+ Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ngày càng có xu hướng giảm: năm 2017 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 77,5% tổng số lao động, đến năm 2018 giảm xuống còn 71%; năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ này lần lượt chiếm 62% và 60%. Như vậy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần đồng nghĩa với sự gia tăng của số lượng lao động đã qua đào tạo.
+ Tỷ lệ lao động trình độ, cao đẳng, đại học và trên đại học cũng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Số lao động có bằng cao đẳng tăng từ 0,95% năm 2017 lên 2,1% năm 2020. Số lao động trình độ đại học tăng từ 1,05% năm 2017 lên 4% năm 2020, còn trên đại học năm 2017 chiếm 0,02% tổng số lao động, năm 2020 đã tăng lên 0,15%.
Mặc dù tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lượng lao động của tỉnh, nhưng với dấu hiệu giảm dần cũng như sự gia tăng của lực lượng lao động được đào tạo là một lợi thế khá cao của Hải Dương trong việc thu hút FDI, bởi các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí cơ bản khi quyết định đầu tư.
2.3.4 Thủ tục hành chính nhanh gọn
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong các KCN thường không phải trải qua nhiều thủ tục hành chính phức tạp như Chấp thuận chủ trương đầu tư, Thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, Giao đất... Khi đầu tư trong các khu này, nhà đầu tư chỉ qua một cơ quan đầu mối là Ban Quản lý KCN nên thủ tục thực hiện nhanh chóng hơn. Tùy theo nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền được giao, Ban Quản lý KCN được cấp một số loại giấy phép, quyết định liên quan đến dự án đầu tư. Đối với các thủ tục ngoài thẩm quyền được giao, phần lớn các ban quản lý KCN đều hỗ trợ nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan nhà nước khác, cũng như theo dõi tiến độ giải quyết và giúp đỡ hoàn thành thủ tục. Hơn nữa, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào KCN đã có thể tiếp cận ngay với đất “sạch”, tức là đất đã được giải phóng mặt bằng và có sẵn hạ tầng.
2.3.5 Kinh tế phát triển
Hải Dương có quy mô kinh tế khá lớn, tổng giá trị sản phẩm (GRDP) ước năm 2020 đạt 134.000 tỷ đồng (xấp xỉ 5,8 tỷ USD), đứng thứ 11/63 cả nước, thứ 5/11 vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, do dân số đông (2 triệu người), nên GRDP bình quân/người của tỉnh chỉ đạt gần 70 triệu đồng (69,8 triệu đồng, tương đương 3.020 USD) thấp hơn bình quân cả nước. GRDP bình quân của tỉnh đứng thứ 19/63 cả nước, thứ 7/11 vùng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tương đối tốt, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản thấp hơn cả nước, nhưng chỉ ở mức trung bình so với vùng và đứng cuối cùng so với
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bên cạnh đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ đạt 31,3%, còn thấp hơn bình quân cả nước (khoảng 45%) và vùng (bình quân 48%).
Hải Dương là 1/16 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương từ năm 2017, nhưng mức điều tiết mới chỉ là 2%, thấp nhất trong 16 tỉnh, thành phố. Về tổng thu ngân sách trên địa bàn, năm 2019 đạt hơn 20.000 tỷ đồng, đứng thứ 15/63 cả nước, thứ 6/11 vùng Đồng bằng sông Hồng.
Kinh tế của tỉnh phát triển là một yếu tố quan trọng giúp thu hút các dự án FDI. Kinh tế của tỉnh phát triển thì các nhà đầu tư mới chọn tỉnh là nơi tiếp nhận đầu tư, mới có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Không thể nào một tỉnh kinh tế kém phát triển mà lại có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cho các nhà đầu tư.
2.4 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
2.4.1 Tổ chức thực hiện và ban hành các văn bản theo thẩm quyền về đầu tư và thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương
a. Tổ chức thực hiện
Là một tổng thể thống nhất với nhau, nên khi nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương liên quan đến đầu tư và thu hút FDI thì tỉnh Hải Dương đã nghiêm túc thực thi theo các chủ trương đó và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh nhưng vẫn đảm bảo đồng nhất, không mâu thuẫn với chủ trương của nhà nước.
b. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về đầu tư và thu hút FDI
UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các quyết định, nghị quyết, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp… nhằm phát triển KCN.
Theo Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Tỉnh Hải Dương về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, quan điểm phát triển các ngành công nghiệp như sau: phát triển công nghiệp dựa trên các thành phần kinh tế, chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và FDI.
Quyết định số 2639/UBND-VP ngày 11/11/2015 về việc tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Hải Dương năm 2015.
Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 2/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỷ lệ 1/500.
Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng
Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Về việc thu hồi, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp BW Hải Dương – Dự án 2 tại khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng
Quyết định số 3769/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Cộng Hòa, thành phố Chí Linh
Quyết định số 3730/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh Về việc công bố quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp
Báo cáo số 25/BC/BCS ngày 2/3/2018 về Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại và làng nghề Lương Điền huyện Cẩm Giàng (Thay thế Báo cáo số 94-BC/BCS ngày 11/8/2017)
Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ban hành ngày 20/1/2020 của UBND tỉnh về quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.4.2 Xây dựng quy hoạch phát triển KCN và các kế hoạch thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Khởi đầu từ năm 2003, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch và thành lập 3 khu công nghiệp, với diện tích 320 ha; đến nay, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận 18 khu công nghiệp, với tổng diện tích 3.517 ha. Hiện, Hải Dương đang có 14 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 2.567 ha.
Trong 14 khu công nghiệp đã được thành lập, Hải Dương đã có 11 khu công nghiệp hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đang hoạt động với tổng diện tích là 1.732ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đạt 82% trên tổng diện tích đất công nghiệp đã được bàn giao; suất đầu tư đạt trên 6 triệu USD/ha đất công nghiệp; thu hút 12 dự án đầu tư xây dựng.
Đến 2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được trên 300 dự án của các nhà đầu tư đến từ 21 quốc gia và vùng, lãnh thổ; trong đó, 235 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ USD và 64 dự án đầu tư 100% vốn trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 17.666 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 108.000 lao động, hàng năm nộp ngân sách trên 1.700 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hầu hết có vốn bình quân gần 18 triệu USD/dự án. Được biết, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích khoảng 760 ha gồm: Khu công nghiệp An Phát 1 (180 ha),
Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng (214,57 ha), Khu công nghiệp Gia Lộc (197,94 ha) và Khu công nghiệp Kim Thành (164,98 ha). Danh mục quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau:
Bảng 2.3: Danh mục quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020
(Đơn vị: ha)
KCN | Diện tích quy hoạch | Tình hình thực hiện | Diện tích dự kiến quy hoạch thành lập đến 2020 (địa phương đề xuất) | Phương án điều chỉnh quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất) | |||||
Diện tích thực tế đa thành lập/cấp GCNĐT | Diện tích quy hoạch còn lại chưa thành lập/cấp GCNĐT (không tính diện tích chênh lệch do đo đạc) | Diện tích dự kiến quy hoạch đến 2020 | Diện tích tăng so với quy hoạch được duyệt | Diện tích giảm so với quy hoạch được duyệt (không tính chênh lệch do đo đạc) | Diện tích dự kiến quy hoạch thành lập mới và mở rộng đến năm 2020 | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6)=(5)- (1) | (7)=(1)-(5) | (8)=(5)- (2) | ||
I | KCN được thành lập trước Quyết định 1107/QĐ-TTg | ||||||||
1 | KCN Nam Sách | 63 | 62.42 | 0 | 62.42 | 62.42 | 0.58 | 0 | |
2 | KCN Đại An | 170.82 | 174.22 | 0 | 135 | 135 | 35.82 | 0 | |
3 | KCN Phúc Điền | 87 | 82.88 | 0 | 82.88 | 82.88 | 4.12 | 0 | |
4 | KCN Tân Trường | 199.3 | 198.06 | 0 | 198.06 | 198.06 | 1.24 | 0 | |
II | KCN được phê duyệt QH theo Quyết định 1107/QĐ-TTg và văn bản của Thủ tướng, đã thực hiện quy hoạch (toàn bộ diện tích đã thành lập) | ||||||||
1 | KCN Việt Hòa-Kenmark | 47 | 46.4 | 0 | 46.4 | 46.4 | 0.6 | 0 | |
2 | KCN Cộng Hòa | 300 | 357.03 | 0 | 200 | 200 | 100 | 0 | |
3 | KCN Phú Thái | 72 | 21.7 | 35.3 | 57 | 57 | 15 | 35.3 | |
4 | K.CN Lai Vu | 212 | 212.89 | 0 | 212.9 | 212.9 | 0.9 | 0 | |
5 | KCN Lai Cách | 135 | 135.42 | 0 | 135.42 | 135.42 | 0.42 | 0 | |
6 | KCN Đại An mở rộng | 470 | 433 | 0 | 433 | 433 | 37 | 0 | |
7 | KCN Cẩm Điền - Lương Điền | 200 | 183.96 | 0 | 183.96 | 183.96 | 16.04 | 0 | |
8 | KCN Tân Trường mở rộng | 100 | 112.6 | 0 | 112.6 | 112.6 | 12.6 | 0 | |
III | KCN được phê duyệt quy hoạch theo Quyết định 1107/QĐ-TTg và văn bản của Thủ tướng, toàn bộ diện tích chưa thực hiện | ||||||||
1 | KCN Kim Thành | 150 | 0 | 150 | 164.98 | 164.98 | 14.98 | 164.98 | |
2 | KCN Phúc Điền mở rộng | 200 | 200 | 214.57 | 214.57 | 14.57 | 214.57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Chỉ Tiêu Đánh Giá Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Fdi Vào Các Kcn Trên Địa Bàn Tỉnh
- Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
- Thẩm Định Và Phê Duyệt Dự Án Đầu Tư Vào Kcn Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 8
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
KCN Quốc Tuấn - An Bình | 180 | 0 | 180 | 180 | 180 | 180 | |||
4 | KCN Lương Điền - Ngọc Liên | 150 | 0 | 150 | 150 | 150 | 150 | ||
5 | KCN Bình Giang | 150 | 0 | 150 | 150 | 150 | 150 | ||
6 | KCN Thanh Hà | 150 | 0 | 150 | 150 | 150 | 150 | ||
7 | KCN Hoàng Diệu | 250 | 0 | 250 | 250 | 250 | 250 | ||
8 | KCN Hưng Đạo | 200 | 0 | 200 | 200 | 200 | 200 | ||
9 | KCN Gia Lộc | 198 | 0 | 198 | 198 | 198 | 198 | ||
Tổng cộng | 3,684.12 | 2,020.58 | 1,663.30 | 3,517.19 | 3,517.19 | 43.47 | 210.40 | 1,692.85 |
3
(Nguồn: Công văn số 1156/TTg-KTN ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
- Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp như sau:
+ Tích cực nâng cao tỷ lệ lấp đầy tại các KCN, đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất đai.
+ Phát triển các KCN theo chiều sau và nâng cao chất lượng hiệu quả thu hút đầu tư. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ cao, thân thiện môi trường, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức lan tỏa lớn.
+ Phân bố các KCN hợp lý, ngành nghề khuyến khích đầu tư phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội.
+ Chỉ thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN khi đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đồng bộ và đầy đủ cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt từng giai đoạn.
+ Tăng cường phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường khi phát triển công nghiệp tại các khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch trọng điểm… nhầm đảm bảo phát triển bền vững.
2.4.3 Tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương
FDI có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Nhận thức được vấn đề đó, tỉnh Hải Dương đã tập trung tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Tỉnh Hải Dương đã chủ động về quỹ đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN, đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để các doanh nghiệp tiếp cận những chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đào tạo và tuyển dụng lao động, cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Trên cơ sở nhu cầu lao động, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN được cung cấp lao động đã qua đào tạo trong trường hợp các doanh nghiệp có
nhu cầu đào tạo riêng, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho một lao động của địa phương nhưng tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo. Số tiền trên tỉnh sẽ cấp cho các Trung tâm dạy nghề của tỉnh để đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
- Ưu đãi về thông tin quảng cáo và khuyến khích vận động đầu tư vào khu công nghiệp: (1) Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được giảm 50% chi phí thông tin quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Hải Dương và Báo Hải Dương, thời gian 03 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động. (2) Tỉnh sẽ tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho các ngành các địa phương, ban Quan lý KCN cùng với Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tổ chức vận động các nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp. (3) Thưởng 01 lần cho tổ chức, cá nhân vận động được nhà doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp khi dự án đi vào hoạt động.
- Hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Đối với dự án trong KCN: Nhà đầu tư được nhận mặt bằng triển khai dự án ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp: Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương có liên quan triển khai công việc giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư trong vòng 40 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đảm bảo quyền cơ bản cho các nhà đầu tư. Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nhà đầu tư gồm:
+ Đảm bảo không tước đoạt: Đảm bảo này thông thường được quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài cũng như thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương.
+ Đảm bảo cho những mất mát: Sự đảm bảo này diễn ra trong các trường hợp sau:
+Quốc hữu hoá: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc chính phủ một nước sẽ có thái độ như thế nào đối với vịêc quốc hữu hoá. Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; có nước lại qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đền bù xứng đáng.
+ Phá huỷ do chiến tranh: Thông thường những thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đền bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bố…thì sẽ được đền bù.
+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Đối với đồnh tiền không chuyển đổi được, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hướng dẫn cách cân bằng ngoại tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.
+ Chuyển (gửi) ngoại hối: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khả năng tốt nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại. Từ đó họ có thể chuyển các khoản
tiền về nước một cách tự do. Những khoản sau đây trong mọi trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải được chuyển về nước nếu họ muốn: lợi nhuận, các khoản kiếm được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật…
2.4.4 Thực hiện xúc tiến đầu tư
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị được giao cho thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến đầu tư của tỉnh. Đơn vị có nhiệm vụ thực hiện xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh giao, tổ chức thu thập, đánh giá để cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội, cơ hội đầu tư, thị trường, tiềm lực phát triển kinh tế của tỉnh phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở làm việc với các tổ chức, cá nhân đến làm việc và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh. Tỉnh Hải Dương đã xác định, muốn bứt thì phải mở rộng xúc tiến đầu tư, không tuần tự như mọi năm. Các công cụ xúc tiến đầu tư đã được sử dụng ở Hải Dương như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các công cụ thông tin hướng đến các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia các cuộc hội thảo, triển lãm đầu tư ở trong nước và nước ngoài, tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu tư đến các nước, xây dựng quan hệ công chúng. Kinh phí dành cho xúc tiến đầu tư bằng ngân sách của tỉnh ngày càng được gia tăng. Kinh phí sẽ do các sở, ngành, địa phương cùng tham và và huy động từ nguồn xã hội hóa để cùng xúc tiến. Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ là nơi tạo ra khung xúc tiến, mọi ngành nghề, lĩnh vực sẽ cùng phải tham gia việc xúc tiến, xong mạnh mẽ nhất vẫn là các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh, giúp cho vốn đầu tư FDI vào các ngành này càng gia tăng trong những năm gần đây.
Xây dựng tài liệu cho công tác xúc tiến đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh trong Quy hoạch tổng thể phát triển triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 định hướng 2025. Việc xây dựng tài liệu quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư được cập nhất thường xuyên, liên tục theo quý (đĩa DVD giới thiệu môi trường đầu tư, Gửi sách...) và được gửi cho các cơ quan, tổ chức, hỗ trợ xúc tiến đầu tư như: Cơ quan Ngoại giao tại các nước, các tổ chức hỗ trợ xúc tiến đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thực hiện tuyên truyền giới thiệu về môi trường đầu tư Hải Dương trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, hội chợ triển lãm. Tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi quảng bá, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc...) hàng năm đã góp phần tăng sự hiểu biết của các cơ quan, tổ chức và các nhà đầu tư về Hải Dương, tạo ra hình ảnh Hải Dương là một điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉn đã chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước (Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Hàn Quốc) đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc để tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tue nước ngoài vào tỉnh. Ban quản lý các KCN chủ động xây dựng quan hệ với các sở, ban, ngành liên quan nhằm tạo được sự phối hợp đòng bộ trong công tác thu hút FDI vào các KCN.
