Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 13


Câu 8: Danh sách đen là gì?

a. Là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.

b. Là danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị, người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.

c. Là danh sách cảnh báo được lưu trữ trên hệ thống TCBS Kienlongbank.

d. Là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

Câu 9: Khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs)

là ai?

a. Là tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo

tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

b. Là các cá nhân, tổ chức được lưu trữ trên hệ thống Symbol Kienlongbank.

c. Là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 13

d. Là tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Chủ sở hữu hưởng lợi là gì?

a. Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.

b. Tất cả đều đúng.

c. Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác thực tế chi phối pháp nhân đó.

d. Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài khoản, giao dịch đó.

Câu 11: Nhận dạng chủ sở hữu hưởng lợi như thế nào?

a. Không cần thu thập thông tin nhận dạng.

b. Chỉ cần thông tin chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ.

c. Thu thập đầy đủ thông tin như một cá nhân, tổ chức thông thường;

d. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú.

Câu 12: Danh sách cảnh báo là gì?

a. Là danh sách cảnh báo được lưu trữ trên hệ thống TCBS Kienlongbank.

b. Là danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị, người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.

c. Là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.

d. Là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Danh sách khách hàng cần lưu ý?

Chọn một đáp án đúng nhất:

a. Là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.

b. Là danh sách cảnh báo được lưu trữ trên hệ thống TCBS Kienlongbank.

c. Là danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị, người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.

d. Là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

Câu 14: Các quy định về Phòng, chống rửa tiền (PCRT) đang còn hiệu lực áp dụng đối với các tổ chức tài chính là gì?

a. Tất cả các câu.

b. Luật số 07 ngày 18/06/2012 về PCRT.

c. Nghị định 116 ngày 04/10/2013 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCRT.

d. Thông tư 35 ngày 31/12/2013 và Thông tư 31 ngày 11/11/2014 hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT.

Câu 15: Các quy định về Phòng, chống rửa tiền (PCRT) do Kienlongbank ban hành đang còn hiệu lực áp dụng?

a. Quyết định số 1543/QĐ – NHKL ngày 09/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền”.

b. Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 09/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền” quyết định này thay thế quyết định 1543/QĐ – NHKL

c. Quyết định 5525/QĐ-NHKL về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 09/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc Quy định phòng, chống rửa tiền.

d. Tất cả đều đúng.

Câu 16:Trách nhiệm tham gia Phòng, chống rửa tiền.

a. Các phòng, ban Hội sở Kienlongbank.

b. Cán bộ nhân viên thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng.

c. Các chi nhánh, công ty con của Kienlongbank.

d. Mọi cá nhân, đơn vị trên toàn hệ thống Kienlongbank dù trực tiếp hay gián tiếp giao dịch với khách hàng.

Câu 17: Người phụ trách Phòng, chống rửa tiền tại các đơn vị là ai?

a. Giám đốc dịch vụ khách hàng.

b. Trưởng đơn vị kinh doanh/ Người được ủy quyền.

c. Kiểm soát viên.

d. Trưởng đơn vị kinh doanh.

Câu 18: Khách hàng Nguyễn Văn A là đối tượng thuộc danh sách PEPs (người có ảnh hưởng chính trị) đến Chi nhánh B giao dịch nộp tiền. Chi nhánh B phải thực hiện các biện pháp gì?

a. Xác định nguồn tiền của khách hàng và giao dịch bình thường trong trường hợp nguồn tiền hợp pháp; Chuyển lên cấp cao hơn 1 cấp so với quy định thông thường phê duyệt giao dịch.

b. Từ chối giao dịch với khách hàng.

c. Chuyển lên cấp cao hơn 1 cấp so với quy định thông thường phê duyệt giao

dịch.

d. Xác định nguồn tiền của khách hàng và giao dịch bình thường trong trường hợp nguồn tiền hợp pháp.

Câu 19: Đơn vị có thể từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong trường hợp nào?

a. Khách hàng không hợp tác cung cấp các thông tin cần thiết như: CMND, PassPort hoặc các giấy tờ xác minh thông tin khách hàng.

b. Khách hàng không hợp tác cung cấp các thông tin cần thiết như: CMND, PassPort hoặc các giấy tờ xác minh thông tin khách hàng; Hoặc Khi kiểm tra thông tin cơ sở pháp lý và mục đích giao dịch, đơn vị có nghi ngờ về tính trung thực và mục đích của giao dịch của khách hàng.

c. Không từ chối giao dịch trong bất kỳ trường hợp nào.

d. Khi kiểm tra thông tin cơ sở pháp lý và mục đích giao dịch, đơn vị có nghi ngờ về tính trung thực và mục đích của giao dịch của khách hàng.

Câu 20: Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ đơn vị sẽ thực hiện báo cáo cho ai?

a. Nhân viên phát hiện giao dịch đáng ngờ -> Kiểm soát viên -> NHNN

b. Nhân viên phát hiện giao dịch đáng ngờ -> Kiểm soát viên -> Ban PCRT

c. Nhân viên phát hiện giao dịch đáng ngờ -> Kiểm soát viên -> Ban Giám đốc/Trưởng đơn vị ->Ban PCRT

d. Nhân viên phát hiện giao dịch đáng ngờ -> Kiểm soát viên -> Ban Giám đốc/Trưởng đơn vị -> NHNN

Câu 21: Điều nào dưới đây là vi phạm quy định về PCRT của Kienlongbank?

a. Không báo cáo các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ về Ban PCRT.

b. Tiết lộ thông tin về việc báo cáo Giao dịch đáng ngờ cho khách hàng và những đối tượng không liên quan.

c. Tất cả các câu.

d. Thực hiện giao dịch cho khách hàng khi đã biết nguồn gốc tiền của khách hàng do phạm tội mà có.

Câu 22: Các vi phạm nào trong công tác phòng chống rửa tiền sẽ bị xử phạt hành chính.

a. Vi phạm về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng.

b. Không thực hiện biện pháp tạm thời như trì hoãn, phong tòa, niêm phong, tạm giữ tài sản theo quy định Luật PCRT.

c. Tất cả đều đúng.

d. Không rà soát thông tin khách hàng và giao dịch theo các danh sách đen, danh sách cảnh báo trước khi giao dịch

e. Không thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Câu 23: Đơn vị kinh doanh nhận biết được Khách hàng B là con (hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột) của đối tượng thuộc danh sách PEPs (người có ảnh hưởng chính trị). Khách hàng B có tài khoản tại Kienlongbank và thường xuyên giao dịch tại Kienlongbank. Đơn vị phải thực hiện các biện pháp gì với Khách hàng B?

a. Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng theo các mẫu biểu quy định; Tăng cường giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng.

b. Xác định nguồn tiền của khách hàng và giao dịch bình thường trong trường hợp nguồn tiền hợp pháp.

c. Gắn cảnh báo lên tài khoản khách hàng “Đề nghị xác định nguồn gốc tiền trước khi thực hiện giao dịch”; Xác định nguồn tiền của khách hàng và giao dịch bình thường trong trường hợp nguồn tiền hợp pháp; Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng theo các mẫu biểu quy định; Tăng cường giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng; Chuyển lên cấp cao hơn 1 cấp so với quy định thông thường phê duyệt giao dịch.

d. Gắn cảnh báo lên tài khoản khách hàng “Đề nghị xác định nguồn gốc tiền trước khi thực hiện giao dịch”; Chuyển lên cấp cao hơn 1 cấp so với quy định thông thường phê duyệt giao dịch.

Câu 24: Trường hợp nào các Đơn vị phải nhận biết thông tin khách hàng?

a. KH thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn.

b. Khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo;

c. Tất cả đều đúng

d. Có nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

e. Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc lần đầu thiết lập giao dịch với Kienlongbank.

Câu 25: Đơn vị phải thực hiện rà soát thông tin khách hàng theo các loại danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách khách hàng cần lưu ý khi nào?

a. Trước khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mở tài khoản hoặc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.

b. Tất cả đều đúng.

c. Sau khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mở tài khoản hoặc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.

d. Trong khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng hoặc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.

Câu 26: Đối với khách hàng cá nhân là người Nước ngoài đơn vị phải thu thập các thông tin gì?

a. Họ và tên; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;

b. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

c. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

d. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank.

Câu 27 Nhận diện các hành vi rừa tiền

a. Che dấu bản chất, nguồn gốc, chủ sở hữu thực sự của các khoản tiền do phạm tội mà có.

b. Quá trình giao dịch một khoản tiền lớn bất hợp pháp trở thành nguồn tiền hợp pháp.

c. Tất cả các câu.

d. Cố tình che dấu nguồn gốc do phạm tội mà có của một khoản tiền bằng cách thực hiện các giao dịch chuyển khoản cho cá nhân, tổ chức khác.

Câu 28: Trách nhiệm nào dưới đây không phải là trách nhiệm theo quy định về PCRT.

a. Nhận biết thông tin khách hàng.

b. Báo cáo giao dịch đáng ngờ.

c. Giải quyết khiếu nại của khách hàng.

d. Lưu trữ hồ sơ khách hàng, hồ sơ giao dịch

Câu 29: Đơn vị kinh doanh phải làm gì khi phát hiện giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ?

a. Không để lộ sự nghi ngờ cho khách hàng biết; Không cảnh báo khách hàng biết giao dịch này sẽ được báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.

b. Ngay lập tức từ chối giao dịch với khách hàng và không kiểm tra thông tin về giao dịch.

c. Tất cả đều đúng

d. Thực hiện giao dịch như bình thường và theo hướng dẫn từ Ban PCRT (nếu có); Không để lộ sự nghi ngờ cho khách hàng biết; Không cảnh báo khách hàng biết giao dịch này sẽ được báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền; Báo cáo lên cấp trên và thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ về Ban PCRT.

e. Thực hiện giao dịch như bình thường và theo hướng dẫn từ Ban PCRT (nếu có); Không để lộ sự nghi ngờ cho khách hàng biết.

Câu 30: Khách hàng A thường xuyên giao dịch tại CN B của Kienlongbank. KH A là nhân viên văn phòng với thu nhập hàng tháng giao động từ 10 – 15 triệu theo thông tin mà Đơn vị biết được. Trung bình Tổng giao dịch trong 6 tháng gần nhất của KH A là 100 triệu. Bất ngờ hôm nay tài khoản khách hàng A báo có số tiền 100 tỷ. Đơn vị kinh doanh sẽ xử lý như thế nào?

a. Đơn vị thực hiện có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích của giao dịch. Đơn vị từ chối giao dịch.

b. Tất cả các câu.

c. Khách hàng từ chối cung cấp thông tin và cơ sở pháp lý của số tiền. Đơn vị từ chối giao dịch.

d. Thu thập cơ sở pháp lý và nguồn gốc số tiền.

e. Thực hiện báo cáo về Ban PCRT.

Câu 31: Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch hoặc cá nhân là người có từ 02 (hai) quốc tịch ngoài những thông tin phải thu thập theo quy định về khách hàng cá nhân Đơn vị cần phải thu thập thêm các các thông tin gì?

a. Cá nhân là người không quốc tịch: Sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank; và Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank.

b. Sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài, các quốc tịch khác nhau, địa chỉ khác nhau.

c. Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank.

d. Cá nhân là người không quốc tịch: Sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank.

Câu 32: Tài khoản của khách hàng Nguyễn Văn A không giao dịch trên một năm đột nhiên nhận được một khoản tiền giá trị lớn (>= 300 triệu). Đơn vị sẽ xử lý như thế nào?

a. Kiểm tra cơ sở pháp lý và nguồn gốc số tiền.

b. Tất cả đều đúng.

c. Vẫn thực hiện giao dịch bình thường với khách hàng.

d. Thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ về Ban PCRT.

Câu 33 Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam đơn vị phải thu thập các thông tin gì?

a. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.

b. Họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023