Cơ Cấu Thu Nhập Lãi Thuần So Với Tổng Thu Nhập Thuần Của Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014 (Đv %).


Tính ra, mức trung bình vốn điều lệ của một NHTMCP vào 31/12/2014 cũng chỉ là 5.594,6 tỷ đồng so với mức trung bình của một NHTM nhà nước (Bao gồm cả các NHTM nhà nước đã cổ phần hóa) là 22.230 tỷ đồng. Chính vì vậy, với số lượng áp đảo nhưng thị phần của các NHTMCP vẫn thấp hơn so với các NHTMNN.

Vài năm trở lại đây, hệ thống các NHTMCP đang có sự phân hóa rõ nét, khoảng cách vốn tự có của các ngân hàng tốp đầu và tốp cuối là khá lớn cho thấy xu hướng xắp xếp lại trong các NHTMCP hiện nay. Trong giai đoạn tái cấu trúc, các vụ mua, bán sát nhập giữa những NHTMCP diễn ra theo chiều hướng: (i) các ngân hàng nhỏ sát nhập với nhau hoặc (ii) Tự nguyện để các tập đoàn, ngân hàng lớn hơn mua lại.

Theo thông tin từ cơ quan thanh tra giám sát của NHNN trong năm 2013, trong số 9 NHTMCP phải cơ cấu lại thì đã có 7 ngân hàng được cơ cấu lại theo phương thức M&A bao gồm: Tinnghia bank và Fitcombank hợp nhất thành SCB; Nhà đầu tư Doji với ngân hàng Tiên phong; Trusbank được Thiên thanh mua lại; Habubank được SHB thâu tóm; Westenbank hợp nhất với PVFC; Ngân hàng Đại á sát nhập với HDbank.

Xu hướng tái cấu trúc các NHTMCP như hiện nay là yêu cầu mang tính tất yếu, bởi nếu quy mô nhỏ trong khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng làm các NHTMCP phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro, đe dọa đến sự tồn tại cũng như an toàn hệ thống. Với xu hướng tái cấu trúc trên cùng với việc siết chặt điều kiện cấp phép hoạt động đối với NHTMCP của NHNN, thì trong thời gian tới các NHTMCP sẽ giảm dần về số lượng nhưng quy mô sẽ được tăng lên.

Thứ ba: Khách hàng chủ yếu của các NHTM cổ phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Ra đời sau vài thập niên so với các NHTMNN, nên ngay từ khi bắt đầu hoạt động, các NHTMCP đã đẩy mạnh mảng khách hàng còn bỏ ngỏ của các NHTMNN- như các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hay khách hàng cá nhân.Dư nợ cho vay khách hàng DNNN chỉ chiếm trên dưới 10% so với tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều về tỷ lệ cho vay với DNNN tại các NHTMNN như ngân hàng VCB và Vietinbank.(Phụ lục 1 ).

Với đối tượng khách hàng trên, sẽ là một lợi thế cho các NHTMCP trong bối cảnh quy mô các doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hẹp từ chủ trương tái cấu trúc các


doanh nghiệp của nền kinh tế. Tuy nhiên, để giữ và mở rộng thị phần khi các NHTMNN cũng chuyển hướng tập trung khái thác thì các NHTMCP cần phải có những biện pháp hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh nhưng lợi thế có được, tình trạng phát triển “nóng và xổi”của nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hiện nay cũng làm gia tăng nguy cơ rủi ro đối với các NHTMCP. Chính vì vậy, các NHTM phải duy trì một danh mục cho vay hợp lý để có thể đảm bảo yêu cầu phân tán rủi ro.

Bên cạnh mối quan hệ đồng hành vốn có giữa NHTM và các doanh nghiệp cùng với những nét đặc thù về thị phần khách hàng của NHTM, nên hệ thống các NHTMCP được coi là tấm gương phản chiếu rõ nét những biến động thăng trầm của nền kinh tế qua hơn 2 thập niên phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Thứ tư: Mạng lưới hoạt động mang tính tập trung theo khu vực.

