Thảo Luận Thực Trạng Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam




Nhóm công việc


Số Lượng


Trung bình


Độ lệch chuẩn


Hàm F

Mức ý nghĩa của (F)


Hàm t


Mức ý nghĩa 2 mặt của t


KT_TB

Nhóm lập BCTC

243

3,2254

,85192


5,684


,018


-1,529


,127

Nhóm sử dụng BCTC


107


3,3790


,97219


HQ_TB

Nhóm lập BCTC

243

2,8534

,98301


,071


,790


-2,813


,005

Nhóm sử dụng BCTC


107


3,1458


,91856


AC_TB

Nhóm lập BCTC

243

3,3301

,88222


1,231


,268


-1,257


,210

Nhóm sử dụng BCTC


107


3,4531


,92695


KS_TB

Nhóm lập BCTC

243

4,0097

,97553


,730


,393


-2,879


,004

Nhóm sử dụng BCTC


107


4,2940


,80451


UB_TB

Nhóm lập BCTC

243

3,2427

,96350


,746


,388


-4,528


,000

Nhóm sử dụng BCTC


107


3,7083


,92187

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 16

Nguồn: Nghiên cứu luận án

Kết quả khảo sát thể hiện nhóm lập BCTC có 243 người bao gồm các nhân viên kế toán, kế toán trưởng, giám đốc, giám đốc tài chính trong các CTNY. Nhóm sử dụng BCTC gồm 107 người là các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, kiểm toán viên.

Kết quả phân tích ANOVA Independent Samples Test thể hiện hầu hết trong các nhân tố đều có sự khác biệt giữa hai nhóm lập và sử dụng BCTC. Chỉ có hai nhân tố KT và AC là chưa thể hiện có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Trong chương 4, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trình bày trong chương 3 để phân tích kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Luận án đánh giá khái quát hoạt động của TTCK và thực trạng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN trong thời gian gần đây.

Thứ hai: Luận án đã tổng hợp kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng trình bày kết quả phân tích thống kê mô tả qua đó thấy được xu hướng các câu trả lời từ phiếu khảo sát thu được theo các chỉ báo xây dựng trong Bảng hỏi.

Thứ ba: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo của nhân tố biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau đó tiến hành kiểm tra điều kiện thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và tiến hành phân tích EFA.

Thứ tư: Từ kết quả phân tích EFA trả lời các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, xác được mô hình nghiên cứu gồm có sáu nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, trong đó có năm nhân tố có quan hệ cùng chiều đó là nhân tố Nhân viên kế toán, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Tính hữu hiệu của KSNB, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế và nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận tác động ngược chiều đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với mức ý nghĩa < 10%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm lập BCTC (CTNY) và người sử dụng BCTC về CLTT trên BCTC cũng như các nhân tố ảnh hưởng, ngoại trừ hai nhân tố AC và KT chưa thể hiện rõ sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.


CHƯƠNG 5.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

5.1.1. Thảo luận thực trạng chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN:

Theo kết quả phân tích mô tả và EFA cho thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, giá trị CLTT trên BCTC được xác định bằng giá trị trung bình cộng của các biến quan sát và giá trị này bằng 3,4069/5 dựa trên kết quả nghiên cứu này thì CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN ở mức độ tin cậy được, cách tính giá trị trung bình này theo Beest và cộng sự (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016). Trong sáu thành phần CLTT trên BCTC thì Dễ hiểu được đánh giá cao nhất là 3,6/5 điểm và Trung thực là thấp nhất ở mức 3,2069/5 điểm như vậy về cơ bản CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN đáp được yêu cầu của người sử dụng. Kết quả này tác giả tiến hành thảo luận cùng một chuyên gia trong lĩnh vực KT và kiểm toán cũng nhận định rằng kết quả đó hoàn toàn phù hợp với thực trạng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN hiện nay.


Kịp thời

3,56145

Kiểm chứng

3,4785

Thích hợp

3,2346

CLTT BCTC

các CTNY trên TTCKVN

3,4069

Khả năng Trình bày

so sánh trung thực

3,3600 3,2069



Dễ hiểu 3,6000

Sơ đồ 5.1. Kết quả đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Nguồn: Số liệu khảo sát


Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, trình độ và nhận thức của các DN và nhà đầu tư đều tăng lên, theo lý thuyết đại diện lúc này các nhà quản lý muốn cung cấp càng nhiều thông tin để thu hút vốn đầu tư làm tăng giá trị DN, còn nhà đầu tư được trang bị kiến thức ngày càng tốt hơn nên đòi hỏi các thông tin CLTT trên BCTC tin cậy ngày càng tăng để đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý. Kết quả nghiên cứu này cũng cơ bản giống kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó về CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Thành phần Thích hợp của CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Được đo bởi tám biến quan sát có giá trị bằng 3,2346/5 điểm, điều đó cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN được trình bày đảm bảo tính thích hợp. Cách xác định giá trị của R theo Beest và cộng sự (2009) và theo Phạm Quốc Thuần (2016). Theo kết quả nghiên cứu của đề tài CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK các công ty đã xem xét đến khả năng hoạt động liên tục trong tương lai được đánh giá là tương đối cao 3,6571/5 điểm, đồng thời phân tích hiệu quả dòng tiền và thông tin về cấu trúc tài chính đã được trình bày trên BCTC các công ty này ở mức độ tương đối cao là 3,4/5 điểm.

Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY trình bày ít thông tin bổ sung cho thông tin tài chính đạt giá trị trung bình là 2,6343/5 điểm và sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với IFRS phù hợp với luật kế toán 2017 còn ở mức trung bình 2,8771/5 điểm. Các thông phi tài chính như quản trị, chiến lược kinh doanh, thay đổi về nhân sự thường được trình bày trên Báo cáo thường niên tương đối đầy đủ, còn BCTC ít đề cập đến các thông tin này. Một báo cáo được tích hợp các thông tin tài chính và phi tài chính để thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định. Đối với, các CTNY trên TTCKVN việc sử dụng giá trị hợp lý trong lập BCTC ở mức trung bình là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Giá trị hợp lý là một khái niệm mới, được sử dụng là một cơ sở tính giá mới từ cuối những năm 1990, song còn có những quan điểm không thống nhất liên quan đến giá trị hợp lý vì vậy IASB đã ban hành IFRS 13 xác định giá trị hợp lý có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các thành phần tham gia thị trường tại ngày đo lường. Trong khi đó Chế độ kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở phương pháp KT theo giá gốc đến nay từng bước đã cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp giá gốc và đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với đặc điểm của



từng loại theo giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo. Đối với Việt Nam với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong điều kiên hiện nay, áp dụng giá trị hợp lý là còn rất nhiều khó khăn về cơ sở để xác định giá thị trường cho các mặt hàng như thế nào cho đúng, chính vì vậy mà việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT - BTC, luật kế toán sửa đổi 2015 cũng đã đề cập rõ hơn về giá trị hợp lý giúp cho các công ty áp dụng giá trị hợp lý thuận lợi hơn nên kết quả của kháo sát trong nghiên cứu này cho thấy là phù hợp với thực tiễn cần có những giải pháp phù hợp hơn để việc áp dụng giá trị hợp lý trong việc lập BCTC của các CTNY tốt hơn.


R1: 2,8771


R2: 2,6343


R3: 2,6571

R: Thích hợp (Relevance)

3,2346

R4: 3,3629


R5: 3,4057


R6: 3,4000


R7: 3,3600

R7: 3,1800


Sơ đồ 5.2. Kết quả đo lường thành phần Thích hợp

Nguồn: Số liệu khảo sát

Thành phần Trình bày trung thực (Faithful representation)

Theo kết quả nghiên cứu CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN đặc tính trình bày trung thực ở mức khá là 3,2069/5 điểm. Trong đó, BCTC của các CTNY cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp giá trị thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc ra quyết định ở mức 3,5086/5 điểm và các phương pháp, nguyên tắc của KT đã được giải trình đầy đủ được đánh giá ở mức khá 3,51/5 điểm. Song các thông tin về quản trị DN được cung cấp còn ở mức trung bình đạt mức 2,8/5 điểm. Kết quả tác giả đã tiến hành thảo luận một - một và trao đổi với một chuyên gia trong lĩnh vực KT, kiểm toán thì kết quả này cơ bản phù hợp với thực trạng các CTNY trên TTCKVN, nhận thức của các người cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin đều được nâng lên. Song việc cung cấp thông tin quản trị ra bên ngoài của



các CTNY trên TTCKVN mới bắt đầu được chú trọng nên cơ bản mới đáp ứng được ở mức độ trung bình là phù hợp.

F1: 3,5086

F2: 3,5143


F3: 3,0314

F: Trình bày trung thực 3,2069

F4: 2,0057

F5: 3,0486

F6: 3,2571

7: 3,2892

Sơ đồ 5.3. Kết quả đo lường thành phần Trình bày trung thực

Nguồn: Số liệu khảo sát

Thành phần Dễ hiểu của CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Thành phần Dễ hiểu có giá trị trung bình ở mức tương đối cao 3,6000/5 điểm. Trong đó ngôn ngữ sử dụng trong BCTC là dễ hiểu được đánh giá ở mức cao nhất là 3,7114/5 điểm, BCTC được trình bày đúng theo các nguyên tắc và chuẩn mực KT được đánh giá tương đối cao 3,6657/5 điểm, song BCTC của các công ty này mức độ hiện diện của biểu đồ và bảng biểu để làm rõ các thông tin được trình bày thì được đánh giá là mức trung bình khá 3,2886/5 điểm thấp nhất trong các biến quan sát đối với thành phần này, được minh họa qua Sơ đồ sau 5.4. Kết quả nghiên cứu này tác giả đã tiến hành thảo luận trực tiếp với một chuyên gia trong lĩnh vực KT, kiểm toán điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn về cơ bản đội ngũ KT của các CTNY được đào tạo và cập nhật các mẫu văn bản hướng dẫn một cách bài bản.


U1: 3,6657


U2: 3,5629

U: Dễ hiểu 3,6000

U3: 3,2886


U4: 3,7114

U5: 3,4743

Sơ đồ 5.4. Kết quả đo lường thành phần Dễ hiểu

Nguồn: Số liệu khảo sát


Thành phần Khả năng so sánh (Comparability)

Thông qua kết quả nghiên cứu thấy được về cơ bản khả năng so sánh đáp ứng được ở mức khá là 3,36/5 điểm và được trình bày trong Sơ đồ 5.5, cách xác định giá trị trung bình theo Beest và cộng sự (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016).


C1: 3,4629

C: Khả năng so sánh 3,3600

C2: 3,5886


C3: 3,2686

C4: 3,1257

Sơ đồ 5.5. Kết quả đo lường thành phần Khả năng so sánh

Nguồn: Số liệu khảo sát

Thành phần Kiểm chứng (Verifiability)

Dựa vào kết quả khảo sát, thành phẩm kiểm chứng cơ bản đáp ứng được ở mức khá là 3,4785/5 điểm theo cách tính giá trị trung bình của Beest và cộng sự (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016). Đối với các CTNY việc bảo quản và lưu trữ chứng từ KT là cơ sở việc kiểm chứng được đánh giá ở mức tương đối cao 3,7943/5 điểm, bên cạnh đó việc kiểm kê đối chiếu tài sản và công nợ được tiến hành thường xuyên.


V1: 3,2314

V: Kiểm chứng 3,4785

V2: 3,2829

V3: 3,7943

V4: 3,6057

Sơ đồ 5.6. Kết quả đo lường thành phần Kiểm chứng

Nguồn: Số liệu khảo sát

Thành phần Kịp thời (Timeliness)

Theo kết quả nghiên cứu, về cơ bản các CTNY trên TTCKVN đến này đều sử dụng các phần mềm KT và với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin với cách mạng 4.0 do đó tính kịp thời của BCTC được đánh giá đáp ứng được yêu



cầu của người sử dụng thông tin ở mức 3,561/5 điểm, theo cách xác định giá trị trung bình của Beest và cộng sự (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016). Song trên thực tế vẫn còn tồn tại các CTNY vẫn nộp BCTC chậm so với quy định nhưng tỷ lệ đó tương đối nhỏ và xu hướng ngày càng giảm.


T1: 3,6286

T: Kịp thời (Timeliness)

3,56145

T2: 3,5886


T3: 3,5400

T4: 3,4886

Sơ đồ 5.7. Kết quả đo lường thành phần Kịp thời

Nguồn: Số liệu khảo sát

5.1.2. Thảo luận thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mô hình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết ban đầu tác giả đề xuất trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu gồm 14 nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Kết quả nghiên cứu định tính có bảy nhân tố xác định đưa vào mô hình nghiên cứu dự kiến và thực hiện nghiên cứu định lượng là: Năng lực của nhân viên KT, Đạo đức nghề nghiệp của KT, Tính hữu hiệu KSNB, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Hành vi quản trị lợi nhuận, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất lượng kiểm toán độc lập.

Khi tiến hành phân tích EFA mô hình hồi quy xác định có sáu nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN đó là: Nhân viên KT (gồm hai biến độc lập Năng lực nhân viên KT và Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên KT ), Tính hữu hiệu KSNB, Hành vi QTLN, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của UBCKNN.

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy năm nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 theo mức độ tác động giảm dần là Nhân viên KT, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất lượng kiểm toán độc lập, Hành vi quản trị lợi nhuận, Tính hữu hiệu KSNB và nhân tố Hành vi QTLN ảnh hưởng ngược chiều với mức ý nghĩa dưới 10%. Từ kết quả này tác giả tiến hành phân tích mô hình hồi qui. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu định tính cũng như phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của nghiên cứu. Điều đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024