Khái Quát Về Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để thể hiện quan điểm của tác giả cùng với những lý thuyết kế thừa về kết quả nghiên cứu đã được công bố, 45 trang trình bầy trong nội dung chương 1 của luận án đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

Bản chất, hoạt động cũng như vai trò của NHTM trong nền kinh tế.

Phân tích những đặc điểm hoạt động của NHTM, những đặc điểm này chính là yếu tố chi phối đến tài chínhnăng lực tài chính của các NHTM.

Làm rõ quan niệm về tài chính, năng lực tài chính và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, khảng định sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của NHTM. Bên cạnh đó, để tạo cơ sở cho việc đánh giá năng lực tài chính NHTM, luận án đã trình bày các phương pháp được sử dụng để đánh giá năng lực tài chính. Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính NHTM được trình bày một cách có hệ thống, phù hợp với thực tế sử dụng cũng như quan niệm về năng lực tài chính của NHTM.

Luận án đã phân tích những nhân tố tác động đến năng lực tài chính NHTM. Những nhân tố này có thể xuất phát từ nội tại của ngân hàng hay từ những tác động khách quan từ môi trường vĩ mô.

Từ kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao năng lực tài chính NHTM, luận án đã rút ra những bài học trong việc nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM cổ phần Việt Nam.

Nội dung trình bày của chương 1 là nền tảng lý luận khi đánh giá thực tế cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.


Chương 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM


2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Tinh thần của đại hội đảng VI (1986) là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng được cải tổ để phù hợp với những đổi mới của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng 2 cấp được ra đời dựa trên Nghị định 53/HĐBT, ban hành vào tháng 3/1988 và chính thức hình thành trên cơ sở ban hành hai pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 (Pháp lệnh NHNN và các tổ chức tín dụng) của hội đồng nhà nước. Với cơ sở pháp lý này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có sự tách bạch giữa chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đã trở thành những “nhà”kinh doanh tiền tệ thực sự, tự chủ và tự chiụ trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình- Một hướng đi hoàn toàn phù hợp yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

Chuyển đổi từ mô hình ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp đã xóa bỏ tính độc quyền trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tham gia kinh doanh ngân hàng không chỉ có các NHTM nhà nước mà còn có sự tham gia của các loại hình NHTM khác như NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh NHTM nước ngoài. Theo quy định của pháp lệnh các tổ chức tín dụng năm 1990 có nêu rõ “Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định”.Với nền tảng pháp lý này, một số NHTM cổ phần đầu tiên đã được ra đời trong những năm đầu thập niên 90, đánh dấu lịch sử cho sự hình thành của hệ thống NHTMCP. Theo quy định, hệ thống NHTMCP chia


thành hai loại: NHTMCP đô thị với vốn pháp định là 50 tỷ đồng; NHTMCP nông thôn với vốn pháp định là 2 tỷ đồng. Vốn pháp định đã ba lần điều chỉnh:

i Lần 1, theo NĐ 82/1998/NĐ- CP; mức vốn điều lệ được điều chỉnh từ 2 tỷ lên 5 tỷ đồng đối với NHTMCP nông thôn; từ 50 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng đối với NHTMCP đô thị ở thành phố Hà nội và thành phố Hồ chí Minh

ii Lần 2, theo NĐ 141/2006/NĐ- CP, mức vốn điều lệ điều chỉnh đồng loạt lên

1.000 tỷ đồng đối với NHTMCP đô thị vào năm 2008.

iii Lần 3, cũng theo tinh thần của NĐ 141/2006/NĐ- CP, đến cuối năm 2010, các NHTMCP phải đáp ứng vốn pháp định đồng loạt là 3.000 tỷ đồng.

2.1.1.2. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Thực tế cho thấy, sự phát triển của hệ thống NHTM cổ phần gắn liền với sự phát triển “thăng trầm”của nền kinh tế.Với chặng đường trên dưới 25 năm hình thành và phát triển, hệ thống các NHTMCP đã có nhiều thay đổi cả về “chất”lẫn “lượng”. Từ những NHTM non trẻ và khá “mờ nhạt”so với các NHTMNN cả về thị phần cũng như vị thế trên thị trường. Đến nay, hệ thống các NHTMCP đã và đang dần khảng định vị trí quan trọng của mình với vai trò cung cấp dịch vụ tài chính. Cụ thể:

Về số lượng NHTM cổ phần

Hình 2.1: Số lượng NHTM cổ phần giai đoạn 1991- 2014.


Số lượng NHTM CP tại Việt Nam 1991 - 2014

48

41

39

37

34

35

39

40

37

34

37

34

33

33

4


1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2009 2010 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: SBV.gov.vn)

Nền kinh tế phát triển ồ ạt trong những năm đầu của thập niên 90 đã kéo theo sự phát triển của hệ thống các NHTM cổ phần cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động. Nếu năm 1991, mới chỉ có sự góp mặt của 4 NHTM cổ phần thì con số này đã lên tới 41 vào năm 1993 và nhanh chóng tăng lên con số 48 vào năm 1995, trong số đó NHNN đã cấp phép cho 20 NHTM cổ phần nông thôn (10 Ngân hàng


được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng, 10 Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập mới).

Năm 1997, khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính của các nước châu á cũng là lúc những yếu kém của các NHTM cổ phần bộc lộ rõ nét. Do mở rộng cho vay quá nhanh trong khi quy mô vốn của các NHTMCP được cấp phép hoạt động lại quá nhỏ bé, nên những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều NHTMCP rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí có ngân hàng đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong tình thế đó, các NHTMCP buộc phải lựa chọn con đường cơ cấu lại nếu muốn tồn tại. Nhiều vụ mua bán sát nhập của các NHTM cổ phần đã diễn ra trong thời gian này, do vậy số lượng NHTMCP giảm xuống chỉ còn 37 Ngân hàng vào năm 1999 và sau giai đoạn giảm phát của nền kinh tế 1999- 2001 số lượng NHTM cổ phần chính thức xuống chỉ còn 34 Ngân hàng. Nếu 2005- 2007 là khoảng thời gian bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì đồng thời hoạt động của các NHTM cổ phần cũng phát triển mạnh trở lại. Số lượng NHTM cổ phần lên đến con số 40 vào năm 2007.Do thuận lợi của việc phát hành cổ phiếu, nhiều NHTMCP nông thôn cũng nhanh chóng trở thành NHTMCP thành thị, với quy mô và mạng lưới hoạt động mở rộng, do vậy làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt.

Một lần nữa, việc phát triển quá nhanh cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động của các NHTMCP lại rơi vào tình trạng “chững”do khủng hoảng tài chính lan tỏa từ Mỹ . Nhiều NHTMCP do tăng trưởng tín dụng quá nóng, đặc biệt là tín dụng cho những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao như chứng khoán, kinh doanh bất động sản đã làm cho nợ xấu ngân hàng gia tăng. Đứng trên góc độ quản lý, NHNN đã tuýt còi ngừng cấp phép hoạt động cho các NHTMCP, cuộc tái cấu trúc ngân hàng trên cơ sở xử lý nợ xấu cùng với việc mua, bán sát nhập ngân hàng lại được thực hiện. Vì vậy, số lượng ngân hàng cổ phần giảm xuống còn 33 vào thời điểm 31/12/ 2014.

Quy mô và mạng lưới ngân hàng thương mại cổ phần

Quy mô và mạng lưới chi nhánh của mỗi NHTMCP cũng không ngừng mở rộng. Tính đến cuối 2014, khối NHTMCP hiện nay có 4769 chi nhánh và phòng giao dịch, chiếm trên 51% toàn hệ thống và có xu hướng mở rộng rất nhanh [43]. Nếu như giai đoạn trước 2005, ở các địa bàn tỉnh lẻ hay lĩnh vực cho vay nông


nghiệp nông thôn gần như là thị trường độc quyền của các NHTMNN, thì đến nay nhiều NHTM cổ phần cũng tham gia để giành phần phân khúc thị trường này. Hầu hết các NHTM cổ phần đã có chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở khắp các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp. Điều này cho thấy các NHTMCP đang tranh thủ để nắm bắt cơ hội kinh doanh, khai thác lợi thế để tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Thị phần hoạt động.

