Qui Mô Và Tăng Trưởng Dư Nợ Cho Vay Tổ Chức Kinh Tế Và Cá Nhân Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014.


là mở rộng quy mô hoạt động để theo kịp các NHTMCP nhóm trên. Bởi với khoảng cách như hiện tại thì điều này có thể trở nên quá sức, lựa chọn khôn ngoan hơn cho những ngân hàng này là nên đi vào khai thác thị trường lợi thế riêng của mình hay phải có sự cộng sinh với các ngân hàng khác để tồn tại.

Nếu xét trên góc độ cạnh tranh thì quy mô tài sản bình quân của nhóm NHTMCP không chỉ quá nhỏ bé so với các NHTM khu vực và trên thế giới ( Phụ lục 7) mà còn nhỏ bé so với chính các NHTMNN (bảng 2.11).Điều này cho thấy hướng đi của các NHTMCP trong thời gian tới là phải nhanh chóng tăng quy mô tài sản nhằm mục đích chiếm giữ thị phần cũng như vị thế trên thị trường.

2.2.3.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản của các NHTMCP dao động trên dưới 50%, thấp hơn so với các NHTMNN cổ phần hóa như ngân hàng VCB, Vietinbank ( Bảng 2.9) .Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh thị phần cho vay của khối các NHTMCP chưa cao. Tuy nhiên, yếu tố tích cực là góp phần giảm mức độ rủi ro cho các NHTMCP khi không quá tập trung vào hoạt động cho vay trong cơ cấu tài sản có. Nếu căn cứ vào khung CAMELS, tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản của các NHTMCP là nằm trong giới hạn cho phép. ( Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản theo khung CAMELS là <= 60%).

Tuy có sự đa dạng hóa trong cơ cấu tài sản của NHTM, nhưng so với các danh mục tài sản khác thì dư nợ cho vay vẫn được coi là khoản mục có tỷ trọng cao nhất Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay so với tổng tài sản giai đoạn 2009-2014 (ĐV %)

Ngân hàng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMCP lớn

45,2

43,34

39,7

47,17

51,38

53,98

NHTMCP vừa

50,54

44,54

40,58

41,42

45,47

47,69

NHTMCP nhỏ

57,54

52,51

50,94

52,81

48,66

46,48

Trung bình 3 nhóm

47,60

44,56

40,97

46,15

52,09

52,04

NHTM VCB

55,43

57,5

57,1

58,2

58,5

56.03

NHTM Vietinbank

66.9

63.7

63.7

66.2

65,28

66,53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 13

Nguồn: [20] [51]

Giai đoạn 2009 - 2010, vẫn được coi là giai đoạn mà biến động về dư nợ và tốc độ tăng trưởng cho vay “trồi sụt”tương đối lớn (Bảng 2.10).

87


Bảng 2.10: Qui mô và tăng trưởng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014.

(ĐV: Tỷ VND)


NHTMCP

2009

2010

2011

2012

2013

2014


Số tiền

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

264.304

391.958

48,3

440.739

12,45

507.843

15,23

558.329

9,94

636.529

14,01

NHTMCP vừa

123.105

184.900

50,2

206.275

11,56

225.365

9,25

262.443

16,45

316.079

20,44

NHTMCP nhỏ

51.473

70.829

37,6

79.975

12,91

85.635

7,08

102.824

20,07

116.808

13,6

Trung bình 3

nhóm

146.294

215.896

47,57

242.330

12,24

272.948

12,63

307.865

12,79

356.472

15,79

Dư nợ toàn hệ

thống

-

2.475.535

32,43

2.830.193

12,1

3.090.904

8,91

3.477.985

12,5

3.970.548

14,16

Nguồn: [51]


Giữa các nhóm ngân hàng được phân tích, thì nhóm các NHTMCP lớn có dư nợ cho vay thường gấp trên 2 lần so với các NHTMCP vừa, và gấp trên 5 lần so với các NHTMCP nhỏ trong khoảng thời gian từ 2009- 2014(Năm 2013, do tốc độ tăng trưởng của nhóm NHTMCP nhỏ tăng mạnh nên khoảng cách này là 4,6 lần). Điều này cũng dễ hiểu, bởi các NHTMCP lớn là những ngân hàng ra đời sớm nên những ngân hàng này thường chiếm lĩnh thị phần ở các tỉnh và thành phố lớn với mạng lưới tương đối dày đặc.Trong khi nhiều NHTMCP nhỏ mới chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang thành thị nên qui mô cho vay còn thấp, việc bước chân sang các thị trường lớn mới chỉ mang tính ban đầu.

