Tỷ Lệ Nợ Phải Trả/vốn Chủ Sở Hữu Của Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009-2014( Đv: Lần)


hiện nay thì mức vốn chủ sở hữu của các NHTMCP lại quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là nhỏ bé. Như trên đã nêu, mức trung bình vốn chủ sở hữu của một NHTMCP vào 31/12/2014 cũng chỉ là 6.167 tỷ đồng (Tương đương 283 triệu USD) so với mức trung bình của một NHTMNN là 42.384 tỷ đồng (tương đương 1.942 triệu USD), và nếu so với mức vốn trung bình là 5 tỷ USD của các ngân hàng trong khu vực quy mô vốn của các NHTMCP là quá nhỏ bé [44].

Nếu nhìn vào sự so sánh giữa quy mô vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP có mức vốn chủ cao nhất với một số các ngân hàng trong khu vực như ngân hàng của Thái lan, Malaysia, Indonesia, Philipine, Singapor cho thấy các NHTMCP Việt Nam còn một khoảng cách quá xa. (Phụ lục 2)

Với mức vốn chủ nhỏ bé, khiến sức chống đỡ rủi ro của các NHTMCP bị hạn chế. Những biến động không mấy thuận lợi của nền kinh tế như lạm phát gia tăng trong năm 2011, hay tình trạng suy giảm kinh tế trong những năm gần đây được coi là liều thuốc thử, minh chứng rõ nét nhất những yếu kém của các NHTMCP.

Nếu xem xét mức độ đảm bảo nợ của ngân hàng qua hệ số đòn bẩy tài chính theo khung an toàn CAMELS thì mặt bằng chung các NHTMCP vẫn đảm bảo trong giới hạn cho phép ( Mức trung bình của Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là 12,5 lần).Tuy nhiên, nếu xét từng nhóm ngân hàng hay từng ngân hàng cá biệt thì mức độ đảm bảo nợ có dấu hiệu giảm sút, thậm chí vượt mức ngưỡng an toàn cần thiết ( Bảng 2.5) . Trong các nhóm ngân hàng thì mức độ đảm bảo nợ lại trái chiều với quy mô của của các NHTMCP, điều này cho thấy, ngay cả những ngân hàng có quy mô lớn thì mức độ “vững chắc” cũng không hẳn đã cao.

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2009-2014( ĐV: lần)

Ngân hàng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMCP nhỏ

6,19

6,25

7,06

5,56

7,12

8,66

NHTMCP vừa

9,07

10,95

12,11

11,01

12,34

13,76

NHTM lớn

9,21

12,56

12,86

11,47

10,7

11,2

Trung bình

8,73

11,12

11,76

10,41

10,57

11,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 12

Nguồn: [51]


2.2.3 Mức độ đảm bảo hệ số an toàn vốn

Để đảm bảo chỉ số an toàn hoạt động, bên cạnh việc đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu mà cho đến nay tất cả các NHTMCP đều đã đạt yêu cầu, (cho dù không ít các ngân hàng phải khá chật vật để hoàn thành). Các NHTMCP còn phải chấp hành quy định về hệ số an toàn vốn tốn thiểu (Hệ số CAR).

Trước 1/10/2010, các tổ chức tín dụng nói chung và NHTMCP nói riêng phải tuân thủ “về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”theo quyết định 457/2005/QĐ- NHNN ban hành ngày 22/4/2005. Tại điều 4, khoản 1 và 2 của quyết định này có nêu rõ:

(1) Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có”rủi ro.

(2) Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, NHTMNN có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.

Giai đoạn thực hiện theo quyết định 457/2005/QĐ- NHNN, nhờ sự gia tăng vốn chủ mạnh mẽ của các NHTMCP trên cơ sở thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán 2006-2007, nên nhiều NHTMCP đã đạt được được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.Tuy nhiên, cũng chính từ sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng đưa đến những hệ lụy cho sự mất an toàn của nhiều ngân hàng trong giai đoạn đó. Nguyên nhân của tình trạng này là do làn sóng chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn lên thành thị, khiến nhiều NHTMCP không thể đảm bảo được mức an toàn vốn theo quy định. Hơn nữa, việc gia tăng vốn chủ quá nhanh đã tạo nên áp lực tăng trưởng tín dụng ở các NHTM. Nhiều NHTMCP nhỏ đã mở rộng cho vay trong khi khả năng huy động vốn có hạn nên đã vay trên thị trường liên ngân hàng của những NHTMCP dồi dào vốn để sử dụng cho vay thị trường- Một yếu tố gây nguy cơ về rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Đặc biệt, năm 2009 để thực hiện chương trình kích cầu, NHNN Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ làm góp phần bùng nổ tín dụng của hệ thống ngân hàng. Mức tăng trưởng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, điều này khiến tỷ lệ an toàn vốn ở nhiều ngân hàng bị sụt giảm.


