Tình Hình Sở Hữu, Sử Dụng Ruộng Đất‌


Bên cạnh đó, từ thời Gia Long đến thời Tự Đức còn có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính các phủ, huyện, tổng, xã, thôn ở toàn trấn/tỉnh Nghệ An. Ví dụ, phủ Diễn Châu từ thời hậu Lê đến thời Gia Long lãnh 2 huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu có 4 tổng, 69 xã, thôn, phường, sách, trang, trại. Đến năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) đặt thêm huyện Yên Thành, lãnh 3 huyện: Đông Thành (5 tổng, 139 xã, thôn, trang, phường, vạn); Quỳnh Lưu (4 tổng, 68 xã thôn); Yên Thành (4 tổng, 118 xã, thôn) Hoặc: năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), toàn bộ 44 xã, thôn, trang, phường, giáp, thuộc 4 tổng: Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường đã cắt nhập về huyện Lương Sơn. Sau đợt chia cắt sáp nhập này, huyện Nam Đường chỉ còn lại 4 tổng với 45 làng, xã, thôn, trang, phường, giáp, sở, vạn [215, tr.104 - 106], [154, tr.123 - 125].

Nhà Nguyễn cũng thường xuyên thay đổi bộ máy quan lại ở các phủ, huyện, riêng các Chánh tổng, Lý trưởng ở làng xã thì do cư dân địa phương bầu ra. Nhà Nguyễn không trả lương cho đội ngũ chức dịch ở làng xã. Do vậy, tầng lớp này đã câu kết với các Tri huyện, Tri phủ ẩn lậu thuế khoá, mua bán chiếm đoạt ruộng đất công thành ruộng đất tư, đẩy nông dân làng xã ở Nghệ An nói chung, Nam Đàn nói riêng vào tình trạng mất ruộng đất canh tác.

Việc các vua triều Nguyễn thực thi chính sách cấm đạo và sát đạo đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội của mọi giai tầng trên lãnh thổ vương quốc Đại Nam. Nghệ An là một trong những trấn/tỉnh có khá nhiều các xứ đạo và họ đạo. Riêng trên địa bàn huyện Nam Đàn có xứ đạo Vạn Lộc, Quy Chính, Tràng Cật, Tràng Đen... Do đó, một bộ phận giáo dân ở Nam Đàn luôn trong tình trạng phải đối phó với chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) Trần Tấn và Đặng Như Mai đề ra khẩu hiệu “Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”, chủ trương sát đạo đẩy toàn bộ giáo dân trên địa bàn các huyện: Thanh Chương, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và một số địa phương khác vào tình thế buộc phải chống đối lực lượng khởi nghĩa. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội của một bộ phận cư dân ở Nam Đàn [98].

Thời kỳ 1802 - 1884, ở Việt Nam đã nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân làng xã khắp các trấn, tỉnh, thành. Từ Gia Long đến Tự Đức chỉ loay


hoay điều binh khiển tướng để đàn áp, dập tắt các cuộc khởi nghĩa này làm cho mâu thuẫn của đại bộ phận nông dân làng, xã đối với nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc. Năm 1811, nông dân làng xã hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tuấn nổi dậy khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ một vùng đất đai rộng lớn ở hạ lưu sông Lam, vua Gia Long phải huy động binh lực ở trấn Nghệ An và cả lực lượng từ triều đình Huế ra mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa này. Năm 1813, nông dân Nam Đàn cùng với nông dân Thanh Chương, Đông Thành, Quỳnh Lưu lại nổi dậy, giết chết tri phủ Đức Quang là Nguyễn Văn Tuân. Gia Long một lần nữa phải điều động binh sĩ, giao cho Vệ uý Phan Bá Phụng hợp binh cùng trấn thủ Nghệ An Hoàng Viết Toản mới dẹp yên được. Năm 1823, Lê Quang Chấn khởi nghĩa ở Nam Đàn, chốt giữ Sa Nam, Minh Mệnh phải điều động Lê Chất đem quân triều đình phối hợp với lực lượng biền binh tiến hành bao vây, truy quét nhiều đợt mới loại bỏ được lực lượng khởi nghĩa... Năm 1874, Trần Tấn và Đặng Như Mai dựng cờ khởi nghĩa ở rú Đài (Thanh Chi, Thanh Chương) sau đó đưa toàn bộ lực lượng về làng Thành (Thanh Thuỷ) xây dựng cả một hệ thống chiến luỹ trên địa bàn các làng, xã: An Lạc, Đa Lạc, Xuân Hồ, Diên Lãm, Thanh Thủy... Triều đình Tự Đức phải điều động Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường đưa binh từ Huế ra và từ đồng bằng Bắc Bộ vào, phối hợp với Đô thống Nghệ An Hồ Oai đàn áp thảm khốc mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa [98].

Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam. Vương triều Tự Đức đã không thể huy động toàn thể dân tộc vào sự nghiệp chống ngoại xâm như các triều đại trước đó. Việc triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), Lục tỉnh Nam Kỳ (1874) cho Pháp, sau đó ký hiệp ước Hác măng (1883) và Pa tơ nốt (1884) thừa nhận sự thống trị của Pháp đối với toàn bộ Việt Nam đã tạo một làn sóng phản đối dữ dội của đại bộ phận các giai tầng ở Nghệ An riêng, cả nước nói chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của cư dân làng xã trên địa bàn huyện Nam Đàn ở nửa sau thế kỷ XIX.

Các chính sách, biện pháp mà các vị vua nhà Nguyễn thực thi (1802 - 1884) đã trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống chính trị, xã hội của các giai cấp, tầng lớp ở nước ta. Trấn/tỉnh Nghệ An trong đó có huyện Nam Đàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chủ trương, chính sách đó.


Tiểu kết chương 2‌

Huyện Nam Đàn nằm ở hai vùng tả/ hữu ngạn của hạ lưu sông Lam. Điều kiện tự nhiên ở đây phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại địa hình từ núi đồi, sông, hồ ao, vùng châu thổ. Với cấu tạo địa hình và một chế độ khí hậu vừa khắc nghiệt vừa hiền hòa, thuận lợi cho các luồng cư dân người Việt sớm đến đây khai phá. Nhưng do những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, trong đó quan trọng là đất sản xuất nông nghiệp ít ỏi, kém màu mỡ và những biến động liên tục về chính trị - xã hội từ thế kỷ XVI đến cuối XVIII đã đã tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của Nam Đàn.

Dưới thời Nguyễn, địa giới hành chính, tên gọi các tổng, làng, xã, trang, phường, vạn, giáp, sở ở địa bàn huyện Nam Đường (1802 - 1884) và trong phạm vi địa giới hành chính huyện Nam Đàn mà đề tài xác định có nhiều thay đổi, giống như các huyện, phủ khác ở trấn/tỉnh Nghệ An. Căn cứ vào sự điều chỉnh về diên cách địa lý, quá trình tách nhập mà địa bàn huyện Nam Đàn được xác định với 2 khu vực, với những đặc điểm như sau:

- Ở vùng hữu ngạn dọc theo hạ lưu sông Lam, các làng xã thuộc tổng Bích Triều và tổng Nam Kim có vị trí phía Bắc ngoảnh ra sông Lam, phía Nam dựa vào núi Thiên Nhẫn. Phía Bắc gồm những bãi bồi phù sa ven sông màu mỡ thuận tiện cho việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải hay trồng lúa, ngô, rau đậu các loại. Phía Nam là vùng đất dọc theo dãy núi Thiên Nhẫn từ thôn Vũ Nguyên, Chi Cơ đến tận Nam Kim có thể khai khẩn để trồng chè, cây ăn quả hay bầu, bí…

- Ở vùng tả ngạn, các làng, xã, trang, phường thuộc các tổng Lâm Thịnh, Non Liễu, Hoa Lâm vừa có vùng đất phù sa ven sông, lại vừa có vùng đất ngập nước và cả đất thuộc các đồi núi bán sơn địa để trồng lúa, ngô, rau đậu, khoai sắn...

- Do địa hình liên tục bị chia cắt bởi đồi núi, sông, suối, hồ, đầm, cùng với chế độ khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường nên cư dân làng xã cả hai bên bờ tả, hữu sông Lam ở Nam Đàn luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách trong việc phát triển kinh tế.

Trong thế kỷ XIX, vương triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức tiếp tục duy trì chính sách không đắp đê ngăn lũ lụt dọc đôi bờ sông Lam, sông La cũng như chính sách trọng nông, bế quan toả cảng, cấm đạo, sát đạo, đàn áp thảm khốc các cuộc khởi nghĩa nông dân... đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của tất cả các giai tầng ở Nghệ An nói chung. Kinh tế Nam Đàn suốt từ năm 1802 đến năm 1884 cũng nằm trong bối cảnh chung đó.


Chương 3 NÔNG NGHIỆP‌


3.1. Tình hình sở hữu, sử dụng ruộng đất‌

Để hiểu rõ tình hình sở hữu và chế độ sử dụng ruộng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, chúng tôi dựa chủ yếu vào nguồn tư liệu địa bạ hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1. Theo quy định năm Gia Long 4 (1805), mỗi địa bạ được làm thành 3 bản, gồm bản giáp, bản ất và bản bính; làm xong gửi nộp lên Bộ Hộ đóng dấu. Bản giáp để lưu chiểu ở Bộ Hộ, bản ất lưu chiểu ở thành trấn, bản bính cấp cho các xã giữ làm bằng. Địa bạ được lập một cách có hệ thống và theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã hoặc thôn cũng có khi là phường, giáp… Triều Nguyễn cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc.

Trên cơ sở thống kê số lượng địa bạ từ năm 1802 đến năm 1884 ở huyện Nam Đàn hiện lưu trữ tại TTLTQG 1, sau quá trình xử lý các thông tin trong địa bạ chúng tôi đi đến một số nhận xét:

Thứ nhất, địa bạ liên quan đến huyện Nam Đàn chủ yếu là bản giáp, được lập trong thời gian ngắn, chủ yếu tập trung ở thời vua Minh Mệnh và một số được sao lại ở thời Tự Đức. Trong đó, địa bạ ở các xã, thôn thuộc huyện được lập chủ yếu từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đến năm Minh Mệnh 17 (1836), có một số xã, thôn đến thời vua Bảo Đại mới lập địa bạ nhưng trong khoảng thời gian này không nằm trong phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu. Như vậy, địa bạ huyện Nam Đàn được lập trên cơ sở dụ vua ban năm 1830, tức là trên cơ sở địa bạ đã lập, “Hiện do bộ Hộ giữ, bộ đem ngay triện của bộ đang dùng, chiếu chỗ tẩy chữa và các chỗ được đóng triện, không cần lập lại tất cả, thêm tốn kém…”[136, tr.122].

Ngoài việc tiếp cận nguồn địa bạ tại TTLTQG I, chúng tôi còn khai thác các tư liệu lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời tiến hành điền dã, khảo sát thực tế, nghiên cứu hồ sơ về di tích, gia phả tại các địa phương, dòng họ ở huyện Nam Đàn. Tuy nhiên, số lượng tư liệu thu được không nhiều, một số tư liệu mang nội dung thông tin có sự trùng lắp với thông tin được ghi trong địa bạ lưu trữ tại TTLTQG I.


Thứ hai, địa bạ huyện Nam Đàn mặc dù được lập vào thời Minh Mệnh thứ 13 (1832) nhưng hình thức kê khai trong địa bạ hầu hết theo mẫu quy định được ban hành từ thời Gia Long thứ 9 (1810). Tìm hiểu địa bạ có thể thấy rõ các thông tin liên quan đến các hình thức sở hữu ruộng đất công tư điền thổ, thổ trạch viên trì, các hạng đất, loại đất phục vụ sản xuất theo vụ mùa, các loại đất hoang hóa không sử dụng… Ngoài ra, địa bạ còn ghi rõ phạm vi địa lý của từng vùng đất được kê khai, thông tin khá đầy đủ chi tiết về chiều dài sông, suối, khe cừ, đầm, ao nằm trong phạm vi của đất đai nơi lập địa bạ. Đây được xem là những thông tin rất quan trọng trong việc tìm hiểu đặc điểm của các loại hình ruộng đất và sự chuyển đổi của nó trong quá trình phục vụ sản xuất.

Việc sử dụng thống nhất mẫu thống kê trong địa bạ qua nhiều đời vua và qua đối chiếu một số địa bạ sao lại sau này ở thời vua Tự Đức, Thành Thái cho đến thời vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, có thể nhận thấy số liệu hầu hết giữ nguyên như từ khi lập ban đầu, việc sao địa bạ chỉ ghi lại ngày tháng sao địa bạ và các chức sắc đã sao ký tên. Sự chuyển đổi đất đai, khai hoang, hay quá trình hoang hóa sạt lở đều được ghi chép, báo cáo bằng văn bản để đóng thuế hoặc miễn giảm thuế. Điều này cho thấy tính nhất quán về quản lý đất đai của nhà Nguyễn, trong đó ưu tiên quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng ruộng đất trong làng xã.

Thứ ba, theo phạm vi không gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 40 địa bạ của các xã thôn thuộc địa bàn 5 tổng: Non Liễu, Lâm Thịnh, Bích Triều, Nam Kim (Nam Hoa), Hoa Lâm, chiếm tỷ lệ 61,54% tổng số xã thôn trong huyện Nam Đàn. Với số lượng địa bạ lưu trữ khai thác được tại TTLTQG I, chúng tôi nhận thấy đủ cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình sở hữu ruộng đất ở huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Số lượng địa bạ được phân bổ như sau:

- Tổng Hoa Lâm có 2 địa bạ/2 xã, thôn.

- Tổng Non Liễu có 12 địa bạ/20 xã thôn.

- Tổng Lâm Thịnh có 7 địa bạ/15 xã thôn.

- Tổng Nam Hoa (Nam Kim) có 14 địa bạ/16 xã thôn.

- Tổng Bích Triều có 5 địa bạ/11 xã, thôn, vạn.

Qua tìm hiểu nội dung các địa bạ, tỷ lệ địa bạ ở trên chỉ mang tính thống kê tương đối, bởi có một số địa bạ được thống kê ở cấp xã đã bao gồm các thôn trong xã,


như xã Lương Trường thuộc tổng Bích Triều địa bạ thống kê đất đai đã bao gồm 4 thôn trong xã: thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá, hay xã Thịnh Lạc thuộc tổng Non Liễu đã bao gồm: thôn Trung Lâm, thôn Nhân Hậu, giáp Đồng Nhân, thôn Xuân Lâm, giáp Hạ.

Trên cơ sở phân tích, khảo cứu 40 địa bạ huyện Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884, cho thấy:

Tổng diện tích các loại ruộng đất công tư điền thổ của các đơn vị xã thôn thuộc huyện Nam Đàn thống kê được là: 34623 mẫu 4 sào 10 thước. Dựa trên số liệu diện tích đất đai, chúng tôi đi đến xác định diện tích trung bình một xã thôn ở huyện Nam Đàn là 865 mẫu. Căn cứ vào số liệu 865 mẫu/xã thôn cho thấy rằng: So với một số xã thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, quy mô xã thôn của huyện Nam Đàn lớn hơn nhiều: huyện Thanh Trì (Hà Nội) là 275 mẫu/xã thôn; huyện Từ Liêm (Hà Nội) là 577mẫu/xã thôn [161, tr.29]; huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là 356 mẫu/xã thôn [200, tr.50]; huyện La Sơn (Hà Tĩnh) là 313 mẫu [22, tr.38] và so với huyện Nghi Lộc là một huyện trong tỉnh với diện tích trung bình 757 mẫu [196, tr.38], thì quy mô xã thôn ở huyện Nam Đàn lớn hơn.

Ngoài diện tích được thống kê trên, ở huyện Nam Đàn còn có một diện tích đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ khá lớn với diện tích 468.2.11.4.4 chiếm 1,6% trong tổng diện tích đất đai. Trong thế kỷ XIX (1802 - 1884), nếu đem so với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) một huyện ven biển với diện tích 49.9.14.3.6 là đất phù sa, bạch sa trong một số làng xã làng xã giáp biển nằm ở phía Bắc, Đông Bắc huyện và hạ nguồn sông Lam như: Vĩnh Yên, Yên Lưu, Đông Hải… phía Nam thì huyện Nam Đàn có quy mô lớn hơn nhiều. Sở dĩ Nam Đàn có diện tích đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi… khá lớn là bởi vùng đất này thuộc hai bờ tả/hữu ngạn hạ lưu sông Lam. Ngoài các bãi bồi bên sông và giữa sông do kết quả của phù sa bồi tụ từ nhiều thế kỷ trước, đã được cư dân làng xã sử dụng để canh tác, theo hàng năm trên những vùng bãi bồi ven sông này còn được bồi đắp bởi một lượng phù sa khá lớn do sự thay đổi bất thường hàng năm của dòng chảy sông Lam.

Dựa trên thống kê về tổng diện tích đất đai, tình hình phân bố các loại ruộng đất trên toàn huyện Nam Đàn cụ thể như sau:


Bảng 3.1. Phân bố ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884)



TT


Loại ruộng đất

Diện tích

(M.s.th.t.p)

Tỷ lệ

(%)

Thực trưng

(M.s.th.t.p)

Lưu hoang

(M.s.th.t.p)

Phế canh

(M.s.th.t.p)


1


Điền

Công điền


2924.4.1.7.0


8,44

782.7.1.3.0

(26,8%)

2141.7.0.4.0

(73,2%)


Tư điền


25187.5.4.3.0


72,75

9014.4.1.1.0

(35,8%)

16142.9.11.8.0

(64,1%)

30.1.6.4.0

(0,1%)


2


Thổ

Công thổ


1567.7.4.7.0


4,53

409.9.14.0.0

(26,2%)

1157.7.5.7.0

(73,8%)


Công thổ

trạch


12.6.4.4.0


0,04

12.6.4.4.0

(100%)



Tư thổ


3718.7.2.3.0


10,74

1982.3.10.8.0

(53,3%)

1736.3.6.5.0

(46,7%)


Tư thổ

trạch


1212.4.7.6.0


3,5

1212.4.7.6.0

(100%)



Tổng

34623.4.10.0.0

(100%)

100

13414.5.10.2.0

(38,74%)

21178.7.9.4.0

(61,18%)

30.1.6.4.0

(0,08%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 8

[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]


Từ số liệu của bảng thống kê phân bố ruộng đất cho thấy, so với ruộng đất thực trưng thì đất lưu hoang, phế canh ở Nam Đàn thời Nguyễn chiếm tỷ lệ khá lớn (61,26%), trong đó phần lớn là đất hoang. Qua khảo sát địa bàn chúng tôi nhận thấy, diện tích đất hoang chủ yếu tập trung ở các xã, thôn thuộc các tổng nằm ở vùng hạ lưu sông Lam có địa hình thấp, trũng thường xuyên bị lũ lụt ngập úng vào mùa mưa lũ như: tổng Nam Hoa, tổng Non Liễu, hay ở những xã thôn thuộc vùng tiếp giáp với khu vực đồi núi phía Tây Nam của huyện, đất đai khó canh tác thuộc các tổng Bích Triều, Hoa Lâm. Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, đặc biệt là dòng sông Lam ở vùng hạ lưu đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phân bố đai của huyện Nam Đàn. Điều này được chính tác giả H.L.Breton nói đến trong An tĩnh cổ lục: dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883), với sự xuất hiện của vùng Vạn Lộc, hay biến cố bất thường của làng Xuân Liễu (Dương Liễu sau này) [99, tr.156 - 157].


Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884)


14.24%

8.44%

4.57%

Công điền

Công thổ, công thổ trạch Tư điền

Tư thổ, tư thổ trạch

72.75%


[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]

Biểu đồ trên cho thấy, trong cơ cấu ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884), loại hình sở hữu tư nhân chiếm tỷ lệ rất lớn, lên tới (72,75 + 10,74 + 3,5) 86,99% tổng diện tích ruộng đất. Đối chiếu theo Nguyễn Công Tiệp trong Sĩ hoạn tu tri lục, đầu thế kỷ XIX, tình hình sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm 80,74% tổng diện tích ruộng đất cả nước [192, tr.46]. Có thể thấy, tính chất tư hữu hóa về ruộng đất của huyện Nam Đàn nằm trong xu thế chung của cả nước, tuy nhiên tỷ lệ ruộng đất bị tư hữu ở Nam Đàn cao hơn mức chung của cả nước lúc bấy giờ (ruộng đất tư chiếm hơn 86,99%, ruộng đất công chỉ còn 13,01%).

Theo thống kê trong địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884) có khá nhiều loại hình sở hữu, chiếm hữu ruộng đất được đề cập đến. Ngoài các loại hình sở hữu như: công điền, công thổ, tư điền, tư thổ, thổ trạch tư, còn có các hạng đất khác gồm thổ trạch viên trì, các diện tích “quốc gia công thổ”. Qua việc khảo cứu địa bạ các xã, thôn thuộc huyện Nam Đàn chúng tôi nhận thấy, việc ghi chép địa bạ và cách thống kê ruộng đất không giống với địa bạ một số huyện ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như Đông Quan, Quỳnh Côi (Thái Bình), Đông Sơn (Thanh Hóa), La Sơn (Hà Tĩnh), Trung Bộ (Thừa Thiên Huế) hay Nam Bộ. Cụ thể, toàn bộ các loại hình ruộng đất kê khai trong địa bạ đều tính vào tổng diện tích công tư điền thổ các hạng, riêng địa bạ huyện Nam Đàn cũng liệt kê đầy đủ các loại ruộng đất, khe cừ, đất đền chùa, đất chợ... có trong xã

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí