Tốc Độ Tăng Trưởng Tín Dụng Của Toàn Hệ Thống Giai Đoạn 2013 - 2018


cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng. Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và yêu cầu quản lý; ổn định thị trường ngoại tệ; tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát việc cho vay bằng ngoại tệ; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi có điều kiện thuận lợi”.

Biểu đồ 4.21: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống giai đoạn 2013 - 2018


700,000

14.00%

600,000

12.47%

576,338

12.00%

512,429

500,000

460,279

488,424

423,983

435,649

10.00%

400,000 8.00%

8.12%

300,000 6.00%

6.11%

200,000

5.65%

4.91%

4.00%

100,000 3.39% 2.00%

-

0.00%

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Số tuyệt đối

Tỷ lệ tăng

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu NHNN

NHNN sẽ thận trọng và linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho các NHTM được chủ động hơn trong các quyết sách tùy theo tình hình cụ thể của từng NHTM. Cụ thể: Về điều hành lãi suất, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, NHNN tiếp tục thực hiện linh hoạt các giải pháp về lãi suất, kết hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong điều hành tỷ giá, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường tài chính, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác để ổn định thị trường ngoại tệ. Đối với tín dụng, NHNN điều hành các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế.


Về định hướng điều hành tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc: Thực hiện tái cấp vốn cho TCTD với khối lượng, lãi suất và thời hạn hợp lý để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác. Trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN xác định mục tiêu: Tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).

Trong hoạt động thanh toán, NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016, và triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 241/QĐ- TTg ngày 23/02/2018.

Mới đây, ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số Quyết định 986/QĐ- TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với NHNN, chiến lược đạt ra mục tiêu hiện đại hóa NHNN Việt Nam theo hướng: Có mô hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ vị thế pháp lý và trách nhiệm giải trình; thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD, giữ vai trò chủ chốt bảo đảm ổn định tài chính; thực thi vai trò giám sát hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong


nền kinh tế. Chiến lược đặt mục tiêu tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của NHNN về mục tiêu điều hành CSTT, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

S7: Các NHTM VN đã được cải thiện giá trị thương hiệu

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 14/8 tiến hành nâng hạng một số đánh giá đối với 14 ngân hàng thương mại của Việt Nam sau khi tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới này nâng điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam một bậc lên Ba3 từ B1 vào hôm 10/8, kèm triển vọng ‘ổn định’ từ “tích cực”. Moody’s cho biết việc nâng định hạng tín nhiệm này dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, với sự hậu thuẫn của việc sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn lao động và nguồn vốn trong nền kinh tế. Ngoài ra, theo tổ chức đánh giá tín nhiệm này, việc nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam còn phản ánh sự cải thiện sức khỏe hệ thống ngân hàng.

Cũng trong tháng 5/2018, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm Nhà phát hành nợ dài hạn và sửa đổi Sàn Xếp hạng Hỗ trợ của 3 ngân hàng có vốn nhà nước của Việt Nam gồm VietinBank, Vietcombank và Agribank từ B+ lên BB-. Trước đó, cơ quan này cũng nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức “BB” từ mức “BB-” với triển vọng “ổn định”. Cơ sở để Fitch Ratings nâng triển vọng lên tích cực dựa vào nhiều yếu tố quan trọng như Việt Nam đang xây dựng chính sách hướng đến mục tiêu ổn định vĩ mô. Biện pháp này, bao gồm tỷ giá linh hoạt hơn và gia tăng tập trung vào ổn định lạm phát, đã giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Fitch Rating đánh giá Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục được cải thiện, động lực đem lại sự cải thiện của dự trữ ngoại hối là nhờ việc áp dụng cơ chế tỷ giá mới vào đầu năm 2016 với mục tiêu tỷ giá linh hoạt hơn, để tài khoản vãng lai thặng dư lớn và thu hút dòng FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Một tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn khác là Standard & Poor’s hiện dành cho Việt Nam định hạng tín nhiệm nợ dài hạn ở mức BB-, triển vọng ‘ổn định’.

Theo thông tin công bố mới nhất của Brand Finance, có sự thăng hạng đầy ngoạn mục của các NHTM VN trong Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu: có 3 NHTM VN: VietinBank, BIDV, Vietcombank. Cụ thể, VietinBank đã từ vị trí 310 vươn lên vị trí 242,


BIDV từ vị trí 351 tăng lên 307, còn Vietcombank từ 368 thăng lên 325. Brand Finance đánh giá VietinBank là một trong 10 ngân hàng có sự thay đổi về giá trị thương hiệu lớn nhất năm 2018-2019, với mức thay đổi lên tới 66%. Trong khi đó, BIDV cũng nằm trong danh sách 10 ngân hàng có sức mạnh thương hiệu tăng mạnh nhất (thay đổi 22%), chỉ sau ngân hàng Caixa của Tây Ban Nha và BTPN của Indonesia.

Trong năm 2017, nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Bloomberg đánh giá đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 (Doing Business Report 2018) của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số Tiếp cận tín dụng (Getting credit) của Việt Nam xếp thứ hạng 29 trên tổng số 190 quốc gia được khảo sát, đạt 75 điểm trên thang điểm 100. So với năm 2017, chỉ số này đã tăng 5 điểm và cải thiện 3 bậc.

4.5.2. Những yếu điểm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khối CPTPP

W1: Tỷ lệ nợ xấu dù đã cải thiện vẫn còn cao so với khu vực CPTPP

Theo thống kê của WB, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở các ngân hàng Việt Nam năm 2018 là 1,92. Tỷ lệ này đã được cải thiện hơn so với năm 2017 (2017 là 1,83%) tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các nước thành viên trong CPTPP (chỉ thấp hơn Mexico, Brunei và Peru).

Bảng 4.25: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khối CPTPP giai đoạn 2010 - 2018

Đơn vị: %


STT

Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1

Canada

1,19

0,84

0,65

0,58

0,52

0,51

0,59

0,48

0,41

2

Australia

2,15

1,97

1,75

1,40

1,05

0,92

0,98

0,89

0,93

3

Singapore

1,41

1,06

1,04

0,87

0,76

0,92

1,22

1,4

1,31

4

Malaysia

3,35

2,68

2,02

1,85

1,65

1,60

1,61

1,55

1,47

5

Nhật Bản




1,93

1,64

1,47

1,32

1,13

1,10

6

Việt Nam

2,09

2,79

3,44

3,11

2,94

2,34

2,28

1,83

1,92

8

Mexico

2,04

2,12

2,44

3,24

3,04

2,52

2,09

2,09

2,05

9

Chile

2,69

2,35

2,16

2,11

2,06

1,88

1,83

1,92

1,87

10

Peru

3,03

2,89

3,23

3,50

3,95

3,93

4,29

4,70

3,27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 23


11

Brunei

6,87

6,03

5,38

4,53

3,85

0,4

4,75

3,54

3,92

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu IMF (2018) Trong 5 năm qua (từ 2013-2018), ở Việt Nam, mặc dù VAMC đã đồng hành cùng các TCTD và các công ty AMC khác, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng về dưới 3%, từ mức 3,61% cuối năm 2013 xuống 2,18% đến tháng 4/2018, tuy nhiên đây vẫn chỉ là biện pháp làm sạch bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng, trong khi con số nợ chưa xử lý ước tính lên đến 10,1% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng. Trên thực tế, thị trường mua bán nợ Việt Nam còn chưa hoàn thiện, các công cụ xử lý nợ vẫn còn thô sơ và quá trình xử lý các khoản nợ tồn đọng trong nhiều năm qua còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam chỉ có rất ít đơn vị tham gia, bao gồm VAMC, DATC và 28 công ty AMC của các TCTD

- vốn có nguồn lực rất mỏng.

Ngoài ra, việc định giá các khoản nợ xấu sao cho minh bạch, đúng giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bị trục lợi trong khi bán nợ xấu cũng là một vấn đề khó khăn và còn gây ra nhiều hạn chế với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Do đó, nếu trong tương lai, các khoản nợ này vẫn chỉ ở giai đoạn “xử lý trên sổ sách” mà chưa thực sự được giải quyết hoàn toàn, hệ thống ngân hàng sẽ lại mang gánh nặng về vốn. Bên cạnh đó, thị trường vẫn còn rất thiếu các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm một cách khách quan, chuyên nghiệp.

W2: Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ cho thị trường quốc tế chưa đa dạng.

Các NHTM VN tuy đã có những bước tiến đang kể trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên so với dịch vụ của hệ thống ngân hàng các nước thành viên CPTPP thì vẫn còn ít loại hình sản phẩm dịch vụ, trong khi đó, dịch vụ trung gian lại yếu. Các NHTM Việt Nam đã gắn liền với dịch vụ truyền thống và phương thức hoạt động theo hệ thống cũ một thời gian dài, sử dụng các kênh giới hạn chỉ có các khoản vay, tiền gửi, đầu tư trái phiếu, trao đổi liên hệ thống... Việc mở rộng các chi nhánh NHTM trong thời gian dài là cách thức chính để cải thiện lợi nhuận trong khi các ngân hàng lại ít chú ý đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ khác, nhất là dịch vụ ngân hàng số. Bên cạnh đó, mâu thuẫn cung - cầu sản phẩm, chưa chú ý tới trải nghiệm khách hàng, mức độ dịch vụ của các NHTM rất thấp, cách bố trí các cửa hàng và kênh kinh


doanh chưa hợp lý. Các nhân viên thiếu sự cạnh tranh và nhận thức về dịch vụ mà khách hàng xứng đáng được phục vụ. Bên cạnh đó, việc phân khúc nhóm khách hàng không đúng chỗ, bỏ qua giá trị của nhóm khách hàng phổ thông và lợi nhuận trong nhóm khách hàng phổ thông chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

W3: Mức độ tiếp cận dịch vụ của các DN nhỏ và vừa, dân cư, đặc biệt ở các vùng sâu xa và nông thôn chưa tốt.

Mặc dù các NHTM trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới. Mức độ phân bổ các chi nhánh, phòng giao dịch không đồng đều, chủ yếu tập trung tại thành thị, quy mô phòng giao dịch, thậm chí chi nhánh còn chưa xứng tầm. Đối với khách hàng cá nhân, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ở mức khiêm tốn. Phương thức giao dịch chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, giao dịch thông qua hệ thống điện tử chưa phổ biến đến khách hàng nông thôn trong khi tỷ lệ khách hàng khu vực nông thôn chiếm đến 60%. Mảng kinh doanh thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa phát triển rộng rãi. Các ứng dụng trong thanh toán chưa đa dạng, mức độ liên minh giữa các ngân hàng trong hệ thống thẻ chưa cao, gây khó khăn và bất tiện cho người sử dụng. W4: Các tỷ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, chưa hoàn toàn thực hiện áp dụng Basel II trong quản trị điều hành.

Theo số liệu WB, hệ số CAR của các NHTM VN đã đạt chuẩn mực theo quy định của Basel II (trên 8%), tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với các ngân hàng tại các quốc gia ký kết Hiệp định CPTPP và mức trung bình của thế giới. Trước xu thế mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới và những yêu cầu khi thực hiện CPTPP, những đòi hỏi về CAR theo chuẩn mực quốc sẽ càng cao hơn để tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam.

Trong năm 2018, hoạt động của các NHTM đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước còn nhiều bất cập. Một số ngân hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị DN và quản trị rủi ro. Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp, thậm chí có ngân hàng còn thấp hơn


tỷ lệ quy định của NHNN là 9%, nhiều ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém về các vấn đề nợ xấu, năng lực quản lý, quản trị rủi ro, công nghệ, nguồn nhân lực.

W5: Với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong CPTPP.

Khả năng tài chính đang được củng cố song vẫn là điểm yếu của hệ thống NHTM VN. Tất cả các ngân hàng đã đạt yêu cầu của NHNN về số vốn điều lệ tối thiểu; tuy nhiên, số NHTM có vốn điều lệ lớn, trên 10.000 tỷ đồng không nhiều. Đây là rào cản lớn trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất để tham gia hệ thống thanh toán đạt tiêu chuẩn quốc tế theo lộ trình cam kết hội nhập tài chính CPTPP. Bên cạnh đó, để gia tăng thị phần, đòi hỏi có nguồn vốn lớn nhằm vừa đảm bảo mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đáp ứng an toàn hệ thống. Những hạn chế về sức mạnh tài chính, sẽ làm giảm sút khả năng cạnh tranh khi hội nhập tài chính CPTP, đặc biệt khó khăn khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn lực lao động phục vụ cho ngành ngân hàng Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực rộng khắp cả nước là cơ sở cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho toàn ngành, tuy nhiên, đây cũng đang là điểm yếu khi hệ thống đào tạo chưa thực sự gắn kết thực tế, hơn nữa đa phần các trường đại học chỉ đào tạo các nhân viên giao dịch cơ bản, chưa có các chương trình đào tạo chuyên gia và nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao.

Bảng 4.26: Số lượng lao động ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm



2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số lao động ngành TCNH,

bảo hiểm (người)

364.800

-

408.000

400.900

445.200

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động – việc là, Tổng cục Thống kê 2014 - 2018

Việc đào tạo nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thị trường là một điểm bất lợi cho hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM VN. Cả nước đang có 40 cơ sở được phép đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng, trong đó có 24 trường đại học, hàng năm cung cấp cho ngành tài chính ngân hàng khoảng 11 nghìn cử nhân đại học và khoảng 7000 cử nhân cao đẳng. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp làm việc trong ngành ngân hàng chỉ đạt tỷ lệ 1/25 [14]. Điều này cho thấy số cử nhân dư thừa hàng năm rất lớn, trong khi đó, khoảng một nửa số lao động lại không được đào tạo đúng chuyên ngành. Ngoài ra, trình độ nhân lực chưa phù hợp


với thực tế còn phổ biến, hầu hết các ngân hàng đều phải đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên mới.

Sau khi CPTPP có hiệu lực, việc mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH nước ngoài với kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao, tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, dẫn đến các NHTM VN phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài trên sân nhà, trong đó ưu thế sẽ thuộc về các ngân hàng nước ngoài. Bởi với thế mạnh về chất lượng phục vụ và dịch vụ đa dạng, các ngân hàng ngoại sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến nguy cơ sụt giảm thị phần của các NHTM nội địa. Bên cạnh đó sẽ diễn ra chảy máu chất xám từ các NHTM trong nước sang NH nước ngoài.

W6: Các rào cản về thủ tục, thể chế, điều lệ, chính sách gây khó khăn cho việc mở rộng gia nhập vào thị trường quốc tế và ngược lại

Theo GS, TS Vũ Văn Hiền, xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế, thể hiện trên một số khía cạnh sau:

(1) Việc ban hành các chính sách, pháp luật vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế chưa nghiêm, chưa mạnh mẽ, quyết liệt. Trình độ năng lực điều hành, quản lý kinh tế, nhất là của các DN trong nước còn yếu kém.

(2) Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế chưa toàn diện, chưa cụ thể, dẫn đến chưa tận dụng được hết lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc làm tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do chưa xây dựng được một chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện chung của đất nước, nên định hướng phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm trong hội nhập kinh tế quốc tế tại một số khâu, giai đoạn còn chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ. Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn bị động, chưa có cơ sở khoa học, thực tiễn phù hợp với thực trạng phát triển đất nước, chưa phát huy được đầy đủ các hiệu quả và lợi ích mà hội nhập quốc tế mang lại.

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí