W5: với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong CPTPP. W6: Các rào cản về thủ tục, thể chế, điều lệ, chính sách gây khó khăn cho việc mở rộng gia nhập vào thị trường quốc tế và ngược lại | |
CƠ HỘI (O) | THÁCH THỨC (T) |
O1: Các luồng vốn đầu tư quốc tế tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. O2: Lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung. Động lực thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường hoạt động của các NHTM theo chuẩn mực chung quốc tế. O3: Mở rộng thị trường bán lẻ và nâng cao dịch vụ gia tăng nguồn thu ngoài lãi. O4: Hiệp định CPTPP tại triển vọng cho ngành thương mại Việt nam, từ đó, tạo cơ hội cho ngành ngân hàng hỗ trợ các DN phát triển kinh doanh. | T1: Năng lực và quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với các quốc gia tham gia CPTPP. T2: Các ngân hàng trong nước phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM Việt Nam. Nguy cơ bị chi phối và thâu tóm nếu làm ăn không hiệu quả. T3: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài. T4: Lĩnh vực pháp lý, thể chế trong việc kiện toàn khung khổ luật pháp và nâng cao các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Mức Độ Ổn Định Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Ước Lượng Mức Độ Ổn Định Của 31 Nhtm Vn
- Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Lerner Và Kỳ Vọng Ban Đầu
- Tốc Độ Tăng Trưởng Tín Dụng Của Toàn Hệ Thống Giai Đoạn 2013 - 2018
- Cơ Hội Gia Tăng Năng Lực Cạnh Tranh Và Tăng Cường Ổn Định Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Khi Gia Nhập Cptpp
- Những Thách Thức Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Việc Gia Tăng Vị Thế Cạnh Tranh Và Ổn Định Ngân Hàng Khi Gia Nhập Cptpp
Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.
T5: Chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa cao so với các nước thành viên CPTPP T6: Cạnh tranh gay gắt với ngân hàng nước ngoài về chiến lược “bán lẻ”. Khách hàng trong nước ngày càng có niềm tin vào các ngân hàng ngoại. |
4.5.1. Những điểm mạnh các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khối CPTPP
S1: Hệ thống mạng lưới ngân hàng trong nước đã và đang được mở rộng. Khả năng tiếp cận và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng.
Liên quan trực tiếp tới ngành ngân hàng, ngày 5/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”, giao NHNN Việt Nam là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện Đề án và định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có 3 vấn đề được Đề án đề cập xuyên suốt từ mục tiêu đến giải pháp là mở rộng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ dàng tiếp cận đối với dân cư có độ tuổi trưởng thành và DN, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo; gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đề án cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát và 8 mục tiêu cần đạt đến năm 2020:
Thứ nhất, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng; thứ hai, ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành; thứ ba, 30.000 máy ATM (khoảng 40 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành); thứ tư, tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%, khoảng 35-40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các TCTD; thứ năm, khoảng 50-60% số DN nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các TCTD; thứ sáu, tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người, NHNN được giao chủ trì thực hiện theo lộ trình là số chi nhánh ngân hàng thương mại trên 100.000 người từ 15 tuổi trở lên đến năm 2020 là 20 chi nhánh, đến năm 2025 và năm 2030 là trên 20 chi nhánh; số máy ATM trên 100.000 người từ 15 tuổi trở lên đến năm 2020 là 40 máy, đến năm 2025 và năm 2030 là trên 40 máy; Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đến năm 2020 là 70%, đến năm 2025 là trên 80% và đến năm 2030 là trên 90%.
Đối với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận của DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ ngân hàng, thực hiện theo lộ trình là số lượng có dư nợ tại các TCTD đến năm 2020 là 200.000 DN, năm 2025 là 250.000 DN và tới năm 2030 là 300.000 DN.
Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính là một trong những yếu tố được dùng làm thước đo dùng đánh giá mức độ phát triển dịch vụ tín dụng ở một quốc gia, hai chỉ tiêu phổ biến: số lượng chi nhánh NHTM, số lượng máy ATM bình quân trên 100.000 người dân, chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng thường được dùng để đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính.
Biểu đồ 4.17: Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam
(bình quân được tính trên 100.000 người dân)
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
3.83
3.833
3.915
3.535
3.643
3.754
3.212
3.449
3.104
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ WB (2018)
Biểu đồ 4.18: Số lượng máy ATM tại Việt Nam
(bình quân được tính trên 100.000 người dân)
30
25
23.76
24.26
24.58
25.28
21.88
22.71
19.6
20.69
20
17.03
15
10
5
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ WB (2018) Theo công bố mới nhất từ Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam, số lượng giao dịch có xu hướng ngày càng tăng. Số lượng thẻ theo thống kê của Vụ thanh toán – NHNN VN thời điểm cuối quý 2 năm 2019 là 164 triệu thẻ. Hoạt động giao dịch qua ATM hoặc các điểm thanh toán
cũng gia tăng đáng kể.
Bảng 4.24: Giao dịch ATM, POS/EFTPOS/EDC (Quý II/2019)
Số lượng thiết bị (**) | Số lượng giao dịch (Món) | Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) | |
ATM | 18.741 | 240.295.094 | 668.455 |
POS/EFTPOS/EDC | 259.889 | 72.014.202 | 145.339 |
Nguồn: Vụ Thanh toán - NHNN VN (Tháng 04/2019)
Mức độ hiểu biết của người dân vào dịch vụ tài chính ngày càng được cải thiện hơn so với năm 2014 với mức đánh giá là 7 (trên max = 8) được công bố bởi Worldbank (2018)
Biểu đồ 4.19: Chỉ số chiều sâu tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018
7
7
7
7
6
6
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Nguồn: Thống kê của tác giả từ WB (2018) S2: Khách hàng có niềm tin vào việc thực hiện đầu tư, giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn trong nước.
Trong khi mặt bằng lãi suất tiền đồng hạ xuống, lượng tiền đồng gửi vào ngân hàng vẫn tiếp tục tăng. Huy động vốn và cho vay của khu vực ngân hàng trong nước chiếm thị phần áp đảo với 92% cho huy động vốn và 95% đối với hoạt động cho vay. Điều này cho thấy, tới thời điểm hiện tại, mức độ ưu tiên giao dịch với ngân hàng nội địa là xu thế chủ yếu của người dân Việt Nam. Điều này càng củng cố thêm niềm tin của người dân với với hệ thống ngân hàng. Vì vậy đây là một lợi thế để các NHTM mở rộng thị trường dịch vụ, thu hút và nâng cao giá trị thương hiệu đối với khách hàng.
S3: Quản trị nợ xấu ngày càng được cải thiện.
Theo báo cáo tổng kết kết quả thực hiện “Đề xuất tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh xử lý nợ xấu” [14], vấn đề quản trị nợ xấu ngày càng được cải thiện và đạt những thành tích đáng lạc quan. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã được cải thiện đáng kể, năm 2018 tỷ lệ tăng nhẹ nhưng nằm trong kế hoạch kiểm soát của NHNN.
Biểu đồ 4.20: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018
Đơn vị: %
4
3.5
3.44
3.11
3
2.79
2.94
2.5
2.34
2.28
2.09
2.02
2 1.82
1.5
1
0.5
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn: Thống kê của tác giả từ WB (2018) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 quy định cụ thể các biện pháp, trách nhiệm mà NHNN và các TCTD, VAMC cần thực hiện để bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 42 và Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC nhằm phù hợp với Nghị quyết 42. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD phối hợp chặt chẽ với VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC; tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng
đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định.
Nhằm nâng cao năng lực của VAMC, đồng thời đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, cuối năm 2017, NHNN cấp đủ vốn điều lệ cho VAMC theo Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015. Tiếp theo đó, ngay từ những ngày đầu năm 2018, NHNN đã có Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2020 và hướng tới 2022.
Trong đó, năm 2017 là năm đầu tiên VAMC đạt được kết quả khả quan trong hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường với tổng giá trị khoản nợ mua thị trường đạt hơn 3.000 tỷ đồng (theo giá mua nợ). Sau khi mua nợ, VAMC đã nỗ lực triển khai xử lý, đôn đốc khách hàng trả nợ, áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp, kể cả biện pháp mạnh như thu giữ tài sản bảo đảm, nhằm thu hồi trong thời gian sớm nhất các khoản nợ đã mua. Theo đó, lũy kế từ khi thành lập đến tháng 4/2018, VAMC đã thu hồi được hơn 86.000 tỷ đồng từ các khoản nợ xấu đã mua, trong đó, riêng năm 2017, số thu hồi nợ của VAMC đạt gần 31.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch thu hồi nợ được NHNN giao.
S4: Thị trường vẫn chưa được khai thác hết. Các sản phẩm dịch vụ dần đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Theo quan điểm truyền thống về hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, nói tới nhu cầu khách hàng cá nhân, người ta thường nghĩ đến vay tiền và gửi tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu của người dân lớn hơn rất nhiều, trong đó có nhu cầu đầu tư, bảo hiểm. Từ trước đến nay, muốn đầu tư, các cá nhân thường tự mình đầu tư bằng cách tham gia thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản. Còn nếu muốn tham gia bảo hiểm, thì thực hiện qua đại lý bảo hiểm. Thực chất đây là thị trường tiềm năng mà các NHTM VN hoàn toàn có thể đáp ứng hết các nhu cầu này của khách hàng.
Trong bối cảnh hiện tại, khi chiều sâu thông tin tín dụng đã được cải thiện khá tốt thì bộ phận khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy VN vẫn là một thị trường nhiều tiềm năng cho các NHTM khai thác.
Trong báo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh cuối năm 2018, nhiều NHTM tăng trưởng 50%, thậm chí 100% và 200% lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ năm 2017. Khác với
những năm trước, các khoản thu ngoài lãi của nhiều ngân hàng tăng mạnh. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực về chất lượng thu nhập ngành ngân hàng.
S5: Một số NHTM VN đã đạt được những tiến bộ trong ứng dụng fintech và công nghệ thông tin.
Kết quả thống kê của Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong quý I/2019 đã tăng 18,45%, số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động thanh toán điện tử, nhất là qua điện thoại di động cũng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch (tăng tương ứng 97,75% và 232,3%).
Theo số liệu khảo sát các NHTM VN do Vietnam Report thực hiện, 100% ngân hàng đều dự định sẽ hợp tác với các công ty fintech trong lĩnh vực thanh toán nhằm hướng đến mục tiêu “thanh toán không tiền mặt”. Ngoài các ưu tiên có liên quan tới hoạt động kinh doanh, hơn 50% ngân hàng tỏ ra quan tâm đến việc nâng cao uy tín, hình ảnh trên truyền thông. Một số mô hình thành công hiện nay như Grab, Alibaba, Amazon… đang ứng dụng công nghệ có liên kết thanh toán với các NHTM. Cho thấy các ngân hàng thời gian qua rất chủ động hợp tác với các công ty khác (Fintech, bảo hiểm…) nhằm ra mắt các sản phẩm/ tiện ích mới phù hợp hơn với xu thế và nhu cầu của khách hàng.
Theo VietNam Digital Landscape (2018), trong tổng số 96 triệu dân, có tới 67% người đang dùng internet, 37% đang sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên, và 73% sử dụng điện thoại thông minh trong số 146,5 triệu thuê bao toàn quốc. Theo nghiên cứu nhanh của NHNN (2018), 72% công ty fintech đang lựa chọn cạnh tranh với ngân hàng, và 14% còn lại lựa chọn phát triển sản phẩm hoàn toàn mới (Lê Thanh Tâm và cộng sự, 2018)
S6: Vai trò của các NHTM Nhà nước ngày càng giảm cũng như các khoản vay liên quan tới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng giảm dần. Yếu tố này cũng là một tín hiệu khả quan cho việc lành mạnh hoá thị trường, bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng.
Trên cơ sở những thành công trong năm 2018, phân tích yếu tố thuận lợi và khó khăn trong năm 2019, NHNN tiếp tục định hướng điều hành chung là “Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn hỗ trợ