Cơ Hội Gia Tăng Năng Lực Cạnh Tranh Và Tăng Cường Ổn Định Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Khi Gia Nhập Cptpp


(3) Những hạn chế nội tại của nền kinh tế là một nhân tố tác động tiêu cực đến việc làm tăng nguồn lực cho phát triển: a- Cân đối vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách khá cao. Nợ công ở mức chạm ngưỡng; b- Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, tình hình sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động lớn. Năng lực tài chính, quản trị của phần lớn DN trong nước còn hạn chế.

(4) Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có sự phối hợp thường xuyên giữa các bộ, ban, ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và DN, cộng đồng, sự phối hợp, triển khai đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên thời gian qua, một bộ phận đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại một số bộ, ban, ngành và địa phương vẫn chưa chú trọng đến khâu phối hợp và tham vấn với các chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc triển khai công tác hội nhập đã không đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, khi xây dựng các kế hoạch, đề án, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, đa số các đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại các bộ, ban, ngành, địa phương lại chưa có kế hoạch, đề án, chương trình này. Do không có quy định về cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá, nên rất khó để tổng hợp đầy đủ, kịp thời cũng như đánh giá kết quả của việc triển khai một cách đồng bộ và toàn diện.

4.5.3. Cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh và tăng cường ổn định cho các ngân hàng thương mại Việt Nam khi gia nhập CPTPP

Thứ nhất, các luồng vốn đầu tư quốc tế tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Khi CPTPP chính thức được thực thi ở tất cả các nước thành viên, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đây là bàn đạp tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn uỷ thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập CPTPP.


Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, CPTPP giúp Việt Nam tăng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030, thậm chí, tăng trưởng có thể lên tới 3,5% GDP nếu có kích thích tăng năng suất. Do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 4,7% vào năm 2035 so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng bình quân 4,32%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 311,1 tỷ USD (năm 2030) so với mức ước tính 179,5 tỷ USD (năm 2017).

Bảng 4.27: So sánh tác động của CPTPP đến nền kinh tế VN đến năm 2030



CPTPP (Tỷ lệ %)


Bình thường

Kích thích tăng trưởng năng suất

GDP

1,1

3,5

Nhập khẩu

4,2

6,9

Xuất khẩu

5,3

7,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 24

Nguồn: World Bank đánh giá chi tiết tác động của CPTPP đến kinh tế Việt Nam

Cùng với các cam kết tự do hóa về dịch vụ tài chính, những cam kết tự do hóa về đầu tư sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư từ các nước tham gia hiệp định CPTPP vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian tới. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên đồng nghĩa với sự tăng trưởng và phát triển của khối DN FDI. Điều này kéo theo sự gia tăng về nhu cầu vốn và nhu cầu thiết lập quan hệ với các NHTM VN. Đây là cơ hội để NHTM VN mở rộng thị phần dịch vụ cũng như tăng trưởng tín dụng.

Bảng 4.28: Năm đối tác đầu tư thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP


Đơn vị: Tỷ USD (*) lũy kế đến 31/12/2018


Tổng kim ngạch

VN xuất khẩu

VN nhập khẩu

Đầu tư vào VN (*)

Nhật Bản

37,8

18,8

19

57

Singapore

9,05

3,15

5,9

46,6

Maylaysia

11,5

4,05

7,45

12,5

Canada

4,6

3,2

0,735

5,09

Úc

7,72

3,97

3,75

1,867

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê (2018)


Theo số liệu tính toán và công bố từ Tổng cục thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2018 thu hút 3.046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Biểu đồ 4.22: Thống kê đầu tư FDI sau khi kết thúc đàm phám CPTPP


50,000.00

45,000.00

40,000.00

35,883.85

35,465.56

35,000.00

24,372.67

30,000.00

25,000.00

20,000.00

22,757.00

15,000.00

10,000.00

5,000.00

-

8,781.00

10,711.00

6,328.00

3,038.00


2015

2016

2017

2018

Số dự án đầu tư

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư (2019)

Bên cạnh đó, có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25.572,9 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.

Thứ hai, lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung. Động lực thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường hoạt động của các NHTM theo chuẩn mực chung quốc tế.

Các cam kết tự do hóa tài chính trong khuôn khổ CPTPP rất cao. Theo đó, một nhà cung cấp dịch vụ của một nước thuộc CPTPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trường của nước thuộc CPTPP khác nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Đây là cơ hội cho sự mở rộng về quy mô, dịch vụ và loại hình


của các ngân hàng ngoại. CPTPP có những điều kiện tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý nhà nước cũng như khuôn khổ pháp luật. Việc tham gia CPTPP sẽ góp phần cải cách môi trường thể chế, hướng tới các “chuẩn mực chung” theo thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng, mang lại động lực tích cực để phát triển đất nước nói chung và hoạt động hệ thống NHTM nói riêng. Cải cách thể chế là điều kiện bắt buộc, cũng là động lực giúp cho các NHTM VN thúc đẩy được khả năng cạnh tranh, huy động và sử dụng tốt nhất những nguồn lực sẵn có ở trong nước và tận dụng tốt hơn các nguồn lực bên ngoài.