Tốc độ tăng trưởng cho vay của các NHTMCP khá cao so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, đặc biệt trong 2 năm 2009 và 2010. Năm 2009, do chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ, mà đặc biệt thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 4% theo quyết định 131/2009/QĐ-TTg và quyết định 443/2009/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ để thực hiện chương trình kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế, tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao, với mức 39,6% (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng tối đa cho phép của NHNN là 30%). Ở hai nhóm NHTMCP lớn và nhỏ tốc độ tăng trưởng cho vay lên tới trên 70%, gấp trên 2 lần so với “room”cho phép của NHNN, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp ở nhóm NHTMCP vừa nhưng mức trung bình chung của 3 nhóm ngân hàng vẫn trên 60%. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống ngân hàng cũng như các NHTMCP có hạ nhiệt hơn những cũng vẫn ở mức cao, với tỷ lệ trung bình chung của cả 3 nhóm là 47,57% (Giới hạn tăng trưởng dư nợ cho phép của NHNN là 25%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP giai đoạn 2009-2010 rất cao nhưng tỷ lệ tăng trương GDP lại không tương xứng ( Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gấp 11 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2009 và con số này là trên 7 lần vào năm 2010), điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng tín dụng là khá thấp.

Năm 2009 và 2010 là hai năm chứng kiến nhiều biến động của thị trường vàng, ngoại tệ và bất động sản. Do vậy, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư sản xuất mà có thể một phần vốn tín dụng được đổ vào các lĩnh vực kinh doanh vàng, ngoại tệ và bất động sản. Ngoài ra, lý do làm tốc


độ tăng trưởng tín dụng cao ở hai năm này còn xuất phát từ sức ép tăng trưởng tín dụng để tăng lợi nhuận chi trả cổ tức cho các cổ đông khi các NHTMCP tăng mạnh vốn chủ của mình. Một trong những hệ lụy của việc tăng trưởng tín dụng nóng đã dẫn đến lạm phát gia tăng và thanh khoản của nhiều NHTMCP ở tình trạng báo động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn trên thị trường 1 buộc một số NHTMCP nhỏ phải huy động vốn trên thị trường 2 để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình, dẫn đến yếu kém về thanh khoản của ngân hàng. Trong bối cảnh đó, nội dung của thông tư 13/TT- NHNN được ra đời và chính thức có hiệu lực từ 1/10/2010 đã gióng lên thông điệp của NHNN trong việc quản lý chặt chẽ với các NHTMCP. Đồng thời, với những biện pháp mạnh chống lạm phát trong năm 2011 như chính sách lãi suất cao, kiểm soát tăng trưởng tín dụng (NHNN đã khống chế mức tăng trưởng tín dụng theo từng nhóm ngân hàng được phân loại, nhóm NHTM tốt nhất chỉ được phép tăng trưởng không quá 17%) nên mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 bình quân cả ở 3 nhóm chỉ còn 12,24%.

Sang năm 2012- 2013, với mức giảm sâu của tăng trưởng kinh tế nên tăng trưởng tín dụng bình quân của các NHTMCP duy trì ở mức thấp, mặc dù vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống TCTD nhưng khoảng cách có xu hướng thu hẹp dần. Đây là giai đoạn thực sự khó khăn với các NHTMCP trong việc tăng trưởng tín dụng. Lạm phát ở mức 2 con số trong năm 2011 đã kéo theo tình trạng trì trệ của nền kinh tế, hơn nữa tình trạng khủng hoảng thanh khoản ở nhiều NHTMCP càng làm thắt chặt dòng vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp.Với mặt bằng lãi suất cho vay thực tế lên tới trên dưới 20%, các doanh nghiệp chỉ có thể vay vốn để cầm chừng hoạt động của mình.Với mục tiêu hàng đầu trong điều hành kinh tế vĩ mô là chống lạm phát nên NHNN đã quy định mức room tín dụng với các NHTM. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít các NHTMCP sử dụng hết room và được điều chỉnh tăng room tín dụng, còn lại hầu hết các NHTM không sử dụng hết mức room của mình, thậm chí có những ngân hàng còn có mức tăng trưởng tín dụng âm.