Cùng với sự phát triển của số lượng các NHTM cổ phần, thị phần huy động vốn và cho vay của NHTMCP cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu như trước 2004, thị phần huy động vốn của các NHTM còn rất thấp và tốc độ tăng thị phần chậm (Năm 1993, thị phần huy động vốn của Ngân hàng cổ phần là 6%, cho đến năm 2003 cũng chỉ ở mức 11%) thì sau 2004 thị phần huy động vốn đã có sự tăng tốc và tiệm cận dần với thị phần huy động vốn của các NHTM nhà nước.Như vậy, từ năm 2010 thị phần huy động vốn của các NHTM cổ phần đã tiệm cận với khối các NHTM nhà nước. Trung bình từ 2008-2012, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của các NHTM cổ phần là 33% trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20% [10]. Sở dĩ huy động vốn của các NHTMCP tăng nhanh và đột biến từ 2009-2012 là do trong giai đoạn này, các NHTM cổ phần đã sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong việc thu hút vốn. Nhiều ngân hàng do tình trạng giảm sút khả năng thanh khoản nên đã tăng lãi suất vượt trần quy định của NHNN để thu hút vốn. Tuy nhiên, sang năm 2012 khi NHNN xiết chặt quản lý trần lãi suất huy động vốn và giới hạn tín dụng hơn nên tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP có sự chững lại. Hơn nữa, những người gửi tiền cũng đã thận trọng hơn khi lựa chọn ngân hàng, yêu cầu về độ an toàn của tài sản đã được đặt lên hàng đầu trước những thông tin về sự yếu kém của một số NHTMCP. Đó là lý do tại sao năm 2012, tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần huy động vốn của các NHTMCP thấp hơn so với các NHTMNN.

Với hoạt động tín dụng, thị phần của các NHTMCP gắn kết khá chặt chẽ với tình hình phát triển của nền kinh tế. Năm 1995- 1996, khi tăng trưởng của nền kinh tế khá nóng thì thị phần tín dụng của các NHTM cổ phần cũng tăng vọt từ 11% năm 1994 lên 15% năm 1995 và 14% năm 1996 sau đó nhanh chóng giảm xuống mức


9% - 10% trong thời kỳ giảm phát 1999-2001. Và khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại từ 2005 thì thị phần tín dụng của các NHTMCP cũng tăng mạnh. Với số lượng ngân hàng đông đảo, liên tục lớn mạnh và mở rộng quy mô hoạt động nên xu hướng gia tăng gia tăng thị phần tín dụng là xu thế tất yếu. Nhiều dự án lớn có tính trọng điểm quốc gia và những khách hàng “khủng”là những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nếu như nhiều năm trước gần như mặc định là khách hàng của các NHTM nhà nước thì gần đây một số NHTMCP đã có được những hợp đồng cho vay này [2]. Tuy nhiên, nếu thị phần huy động vốn đã chiếm quá bán so với tổng thị phần của hệ thống TCTD, thì thị phần tín dụng của khối NHTMCP có sự tăng chậm và cũng chỉ ở mức 43% vào năm 2014, thấp hơn so với thị phần cho vay của khối NHTMNN (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Thị phần huy động vốn và tín dụng của các NHTMCP (Giai đoạn 2004- 2014).


Thị phần (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Thị phần HĐV

13

17

22

30

29

35,9

42,8

48,2

53,4

57,5

52

Thị phần cho vay

12

15

21

29

32

34

35

37,1

40

42

43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 10

Nguồn: [17].[51] và tính toán của tác giả Điều này xuất phát từ những lợi thế vượt trội của các NHTM nhà nước, họ

có những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống là những tập đoàn nhà nước với nhu cầu tín dụng cao và khá ổn định, trong khi khách hàng vay vốn của NHTM cổ phần chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô tín dụng thấp và kém ổn định hơn. Bên cạnh đó, do năng lực tài chính của những NHTMNN cho phép họ có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của những dự án lớn, nên thị phần cho vay của khối các Ngân hàng này vẫn chiếm quá bán trong tổng thị phần của toàn hệ thống TCTD.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của các NHTMCP cả về số lượng và thị phần hoạt động đã ngày càng thể hiện những đóng góp to lớn của các NHTM cổ phần với sự phát triển của nền kinh tế. Dư nợ của hệ thống NHTMCP so với GDP của nền kinh tế ngày càng tăng. Nếu năm 1993, tỷ lệ này mới chỉ 1,12% thì đến năm 2008 con số này đã ở mức xấp xỉ 30%, năm 2010 là 36,6%, sang năm 2011 là 43% và con số này là 46,7% vào năm 2012 và 43,4% vào năm 2014.


2.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần

Với tính chất là một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các NHTM cổ phần cũng hoàn toàn bình đẳng với các loại hình ngân hàng khác, tuy nhiên do lịch sử hình thành cũng như mô hình tổ chức, NHTMCP có những nét đặc trưng như sau.

Thứ nhất: Xét về bề dầy lịch sử, ngân hàng cổ phần là những ngân hàng ra đời muộn hơn so với các ngân hàng thương mại nhà nước.