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ thông qua việc căn cứ tham gia các hội thảo, lớp tập huấn tổ chức trong và ngoài nước. Cán bộ làm việc lĩnh vực kinh tế đối ngoại có trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, đáp ứng yêu cầu lập, thẩm tra và kêu gọi dự án đầu tư.
Một số chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh:
+ Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu thăm chính thức Ấn Độ, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã gặp gỡ lãnh đạo Công ty Sri Avantica Contractor Limited trao đổi, xúc tiến hợp tác đầu tư.
+ Hội thảo Xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào Hải Dương
- Một số dự án được kêu gọi xúc tiến đầu tư của tỉnh:
Bảng 2.4: Danh mục kêu gọi xúc tiến đầu tư
Tên dự án | Địa điểm xây dựng | Hình thức đầu tư | |
1 | Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các CCN tỉnh Hải Dương. | Các CCN tại địa bàn các huyện trong tỉnh. | 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc trong nước hoặc các hình thức khác. |
2 | Dự án xây dựng cầu Cậy và đường 394 (đoạn từ Phủ Bình đi Hưng Yên). | Huyện Bình Giang. | BOT |
3 | Dự án xây dựng cầu Tuần Mây và đường dẫn hai đầu cầu. | Huyện Kim Thành. | BOT |
4 | Dự án xây dựng Cầu Quang Thanh. | Xã Thanh Bính (Huyện Thanh Hà). | BOT |
5 | Dự án xây dựng đường 390B kéo dài. | Đoạn từ Ngã Ba Hàng đến xã Tiền Tiến (Huyện Thanh Hà). | BOT |
Dự án sản xuất điện tử, điện lạnh. | + Các KCN. + Các CCN: Cao An (Cẩm Giàng); Nguyên Giáp (Tứ kỳ); Đoàn Thượng, Thạch Khôi (Gia Lộc); Thái Học (Bình Giang). | 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn trong nước. | |
7 | Dự án sản xuất vật liệu xây dựng mới. | + Các KCN. + Các CCN trên địa bàn huyện Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Chí Linh. | 100% vốn nước ngoài; liên doanh hoặc 100% vốn trong nước. |
8 | Dự án nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao cấp. | CCN Văn An I, CCN Chí Minh (huyện Chí Linh). | 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trong nước. |
9 | Dự án sản xuất vật liệu công nghiệp. | + Các KCN; + Các CCN trên địa bàn tỉnh. | 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trong nước. |
10 | Dự án sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị và máy xây dựng, máy phục vụ ngành nông nghiệp. | + Các KCN; + Các CCN trên địa bàn huyện Thanh Miện, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Bình Giang, Tứ Kỳ. | 100% vốn nước ngoài; liên doanh hoặc 100% vốn trong nước. |
11 | Dự án sản xuất các loại động cơ điện, động cơ diezel. | + Các KCN; + Các CCN: An Đồng (Nam Sách); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ). | 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc 100% vốn trong nước. |
12 | Dự án sản xuất, lắp ráp máy giặt dân dụng và công nghiệp. | + Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn. | Do Nhà đầu tư tự lựa chọn. |
13 | Dự án sản xuất thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng. | + Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn. | Do Nhà đầu tư tự lựa chọn. |
14 | Dự án sản xuất và lắp ráp thiết bị nghe, nhìn kỹ thuật số. | + Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn. | Do Nhà đầu tư tự lựa chọn. |
15 | Dự án sản xuất thiết bị công nghệ thông tin. | + Các KCN và CCN trong tỉnh do nhà đầu tư lựa chọn. | Do Nhà đầu tư tự lựa chọn. |