CPTPP sẽ giúp khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan… tất cả các hoạt động của các lĩnh vực trên đều có liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Thông qua thành viên của CPTPP (là các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh), Việt Nam sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hệ thống pháp luật, cũng như việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường. Theo đó, CPTTP sẽ thúc đẩy Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế; đổi mới và sắp xếp lại cơ cấu tài chính phù hợp; đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các NHTM trong nước với các NHTM nước ngoài.

Thứ ba, Mở rộng thị trường bán lẻ và nâng cao dịch vụ gia tăng nguồn thu ngoài lãi.

Tính đến nay, tại Việt Nam đang có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 11 tổ chức phi ngân hàng và 50 văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới là một đòi hỏi cần thiết.

Hệ thống NHTM cần: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giúp các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng quốc tế là mối quan tâm lớn của các ngân hàng nhằm khai thác thị trường bán lẻ. Vì vậy, việc tạo điểm


nhấn cho sản phẩm và tổng hòa giữa việc bám sát nhu cầu của khách hàng và đáp ứng xu thế của hội nhập thị trường là điều vô cùng quan trọng.

Thứ tư, Hiệp định CPTPP tại triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam, từ đó, tạo cơ hội cho ngành ngân hàng hỗ trợ các DN phát triển kinh doanh.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2019, về cơ bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP có tăng trưởng, trong đó một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng lớn như Canada (tăng 32,9%), Mexico (tăng 23,4%). Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng CPTPP để tăng trưởng xuất khẩu nhưng thống kê cho thấy, tỷ lệ tận dụng ưu đãi vẫn còn rất thấp. Đơn cử như hàng xuất theo mẫu CPTPP chỉ đạt 190 triệu USD trong tổng số 16,4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu, tương ứng với việc chỉ tận dụng được 1,17%. Theo kết quả điều tra sự quan tâm của doanh nghiệp với CPTPP đối với 8.600 doanh nghiệp tham gia khảo sát, mặc dù các doanh nghiệp đã có mức độ quan tâm với CPTPP khi có tới 26% doanh nghiệp có tìm hiểu, nhưng vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp chưa rõ về CPTPP.

Theo số liệu công bố tại Worldbank, kim ngạch xuất/nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng dần. Đây là xu hướng tất yếu của mở cửa thị trường.

Biểu đồ 4.23: Kim ngạch xuất/nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018

Nhập khẩu Xuất khẩu

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

113.21

107.61

119.24

124.70

139.49

143.19

154.79

160.89

171.96

173.49

186.93

192.19

221.07

227.35

251.28

259.51

Đơn vị: Tỷ USD


92.99

83.47

Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo dữ liệu Worldbank (2018)


Giá trị xuất nhập khẩu liên tục tăng mạnh cả về số lượng đối tác lẫn giá trị giao dịch mở ra cơ hội cho các NHTM phát triển hoạt động tài chính quốc tế. Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên trong CPTPP đạt 36,809 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 37,669 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước ta và các thành viên trong CPTPP đạt 74,478 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2018 (cả nước 480,17 tỷ USD). Trong đó, Việt Nam xuất siêu sang 5 thị trường gồm: Canada, Chi lê, Mexico, Australia và Peru, đồng thời cũng nhập siêu từ 5 thành viên còn lại gồm: Brunei, Maysia, New Zealand, Nhật Bản và Singapore. Trong 5 thị trường Việt Nam đạt thặng dư thương mại, Canada là thị trường Việt Nam đạt con số xuất siêu lớn nhất với trị giá đạt 2,155 tỷ USD. Hiện, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP với kết quả giao thương đạt 37,862 tỷ USD, chiếm gần 51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các đối tác trong CPTPP. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 18,85 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19 tỷ USD.

Bảng 4.29: Kim ngạch xuất/nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên CPTPP 2018



STT


Các nước đối tác CPTPP

Tổng nhập khẩu (Tỷ USD)

Tổng xuất khẩu (Tỷ USD)

Kim ngạch (Tỷ USD)

Việt Nam

nhập khẩu

Nhập khẩu từ

Việt Nam

1

Australia

305,31

310,57

3,75

3,97

2

Brunei Darussalam

5,69

7,05

0,04

0,02

3

Canada

581,12

544,86

0,74

3,2

4

Chile

85,65

85,93

0,31

0.78

5

Japan

..

..

19

18,8

6

Malaysia

221,73

246,92

7,45

4,05

7

Mexico

502,98

480,02

7,45

2,24

8

New Zealand

..

..

0,53

0,50

9

Peru

52,81

56

0,08

0,25

10

Singapore

545,56

642,29

5,9

3,15

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu Worldbank, Tổng cục Hải quan (2018)


Thứ năm, Động lực thúc đẩy NHTM VN phải mở cửa thị trường, đổi mới chính mình để phù hợp với tình hình mới. Mở rộng cơ hội hợp tác với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nâng cao năng lực quản trị và tài chính, đồng thời tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các ngân hàng mạnh trong khối CPTPP.

Gia nhập CPTPP giúp gia tăng quy mô thị trường, thị trường thống nhất có tính liên thông cao, các NHTM đều có cơ hội bình đẳng trong việc mở rộng thị phần. Khi nguồn vốn quốc tế được tự do lưu chuyển, các ngân hàng có thể huy động nguồn vốn lớn hơn, phục vụ mở rộng tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời cũng tạo điều kiện cũng vừa tạo áp lực nâng cao năng lực kỹ thuật của hệ thống các NHTM, xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất của quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một trong những yếu tố có tác động lớn đến hoạt động của các NHTM là vấn đề “di chuyển lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường CPTPP”. Khi CPTPP chính thức được thực thi tại Việt Nam, tất yếu sẽ có một bộ phận lực lượng lao động nước ngoài từ các nước trong đó chủ yếu là các nước trong khối CPTPP vào Việt Nam và ngược lại. Điều này có sẽ những tác động tích cực cho hoạt động của NHTM VN như: cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh; tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng ngoại vào Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài; người lao động Việt Nam có thể học tập trực tiếp về ngoại ngữ, phong cách, kỹ thuật, kỹ xảo nhằm tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình; thúc đẩy chi tiêu của Chính phủ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ vừa giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho NHTM đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong dài hạn, trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của chiến lược đầu tư phát triển của NHTM theo chiều sâu; di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ hội tiếp xúc với nền công nghệ tiên tiến, trình


độ chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao đồng thời góp phần tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường dịch vụ của NHTM VN trên thị trường thế giới

Thứ sáu, Thu nhập ngày càng tăng của một bộ phận người dân cũng như sự phát triển sâu của thị trường tài chính tạo cơ hội cho sự phát triển các sản phẩm tài chính cũng như việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc tư vấn và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng.

Việc tự do hóa dịch vụ tái bảo hiểm, trong đó có tái bảo hiểm tiền gửi nước ngoài tại Việt Nam theo tinh thần của CPTPP sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho vấn đề bảo hiểm tiền gửi của NHTM VN. Một mặt, sự mở rộng cửa cho các tổ chức tái bảo hiểm ngoại này sẽ làm tăng cơ hội lựa chọn người cung ứng dịch vụ bảo hiểm tiền gửi có chất lượng cho các NHTM và người dân gửi tiền; tăng khả năng bảo vệ quyền lợi và sự ổn định chung, chống sốc đổ vỡ hệ thống, duy trì lòng tin trên thị trường. Điều này sẽ giúp tăng huy động tiền gửi với quy mô lớn và thời hạn gửi dài hơn; giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt hoặc gửi tiền ngắn hạn kiểu phòng ngừa rủi ro của người gửi tiền. Mặt khác, sự cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn cả về phía cơ quan bảo hiểm tiền gửi, cũng như về phía các ngân hàng thương mại - người mua bảo hiểm tiền gửi. Khi đó, bảo hiểm tiền gửi ở các NHTM VN sẽ phải cân nhắc tăng mức bảo hiểm và cải thiện điều kiện, chất lượng dịch vụ của mình theo hướng thị trường hơn.

Đối với các NHTM, sự cạnh tranh giữ chân người gửi tiền bằng nâng mức chi trả bảo hiểm và lòng tin vào khả năng bảo vệ người gửi tiền cũng gia tăng. Khách hàng – người gửi tiền sẽ có động lực và xu hướng chuyển sang gửi tiền nhiều và dài hạn hơn vào những ngân hàng nào có cam kết mua bảo hiểm tiền gửi cao hơn. Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm thị phần và khả năng huy động vốn của ngân hàng nào có mức chi trả bảo hiểm tiền gửi thấp hơn. Đồng thời, khi mua bảo hiểm tiền gửi cao, các ngân hàng sẽ phải chi trả tiền phí nhiều hơn, tuân thủ nhiều quy định báo cáo và minh bạch tài chính nghiệp vụ ngặt nghèo hơn với công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm tiền gửi. Thậm chí, người gửi tiền cũng có thể sẽ bị giảm lãi suất tiền gửi, còn DN lại phải tăng lãi suất nhận vay tín dụng để bù lại phần chi phí gia tăng của ngân hàng cho mua bảo hiểm tiền gửi theo mức cao tương ứng đó. Cuộc chiến về chia sẻ lợi ích, lợi nhuận và lòng tin gắn với mức phí mua và mức chi trả bảo hiểm tiền gửi sẽ gia tăng và sẽ tạo ra nhiều động thái mới trong cơ cấu và hướng chuyển dịch các dòng tín dụng và ngay cả hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng và TCTD.

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí