Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Lerner Và Kỳ Vọng Ban Đầu


Wooldridge test. Kết quả Prob>chibar2 = 0.0000 và Prob>F = 0.0000 cho thấy mô hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, nên mô hình GLS sẽ được sử dụng để kiểm soát 2 hiện tượng này. Phương pháp S.GMM được sử dụng để khắc phục vấn đề nội sinh tiềm ẩn trong kết quả nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kiểm định Hansen test có Prob > chi2 = 0.602 lớn hơn 0.1 nên chấp nhận giả thiết H0: mô hình được xác định đúng, các biến đại diện là hợp lý. Kiểm định AR(2) có giá trị Pr > z = 0.909 lớn hơn 0.1 nên chấp nhận giả thiết H0: không có sự tương quan chuỗi bậc 2 trong phần dư của mô hình.

Năng lực cạnh tranh (Lerner): Kết quả hồi quy từ ước lượng ZscoreMH3 (Bảng 4.20) cho thấy yếu tố năng lực cạnh tranh có tác động dương đến mức độ ổn định của các NHTM. Với biến phụ thuộc Zscore, kết quả ở bảng 4.20 cho thấy hệ số hồi quy của các biến Lerner có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến Lerner có giá trị dương, hàm ý năng lực cạnh tranh càng tăng, thì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam càng tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Berger và cộng sự (2008), Fu và cộng sự (2014) đều ủng hộ cho quan điểm “cạnh tranh – dễ tổn thương”. Thực tế hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy một số mặt trái do cạnh tranh đem lại. Khi sự gia nhập của các tổ chức nước ngoài vào thị trường nội địa (và ngược lại) được mở rộng, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, có nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam góp phần tạo nên những cuộc đua lãi suất, những hành động rút tiền gửi ồ ạt của khách hàng, gây ra sự bất ổn định tài chính và làm giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng thương mại.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu


Từ mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP, luận án tiến hành xây dựng mục tiêu cụ thể theo phạm vi nội dung nghiên cứu: xác định thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN và so sánh với hệ thống tài chính các nước thành viên còn lại trong CPTPP; đo lường năng lực cạnh tranh, mức độ định ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố nghiên cứu đến năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP; Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức


cho các NHTM VN tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP, làm cơ sở lập luận đưa ra các hàm ý chính sách cho nhà quản trị.

Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:


4.4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu tổng quan


Trong mục tiêu cụ thể đầu tiên: xác định thực trạng hoạt động của các NHTM VN và so sánh với các nước thành viên còn lại trong CPTPP giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả đạt được như sau:

Đối với thực trạng hoạt động của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2018, tác giả đã khái quát được tình hình chung về thực trạng hoạt động của các NHTM VN theo các tiêu chí đại diện như: Vốn và tài sản tăng dần qua các năm, trong đó nhóm ngân hàng ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hệ số an toàn vốn của các NHTM VN đạt được tỷ lệ quy định (>=8%), trong đó nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất. Khả năng huy động vốn và cho vay có tốc độ tăng trưởng tăng qua các năm nghiên cứu. Kết quả tính toán từ nhóm chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (ROA, ROE, NIM) cho thấy kể từ năm 2014 giá trị này gia tăng đều qua các năm. Vấn đề an toàn thanh khoản dưới sự quản lý và bảo trợ từ ngân hàng nhà nước vẫn đảm bảo ổn định. Vấn đề về nợ xấu đã có xu hướng giảm nhưng vẫn là gánh nặng cho nền kinh tế. Ngoài ra, các hoạt động trong việc xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và chiến lược phát triển thiên hiệu tại các NHTM VN đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chênh lệch so với trình độ phát triển của một số nước lớn trong CPTPP. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan từ hệ thống tài chính các nước trong khối CPTPP và bản thân nội tại các NHTM VN.

Trong kết quả hoạt động của các NHTM VN so với hệ thống tài chính của các nước còn lại trong CPTPP, nghiên cứu tiến hành so sánh thông qua nhóm các chỉ tiêu đặc trưng về năng lực cạnh tranh và khả năng ổn định tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó như năng lực tài chính, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế, mạng lưới hoạt động. Các số liệu được tác giả


thu thập và tổng hợp từ các nguồn công bố dữ liệu uy tín như IMF, WB. Nhìn chung, Việt Nam là một trong ba nước có xếp hạng cạnh tranh năng lực tài chính thấp nhất ở 11 nước thành viên CPTPP (theo đánh giá từ WEF), năm 2018 đã có nhiều cải thiện hơn so với năm trước đó nhờ việc gia tăng tỷ lệ tín dụng tiêu dùng và giảm tỷ lệ nợ xấu. Dưới sự điều hành và quản lý của các cấp lãnh đạo ngành ngân hàng đã định hướng tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động trong ngành ngân hàng ổn định, tuy nhiên tỷ lệ an toàn vốn của Việt Nam vẫn thấp nhất so với 10 nước còn lại trong CPTPP. Các kết quả về chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời như ROE, ROA, NIM của các NHTM VN tăng dần qua các năm nghiên cứu từ 2014 – 2018, tuy nhiên vẫn thấp nhất so với toàn bộ khối CPTPP. Mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế được dựa trên tỷ lệ tiền rộng so với GDP, Việt Nam một trong 3 quốc gia có tỷ lệ cao nhất do các năm gần đây các NHTM VN có xu thế mở rộng quy mô đầu tư, phát triển hoạt động ngân hàng. Chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng được gia tăng có có xu thế phát triển theo chiều hướng tích cực để lan tỏa được thông tin về các hoạt động, dịch vụ, sự hiểu biết về ngành ngân hàng đến các khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó mặc dù số lượng chi nhánh ngân hàng số lượng máy ATM phân bổ trên bình quân đầu người của Việt Nam đã được cải thiện qua các năm của kỳ phân tích nhưng vẫn là thấp nhất trong cộng đồng CPTPP cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của Việt Nam còn thấp hơn các nước khác trong khu vực.

4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm


Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành cho cho mẫu gồm 31 NHTM tại Việt Nam (Phụ lục 1 và Phụ lục 2) trong giai đoạn 2010 – 2018. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng động không cân bằng, toàn bộ số liệu được thu thập từ các Báo cáo tài chính được kiểm toán, Báo cáo thường niên được công bố công khai của 31 NHTM VN, dữ liệu từ Bankscope. Ngoài ra các dữ liệu về KTVM được lấy từ trang web điện tử của Tổng cục Thống kê Việt Nam, IMF, WB. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt cụ thể như sau:

Đo lường năng lực cạnh tranh và tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018

Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mô hình Lerner và kỳ vọng ban đầu


Biến

Diễn giải

LernerMH1

Kỳ vọng

ban đầu

Kết quả

nghiên cứu

Lerner1

Chỉ số Lerner năm trước

0.2291***

+

+

ETA

Quy mô vốn chủ sở hữu

0.5825***

+

+

BANKSIZE

Quy mô ngân hàng

0.0386***

+

+

LTA

Quy mô tín dụng

0.2469**

-

-

LLP

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

-0.1456***

+

-

HDV

Khả năng huy động vốn

-0.1469**

-

-

HHI

Mức độ đa dạng hóa thu nhập

0.1290***

+

+

GroTA

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

0.0001***

+

+

FS1

Số lượng NHNNg trên tổng số lượng NH VN

0.1923*

+

+

FS2

Tỷ lệ tài sản NHNNg so với toàn hệ thống TCTD

1.9301***

+

+

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

-1.2536*

+

-

INF

Tỷ lệ lạm phát

0.1383**

-

+

Original

Hình thức sở hữu

-0.0490**

+

+

_cons


-0.7264***



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 21

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Các yếu tố đặc trưng nội tại của ngân hàng, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố môi trường cạnh tranh cũng có những tác động nhất định đến NLCT của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong đó, chú trọng tập trung vào chất lượng tăng trưởng tài sản, khả năng huy động nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Các yếu tố tác động trong môi trường cạnh tranh được nghiên cứu là tỷ lệ số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng trong nước và tỷ trọng tài sản NHNNg trên tổng tài sản toàn bộ HTTD cũng tương quan cùng chiều với NLCT của NHTM, điều này hàm ý về hiệu ứng lan tỏa có tác dụng đối với hệ thống NHTM VN trong bối cảnh hội nhập. Việc gia nhập của các NHNNg vào thị trường nội địa góp phần gia tăng NLCT, đồng thời kích thích và khơi dậy các năng lực tiềm ẩn của NHTM trong nước.

Các yếu tố vĩ mô tác động ngược chiều so với kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu và thực tế cũng chứng minh được rằng chúng có mối tương quan cùng chiều lẫn ngược chiều với NLCT của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chỉ thật sự phát huy hết tiềm năng phát triển khi


được tồn tại trong một nền kinh tế ổn định, các quy định pháp luật rõ ràng, chặt chẽ cùng với cơ chế giám sát và xử lý vi phạm kịp thời, chính xác. Điều này góp phần tạo ra môi trường bình đẳng, minh bạch, công khai cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng, lĩnh vực khá nhạy cảm của nền kinh tế, mà ở đó mọi hoạt động liên quan đến tiền tệ và dịch vụ tài chính được thực hiện theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Kết quả cho thấy khi tăng mức độ quản lý của Nhà nước thì NLCT của ngân hàng càng giảm. Với các chính sách bảo hộ an toàn, các ngân hàng có sự quản lý của Nhà nước được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay và huy động vốn. Trong khi đó, trước bối cảnh hội nhập và xu thế tự do hóa tài chính, việc cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa một thị trường chung với quy mô lớn, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Nhà nước không cao. Điều này phù hợp với giả thuyết và kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu.

Nhìn chung, phần lớn kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đều phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu. Những kỳ vọng này được xây dựng dựa trên khung lý thuyết được lược khảo và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án cho trường hợp 31 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 sẽ đóng góp vào việc ủng hộ cho những quan điểm kinh tế trước đó, cung cấp cho thực tiễn bức tranh đánh giá tổng thể và chi tiết đáng tin cậy về mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng cạnh tranh từ sự gia nhập của các tổ chức tài chính quốc về vào Việt Nam. Đo lường mức độ ổn định và tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018

Bảng 4.22: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình ZscoreMH2


Biến

Diễn giải

ZscoreMH2

Kỳ vọng

ban đầu

Kết quả

nghiên cứu

Zscore1

Chỉ số Zscore năm trước

-0.0275**

+

-

ETA

Quy mô vốn chủ sở hữu

134.1679***

+

+

B_SIZE

Quy mô ngân hàng

0.1252*

+

+

LTA

Quy mô tín dụng

1.4520***

+

+

HDV

Khả năng huy động vốn

-1.5312***

-

-


LLP

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

-1.5040***

-

-

HHI

Mức độ đa dạng hóa thu nhập

1.5549***

+

+

GroTA

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

0.0009***

+

+

FS1

Số lượng NHNNg trên tổng số lượng NH VN

-0.7480

+

Không có ý

nghĩa

FS2

Tỷ lệ tài sản NHNNg so với toàn hệ thống TCTD

9.0770**

+

+

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

13.4396***

+

+

INF

Tỷ lệ lạm phát

3.4987***

-

+

Orginal

Hình thức sở hữu

-0.43037**

-

-

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

So với kỳ vọng ban đầu, kết quả thực nghiệm cho thấy phần lớn các biến nghiên cứu tương đồng với kỳ vọng, một số yếu tố như mức độ ổn định của năm trước tương quan ngược chiều, số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng tại Việt Nam không có ý nghĩa hồi quy. Nhìn chung, kết quả tính toán được cho thấy:

Các yếu tố đặc trưng nội tại của ngân hàng, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố môi trường cạnh tranh cũng có những tác động nhất định đến mức độ ổn định của các NHTM Việt Nam. Trong đó, chú trọng tập trung vào chất lượng và tăng trưởng tài sản, khả năng huy động nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập có thể tăng cường mức độ ổn định tài chính cho các NHTM VN.

Các yếu tố tác động trong môi trường cạnh tranh được nghiên cứu là tỷ lệ số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng trong nước tương quan ngược chiều với mức độ ổn định nhưng không có ý nghĩa nghiên cứu trong mô hình. Chỉ tiêu tỷ trọng tài sản NHNNg trên tổng tài sản toàn bộ HTTD cũng tương quan cùng chiều với mức độ ổn định của NHTM, điều này hàm ý về hiệu ứng lan tỏa có tác dụng đối với hệ thống NHTM VN trong bối cảnh hội nhập. Việc gia nhập của các NHNNg vào Việt Nam có thể mang hiệu ứng tích cực khi có sự quản lý từ chính sách nhà nước, có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với NHTM góp vốn, tăng sức mạnh cạnh tranh, tăng tính ổn định hệ thống cho các NHTM VN.


Các yếu tố vĩ mô tác động cùng chiều so với kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu và thực tế cũng chứng minh được rằng chúng có mối tương quan cùng chiều lẫn ngược chiều với mức độ của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chỉ thật sự phát huy hết tiềm năng phát triển khi được tồn tại trong một nền kinh tế ổn định, các quy định pháp luật rõ ràng, chặt chẽ cùng với cơ chế giám sát và xử lý vi phạm kịp thời, chính xác. Điều này góp phần tạo ra môi trường bình đẳng, minh bạch, công khai cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng, lĩnh vực khá nhạy cảm của nền kinh tế, mà ở đó mọi hoạt động liên quan đến tiền tệ và dịch vụ tài chính được thực hiện theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Kết quả từ đo lường thực nghiệm mô hình hồi quy sử dụng biến giả cho thấy khi tăng mức độ quản lý của Nhà nước thì mức độ ổn định của ngân hàng càng cao bởi các NHNN thì ngân hàng được hưởng các chính sách bảo hộ an toàn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay và huy động vốn. Tuy nhiên điều này làm giảm mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Điều này phù hợp với giả thiết và kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu.

Đo lường tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018

Kết quả hàm ý năng lực cạnh tranh càng tăng, thì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam càng tăng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Berger và cộng sự (2008), Fu và cộng sự (2014), Hoàng Thị Phương Anh và cộng sự (2018) đều ủng hộ cho quan điểm “cạnh tranh – dễ tổn thương”. Thực tế hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy một số mặt trái do cạnh tranh đem lại. Khi sự sự gia nhập của các tổ chức nước ngoài vào thị trường nội địa (và ngược lại) được mở rộng, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, có nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam góp phần tạo nên những cuộc đua lãi suất, những hành động rút tiền gửi ồ ạt của khách hàng, gây ra sự bất ổn định tài chính và làm giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng thương mại.

Nhìn chung, phần lớn kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đều phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu. Những kỳ vọng này được xây dựng dựa trên khung lý thuyết được lược khảo và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án cho trường hợp 31 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 sẽ đóng góp vào việc ủng hộ cho


những quan điểm kinh tế trước đó, cung cấp cho thực tiễn bức tranh đánh giá tổng thể và chi tiết đáng tin cậy về mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng cạnh tranh từ sự gia nhập của các tổ chức tài chính quốc về vào Việt Nam.

4.5. Điểm mạnh, điểm yếu, triển vọng và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi hội nhập CPTPP

Dựa trên cơ sở lý thuyết, các kết luận lược khảo từ các nghiên cứu trước và kết quả thu thập được từ các các vấn đề nghiên cứu định tính và thực nghiệm của tác giả cho trường hợp 31 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 xét trên bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP, kịch bản phân tích theo mô hình SWOT về 4 nội dung chính: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức được mô phỏng tóm lược theo bảng sau:

Bảng 4.23: Mô phỏng mô hình SWOT cho các ngân hàng thương mại Việt Nam


ĐIỂM MẠNH (S)

ĐIỂM YẾU (W)


S1: Hệ thống mạng lưới ngân hàng trong nước đã và đang được mở rộng. Khả năng tiếp cận và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng.

S2: Khách hàng có niềm tin vào việc thực hiện đầu tư, giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn trong nước.

S3: Quản trị nợ xấu ngày càng được cải thiện.

S4: Thị trường vẫn chưa được khai thác hết. Các sản phẩm dịch vụ dần đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng.

W1: Tỷ lệ nợ xấu dù đã cải thiện vẫn còn cao so với khu vực.

W2: Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ cho thị trường quốc tế chưa đa dạng.

W3: Mức độ tiếp cận dịch vụ của các DN nhỏ và vừa, dân cư, đặc biệt ở các vùng sâu xa và nông thôn chưa tốt.

W4: Các tỷ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, chưa hoàn toàn thực hiện áp dụng Basel II trong quản trị điều hành.

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí