khoảng cách chuẩn mực (hệ số Beta >0). Các biến còn lại có sig. >0.05 nên không có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực.

Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa đối với các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực như sau:

DS = 0.440 BC + 0.369 NC + 0.375 CM

Mức độ tác động từ mạnh đến đếu yếu của các nhân tố sẽ là: BC (0.440) > CM (0.375) > NC (0.369)

Bảng 4.20: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực‌


Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1

.826a

.682

.674

.1623

1.655

a. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB

b. Dependent Variable: DS

Bảng 4.21: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực‌


Model

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.


Regression

16.738

8

2.092

79.459

.000b

1

Residual

7.794

296

.026


Total

24.533

304


a. Dependent Variable: DS

b. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB


Bảng 4.22: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực‌


Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


(Constant)

-.868

.096


-9.024

.000




BC

.233

.022

.440

10.360

.000

.595

1.681


DL

-.012

.014

-.031

-.838

.403

.764

1.310


NL

-.002

.022

-.003

-.068

.946

.641

1.560

1

KVQMTN

-.003

.020

-.006

-.136

.892

.544

1.840


GD

-.025

.019

-.052

-1.328

.185

.688

1.454


NC

.153

.017

.369

9.046

.000

.644

1.553


KVQMCB

-.032

.019

-.074

-1.745

.082

.589

1.697


CM

.152

.017

.375

8.848

.000

.598

1.671

a. Dependent Variable: DS

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)

Căn cứ vào kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập BC, NC, CM ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05) đến khoảng cách chuẩn mực trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy các giả thuyết H3’.1, H3’.6, H3’.8 được chấp nhận. Các biến độc lập còn lại không có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực, tương ứng các giả thuyết H3’.2, H3’.3, H3’.4, H3’.5, H3’.7 bị bác bỏ.

c. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán

Từ kết quả phân tích ở các bước trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với khoảng cách chất lượng kiểm toán như sau:

DP = β31 BC + β32 DL+ β33 NL + β34 KVQMTN + β35 GD+ β36 NC+ β37 KVQMCB+ β38 CM + ε

Kết quả của phân tích hồi quy như sau:

- Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: kết quả của chỉ tiêu hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation factor (VIF) ở Bảng 4.25 cho thấy tất cả các biến độc


lập đều có hệ số VIF trong khoảng từ 1.31 đến 1.84 <2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

+ Kiểm định Durbin – Watson ở Bảng 4.23 cho giá trị 2.045 trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

+ Kiểm định ANOVA: trị số thống kê F được tính từ hệ số R2 điều chỉnh đầy đủ trong Bảng 4.24 có mức độ ý nghĩa rất nhỏ (sig. = 0.000) vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

- Kết quả đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

+ Hệ số R2 (R square) = 0.683 (theo Bảng 4.23), điều này có nghĩa là 68.3% sự biến động của khoảng cách chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Kết quả hồi quy (theo Bảng 4.25) cho thấy, trong 8 biến độc lập chỉ có 2 biến có ảnh hưởng đáng kể (có sig. <0.05) và đều là tác động nghịch chiều tới khoảng cách chất lượng kiểm toán (hệ số Beta <0). Các biến còn lại có sig. >0.05 nên không có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa đối với các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán như sau:

DP = - 0.653 DL – 0.363 NL

Mức độ tác động từ mạnh đến đếu yếu của các nhân tố sẽ là: DL (0.653) > NL (0.363)

Bảng 4.23: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán‌

Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1

.826a

.683

.674

.17994

2.045

a. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB

b. Dependent Variable: DP

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)


Bảng 4.24: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán‌

Model

Sum of

Squares

df

Mean

Square

F

Sig.




Regression

20.606

8

2.576

79.550

.000b

1

Residual

9.584

296

.032


Total

30.191

304


a. Dependent Variable: DP

b. Predictors: (Constant), CMKS, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, CMBC, KVQMCB

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)

Bảng 4.25: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán‌


Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t

Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


(Constant)

3.214

.107


30.126

.000




BC

.045

.025

.076

1.796

.074

.595

1.681


DL

-.275

.016

-.653

-17.437

.000

.764

1.310


NL

-.219

.025

-.363

-8.882

.000

.641

1.560

1

KVQMTN

-.020

.022

-.040

-.908

.365

.544

1.840


GD

-.002

.021

-.005

-.116

.908

.688

1.454


NC

.002

.019

.004

.103

.918

.644

1.553


KVQMCB

-.024

.021

-.050

-1.165

.245

.589

1.697


CM

-.024

.019

-.052

-1.233

.219

.598

1.671

a. Dependent Variable: DP

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)

Căn cứ vào kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập DL, NL ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig. <0.05) đến khoảng cách chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy các giả thuyết H4’.3, H4’.4 được chấp nhận. Các biến độc lập còn lại không có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực, tương ứng các giả thuyết H4’.1, H4’.2, H4’.5, H4’.6, H4’.7, H4’.8 bị bác bỏ.

d. Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng kiểm toán báo cáo tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022