Năm 2014, tăng trưởng tín dụng ở nhóm các NHTMCP vừa là cao nhất, nhưng ở khối các NHTMCP nhỏ lại sụt giảm so với năm 2013.Mức tăng trưởng bình quân của các NHTMCP năm 2014 cao hơn so với năm 2013 và mức tăng


trưởng tín dụng của toàn hệ thống.Hầu hết các NHTMCP nằm ở tình trạng dư thừa vốn, nguyên nhân chính của tình trạng này có thể kể đến là

- Dấu hiệu của nền kinh tế chưa mấy khả quan đã khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp so với năm trước. Con số này cho thấy năm 2014 vẫn tiếp tục là một năm đầy khó khăn với các DN, đặc biệt là các DNNVV.Thị trường trầm lắng, chỉ số hàng tồn kho tăng cao hơn so với năm 2013 nên nhiều doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn cũng như tiếp cận vốn ngân hàng nhằm tái sản xuất mở rộng. Mặc dù vẫn là năm có xuất siêu nhưng chủ yếu là của khu vực FDI, tổng cầu của nền kinh tế vẫn ở mức thấp.

- Lãi suất ngân hàng năm 2014 đã có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng tốc độ giảm vẫn được coi là chậm so với những kỳ vọng của các doanh nghiệp.Mặc dù có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách của NHNN để góp phần giảm lãi suất cho vay nhưng do tình trạng nợ xấu của các NHTM vẫn ở mức cao, mức trích lập dự phòng gia tăng khiến lãi suất vay ngân hàng vẫn phải đèo thêm gánh nặng chi phí.

Bước sang năm 2015, với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tổ chức tín dụng cũng như các NHTMCP cao hơn so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN đề ra. Tốc độ tăng trưởng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn suy giảm kinh tế là kết quả nỗ lực của các NHTMCP trong chính sách mở rộng cho vay, nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn cho các ngân hàng trước những khó khăn của các doanh nghiệp và dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản. Hơn nữa, việc đối phó với ngưỡng an toàn về tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nên không ít ngân hàng đã chọn giải pháp tăng mạnh dư nợ tín dụng thay vì xử lý nợ xấu, đây là một trong những tác nhân có thể đe dọa đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng trong thời gian tới.

So sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2009- 2014, thì từ năm 2009- 2011 tốc độ tăng trưởng tài sản luôn cao hơn tốc


độ tăng trưởng dư nợ, thậm chí cao hơn từ 1,3 đến 1,95 lần trong hai năm 2010 và 2011. Nhưng sang giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng đảo ngược khi tăng trưởng tổng tài sản luôn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Có sự chênh lệch này là do nhiều NHTMCP đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu tài sản. Giai đoạn 2009- 2011, có sự tăng trưởng mạnh về khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác cũng như đầu tư tài chính, nhưng ở giai đoạn 2012- 2014, tăng trưởng mạnh tập trung ở khoản mục cho vay.

Nếu xét cơ cấu theo thời hạn vay

Cơ cấu dư nợ cho vay của các NHTMCP cũng khá ổn định, trong năm 2011 và 2012, dư nợ cho vay của các NHTMCP chủ yếu là ngắn hạn, với tỷ lệ của cả 2 năm là 52%, tỷ lệ cho vay dài hạn ở mức 15% và 14% lần lượt trong hai năm 2011 và 2012 (Hình 2.3). Với cơ cấu này cho thấy các NHTMCP vẫn chú trọng hơn vào cho vay ngắn hạn. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu vào chủ yếu là ngắn hạn và NHNN khống chế tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thì duy trì cơ cấu cho vay như vậy có thể được coi là khá hợp lý. Giai đoạn 2013-2015, xuất phát từ những giải pháp điều hành của NHNN cũng như Chính phủ nhằm chống suy thoái kinh tế nên cơ cấu cho vay dịch chuyển theo xu hướng tăng dần tỷ lệ cho vay trung dài hạn, tuy nhiên sự dịch chuyển này cũng không đáng kể.

Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của các NHTMCP giai đoạn 2011- 2014

Cơ cấu cho vay theo thời hạn giai đoạn 2011 - 2014

Dài hạn Trung hạn

Ngắn hạn

2011

2012

2013

2014

Nguồn: [6]


Hơn nữa, với bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới không mấy thuận lợi trong khoảng thời gian này thì việc các NHTMCP duy trì cơ cấu như vậy sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm ẩn cũng như rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

2.3.3. Chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần

Song song với việc mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, các NHTMCP luôn cố gắng kiểm soát nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng. Diễn biến nợ xấu trong khoảng thời gian 2009- 2013 ở 3 nhóm NHTMCP đều có xu hướng tăng qua các năm. Mức trung bình chung của 3 nhóm từ 1,28% năm 2009 lên đến mức 3,47% năm 2012, với nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trung bình của 3 nhóm đã giảm xuống còn 3,12%. Tốc độ tăng bình quân của nợ xấu giai đoạn 2009- 2013 là 38,65%, cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này là 33,6%. Tuy nhiên so với mặt bằng chung về nợ xấu của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu bình quân ở 3 nhóm NHTMCP vẫn thấp hơn. Ngoại trừ năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 3 nhóm NHTMCP ở mức trên 3%, còn lại các năm từ 2009- 2011 thì tỷ lệ nợ xấu ở các nhóm ngân hàng vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Năm 2013- 2014, với nhiều nỗ lực của các NHTMCP cùng với những chính sách chỉ đạo của NHNN trong xử lý nợ xấu, mặc dù nợ xấu vẫn ở mặt bằng cao nhưng đã giảm nhiệt dần, đặc biệt trong năm 2014.

Bảng: 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. ĐV %


Ngân hàng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMCP lớn

1,49

1,3

1,71

3,1*

2,76

2,22

NHTMCP vừa

1,09

1,49

2,21

3,01

3,06

3,39

NHTMCP nhỏ

1,54

2,64

2,85

4,36

3,44

2,61

Trung bình 3 nhóm

1,39

1,5

2,0

3,21

3,12

2,60

Toàn hệ thống TCTD**

2,05

2,04

2,86

4,86

3,79

3,25

Toàn hệ thống TCTD***

-

-

-

8,82

5,66

4,83

Nguồn: [51] [12].

* Nếu không tính nợ xấu của SHB thì tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2012 là 2,16.

** Theo báo cáo của các TCTD

***Theo báo cáo của cơ quan giám sát NHNN


So với mặt bằng chung toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP vẫn luôn thấp hơn.Có được kết quả trên cũng là một nỗ lực đáng khích lệ của các NHTMCP. Bởi với những bối cảnh kinh tế- xã hội trong khoảng thời gian qua thì tác động của những yếu tố khách quan đến hoạt động của các NHTM chủ yếu mang chiều hướng bất lợi.Mức chung tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống cao, ngoài nguyên nhân đóng góp của một số NHTMCP có dấu hiệu bất ổn, thì còn có sự góp phần của các NHTMNN khi chất lượng dư nợ của khối ngân hàng này đối với các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước thấp.

Giai đoạn 2010- 2014, giữa các nhóm ngân hàng thì nhóm NHTMCP nhỏ luôn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Điều này cũng không quá bất ngờ bởi vì quy mô nhỏ, khả năng “chèo lái” với những khó khăn bị hạn chế, nên trước những diễn biến bất lợi của thị trường làm nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh. So với các NHTMCP ở nhóm trên, thị phần khách hàng của những ngân hàng này cũng kém lợi thế hơn về quy mô vốn cũng như tính ổn định trong hoạt động nên dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ, chi phí huy động vốn thường cao hơn do mức phần bù rủi ro lớn hơn so với các NHTMCP lớn và vừa, nên lãi suất cho vay cũng kém phần hấp dẫn hơn trong quá trình cạnh tranh. Chính vì vậy, những khách hàng vay vốn chỉ khi không đủ điều kiện để có thể tiếp cận được vốn rẻ hơn ở các NHTM lớn hơn thì họ mới tìm đến với các NHTM nhỏ. Hơn nữa, để cạnh tranh thì các NHTM nhỏ thường có xu hướng nới lỏng hơn các điều kiện tín dụng, chuẩn tín dụng thấp hơn và tiếp nhận những khách hàng “dám vay lãi suất cao”sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng.Tuy nhiên, nhờ những hiệu ứng mạnh của các giải pháp tái cơ cấu trên cơ sở kiểm soát chặt hoạt động của các NHTMCP có vấn đề và xử lý nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP nhỏ trong năm 2014 giảm với tốc độ lớn nhất kéo mức trung bình thấp hơn so với nhóm các NHTMCP vừa.

Nợ xấu có xu hướng liên tục gia tăng ở mức cao của hệ thống NHTMVN nói chung và các NHTMCP nói riêng đang là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, con số nợ xấu trên chưa thể nói hết được “mức độ xấu”của các ngân hàng hiện này. Bởi con số nợ xấu mà các NHTM công bố thường thấp hơn nhiều so với tính toán của NHNN cũng như các tổ chức giám sát. Từ năm 2012 khi hệ thống giám sát chất lượng tín dụng của NHNN chặt chẽ hơn để buộc các TCTD phải minh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí