Tóm Tắt Mô Hình Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán‌


Từ kết quả phân tích ở các bước trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với khoảng cách kỳ vọng như sau:

AEG = β41 BC + β42 DL+ β43 NL + β44 KVQMTN + β45 GD+ β46 NC+ β47 KVQMCB+ β48 CM+ ε

Kết quả của phân tích hồi quy như sau:

- Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Kết quả của chỉ tiêu hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation factor (VIF) ở Bảng 4.28 cho thấy tất cả các biến độc lập đều có hệ số VIF trong khoảng từ 1.31 đến 1.84 <2 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

+ Kiểm định Durbin – Watson ở Bảng 4.26 cho giá trị 1.918 trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

+ Kiểm định ANOVA: trị số thống kê F được tính từ hệ số R2 điều chỉnh đầy đủ trong Bảng 4.27 có mức độ ý nghĩa rất nhỏ (sig. = 0.000) vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

- Kết quả đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

+ Hệ số R2 (R square) = 0.579 (theo Bảng 4.26), điều này có nghĩa là 57.9% sự biến động của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Kết quả hồi quy (theo Bảng 4.28) cho thấy, tất cả 8 biến độc lập đều có ảnh hưởng đáng kể (có sig. <0.05) tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Trong đó có 5 biến độc lập: BC, KVQMTN, NC, KVQMCB, CM có ảnh hưởng thuận chiều (hệ số Beta >0), các biến độc lập còn lại bao gồm DL, NL và GD có ảnh hưởng nghịch chiều (hệ số Beta <0) tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa đối với các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

AEG = 0.331 BC – 0.528 DL – 0.324 NL + 0.333 KVQMTN – 0.333 GD +

0.217 NC + 0.176 KVQMCB + 0.279 CM

Mức độ tác động từ mạnh đến đếu yếu của các nhân tố sẽ là:

DL (0.528) > KVQMTN (0.333) = GD (0.333) > BC (0.331) > NL (0.324) >

CM (0.279) > NC (0.2176) > KVQMCB (0.176)


Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-Watson

1

.761a

.579

.567

.08923

1.918

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 20

a. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB

b. Dependent Variable: AEG

Bảng 4.27: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Model

Sum of

Squares

df

Mean

Square

F

Sig.


Regression

3.236

8

.405

50.804

.000b

1

Residual

2.357

296

.008


Total

5.593

304


a. Dependent Variable: AEG

b. Predictors: (Constant), CM, KVQMTN, DL, GD, NL, NC, BC, KVQMCB

Bảng 4.28: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t

Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


(Constant)

1.058

.053


19.990

.000




BC

.084

.012

.331

6.765

.000

.595

1.681


DL

-.096

.008

-.528

-12.236

.000

.764

1.310


NL

-.084

.012

-.324

-6.874

.000

.641

1.560

1

KVQMTN

.070

.011

.333

6.517

.000

.544

1.840


GD

-.076

.010

-.333

-7.318

.000

.688

1.454


NC

.043

.009

.217

4.621

.000

.644

1.553


KVQMCB

.036

.010

.176

3.576

.000

.589

1.697


CM

.054

.009

.279

5.710

.000

.598

1.671

a. Dependent Variable: AEG

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)


Kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy cho thấy tất các biến độc lập BC, DL, NL, KVQMTN, GD, NC, KVQMCB, CM ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig.

< 0.05) đến khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, tất cả các giả thuyết H5’.1, H5’.2, H5’.3, H5’.4, H5’.5, H5’.6, H5’.7, H5’.8 đều được chấp thuận.

Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

STT

Giả thuyết

Kết quả

Chiều

tương quan

So sánh với các

nghiên cứu trước

1

H5’.1: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Thuận chiều

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Akther và Xu (2020); Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Kamau (2013);

2

H5’.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Nghịch chiều

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Alawi và cộng sự (2018), Awuor (2018) Akther và Xu (2020); Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Kamau (2013);

3

H5’.3: Tính độc lập của của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam

Chấp nhận giả thuyết

Nghịch chiều

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Akther và Xu (2020); Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Kamau (2013); Awuor (2018);



STT

Giả thuyết

Kết quả

Chiều

tương quan

So sánh với các

nghiên cứu trước

4

H5’.4: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Nghịch chiều

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Kamau (2013), Odelabu (2016),

Alawi và cộng sự (2018); Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Awuor

(2018);

5

H5’.5: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Thuận chiều

Đồng thuận với kết quả của Kamau (2013);

Awuor (2018)

6

H5’.6: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Thuận chiều

Đồng thuận với kết quả của Kamau (2013), Alawi và cộng sự (2018);


STT

Giả thuyết

Kết quả

Chiều

tương quan

So sánh với các

nghiên cứu trước

7

H5’.7: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Thuận chiều

Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Awuor (2018)

8

H5’.8: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chấp nhận giả thuyết

Thuận chiều

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Akther và Xu (2020); Không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Kamau (2013);


Kết luận chương 4‌

Trong chương này, luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu định tính, định lượng về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước hết, luận án đã đưa ra kết quả đo lường các thành phần: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) từ đó xác định mức độ của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng xác định được mức độ đóng góp cụ thể của từng thành phần vào khoảng cách kỳ vọng này.

Luận án cũng xác lập được các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố này tới từng thành phần của khoảng cách kỳ vọng cũng như khoảng cách kỳ vọng nói chung. Các nhân tố có tác động thuận chiều tới khoảng cách kỳ vọng được xác định gồm: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên; Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ; Nhu cầu của người sử dụng thông tin; Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán. Các nhân tố có tác động nghịch chiều tới khoảng cách kỳ vọng bao gồm: tính độc lập của kiểm toán viên; Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin; Năng lực của kiểm toán viên.

Các kết quả trong chương 4 là cơ sở để luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


Kết quả của luận án đã đáp ứng các mục tiêu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được xác lập, bao gồm:

(1) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại và đo lường các thành phần cũng như khoảng cách kỳ vọng nói chung trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả của luận án cho thấy khoảng cách kỳ vọng được cấu thành bởi ba thành phần: Khoảng cách hợp lý (RG); Khoảng cách chuẩn mực (DS); Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Từ các thành phần khoảng cách, luận án xác định được mức độ của khoảng cách kỳ vọng nói chung trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

(2) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, kết quả cho thấy 5 nhân tố (chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên; nhu cầu của người sử dụng thông tin; kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán; chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ) có ảnh hưởng đáng kể và thuận chiều về ý nghĩa thống kê tới khoảng cách kỳ vọng. Trong khi 3 nhân tố (tính độc lập của kiểm toán viên; năng lực của kiểm toán viên; giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin) có ảnh hưởng đáng kể và nghịch chiều tới khoảng cách kỳ vọng.

(3) Đề xuất các khuyến nghị và hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng, luận án đã đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hẹp từng thành phần cấu thành khoảng cách kỳ vọng cũng như các điều kiện thực hiện các khuyến nghị này.

5.1. Kết luận‌

5.1.1. Kết luận về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi xem xét dưới góc độ người sử dụng thông tin bao gồm ba thành phần: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng


cách chuẩn mực (DS) và khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Từ kết quả nghiên cứu định lượng, luận án đã có các phát hiện sau:

Trong 30 kỳ vọng kiểm toán được khảo sát, 11 kỳ vọng cấu thành khoảng cách hợp lý; 10 kỳ vọng cấu thành khoảng cách chuẩn mực; 9 kỳ vọng cấu thành khoảng cách chất lượng kiểm toán.

Kết quả đo lường khoảng cách hợp lý chỉ ra rằng vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể liên quan đến trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các gian lận từ phía người sử dụng thông tin. Bảng 4.8 cho thấy TN2, TN3 tương ứng với trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận chính là 2 kỳ vọng kiểm toán có mức độ khác biệt lớn nhất trong số các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Porter (1993) tại New Zealand cũng như một số nghiên cứu khác như Best và cộng sự (2001), Fadzly và Ahmad (2004), Akther và Xu (2020)… Ngược lại, về mức độ đảm bảo, mặc dù "Đảm bảo chắc chắn rằng BCTC không còn sai sót trọng yếu" là một kỳ vọng bất hợp lý nhưng người sử dụng thông tin cũng cho rằng kiểm toán viên hiện đang làm công việc này rất tốt, vì vậy mức độ của khoảng cách kỳ vọng liên quan đến công việc này ở mức độ rất thấp.

Đối với khoảng cách chuẩn mực, TN4 "Công bố trong BCKiT các gian lận đã được phát hiện, các yếu kém và bất thường của khách hàng kiểm toán" có mức độ khoảng cách thấp nhất và TN5 "Kiểm tra và công bố tính đáng tin cậy của toàn bộ các thông tin được trình bày trong báo cáo thường niên" lại có mức độ khoảng cách cao nhất. Mặc dù đều là kỳ vọng hơp lý, người sử dụng thông tin vẫn cho rằng hiện nay kiểm toán viên đã thực hiện việc công bố các gian lận, yếu kém, bất thường của khách hàng kiểm toán là khá tốt trong khi các thông tin trong báo cáo thường niên lại chưa được kiểm tra, đánh giá toàn diện.

Về khoảng cách chất lượng kiểm toán, điểm đáng chú ý trong số các công việc đã có trong quy định hiện hành, TN8 "Báo cáo sự nghi ngờ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi cố tình bóp méo BCTC" có mức độ khoảng cách lớn nhất. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thống kê mô tả về kỳ vọng của người sử dụng thông tin và khả năng thực hiện của kiểm toán viên ở Bảng 4.7. Theo đó, kiểm toán viên đánh giá khả năng thực hiện trách nhiệm này ở mức 0.53, thấp nhất trong số các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành. Như vậy, chính bản thân kiểm toán viên cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm kiểm toán này nên việc thực hiện công việc này trong thực tế kết quả không cao. Ngược lại, TN16 "Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán" lại được người sử dụng đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022