giáp mương tiêu khu vực 7 Xã Bắc Đuống; Phía Tây - Nam giáp trục đường liên xã; Phía Tây - Bắc giáp đất canh tác; Phía Đông - Bắc giáp mương tiêu khu vực 7 xã Bắc Đuống.
Trong CCN này, khu vực hồ điều hòa kết hợp với phần đất cây xanh ven hồ được xây dựng một số công trình tiểu cảnh, nghỉ ngơi, thể dục thể thao, tạo khí hậu cho khu vực và cảnh quan khu vực kết hợp với cây xanh dọc đường tạo thành hệ thống không gian mở liên hòan trong khu vực. Tổng mức đầu tư của gần dự án: 311,12 tỷ đồng.
Theo quy hoạch CCN có diện tích 63,138 ha, trong đó 60,631 ha là đất thuộc CCN và được phân bổ theo các khu chức năng sau:
a. Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp:
Đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 361.171 m2, chiếm 60,15% tổng diện tích của khu và được phân theo 9 lô, lô nhỏ nhất là 1,434 ha và lô rộng nhất là 6,175 ha. Các lô đất đều có đường giao thông bao quanh đảm bảo yêu cầu giao thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. CCN này cũng đảm bảo bố trí đủ chỗ đỗ xe, tập kết hàng hoá phục vụ cho từng công trình và đảm bảo khoảng lùi; xây dựng khu xử lý nước thải cục bộ, không xả trực tiếp vào hệ thống chung. Thiết kế, xây dựng các công trình tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật như: Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, bố trí đủ chỗ đỗ xe phục vụ bản thân công trình theo Quy chuẩn Xây dựng.
b. Đất giao thông nội bộ:
Đất giao thông nội bộ của CCN có diện tích 11,166 ha (chiếm 18,6 % tổng diện tích) trong đó bãi đỗ xe tập trung phục vụ giao dịch và một phần nhu cầu CCN có diện tích: 0,708 ha. Trong khu đất, từng nhà máy, xí nghiệp bố trí đủ chỗ đỗ xe riêng theo yêu cầu sử dụng.
c. Khu cây xanh, vườn hoa
Đất khu cây xanh, thể thao có diện tích 8,277ha (chiếm 13,8% tổng diện
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 15
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 16
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 17
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 19
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 20
- Quan Điểm Và Mục Tiêu Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Các Cụm Công Nghiệp
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
tích), được phân bố theo 4 ô đất và dải cây xanh dọc các đường giao thông biên của CCN. Trong khu cây xanh tập trung có dành diện tích thích hợp để bố trí các công trình thể thao như sân cầu lông, bóng chuyền, quần vợt và được tổ chức như tiểu cảnh, vườn hoa phục vụ nghỉ ngơi, vi khí hậu khu vực. Ngoài ra, cây xanh còn được phân bố dọc các trục đường giao thông và được trồng tại các nhà máy để tạo cảnh quan và tạo môi trường cho toàn CCN.
d. Đất XD các công trình hành chính, dịch vụ, nghiên cứu
Khu điều hành và công trình công cộng có diện tích 2,267ha (chiếm 3,8% tổng diện tích) được xây dựng các công trình nhà điều hành, các công trình dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, y tế... đảm bảo phục vụ nhu cầu trong CCN gồm các lô TT-01( 0,43 ha), TT-02( 0,369 ha), TT-03( 1,468 ha).
e. Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
Đất công trình đầu mối kỹ thuật có diện tích 2,257 ha; chiếm 3,8% tổng diện tích tòan khu, gồm 2 lô:
- Lô KT-01(0,749 ha) được bố trí trạm điện và trạm cấp nước sạch
- Lô KT-02 (1,508 ha) được bố trí trạm sử lý nước thải, bãi chung chuyển chất thải rắn.
Về cơ sở hạ tầng của CCN Ninh Hiệp
o Cấp điện: Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định thông qua 9 trạm biến áp công suất 2.000 KV/ trạm, gồm 2 máy biến áp 1.000 KV. Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc các trục đường giao thông nội bộ trong CCN. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tùy theo công suất tiêu thụ. Nguồn cấp điện cho CCN là trạm 110 KV Thanh Am thông qua tuyến cáp ĐDK 22 KV dọc theo đường Yên Viên - Đình Xuyên. Lâu dài sẽ được bổ sung nguồn cấp từ trạm 110 KV Gia Lâm 2. Điện chiếu sáng được lấy từ các trạm hạ áp của các Cụm xí nghiệp.
o Cấp nước: Nhà máy nước của CCN được xây dựng với công suất
12.000 m3/ ngày đêm, trong đó giai đoạn I cung cấp khoảng 3.500 m3/ ngày
đêm. Khi Nhà máy nước Yên Viên mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho Xã Ninh Hiệp, sẽ được cấp nước bổ sung từ nguồn của Nhà máy nước Yên Viên. Nguồn nước lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm. Hệ thống cấp nước được đấu nối đến hàng rào từng doanh nghiệp.
o CCN cũng bố trí các họng cứu hoả dọc theo các đường phố chính, áp lực nước tối thiểu cấn thiết cho việc cứu hoả cần đảm bảo là 10m cột nước. Đường ống cấp nước xây dựng tạo mạch vòng với các tuyến ống cấp nước chính 100 200mm và các tuyến ống nhánh 50 75mm cấp nước công trình.
o Thoát nước: Nước mặt được thu gom vào hoạt động kênh mương tưới tiêu hiện có và tiêu thoát tự nhiên qua sông Đuống. Nước thải qua mạng lưới thu gom được đưa về trạm xử lý chung của CCN. Đối với việc thoát nước mưa CCN đã xây dựng hệ thống cống riêng giữa nước mưa và nước thải. Xây dựng các tuyến cống kích thước D600mm – D1500mm dọc theo đường quy hoạch theo hướng Bắc Nam và thoát nước vào mương nông nghiệp ở phía Bắc và phía Nam. Tổng chiều dài cống thoát nước mưa: 4.970 m.
o Xử lý nước thải và chất thải: CCN có xây dựng hệ thống cấp riêng, nước thải công nghiệp sau khi qua xử lý cục bộ trong từng nhà máy được xả vào hệ thống cống kích thước D300 mm - D400 mm dài 5055 m để dẫn về trạm xử lý nước thải có công suất 2400 m3/ngày (diện tích 1,5 ha). Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn (Theo quy định của TCVN 5945 – 1995) được xả ra hệ thống thoát nước khu vực. Đối với rác thải thì sau khi qua phân loại tại CCN sẽ được vận chuyển đến khu xử lý tập chung theo qui định Thành phố.
o Bưu chính- Viễn thông: Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế (xây dựng tuyến cáp quang dài 5 km) và được đấu nối từ Bưu điện Gia Lâm đến CCN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và dịch vụ bưu điện của các DN. CCN có xây dựng 1 trạm bưu điện riêng cho CCN với tổng số 200
máy và xây dựng 12 tủ cáp kết nối thuê bao của các xí nghiệp, nhà máy.
o Giao thông nội bộ: Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây dựng mặt cắt hợp lý, đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng nhà máy dễ dàng và thuận tiện. Cụ thể là : Trục chính trung tâm có mặt cắt ngang đường 55m (Lòng đường: 15m x 2 = 30m, dải phân cách: 15m, vỉa hè 5m x 2 = 10m); Đường chính có mặt cắt 25m (Lòng đường: 15m; vỉa hè : 5m x 2 = 10m); Đường khu vực có mặt cắt 17,25m (Lòng đường: 11,25m; vỉa hè: 3m x 2 = 6m); Đường bao CCN có mặt cắt ngang 15,25m (Lòng đường: 11,25m; vỉa hè: 3 + 1 = 4m). Ngoài ra, hệ thống điện chiếu sáng cũng được lắp đặt dọc các tuyến đường.
2.4.4. Các Cụm công nghiệp nằm trong khu công nghiệp thực phẩm Hapro, Huyện Gia Lâm
Khu công nghiệp thực phẩm Hapro thuộc địa bàn xã Lệ Chi, Huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 20 km, với quy mô diện tích 64 ha. Khu công nghiệp thực phẩm Hapro có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp Cánh đồng xã Lệ Chi; Phía Tây Bắc giáp mương Bắc Hải; Phía Nam giáp đường 181; Phía Tây giáp cánh đồng xã Kim Sơn.
Khu công nghiệp thực phẩm Hapro gồm 3 Cụm chính:
i) CCN thực phẩm với diện tích 31,2 ha. Cụm này đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật năm 2004. Trong đó, 15 ha dành cho Công nghiệp chế biến thực phẩm do Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư, phần còn lại 16,2 ha dành cho kêu gọi đầu tư để cho thuê.
ii) Khu nhà ở cho khoảng 2500- 3000 cán bộ công nhân viên làm việc tại CCN với diện tích 15,4 ha.
iii) Khu phụ trợ cho CCN thực phẩm với diện tích 17,4 ha. Đây là khu phụ trợ cho CCN thực phẩm với chức năng, nhiệm vụ chuẩn bị điều kiện về giống, kỹ thuật, quản lý triển khai vùng nguyên liệu cho CCN thực phẩm, xây dựng các xưởng nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất tại CCN thực phẩm (các
xưởng rượu, thịt nguội, mành trúc xuất khẩu...). Đào tạo công nhân kỹ thuật chế biến thực phẩm, nghiệp vụ quản lý, tư vấn bao bì đóng gói thực phẩm, dịch vụ thương mại, thể thao giải trí...
Tổng diện tích đất quy hoạch của Cụm bao gồm: Đất đường khu vực; Đất đường Thành phố; Diện tích đất cây xanh; Khu phụ trợ; Khu nhà ở.
Khu phụ trợ với diện tích 139.716 m2, bao gồm các chức năng sau:
1) Đất công trình hỗn hợp với diện tích 21.037 m2 chiếm 15,06%
2) Đất trường dạy nghề với diện tích 1.748 m2 chiếm 12,51%
3) Đất cây xanh vui chơi giải trí với diện tích 3.656 m2 chiếm 26,17%
4) Đất giao thông với diện tích 17668 m2 chiếm 12,65%
5) Đất công trình đầu mối HTKT với diện tích 2.519 m2 chiếm 1,8 %
6) Đất các xưởng thực nghiệm với diện tích 29.041 m2 chiếm 20,79%
7) Đất khu chuẩn bị giống với diện tích 5.769 m2 chiếm 4,12%
8) Đất khu Vườn ươm chế biến và đóng gói bao bì Hà Nội với diện tích 9.639 m2 chiếm 6,9 %
* Về cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông trong Cụm:
+ Các tuyến đường trong khu nhà ở và khu phụ trợ :
- Đường nhánh rộng 17,5 m là trục giao thông chính liên hệ giữa khu phụ trợ và khu nhà ở.
- Các đường nhánh có mặt cắt từ 15,5m; 13,5m; có lòng đường rộng 5.5m-7.5m vỉa hè rộng tối thiểu 2.5 m, mạng lưới giao thông nội bộ được thiết kế hoàn chỉnh đồng bộ, đảm bảo yêu cầu sử dụng và phù hợp với Tiêu chuẩn và Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Ngoài ra còn có đường vào nhà rộng: 7,5m – 10m.
- Bãi đỗ xe của khu ở và khu phụ trợ bố trí gần khu vực dịch vụ công cộng, khu ở và khu phụ trợ, được tính toán đủ chỗ để xe theo quy chuẩn quy phạm.
b) Hệ thống cấp nước:
Nguồn cấp nước cho khu nhà ở và khu phụ trợ CCN thực phẩm HAPRO được nâng cấp tối thiểu 2000m3/ngày đêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khu vực. Mạng lưới đường ống truyền dẫn bố trí theo mạng vòng với đường kính =250 - 100. Các ống phân phối bố trí ngầm dọc theo trục đường nội bộ, cấp nước đến từng ô đất.
Các nhà cao tầng được cấp nước thông qua hệ thống bể chứa, trạm bơm tăng áp cục bộ. Cấp nước chữa cháy lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt, các họng cứu hoả được bố trí dọc theo các tuyến đường phân khu vực, đường nhánh với khoảng cách theo quy định.
c. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường:
Hệ thống thoát nước mưa của khu ở và khu phụ trợ HAPRO sau khi xử lý được thoát ra mương Bắc Hải. Thoát nước thải được thiết kế hệ thống riêng, được xử lý sơ bộ qua bể bán tự hoại, thoát ra hệ thống cống thoát nước thải chung của khu ở và khu phụ trợ HAPRO rồi từ đó qua trạm xử lý cục bộ thải ra mương Bắc Hải. Tuyến cống thoát nước chính có đường kính D=1.000mm đến 1.500 mm, bố trí dọc đường trong khu nhà ở và khu phụ trợ đổ về phía mương Bắc Hải. Tuyến cống nhánh D=600 mm đến 800 mm.
Rác thải trong khu nhà ở được thu gom vào nơi quy định (các bể rác, thùng chứa rác được bố trí theo khoảng cách hợp lý), sau đó được vận chuyển đến khu xử lý rác thải của Thành phố.
d. Hệ thống cấp điện:
Xây dựng tuyến cáp ngầm 22 KV dọc theo trục đường nhánh trong khu ở và khu phụ trợ để cấp cho 7 trạm công suất từ 630 KVA đến 1600 KVA. Xây dựng tuyến cáp điện ngầm chiếu sáng dọc theo các tuyến đường quy hoạch cách mép bó vỉa 0,5 m có tổng chiều dài tuyến: 6.524m.
2.4.5. Cụm công nghiệp Bình Phú – Phùng Xá , huyện Thạch Thất
CCN Bình Phú – Phùng Xá được quy hoạch chi tiết theo quyết định số 2620/ QĐ- UBND với tổng diện tích CCN là 107,13 ha (trong đó 83,68 ha
dành cho xây dựng CCN) và tổng vốn đầu tư khoảng 395,3 tỷ đồng. CCN này thuộc địa giới hành chính 2 xã Bình Phú và Phùng Xá, Huyện Thạch Thất.
Theo quy hoạch cơ cấu sử dụng đất trong CCN như sau:
a. Đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích 48,85 ha chiếm 58,38% diện tích quy hoạch CCN. Dự kiến bố trí các nhóm ngành nghề trong phần diện tích này là:
-Nhóm các xí nghiệp may mặc diện tích khoảng 5,19 ha, chiếm 10,62% đất sản xuất công nghiệp
-Nhóm các xí nghiệp gia công cơ khí diện tích khoảng 2,3 ha, chiếm 4,71%
-Nhóm các nhà máy sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ diện tích khoảng 5,69 ha, chiếm 11,65% đất sản xuất công nghiệp
-Nhóm các nhà máy lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, điện lạnh… diện tích khoảng 10 ha, chiếm 20,47% đất sản xuất công nghiệp
- Nhóm các nhà máy lắp ráp ôtô, xe máy diện tích khoảng 16,24 ha, chiếm 33,24%
b. Đất trung tâm dịch vụ có diện tích 2,01 ha chiếm 2,4% diện tích quy hoạch CCN, trong khu gồm có trụ sở làm việc Ban quản lý CCN, trụ sở đội an ninh, phòng cháy chữa cháy, bưu điện, ngân hàng, hải quan, quản lý thị trường, nhà văn hóa, nhà hàng ăn uống, trạm y tế, trung tâm dạy nghề ngắn hạn, trung tâm giới thiệu việc làm, khu triển lãm trưng bày sản phẩm, khu vực sân thể thao…
c. Đất xây dựng nhà ở công nhân diện tích khoảng 3,61 ha, chiếm 4,31% diện tích quy hoạch của CCN.
d. Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 1,91 ha chiếm 2,28% diện tích quy hoạch CCN. Bao gồm khu xử lý nước cấp có diện tích 0,37 ha; khu xử lý nước thải 1 có diện tích 0,74 ha; khu xử lý nước thải II có diện tích 0,8 ha
e. Đất cây xanh –mặt nước có tổng diện tích khoảng 8,16 ha chiếm 9,74% đất
xây dựng CCN
f. Đất giao thông nôi bộ khoảng 19,14 ha, chiếm 22,87% tổng diện tích quy hoạch CCN
CCN Bình Phú- Phùng Xá đã quy hoạch hạ tầng kỹ thuật về:
+ Quy hoạch đường giao thông nội bộ
+ Quy hoạch san nền
+ Quy hoạch thoát nước (thoát nước mưa, thoát nước thải )
+ Quy hoạch thu gom rác thải ( rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp)
+ Quy hoạch cấp nước (Nước cho sản xuất, phục vụ chữa cháy, tưới cây)
+ Quy hoạch cấp điện (Điện cho khu sản xuất, đèn chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng đèn đường)
+ Quy hoạch thông tin liên lạc
+ Giải pháp bảo vệ môi trường
2.4.6. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu các tình huống xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội
Các CCN được chọn và trình bày trong luận án này được lấy ngẫu nhiên từ các Quận/Huyện, mỗi CCN có những đặc thù riêng, quy mô và chức năng không giống nhau nhưng có thể là đại diện cho những CCN ở Hà Nội hiện nay.
1. CCN Nguyên Khê - Huyện Đông Anh. Đây là CCN đã được xây dựng từ năm 2000 và đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp. Thành phố đã tiếp tục xây dựng và mở rộng CCN với diện tích gấp 4 lần diện tích của giai đoạn I. Giai đoạn II thành phố thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, tổ chức đầu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Các chủ đầu tư sẽ bỏ tiền để đầu tư xây dựng CSHT và cho các nhà đầu tư thứ phát thuê lại sau khi đã hoàn thành CSHT.
2. CCN Hoàng Mai- Quận Hoàng Mai. Đây là CCN nằm trong nội đô, đã được xây dựng từ năm 2000 và đi vào hoạt động. Thành phố đang có chủ trương chuyển đổi CCN này từ sản xuất công nghiệp sang thuơng mại dịch vụ.