Hầu hết các NHTMCP đều ra đời khi nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì yếu tố lịch sử này nên các NHTMCP không có được những lợi thế về uy tín, niềm tin của khách hàng như đối với các NHTMNN. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế khi ra đời nên tính thị trường đã hình thành ngay khi các NHTMCP bắt đầu hoạt động. Không bị níu kéo bởi yếu tố bao cấp trong hoạt động nên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất tách bạch trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình. Trong khi các NHTM nhà nước với mô hình cồng kềnh phải rất khó khăn thay đổi để chuyển hướng kinh doanh, thì các Ngân hàng Thương mại cổ phần đã nhanh chóng thiết lập mô hình kinh doanh phù hợp với tính tự chủ kinh doanh ngay từ đầu. Nhiều NHTMCP đã nhanh chóng tranh thủ được những lợi thế về mô hình quản trị, công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị khi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư ngoại (Bảng 2.2). Đơn cử như việc ACB áp dụng mô hình “Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân” (Personal Financial Consultant - PFC) của Standard Chartered tại hệ thống của mình và xem đó là một kinh nghiệm quý báu. Hoặc như việc SeABank áp dụng các mô hình quản trị rủi ro của Societe General là một ví dụ cho thấy các bên trong những "mối lương duyên”này tìm đến nhau không chỉ vì lợi ích tài chính. Việc SeABank bổ nhiệm chuyên gia đến từ Pháp của Societe General vào vị trí Giám đốc Khối quản trị rủi ro cũng như trao quyền phủ quyết cho các chuyên gia Pháp trong Hội đồng tín dụng tại ngân hàng này cho thấy các ngân hàng nội đang rất "thức thời". Được biết, cũng chính nhờ hỗ trợ của Societe Generale mà SeABank gia nhập 2 tổ chức thẻ thanh toán quốc tế Visa và Master nhanh hơn dự kiến. Rõ ràng các ngân hàng nội có nhiều cái


"được”trong quan hệ hợp tác này, những lợi thế cạnh tranh mà không phải dễ dàng mua được bằng các lợi ích tài chính [19].

Bảng 2.2: Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam vào 31/12/2014.


Ngân hàng thương mại

Ngân hàng nước

ngoài

Tỷ lệ cổ phần

nắm giữ

NHTMCP Á Châu

Standard Charted

11,47%

NHTMCP Sacombank

ANZ

9.78%

NHTMCP Eximbank

Saminoto Mitsui

15%

NHTMCP Techcombank

HSBC

19,5%

NHTMCP SeaBank

Societe General

20%

NHTMCP Phương Nam

UOB

19,9%

NHTMCP OCB

BNP Paribas

15%

NHTMCP Quốc tế

Commonwealth Bank

20%

Nguồn: NHNN Việt Nam.

Thứ hai: Ngân hàng thương mại cổ phần hầu hết là những ngân hàng quy mô nhỏ và vừa.

Với mức vốn pháp định khởi điểm khi bắt đầu hình thành (theo tinh thần của pháp lệnh Ngân hàng năm 1990) là 50 tỷ với các NHTM cổ phần thành thị và 2 tỷ cho các NHTM cổ phần nông thôn, cho thấy quy mô vốn ban đầu của các NHTM cổ phần khá nhỏ bé. Mặc dù, trong quá trình hoạt động các NHTM cổ phần đã nhiều lần phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhưng theo số liệu báo cáo ngân hàng nhà nước vào 31/12/2013, trong số 33 NHTMCP, chỉ có 4 ngân hàng có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ VNĐ (Ngân hàng Sài gòn thương tín; Ngân hàng cổ phần Quân đội; Ngân hàng Xuất nhập khẩu; Ngân hàng Sài gòn), 10 Ngân hàng có vốn điều lệ trên 5000 tỷ đến dưới 10.000 tỷ đồng (bao gồm các Ngân hàng: Đại Chúng Việt Nam; Tiên Phong (TPB; )Bưu điện Liên Việt (LPB); Sài Gòn – Hà Nội (SHB);Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank); Đông Nam Á (Seabank); Kỹ Thương (Techcombank); Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank); Á Châu (ACB); Hàng Hải) còn lại 19 Ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, trong đó có tới 13 Ngân hàng mới chạm ngưỡng 3000 tỷ (Bao gồm các Ngân hàng: Bảo Việt; Xây dựng; Xăng dầu; Thương tín; Kiên long; Nam Việt; Dầu khí toàn cầu; Việt á; Phương đông ; Bản Việt; Bắc á; Nam á; Sài gòn công thương; Việt á ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022