Kết Quả Đo Lường Của Nhân Tố Tính Hữu Hiệu Kiểm Soát Nội Bộ



cho thấy sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phù hợp, kết quả trọng số hồi quy của các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.25 kết quả cho thấy sáu biến độc lập này giải thích được 72,9% biến phụ thuộc.

Trong đó có hai nhân tố là nhân tố mới ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY được khẳng định từ công trình nghiên cứu này đó là Vận dụng chuẩn mực BCTC được đo lường thông qua năm biến quan sát, Vai trò điều tiết của UBCKNN đo lường qua ba biến quan sát. Kế quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với nhân tố Nhân viên KT trong nghiên cứu này có các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp KT từ DD1, DD2, DD3, DD4, DD5, NL2 là phát hiện mới. Với nhân tố Hành vi QTLN có chỉ báo mới phát triển trong nghiên cứu này từ là HQ1, tuy nhiên kết quả phân tích hồi quy chưa có đủ bằng chứng để chứng minh nhân tố Hành vi QTLN có quan hệ ngược chiều với CLTT trên BCTC của các CTNY với mức ý nghĩa là 5% kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây.

Đồng thời luận án nghiên cứu CLTT trên BCTC dưới hai góc độ của người lập BCTC (CTNY - bên phát hành BCTC) và người sử dụng BCTC. Kết quả phân tích ANOVA Independent Samples Test cho thấy có sự đánh giá khác nhau của hai nhóm đối tượng nghiên cứu này về CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng, tuy nhiên có hai nhân tố AC, KT là sự khác biệt không rõ dệt về mặt ý nghĩa thống kê.

Thảo luận ảnh hưởng các biến độc lập trong mô hình đến biến phụ thuộc CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN:

Đối với nhân tố Nhân viên kế toán:

Nhân viên kế toán ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC đã được nghiên cứu ở nhiều công trình trước và kết quả nghiên cứu của luận án một lần nữa khẳng định mối quan hệ này. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra đây là nhân tố có tác động mạnh nhất đến CLTT trên BCTC với hệ số là 0,476 và sig là 0,000. Trong đó, đối với Nhân viên KT các biến quan sát về năng lực và đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng mạnh cùng chiều đến CLTT trên BCTC. Nhân viên KT có tính trung thực cao thì CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN sẽ cao, nhân viên KT đảm bảo tính khách quan trong xét đoán các nghiệp vụ thì độ tin cậy của BCTC sẽ tăng, đồng thời nhân viên KT có tính thận trọng, tính bảo mật và coi trọng tư cách nghề nghiệp thì độ tin cậy BCTC sẽ tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan. Đồng thời nhân viên KT am hiểu chuẩn mực và chế độ KT, có khả năng cập nhật thay đổi chính sách về KT; sử dụng tốt công nghệ thông tin; am hiểu quy trình, đặc điểm sản xuất của đơn vị; có khả năng tự



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

học hỏi; có kỹ năng làm việc và giải quyết các công việc có hiệu quả sẽ nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 17


NHÂN VIÊN KẾ TOÁN 3,7076

Nhân viên kế toán được đào tạo cơ bản, am hiểu chuẩn mức và chế độ kế toán (3,7457)

Nhân viên kế toán am hiểu quy trình, đặc điểm sản xuất của

đơn vị (3,8343)

Nhân viên kế toán sử dụng tốt công nghệ thông tin, tiếng anh (3,6971)

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán. (3,6857)

Nhân viên kế toán có kỹ năng làm việc và giải quyết công việc có hiệu quả (3,6943)

Tính trung thực của nhân viên kế toán (3,7857)


Nhân viên kế toán đảm bảo tính khách quan trong xét đoán các nghiệp vụ (3,6971)


Tính thận trọng của nhân viên kế toán (3,800)


Tính bảo mật của nhân viên kế toán (3,4857)


Kế toán coi trọng tư cách nghề nghiệp (3,6543)


Sơ đồ 5.8. Kết quả đo lường nhân tố Nhân viên kế toán

Nguồn: Nghiên cứu của luận án

Trong nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016) đã nghiên cứu nhân tố Nhân viên KT với bốn biến quan sát về đó là nhân viên KT am hiểu rõ chuẩn mực và chế độ KT, nhân viên KT có khả năng hiểu và vận dụng quy định KT vào thực tế, nhân viên KT am hiểu rõ quy trình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhân viên KT am hiểu rõ bản chất nghiệp vụ của đơn vị tác động đến CLTT trên BCTC các DN Việt Nam, CTNY hoặc không được NY trên TTCKVN. Trong nghiên cứu này nhân tố nhân viên KT bao gồm có 10 biến quan sát, ngoài các biến quan sát về năng lực của nhân viên KT, các biến quan sát về đạo đức kế toán từ (DD1 đến DD5).

Đối với nhân tố Vai trò điều tiết của UBCKNN: Biến độc lập này là nhân tố mới của nghiên cứu này. Dựa trên tổng quan nghiên cứu có một số công trình nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của UBCKNN đến CLTT trên BCTC bằng phương pháp định



tính. Trong công trình nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và kết quả cho thấy Vai trò điều tiết của UBCKNN có ảnh hưởng thuận chiều đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Đây là nhân tố có tác động mạnh thứ hai đến CLTT trên BCTC sau nhân tố Nhân viên KT với hệ số 0,176 và sig là 0,00. Trong đó, tăng cường Vai trò kiểm soát của UBCKNN đối với CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, tăng cường giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán, chế độ xử phạt nghiêm minh và cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với các CTNY khi xảy ra các gian lận trong BCTC để làm gương cho các DN khác và tình trạng này không tái diễn.

Đối với nhân tố Tính hữu hiệu KSNB:

Luận án tiếp tục một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa nhân tố Tính hữu hiệu KSNB với CLTT trên BCTC có mối quan hệ thuận chiều như các nghiên cứu trước với hệ số là 0,159 và sig 0,000 đây là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến CLTT trên BCTC. Song trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các thành phần KSNB theo COSO 2013 là các chỉ báo đo lường mức độ tác động KSNB đến CLTT trên BCTC đó là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và thông tin truyền thông.

Phân tích thống kê về tính hữu hiệu KSNB của nghiên cứu này là nhân tố có giá trị trung lớn nhất 4,0303/5 điểm và các thành phần của KSNB được đánh giá thông qua các thành phần của COSO 2013 đối với các CTNY được minh họa qua sơ đồ (5.9) cho thấy các thành phần này được đánh giá khá cao nhất là nhân tố môi trường kiểm soát với giá trị là 4,4886/5 điểm, sau đến hoạt động kiểm soát 4,4686/5 điểm và đánh giá rủi ro là 4,4429 điểm.

KS1 (4,4886)

Môi trường kiểm soát

KS5 (3,5029)

Giám sát

Tính hữu hiệu KSNB 4,0303

KS 2 (4,4429)

Đánh giá rủi ro

KS4 (3,2486)

Thông tin và truyền thông

KS3 (4,4686)

Hoạt động kiểm soát

Sơ đồ 5.9. Kết quả đo lường của nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ

Nguồn: Nghiên cứu của luận án



Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp trích và phương pháp xoay Promax with kaiser Normalization thì có biến quan sát đó là hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông có hệ số tải nhân tố < 0,5 nên tác giả tiến hành loại ra hỏi mô hình và tiến hành phân tích tiếp với kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố lần hai thì ba biến quan sát của nhân tố kiểm soát hoàn toàn phù hợp. Điều đó lý giải rằng hoạt động KSNB trong các DN chưa đủ cơ sở minh chứng làm tăng CLTT trên BCTC, bởi có thể hoạt động kiểm soát các CTNY hiện nay đa phần mang tính chất hình thức, họ vẫn là cán bộ hưởng lương của công ty và vì vậy vẫn bị chi phối bởi mục tiêu chung của công ty và nhà quản trị. Còn hoạt động thông tin và truyền thông trong KSNB đối với các CTNY chưa phát huy hết vai trò của bộ phận này, với đa phần nội dung này các công ty làm mang tính chất hình thức chưa đi vào thực tiễn.

Đối với nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập:

Các công trình nghiên cứu trước đã nghiên cứu và cho thấy mối quan hệ giữa Chất lượng kiểm toán độc lập và CLTT trên BCTC, trong nghiên cứu này tác giả một lần nữa khẳng định mối quan hệ thuận chiều của nhân tố chất lượng kiểm toán độc lập với CLTT trên BCTC. Trong nghiên cứu của luận án tác giả sử dụng bảy biến quan sát là trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu, kinh nghiệm của kiểm toán viên độc lập ảnh hưởng CLTT trên BCTC được kiểm toán, thời gian của quá trình kiểm toán, quy mô công ty kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên, thủ tục của quá trình kiểm toán ảnh hưởng CLTT trên BCTC được kiểm toán. Các chỉ báo này đã được các tác giả trước sử dụng để đo lường riêng CL kiểm toán độc lập tác động đến biến phụ thuộc.

Kết quả của nghiên cứu này cũng giống với kết quả các nghiên cứu trước đó, thông qua kết quả của quá trình khảo sát giúp tác giả có căn cứ để đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp đối với CL kiểm toán độc lập nhằm nâng cao CLTT trên BCTC sau kiểm toán. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát này được trình bày trong sơ đồ 5.10 như sau:



KT7 (3,3200)

Thủ tục kiểm soát CL của công ty kiểm toán


KT6 (3,3629)

Quy trình kiểm toán

KT1 (3,2914)

Thái độ nghề nghiệp của KTV độc lập


Chất lượng kiểm toán độc lập

(3,2885)


KT 2 (3,4086)

Trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu, kinh nghiệm của KTV độc lập


KT3 (3,0886)

Thời gian kiểm toán


KT5 (3,3343)

Tính độc lập của KTV

KT4 (3,2143)

Quy mô công ty kiểm toán


Sơ đồ 5.10. Kết quả thống kê nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập

Nguồn: Nghiên cứu của luận án

Đối với nhân tố Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Được xem là nhân tố mới đối với nghiên cứu này. Các công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả nghiên cứu ở Nigeria cho thấy sau khi áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế thì CLTT trên BCTC tăng lên. Trong nghiên cứu này cho thấy việc Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế làm tăng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với hệ số là 0,086 và sig là 0,000. Với kết quả nghiên cứu từ khảo sát cho thấy, khi vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế thì CLTT trên BCTC tăng lên, tính so sánh tăng, minh bạch hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn, trách nhiệm giải trình của các CTNY được nâng cao. Đối với Việt Nam hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành lộ trình áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế ở Việt Nam, đối với các CTNY từ 2023 đến năm 2025 là hoàn toàn áp dụng theo chuẩn mực BCTC quốc tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam và TTCKVN trong thời gian tới.

Đối với nhân tố Hành vi QTLN:

Hành vi QTLN được hiểu là khả năng định hướng các thông tin trên BCTC của nhà quản trị theo hướng có lợi cho DN hoặc cá nhân nhà quản trị bằng các kỹ thuật nghiệp vụ KT điều đó dẫn đến thông tin về tình hình kinh tế của DN bị bóp méo không phản ánh khách quan đúng theo bản chất của thông tin được trình bày trên BCTC, đã có nhiều công trình trước đó nghiên cứu về mối quan hệ này, trong các công trình



nghiên cứu trước và của Phạm Quốc Thuần (2016) thì Hành vi QTLN có mối quan hệ ngược chiều với CLTT trên BCTC của các DN. Song kết quả nghiên cứu của tác giả trong công trình này tiếp tục khẳng định hành vi QTLN có mối quan hê ngược chiều với CLTT trên BCTC nhưng với p = 0,082. Hành vi QTLN là hành vi mà người làm công tác KT không có đủ sự độc lập để thực hiện công việc phù hợp với chuẩn mực và nguyên tắc trong KT trong khi đó đối tượng trả lời phiếu khảo sát của đề tài là các KT và phụ trách KT của các CTNY là chủ yếu chiếm tỷ lệ trên 60% tổng số phiếu khảo sát thu về được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài, mà vấn đề này thực sự là vấn đề nhạy cảm trong quá trình thực hiện công việc của KT chính vì lẽ đó họ có tâm lý né tránh đối với câu trả lời này. Chính vì vậy tác giả vẫn giữ lại nhân tố này trong mô hình nghiên cứu và tiến hành quá trình thảo luận giữa tác giả và chuyên gia đều nhận thấy rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hành vi QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.

5.2. Các khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

5.2.1. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân viên KT tác động tích cực đến CLTT trên BCTC, nhân tố này được đo lường thông qua 10 chỉ báo về năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì lẽ đó để nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN cần có các giải pháp nâng cao năng lực nhân viên KT và đạo đức nghề nghiệp của KT. Mối quan hệ này được giải thích thông qua lý thuyết đại diện.

Xuất phát từ vai trò, thực trạng và kết quả nghiên cứu các yếu tố thuộc Nhân viên KT, tác giả đề xuất các khuyến nghị nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhân viên KT để nâng cao CLTT trên BCTC:

Đối với Nhân viên kế toán:

Thứ nhất, mỗi kế toán hiểu và nhận thức được trọng trách quan trọng về CLTT trên BCTC mà họ cung cấp cho các đối tượng, do vậy cần nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành, tiếng anh, tin học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập KT như hiện nay. Hơn nữa, KT phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, cập nhật sự thay đổi kịp thời của luật KT, chuẩn mực KT, thông tư hướng dẫn, tích lũy kinh nghiệm làm việc. Đồng thời tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản, luôn ghi nhớ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong mọi trường hợp: Tính chính trực, tính thận trọng, tính khách quan, tính bảo mật.



Thứ hai, kế toán cần tránh các nguy cơ xâm phạm đạo đức nghề nghiệp: Để giúp mỗi KT viên xử lý các tình huống vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trước hết bản thân mỗi KT phải ý thức được nguyên nhân của hành vi xâm phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, kế toán cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp: Mỗi KT tự bảo vệ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của chính mình, góp phần nâng cao uy tín và trách nhiệm của chính bản thân mỗi KT, với DN, với đối tác, với công chúng, với xã hội.

Đối với CTNY:

CTNY cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phòng ngừa các nguy cơ từ việc tổn hại đạo đức nghề nghiệp KT. Đây là biện pháp mà KT, CTNY tự bảo vệ mình trước khi cần sự can thiệp của lực lượng bên ngoài. Để thực hiện được biện pháp này cần một đội ngũ tư vấn, giám sát hiểu biết, trách nhiệm và khách quan trong đội ngũ kiểm soát. Trong đó, đội ngũ đứng đầu bộ máy KT tại DN cần tư vấn cho ban quản trị, tư vấn cho lãnh đạo DN về việc thiết lập hệ thống kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra.

Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ có đội ngũ KT về chuyên môn, công nghệ thông tin, tiếng anh và kỹ năng mềm trong giải quyết công việc.

Xây dựng môi trường văn hóa trong DN lành mạnh, cam kết thực hiện đạo đức trong kinh doanh, để nhân viên KT có điều kiện thực hiện công việc khách quan đúng chuyên môn nghề nghiệp, xây dựng cơ chế khuyến khích và đề cao đạo đức nghề nghiệp trong DN.

Đối với Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp:

Để giúp mỗi kế KT, kiểm toán viên được thực hành đạo đức nghề nghiệp của mình và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho chính bản thân mình, cần có một chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp trong KT là điều cực kỳ cần thiết, chương trình đào tạo KT cần tăng cường tỷ lệ thực hành. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với hàng loạt những mối đe dọa mang tính công nghệ đối với KT, chương trình này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp trong KT nên được thiết kế với phần lý thuyết chung về các nguy cơ đe dọa, các chuẩn mực đạo đức, hướng giải quyết chung và có thiết kế các tình huống thực tế. Các tình huống thực tế nên được thu thập từ các chuyên gia KT, kiểm toán, đặt người thực hành vào những tình huống cụ thể, người thực hành có thể đưa ra cách xử lý cho riêng mình. Phần thực hành này sẽ trở thành một phần điều kiện bắt buộc đối với các học viên chuyên ngành KT. Điều này sẽ giúp cho những người có yếu điểm về kinh nghiệm làm việc trong KT được thực hành một cách nghiêm túc.



Nhà nước, tổ chức hiệp hội hành nghề có biện pháp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức. Biện pháp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức trong kế toán không phải chỉ dừng lại ở khuyến khích động viên, xử phạt… Trong thời đại công nghệ, các hành vi sai phạm càng trở nên tinh vi hơn bao giờ hết. Để Nhà nước, tổ chức hiệp hội hành nghề có thể ngăn chặn những hành vi này thì Nhà nước, tổ chức hiệp hội phải có biện pháp tác động từ bên trong và cả bên ngoài. Các biện pháp tác động từ bên trong là các biện pháp làm khơi dậy ý thức đạo đức bản thân của những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung, lĩnh vực KT nói riêng. Để làm được điều này, yêu cầu đội ngũ KT viên tham gia chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp như một chương trình bắt buộc để được cấp bằng hoặc cấp chứng chỉ hành nghề. Các biện pháp tác động từ bên ngoài là các biện pháp tác động biểu dương cá nhân tổ chức đạt tiêu chí minh bạch, trung thực và không gây sai lệch thông tin tài chính trước và sau kiểm toán, thanh tra kiểm tra. Bên cạnh đó là các biện pháp xử phạt, thậm chí không tịch thu chứng chỉ hành nghề KT đối với các cá, nhân tổ chức gây sai phạm, sai lệch thông tin tài chính trước và sau kiểm toán, thanh tra kiểm tra.

5.2.2. Nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ

Kết quả của hồi quy cho thấy nhân tố Tính hữu hiệu KSNB tác động tích cực mạnh thứ ba đến CLTT trên BCTC của các CTNY với hệ số là 0,159. Mối quan hệ giữa hai nhân tố này được giải thích trên cơ sở lý thuyết đại diện. Sự bất cân xứng thông tin giữa người ủy quyền và người đại diện về lợi ích cá nhân làm cản trở sự hợp tác của họ, KSNB tốt thì giám sát hiệu quả và hạn chế những hành vi tư lợi của người đại diện, bởi người đại diện có thể thông qua KT để thực hiện những Hành vi QTLN nhằm có lợi cho người đại diện chứ không phải thực hiện vì lợi ích của cổ đông.

Từ kết quả đó tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các CTNY để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB:

Chú trọng đến xây dựng môi trường KSNB: Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của doanh nghiệp và tác động đến các thành viên trong tổ chức vì vậy các nhà quản trị trong DN nói chung và CTNY trên TTCKVN là các đơn vị có lợi ích công chúng cần nhận thức rõ, có quan điểm và định hướng về CLTT trên BCTC gắn với giá trị công ty, có những định hướng phát triển dài hạn, hội đồng quản trị phải độc lập với ban giám đốc để đảm bảo tính kiểm soát và hành vi thao túng của nhà quản lý nhằm đạt mục đích cá nhân. Các nhà quản trị phải am hiểu và kiểm soát được thông tin tài chính của công ty mình cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để nâng cao CLTT trên BCTC

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí