22
- Về giải pháp: Các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ đề cập định hướng chung mà chưa nêu được những biện pháp cụ thể để quản lý đào tạo trình độ sơ cấp nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu người học và hướng tới việc làm và phát triển SX-KD. Các nghiên cứu tập trung vào ba hướng khá rõ nét: Các giải pháp đào tạo nghề và bồi dưỡng nhân lực phục vụ chuyển dịch cơcấu LÐNT; các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu LÐNT Việt nam; các nghiên cứu về mô hình đào tạo nghề cho LĐNT . Các hướng nghiên trên chủ yếu giải quyết những vấn đề về chính sách vĩ mô gắn với giải quyết đào tạo nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn, nhưng việc giải quyết mối quan hệ trong đào tạo nghề cho LÐNT với đảm bảo sự phát triển SX-KD trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp và nông thôn giữa cấp nhà nước, cộng đồng và hộ gia đình và LÐNT còn chưa được giải quyết.
1.2. Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT
1.2.1. Khái niệm LĐNT
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Theo Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì: “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và đang tích cực phát triển SX-KD”.
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế ở nông thôn. Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có SX-KD và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của việc làm ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những việc làm phù hợp với mình. Với khái niệm lực lượng lao động ở nông thôn như trên nên lực lương lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng
23
chính là thách thức trong việc đào tạo và giải quyết việc làm, phát triển SX-KD ở nông thôn.
1.2.2. Đặc điểm LĐNT
- LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu lao động, đời sống, SX-KD của lao động nông nghiệptrong từng giai đoạn.
- LĐNT nước ta vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi, thường bảo thủ, thói quen làm việc một cách không liên tục,thiếu năng động va sáng tạo
- LĐNT có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi và nhiều trình độ khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động.
- Thu nhập của người LĐNT còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Trình độ của LĐNT thấp khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác.
Những đặc điểm trên cần được quan tâm trong quá trình tổ chức và quản lý đào tạo nghề cho LĐNT.
1.2.3. Nhu cầu học nghề của LĐNT
Tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau, mà người ta hiểu khái niệm đào tạo nghề cho LĐNT khác nhau. Theo báo cáo “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”tại Hôi thảo quốc gia của Bộ GD-ĐT ngày 01/02/2007 đưa ra khái niệm : “NCXH về đào
tao là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều thành phần. Tuy nhiên có thể gộp thành
ba nhóm nhu cầu cơ bản, bao gồm: Nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học”. Đặng Xuân Hải [22], nhận định: đào tạo theo
nhu cầu hoc
nghề của LĐNT được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin,
tuy nhiên, “quan niệm về nhu cầu của LĐNT đối với GDNN còn chung chung, mơ hồ”, cần nhận diện nhu cầu của LĐNT theo khía cạnh “vĩ mô” và “vi mô”. Ở
24
khía cạnh vĩ mô, nhu cầu LĐNT gắn với cơ cấu nhân lực nền kinh tế của đất nước hoặc liên quan đến cấu trúc các cơ sở GDNN đào tạo nhân lực cho các ngành nghề
cụ thể trong mối quan hệ với kinh tế vĩ mô. Ở khía cạnh vi mô, nhu cầu hoc nghề
của LĐNT liên quan đến nhu cầu về tính phù hợp, về số lượng, chất lượng “của một nghề cụ thể đối với các địa chỉ cụ thể mà các cơ sở GDNN có trách nhiệm phải đáp ứng. Có thể xác định nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT bao gồm:
- Về chất lượng đào tạo:
Người học là những người LĐNT cần được đào tạo nghề có chất lượng để có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp các khóa học. Các doanh nghiệp cần những người lao động kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu về năng lực, chuẩn kỹ năng để thực hiện quy trình sản xuất có năng suất và đạt chất lượng theo chuẩn công nghiệp. Nhà nước có nhu cầu đào tạo với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo:
Mỗi cộng đồng, địa phương có những kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển SX-KD. Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề và quy mô của sản xuất cũng như trình độ công nghệ cần có một đội ngũ nhân lực với số lượng cần thiết, với cơ cấu ngành nghề và trình độ đồng bộ để đảm bảo phát triển sản xuất trong từng giai đoạn. Nhà nước và mỗi địa phương, căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn, cũng cần một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ để thưc hiện các mục tiêu đề ra.
Do vậy, khi triển khai đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu của LĐNT, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương và các cơ sở GDNN cần quan tâm đến nhu cầu của cả 3 loại khách hàng là: người học, nhà nước và cơ sở sử dụng lao động.
1.2.4. Đào tạo trình độ sơ cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.4.1. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Hình 1.1).
– Giáo dục mầm non: Nhà trẻ và Mẫu giáo;
– Giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông;
– Giáo dục nghề nghiệp: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
– Giáo dục đại học: Đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.
Hình 1.1. Hệ thống GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
( Nguồn: Tổng cục giáo dục nghề nghiệp năm 2018)
1.2.4.2. Khung trình độ quốc gia
Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm có 8 bậc, trong đó có 5 bậc thuộc về các trình độ đào tạo của GDNN (Hình 1.2)
Hình 1.2. Các trình độ GDNN trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam
( Nguồn: Tổng cục giáo dục nghề nghiệp năm 2018)
1.2.4.3.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Văn bằng, Chứng chỉ | Thời gian đao tạo | |
Đào tao nghề dưới 3 tháng | Chứng chỉ đào tạo | Dưới 3 tháng |
Sơ cấp | Chứng chỉ Sơ cấp | Từ 3 tháng đến dưới 1 năm học (phải đảm bảo thời gian thực hoc tối thiểu là 300 giờ) |
Trung cấp | Bằng Trung cấp | - Theo niên chế: Từ 1 đến 2 năm học (tùy theongành/nghề đào tạo) - Theo tích lũy mô-đun, tính chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ theo từng chương trình đào tạo) |
Cao đẳng | Bằng Cao đẳng | - Theo niên chế: +Từ 2 đến 3 năm học (tùy theo ngành/nghề đào tạo) nếu có bằng tốt nghiệp THPT. + Từ 1 đến 2 năm học nếu có bằng trung cấp cùng ngành/nghề , có bằng tốt nghiêp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lương kiến thức văn hóa THPT |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 2
- Phương Pháp Nghiên Cứu Lý Luận: Tiến Hành Thu Thập Các Tài Liệu Có Liên Quan Tới Luận Ánnghiên Cứu, Phân Tích, Tổng Hợp Để Để Xây Dựng Khung Lý
- Đặc Điểm Và Sự Khác Biệt Giữa Mô Hình Đào Tạo Cũ Và Mới
- Quản Lý Đào Tạo Trình Độ Sơ Cấp Cho Lao Động Nông Thôn
- Quản Lý Đào Tạo Trình Độ Sơ Cấp Đáp Ứng Nhu Cầu Của Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bản Tỉnh
- Quản Lý Đầu Ra Đáp Ứng Nhu Cầu Học Nghề Của Lđnt
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
- Theo tích lũy mô-đun, tính chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ theo từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiêp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lương kiến thức văn hóa THPT . |
Theo quy định của Luật GDNN, cơ sở GDNN bao gồm: Trung tâm GDNN, trường trung cấp và trường cao đẳng. Cơ sở GDNN có chức năng đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (Hình 1.3)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Đào tạo các trình độ
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp
- Đào tạo nghề dưới 3 tháng
TRƯỜNG TRUNG CẤP
Đào tạo các trình độ
- Trung cấp
- Sơ cấp
-Đào tạo nghề dưới 3 tháng
TRUNG TÂM GDNN
Đào tạo các trình độ
- Sơ cấp
- Đào tạo nghề dưới 3 tháng
Hình 1.3. Các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp
1.2.4.4. Quy định về thời gian và văn bằng chứng chỉ trong GDNN
Thời gian, văn bằng chứng chỉ đào tạo được mô tả như Bảng 1.2.
Bảng 1.2 : Trình độ thời gian, văn bằng chứng chỉ
1.2.4.5. Đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, quy định các nội dung liên quan đến đào tạo trình độ sơ cấp
a. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô - đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.
b. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
Kiến thức:
- Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng việc làmcủa nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện việc làmvà có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
- Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
Kỹ năng: Làm được các việc làm đơn giản hoặc việc làm có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề;
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với việc làm ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc việc làm có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
1.3. Quản lý đào tao
1.3.1. Quản lý
trình độ sơ cấp
Quản lý là một thuật ngữ phổ biến xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về quản lý. Trong cuốn sách kinh điển “Administration industrielle et générale” Henry Fayol (1841-1925) là người đầu tiên phân chia quản lý có năm chức năng cơ bản: 1. kế hoạch hóa ; 2. tổ chức ; 3. chỉ huy ; 4. phối hợp và ; 5. kiểm tra. Theo Phan Văn Kha, có thể phân chia quản lý theo 4 chức năng cơ bản sau: Lập kế hoạch; Tổ chức; Lãnh đạo-chỉ đạo; Kiểm tra. Bốn chức năng cơ bản này liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình quản lý và đều được triển khai khi tiến hành các hoạt động quản lý [33].
Với sự phân chia hoạt động quản lý thành các chức năng rạch ròi, lý thuyết về quản lý của Henry Fayol vẫn còn ảnh hưởng xuyên suốt đến mọi công trình nghiên cứu và sách báo về quản lý cho đến tận ngày nay. Fayol, Fredrick Winson Taylor (1856-1915) cho ra đời thuyết quản lý khoa học. Theo ông, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành việc làm một cách tốt nhất và rẻ nhất. Chester Irving Barnard (1886-1961) nhấn mạnh tới vai trò của người quản lý trong việc giao tiếp với những người thuộc quyền của tổ chức. Ông cho rằng “quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những người bên ngoài tổ chức cũng như với những người mà nhà quản lý thường xuyên phải tiếp cận” .
29
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quản lý vả quản lý giáo dục. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) cho rằng quản lý là “sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [24]. Theo Phan Văn Kha (2007), quản lý được hiểu là “Tổ hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định” [33]. Trần Khánh Đức cho rằng quản lý là “hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và các điều kiện nhất định”. Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Tuy nhiên, theo tác giả, khách thể quản lý có thể không chỉ là con người và tập thể người, mà còn có thể là hệ thống vật chất, phi vật chất, là quá trình tự nhiên, xã hội…...
Tùy thuộc vào cách tiếp cận nghiên cứu về quản lý, mỗi tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm: Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng của quản lý, bằng các công cụ, phương pháp quản lý phù hợp nhằm hình
thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho hoc
1.3.2. Đồng quản lý
viên.
Thế giới quan niệm đồng quản lý là sự kết hợp giữa người khai thác sử dụng nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý. Theo Chu Mạnh Trinh đồng quản lý cụ thể hóa sự tham gia của cộng đồng, địa phương và các bên liên quan, thống nhất chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong quản lý theo hướng nhà nước và nhân dân