Do bối cảnh phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế, cũng như những yêu cầu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng theo khuyến cáo của Basel 2. NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 và có hiệu lực từ 1/10/2010 (Hiện được thay thế bởi thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/2/2015), trong đó quy định:

1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có”rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

2. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Thông tư 13 và thông tư 36 ra đời đã được đánh giá cao về sự phù hợp với những yêu cầu nâng cao mức độ an toàn của các NHTM. Bởi sau thời điểm 2007, tình trạng phát triển nóng của các NHTMCP đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn thanh khoản ở nhiều ngân hàng. Với những yêu cầu của thông tư, một mặt các NHTMCP phải nỗ lực tăng quy mô vốn chủ sở hữu, mặt khác phải kiểm soát tăng trưởng tài sản để đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định.Bằng nhiều biện pháp phù hợp được áp dụng, hầu hết các NHTMCP đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn theo quy định của NHNN (Bảng 2.6)

Bảng 2.6. Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP giai đoạn 2009-2014 ( Đv %)


Ngân hàng thương mại

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMCP lớn

14,52

12,47

11,25

12,42

12,47

12,09

NHTMCP vừa

10,96

11,69

12,29

13,04

13,8

15,17

NHTMCP nhỏ

21,33

16,46

18,62

25,05

16,31

11,18

Nguồn: [51]

Theo công bố của NHNN, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTMCP trong những năm qua đều ở mức trên 12%. Số liệu khảo sát về hệ số an toàn vốn của 21 NHTMCP trong giai đoạn 2009- 2014 cho thấy tất cả các NHTM đều đạt mức hệ số an toàn vốn theo quy định, kể cả những ngân hàng bị đưa vào diện tái cơ cấu trong năm 2013 như ngân hàng Navibank, hay có những ngân hàng không công bố con số


cụ thể nhưng đều khảng định đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn như NHTMCP An Bình hay Kiên long. Qua tính toán mức trung bình về hệ số an toàn vốn ở 3 nhóm ngân hàng theo phân chia của tác giả cho thấy con số hết sức bất ngờ. Ở nhóm các NHTMCP lớn và vừa thì tỷ lệ an toàn vốn lại khá ổn định qua các năm và thấp hơn hẳn so với nhóm các NHTMCP nhỏ. Khối 7 NHTMCP nhỏ khảo sát thì hệ số an toàn vốn dao động khá lớn ở các năm và là nhóm ngân hàng có tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn lớn nhất, thậm chí cao gấp 1,5- 2 lần so với mức chỉ số của các NHTMCP lớn (trong giai đoạn 2009-2012). Có thể lý giải cho tình trạng này với ba khả năng:

Khả năng thứ nhất là tại các NHTM nhỏ đã phải sử dụng triệt để biện pháp tăng vốn theo yêu cầu của nghị định 141/2006/NĐ-CP. Bởi các NHTMCP nhỏ đều biết rằng nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì họ sẽ bị đưa vào “tầm ngắm”của NHNN trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Mặc dù thị trường không mấy thuận lợi cho việc tăng vốn nhưng nhiều ngân hàng cũng đã tìm được lối thoát cho mình khi tìm kiếm những đối tác, những cổ đông chiến lược. Ví như hai ngân hàng cuối cùng trong số 34 NHTMCP hoàn thành việc tăng vốn vào tháng 12/2012 là NHTMCP Bảo Việt (Tăng vốn điều lệ từ 1500 tỷ lên mức 3000 tỷ đồng) hay NHTMCP Tiên phong (Tăng vốn từ 3.000 tỉ đồng lên 5.550 tỉ đồng ). Hệ quả là CAR trong năm 2012 ở Bảo Việt Bank tăng lên đến mức 42% còn Tiên Phong Bank lên mức 40,15%. [21].

Khả năng thứ hai xảy ra là nhiều NHTMCP nhỏ đã kiểm soát chặt tình trạng tăng trưởng tín dụng. Sau những bài học về thanh khoản vào năm 2008 cùng với những quy định chặt chẽ của NHNN về tăng trưởng tín dụng, khiến các NHTMCP không thể bất chấp để tăng trưởng bằng mọi giá. Ngay kể cả trong năm 2009 là năm nới lỏng chính sách tiền tệ thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của khối NHTMCP nhỏ vẫn thấp hơn so với nhóm NHTMCP lớn và vừa.Theo quan điểm của tác giả thì đây là một trong những lý do được coi là chủ yếu. Bởi nhìn vào tỷ lệ an toàn vốn qua các năm của nhóm NHTMCP nhỏ, khoảng thời gian 2012 - 2013 là thời kỳ khó khăn nhất về tăng trưởng tín dụng do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nhưng cũng lại là những năm tỷ lệ an toàn vốn của nhóm ngân hàng này khá cao. Các ngân hàng đã chọn giải pháp an toàn thay vì mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy ở một số ngân hàng dù lợi nhuận giảm nhưng hệ số an toàn vốn vẫn gia tăng.


Một giả thiết thứ ba cho dù không chắc chắn nhưng cũng không phải là ngoại lệ để giải thích cho thực tế trên về hệ số an toàn vốn đó là sự thiếu minh bạch. Đứng trước yêu cầu giữ hình ảnh của ngân hàng trên cơ sở giá trị thị trường, các NHTM có thể sử dụng những giải pháp như đảo nợ, giãn nợ để che dấu tình trạng thật của khoản mục tài sản có. Mức trích lập dự phòng rủi ro tại các NHTM có thể không phản ánh đúng thực tế về tình trạng của tài sản, do vậy cho dù tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng nhưng hệ số an toàn vốn lại không hề giảm. Điều này cũng có thể lý giải tình trạng con số thông báo về hệ số an toàn vốn theo thông báo trên Wesite chính thức của NHNN có sự cách biệt với số liệu công bố của các NHTMCP trên báo cáo thường niên của mình. Năm 2014- 2015 là năm mà yêu cầu về minh bạch hóa tình trạng tài sản của các NHTM được thực hiện quyết liệt từ NHNN, do vậy mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm và quy mô vốn chủ sở hữu giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng này giảm mạnh và duy trì ở mức thấp nhất trong 3 nhóm ngân hàng được khảo sát.

Mặc dù có nhiều vấn đề cần được bàn luận và xem xét một cách thấu đáo, nhưng xét trên gốc độ tuân thủ theo quy định của pháp luật thì việc tất cả các NHTMCP đều đã đạt mức hệ số an toàn vốn tối thiểu cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của các NHTCP cũng như của hệ thống NHTMVN. Hơn nữa so với hệ số này tại các NHTMNN (Bao gồm cả những NHTMCP có vốn nhà nước chi phối) thì hệ số an toàn vốn tại các NHTMCP cao hơn hẳn. (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Hệ số an toàn vốn của hệ thống TCTDVN 2012-9/2015 (ĐV: %)


Tổ chức tín dụng

2012

2013

2014

9/2015

1. NHTMNN

10.31

10,91

9,4

9,28

2. NHTMCP

12,86

12,56

12,07

13,31

3. NHTM LD, NHTM nước ngoài

29,48

26,53

30,78

34,17

4. Toàn hệ thống

13,37

13,25

12,75

28,48

Nguồn: [12]

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những yêu cầu đòi hỏi trong quá trình cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn, nếu nhìn vào mặt bằng ở một số


nước trong khu vực cho thấy hệ số an toàn vốn các NHTMCP vẫn còn khoảng cách không nhỏ với những ngân hàng ở các quốc gia khác.

Hình 2.2 : Hệ số an toàn vốn của NHTM VN và một số quốc gia trên thế giới


19.8

Hệ số an toàn vốn 31/12/2014

17.6

16.7

14.5

14.6

15.6

15.2

16.4

14.4

12.75

12.07

25


20









15


10


5


0

Việt Nam NHTMCP

Việt Nam


Ấn độ Hàn quốc Inđônesia Malaysia Philipin Thái lan Nhật bản Singapor Mỹ


Nguồn: [22] [52]

2.2.3. Quy mô và chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần

2.2.3.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng của tổng tài sản

Trong giai đoạn 2009-2014, tốc độ tăng tổng tài sản ở các nhóm NHTMCP khá phù hợp với nhịp độ tăng của mức vốn chủ sở hữu. Nếu so sánh giữa các năm, thì năm 2010 là năm tổng tài sản của các NHTMCP có tốc độ tăng nhanh nhất (Đây cũng là năm mà tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu là lớn nhất), và nếu năm 2012 có tốc độ tăng trưởng vốn chủ thấp nhất thì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP cũng tăng rất thấp, thậm chí sụt giảm ở nhóm NHTMCP lớn (Bảng 2.8).

84


Bảng 2.8: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2009-2014.

(ĐV: Tỷ VND)


NHTMCP

2009

2010

2011

2012

2013

2014


Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

584.696


904.296

54,7

1.109.456

22,7

1.076.623

-3

1.086.623

0,93

1.179.177

8,5

NHTMCP vừa

243.567


415.108

70,4

508.335

22,5

544.115

7,03

577.131

6,1

662.847

14,9

NHTMCP nhỏ

89.451


134.892

50,8

157.000

16,4

162.162

3,3

211.316

30,3

251.306

18,9

Trung bình 1

NHTMCP

43.700


69.252

58,5

84.514

22

84.900

0,5

89.289

5,2

99.682

11,6

Trung bình 1

NHTMNN

317.656


391.405

23,2

448.224

14,5

505.103

12,7

572.696

13,4

662.836

15,7

Toàn hệ thống TCTD

3.032.071

-

4.060.549

22,1

4.959.801

25,2

5.085.780

2,5

5.755.869

13,2

6.541.900

12,2

Nguồn: [12], [23] [51].


Nếu xét về cơ cấu, tổng tài sản của hệ thống NHTMCP luôn giữ tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng tài sản của toàn bộ hệ thống các TCTD (Dao động từ 41- 43% trong khoảng thời gian 2009-2014). Tuy nhiên, diễn biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ở các nhóm NHTMCP khảo sát có xu hướng giảm mạnh và khá thất thường, đặc biệt là ở nhóm NHTM nhỏ.

Nếu năm 2010 tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 58,5% thì sang 2011 con số này chỉ còn 16,4%, và đến năm 2012- 2013 thì mức tăng trưởng bình quân chỉ còn 0,5% và 5,2%. Năm 2014, với những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc và những biện pháp kích cầu tín dụng của NHNN nên tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu hồi phục với mức 13,1% đối với toàn hệ thống NHTMCP so với mức tăng trưởng tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD vào 31/12/2014 là 12,2%[12]. Điều này cho thấy hoạt động của các NHTMCP chịu ảnh hưởng khá mạnh của môi trường kinh doanh, mức chống đỡ rủi ro cũng như khả năng thích ứng điều kiện thấp.

Nếu so sánh giữa tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản cho thấy, tốc độ tăng trưởng tài sản giai đoạn 2009- 2011 ở các nhóm ngân hàng mà tác giả khảo sát luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, trong hai năm 2009 và 2010 mức tăng của tổng tài sản gấp trên 2 lần so với mức tăng vốn chủ sở hữu, thể hiện tính kém bền vững phát triển trong hệ thống các NHTMCP. Đó cũng chính là lý do mà trong năm 2012- 2013, cùng với những khó khăn sâu của nền kinh tế và biện pháp quản lý chặt chẽ của NHNN, tốc độ tăng trưởng tài sản của các NHTMCP rất thấp, thậm chí mức âm đối với khối NHTMCP lớn trong năm 2012. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu khả quan so với hai năm 2012-2013 với mức tăng của toàn hệ thống là 13,1%, gấp 3 lần so với mức tăng vốn chủ sở hữu.

Quy mô tồng tài sản của các nhóm ngân hàng có mức độ chênh lệch khá rõ nét, nhóm NHTMCP lớn có quy mô tổng tài sản thường gấp đôi so với nhóm NHTMCP vừa, còn các NHTMCP vừa lại có quy mô tổng tài sản gấp trên dưới 3 lần so với các NHTMCP nhỏ giai đoạn 2009- 2014. Điều này cho thấy trong các NHTMCP đang có một sự phân hóa khá rõ nét về quy mô cũng như thị phần hoạt động. Với các NHTMCP nhỏ, bài toán tối ưu trong quá trình cạnh tranh không phải

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí