Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán‌


qua báo cáo kiểm toán. Mặt khác, trong 30 thang đo có 25 thang đo là tác giả kế thừa hoàn toàn hoặc có hiệu chỉnh và 5 thang đo mới.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán được thể hiện qua Phụ lục 4.2: Kết quả nghiên cứu định tính về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án thu được 24 thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, trong đó 3 thang đo về kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin, 3 thang đo về Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin, 3 thang đo về nhu cầu của người sử dụng thông tin, 4 thang đo về tính độc lập của kiểm toán viên, 4 thang đo về năng lực của kiểm toán viên, 4 thang đo về chuẩn mực về báo cáo kiểm toán, 3 thang đo về Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ.

Sau khi tiến hành hiệu chỉnh, bổ sung theo đề nghị của các chuyên gia, tác giả thu được 29 thang đo cho 7 nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán được thể hiện qua Phụ lục 4.3: Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng‌

4.3.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra‌

Để thu thập dữ liệu sử dụng cho phần nghiên cứu định lượng, tác giả đã sử dụng 2 mẫu phiếu điều tra: 1 mẫu phiếu cho đối tượng người sử dụng thông tin và 1 mẫu cho kiểm toán viên/trợ lý kiểm toán của các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, tác giả đã phát ra 400 phiếu điều tra cho người sử dụng thông tin, kết quả thu được 309 phiếu hồi đáp, có 4 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó số lượng quan sát hợp lệ được đưa vào phân tích gồm 305 phiếu. Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra theo Bảng 4.3.

Cụ thể, về công việc của các người sử dụng thông tin, theo kết quả thống kê mô tả: số phiếu hợp lệ từ nhóm khách hàng kiểm toán bao gồm các thành viên hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc, kế toán viên hoặc kiểm toán viên nội bộ của công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán là 101 phiếu (tương ứng 33.1% tổng số phiếu từ người sử dụng thông tin); số phiếu hợp lệ từ nhóm người có


lợi ích trực tiếp bao gồm các cổ đông, nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên/nhà quản lý ngân hàng và những người có lợi ích trực tiếp khác như nhà phân tích tài chính, kiểm toán viên Nhà nước… là 204 phiếu (tương ứng 66.89% tổng số phiếu từ người sử dụng thông tin).

Nhóm đối tượng khảo sát là người sử dụng thông tin có số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn khá cao, số người có kinh nghiệm trên 5 năm chiếm 83.61% và có trình độ đại học chiếm 82.3% trong tổng số người sử dụng thông tin trong khảo sát.

Về thống kê mô tả, có thể thấy người sử dụng thông tin tham gia khảo sát đa dạng về công việc, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn. Tuy nhiên, người được khảo sát có số năm kinh nghiệm trên 5 năm và ở trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng đáng kể, đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát.

Đối với nhóm kiểm toán viên, tác giả đã phát ra 150 phiếu với các kiểm toán viên/trợ lý kiểm toán ở các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Kết quả thu về 113 phiếu hợp lệ, trong đó có 101 phiếu (tương ứng 89.4%) kiểm toán viên có trình độ đại học, 11 (9.7%) kiểm toán viên có trình độ sau đại học; 53 (46.9%) kiểm toán viên có dưới 5 năm kinh nghiệm, 49 (43.48%) kiểm toán viên có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm, 11 (9.7%) kiểm toán viên có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên; 35(30.97%) kiểm toán viên thuộc nhóm các công ty Big4 và 78 (69.03%) kiểm toán viên thuộc nhóm các công ty Non-Big4. Như vậy, phần lớn các kiểm toán viên tham gia điều tra có kinh nghiệm trên 5 năm và 100% đều đạt trình độ đại học và trên đại học, đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát.

111


Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu điều tra‌


Đối tượng khảo sát

Số

phiếu phát ra

Số phiếu

thu về hợp lệ

Số năm kinh nghiệm

Trình độ

< 5 năm

5-10 năm

10-15

năm

>15 năm

Cao

đẳng

Đại

học

Sau đại

học

Người sử dụng thông tin

400

305

50

165

80

10

11

251

43

Khách hàng kiểm toán

120

101

20

45

30

6

1

84

16

Thành viên hội đồng quản trị

hoặc Ban giám đốc

50

34

6

17

8

3

0

25

9

Kế toán viên hoặc kiểm toán

viên nội bộ

70

67

14

28

22

3

1

59

7

Người có lợi ích trực tiếp

280

204

30

120

50

4

10

167

27

Cổ đông

70

51

12

31

7

1

9

38

4

Nhân viên môi giới chứng khoán

70

53

4

32

17

0

0

50

3

Nhân viên/nhà quản lý ngân

hàng

70

55

10

31

13

1

1

51

3

Người có lợi ích trực tiếp khác

70

45

4

26

13

2

0

28

17

Kiểm toán viên

150

113

53

49

11

0

0

101

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 16


4.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

4.3.2.1. Kết quả thống kê mô tả phân loại kỳ vọng kiểm toán

Để đo lường các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, trước hết luận án căn cứ vào kết quả thống kê mô tả để xác định và phân loại các kỳ vọng của người sử dụng thông tin thành kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, kỳ vọng bất hợp lý và kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.

Trong phần I phiếu điều tra của đối tượng là người sử dụng thông tin cũng như của kiểm toán viên, luận án đã đưa ra câu hỏi số 1: Theo Anh/chị, kiểm toán viên có nên thực hiện công việc sau đây không? Câu trả lời "Không" tương ứng 0 điểm, câu trả lời "Có" tương ứng 1 điểm. Nếu điểm trung bình của câu trả lời ≥ 0.5 sẽ được xác định là công việc người sử dụng thông tin có kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện và kiểm toán viên cũng cho rằng họ nên thực hiện các kỳ vọng này. Ngược lại, nếu điểm trung bình < 0.5 sẽ được xác định là công việc người sử dụng thông tin không có kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện, tương ứng kiểm toán viên cho rằng họ không nên thực hiện kỳ vọng được nêu.

Trong 30 kỳ vọng trong bảng hỏi có 9 kỳ vọng (tương ứng KV1, 7, 8, 9, 13, 16, 17, 18, 20) đã có trong quy định hiện hành và 21 kỳ vọng (tương ứng các KV còn lại) không có trong quy định hiện hành.

Với các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành, đây là những công việc mà dù người sử dụng thông tin và kiểm toán viên có muốn hay không thì kiểm toán viên đều phải thực hiện trong thực tiễn, vì vậy, luận án không loại trừ các kỳ vọng này ra khỏi điều tra khảo sát cho dù điểm trung bình câu trả lời từ phía người sử dụng thông tin < 0.5 hay ≥ 0.5. Để khẳng định các công việc này có thực sự cấu thành khoảng cách kỳ vọng cụ thể là khoảng cách chất lượng kiểm toán hay không, luận án căn cứ vào sự khác biệt giữa đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện công việc với mức điểm chuẩn (5 điểm) ở bước nghiên cứu tiếp theo. Đối với câu trả lời từ phía kiểm toán viên, đây là cơ sở giúp tác giả nhận định khả năng nắm bắt các quy định nghề nghiệp trong thực tế của họ.

Với các kỳ vọng không có trong quy định hiện hành, luận án chỉ giữ lại những kỳ vọng có điểm trung bình câu trả lời từ phía người sử dụng thông tin ≥ 0.5 và loại trừ tất cả các kỳ vọng có điểm trung bình < 0.5. Luận án tiếp tục căn cứ trên câu trả lời của kiểm toán viên để phân loại các kỳ vọng được giữ lại, cụ thể: nếu điểm trung


bình của kiểm toán viên ≥ 0.5, đây được xác định là những kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành; nếu điểm trung bình của kiểm toán viên < 0.5 thì đây được xác định là những kỳ vọng bất hợp lý.

* Kết quả thống kê mô tả đối với các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành

Kết quả thống kê từ Bảng 4.4 cho thấy người sử dụng thông tin có kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện tất cả các công việc kiểm toán đã có trong quy định hiện hành (điểm trung bình của tất cả các kỳ vọng đều > 0.5). Tương tự, kiểm toán viên cũng cho rằng họ nên thực hiện tất cả các kỳ vọng đã nêu. Điểm đáng chú ý là kỳ vọng số 8 tương ứng KV8 "Báo cáo sự nghi ngờ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi cố tình bóp méo BCTC” đã được quy định trong VSA 240 Đoạn 43, có điểm trung bình thấp nhất (với người sử dụng thông tin là 0.81 và với kiểm toán viên là 0.53) trong 9 kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành đối với cả nhóm người sử dụng thông tin cũng như của kiểm toán viên. Kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khoảng cách kỳ vọng khi cho thấy tồn tại một khoảng cách đáng kể liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên về phát hiện, ngăn ngừa và công bố, báo cáo các hành vi gian lận, không tuân thủ luật pháp. Các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành còn lại đều có mức độ đồng thuận rất cao từ cả người sử dụng thông tin và kiểm toán viên.

Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành‌


Người sử dụng thông tin

Kiểm toán viên

Valid

Missing

Mean

Valid

Missing

Mean

KV1

305

0

1.00

113

0

1.00

KV7

305

0

.97

113

0

.71

KV8

305

0

.81

113

0

.53

KV9

305

0

.93

113

0

.71

KV13

305

0

.98

113

0

1.00

KV16

305

0

1.00

113

0

1.00

KV17

305

0

.98

113

0

1.00

KV18

305

0

1.00

113

0

.90

KV20

305

0

1.00

113

0

1.00

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)


* Kết quả thống kê mô tả đối với các kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành

Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành‌


Người sử dụng thông tin

Kiểm toán viên

Valid

Missing

Mean

Valid

Missing

Mean

KV2

305

0

.87

113

0

.31

KV3

305

0

.70

113

0

.19

KV4

305

0

.96

113

0

.67

KV5

305

0

.81

113

0

.81

KV6

305

0

.84

113

0

.90

KV10

305

0

.90

113

0

.46

KV11

305

0

.96

113

0

.67

KV12

305

0

1.00

113

0

.63

KV14

305

0

.98

113

0

.61

KV15

305

0

.98

113

0

.90

KV19

305

0

.94

113

0

.81

KV21

305

0

1.00

113

0

.58

KV22

305

0

1.00

113

0

.46

KV23

305

0

.96

113

0

.41

KV24

305

0

.99

113

0

.51

KV25

305

0

.98

113

0

.46

KV26

305

0

.98

113

0

.31

KV27

305

0

.94

113

0

.21

KV28

305

0

1.00

113

0

.47

KV29

305

0

.98

113

0

.31

KV30

305

0

.94

113

0

.31

(Nguồn: tổng hợp từ xử lý dữ liệu bằng SPSS20)

Từ số liệu của Bảng 4.5, 21 kỳ vọng kiểm toán không có trong quy định hiện hành được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 gồm các công việc người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện (điểm trung bình ≥ 0.5) tuy nhiên kiểm toán viên lại cho rằng họ không nên thực hiện công việc này (điểm trung bình <0.5). Các kỳ vọng này được xác định


là các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin bao gồm 11 kỳ vọng sau: KV2, 3, 10, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30. Cơ sở của các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin có thể giải thích theo Phụ lục 4.4: Các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin.

Nhóm 2 gồm các công việc người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện (điểm trung bình ≥ 0.5) và kiểm toán viên cũng cho rằng họ nên thực hiện các công việc này (điểm trung bình ≥ 0.5). 10 kỳ vọng này được xác định là kỳ vọng hợp lý của người sử dụng thông tin nhưng chưa có trong quy định hiện hành bao gồm: KV4, 5, 6, 11, 12, 14, 15, 19, 21, 24. Trong đó:

- KV4 "Công bố trong BCKiT các gian lận đã được phát hiện, các yếu kém và bất thường của khách hàng kiểm toán”.

- KV5 "Kiểm tra và công bố tính đáng tin cậy của toàn bộ các thông tin được trình bày trong báo cáo thường niên”.

- KV6 "Kiểm tra và công bố việc tuân thủ tất cả các quy định về quản trị công ty khi khách hàng kiểm toán là các công ty niêm yết”.

- KV11 "Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) sự đầy đủ và hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán”.

- KV12 "Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) sự hữu hiệu và hiệu quả công việc quản lý và quản trị rủi ro công ty của khách hàng kiểm toán”.

- KV14 "Kiểm tra và công bố trong BCKiT về tính trung thực của thông tin phi tài chính trong báo cáo hàng năm của khách hàng kiểm toán (Ví dụ: thông tin về nhân viên, sản phẩm, hồ sơ an toàn lao động)”.

- KV15 "Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) tính đáng tin cậy của số liệu dự báo tài chính bao gồm cả số liệu trong báo cáo thường niên của khách hàng kiểm toán”.

- KV19 "Công bố trong BCKiT những thất bại của kiểm toán viên trong việc thu thập thông tin và giải thích việc hình thành ý kiến kiểm toán”.

- KV21 "Công bố rõ ràng mức độ thực hiện công việc kiểm toán trong BCKT”.

- KV 24 “KTV công bố rõ ràng mức độ đảm bảo của kiểm toán trong BCKiT” Các kỳ vọng nêu trên vừa là kỳ vọng từ phía khách hàng kiểm toán và của cả người sử dụng thông tin từ nhóm có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán, như vậy đã thỏa mãn mối quan hệ lợi ích – chi phí trong kiểm toán. Mặt khác, mặc dù kiểm toán viên có xu hướng giới hạn trách nhiệm, công việc của mình tuy nhiên với các kỳ


vọng chưa có trong quy định trên, kiểm toán viên cũng cho rằng họ nên thực hiện, điều này cho thấy có thể thời gian, chi phí bỏ ra để thực hiện thêm các công việc này là không đáng kể hoặc có thể mang lại nhiều lợi ích khác hơn đối với kiểm toán viên. Như vậy, các kỳ vọng này không chỉ là mong muốn của người sử dụng thông tin mà còn là những công việc mà kiểm toán viên tin rằng họ nên thực hiện, vì vậy đây sẽ là những kỳ vọng hợp lý.

4.3.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo kỳ vọng kiểm toán

Căn cứ vào kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng hình thành khoảng cách kỳ vọng, các thành phần của khoảng cách kỳ vọng sẽ được xác định như sau:

- 11 kỳ vọng kiểm toán tương ứng KV 2, 3, 10, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30 là các kỳ vọng bất hợp lý từ phía người sử dụng thông tin, vì vậy đánh giá về chất lượng thực hiện các kỳ vọng này của người sử dụng thông tin (tương ứng TN2, 3, 10, 22, 23, 25, 26; BD1, 2, 4; TD1, 2, 3, 4, 5) được sử dụng để đo lường khoảng cách hợp lý (RG).

- 10 kỳ vọng kiểm toán tương ứng KV4, 5, 6, 11, 12, 14, 15, 19, 21, 24 là các kỳ vọng hợp lý của người sử dụng thông tin tuy nhiên lại chưa có trong quy định hiện hành, vì vậy, đánh giá về chất lượng thực hiện các kỳ vọng này của người sử dụng thông tin (tương ứng TN5, 6, 11, 12, 14, 15, 19, 21, BD3) được sử dụng để đo lường khoảng cách chuẩn mực (DS).

- 9 kỳ vọng kiểm toán tương ứng KV1, 7, 8, 9, 13, 16, 17, 18, 20 là các công việc kiểm toán đã có trong quy định hiện hành và người sử dụng thông tin cũng kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện các công việc này, vì vậy, đánh giá chất lượng thực hiện các kỳ vọng này (tương ứng TN1, 7, 8, 9, 13, 16, 17, 18, 20) được sử dụng để đo lường khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP).

Trước khi đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, luận án sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định chất lượng của các thang đo cho từng thành phần của khoảng cách kỳ vọng. Kết quả như sau:


Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo kỳ vọng kiểm toán‌


Biến quan sát

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item

Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022