Nếu như các NHTMNN được tổ chức theo mạng lưới hành chính trên khắp các địa bàn tỉnh và thành phố trong cả nước, thì mạng lưới của hệ thống NHTMCP thường có tính tập trung theo từng khu vực. Khi mới hình thành, các NHTMCP được phân loại theo mức độ đáp ứng quy mô vốn pháp định: Các NHTMCP nông thôn có mức vốn nhỏ bé thường tập trung hoạt động trên một địa bàn tỉnh. Ngân hàng cổ phần thành thị có quy mô vốn cao hơn thì địa bàn hoạt động chủ yếu là tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn hay các khu công nghiệp. Lợi thế cho mô hình tổ chức mạng lưới này là có sự “phân khúc”thị trường để các NHTMCP khai thác, phù hợp với qui mô và năng lực của mình cũng như duy trì bộ máy gọn nhẹ nhằm tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, do yêu cầu cạnh tranh, nên từ sau 2008 các NHTMCP đều phải đáp ứng yêu cầu về một mức vốn pháp định chung, xóa bỏ gianh giới giữa NHTMCP thành thị và nông thôn. Hiện nay, mặc dù các NHTMCP có xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động nhưng phần lớn vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố hoặc các khu vực kinh tế trọng điểm.Theo thông tư 21/2013/TT-NHNN, NHNN không giới hạn qui mô, mạng lưới hoạt động của các NHTM mà chỉ quy định các điều kiện đối với các ngân hàng khi thành lập các chi nhánh hay phòng giao dịch. So với các NHTMNN, quy mô của các NHTMCP mặc dù nhỏ hơn nhưng với bộ máy “gọn nhẹ”này giúp các NHTMCP dễ dàng chuyển hướng cũng như thay đổi mô hình hoạt động của mình trước những yêu cầu đòi hỏi của thị trường.


Thứ năm: Hoạt động của các NHTMCP ngày càng đa dạng hóa, nhưng hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần.

Ra đời trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế cùng với nhiều thay đổi trong việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, các NHTMCP đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để phát triển hoạt động của mình theo xu hướng đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hầu hết các NHTM cổ phần đều đã có những nỗ lực đầu tư công nghệ ngân hàng như ngân hàng lõi (Corebanking) để tạo nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cũng như hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ truyền thống.Nhiều NHTMCP đã đi đầu trong xu hướng này như NHTMCP Sài gòn thương tín, NHTM cổ phần Á châu, NHTM cổ phần Quốc tế…Trong thời gian gần đây, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được các NHTM cổ phần đặc biệt chú trọng. Ngoài những sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển phổ biến như Homebanking; Internetbanking; Phonbanking; Phonebankinh; Thanh toán qua POS… thì còn nhiều sản phẩm điện tử khác cũng đã đang trở thành phong trào phổ biến ở nhiều Ngân hàng như: Tiết kiệm online; Giao dịch chứng từ, xác thực điện tử..

Bên cạnh xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các NHTMCP với tính chất hoạt động đa năng còn sớm phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Đã có trên 10 ngân hàng thành lập công ty chứng khoán trực thuộc để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, đó là chưa kể đến rất nhiều ngân hàng phối hợp với các công ty chứng khoán để thực hiện các dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán. Một số những lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh vàng cũng được một số ngân hàng tham gia.

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế cũng được nhiều các NHTMCP đẩy mạnh. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế như chuyển tiền kiều hối, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, option về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường London của NHTMCP Kỹ thương, hay các sản phẩm dịch vụ khác như option ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, bao thanh toán cũng đã được nhiều NHTM cổ phần cung cấp cho các khách hàng trong nước. Trong số 11 ngân hàng tham gia hiệp hội bao thanh toán quốc tế, ngoài 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì có tới 3 NHTMCP cũng đã sớm tham gia như ngân hàng


Techcombank; ACB; Sacombank [3]. Sở dĩ trong việc phát triển sản phẩm mới cũng như đầu tư công nghệ ngân hàng, nhiều NHTMCP thường đi đầu vì họ ra đời trong giai đoạn sau nên công nghệ đầu tư của họ thường “hiện đại”hơn so với những công nghệ đầu tư của các NHTMNN đã quá lạc hậu. Hơn nữa, một số NHTMCP đã có những cổ đông chiến lược là những ngân hàng nước ngoài nên nhanh chóng khai thác những lợi thế về công nghệ của những ngân hàng này.

Mặc dù các dịch vụ cung cấp của các NHTMCP ngày càng đa dạng, nhưng cũng như tình trạng chung của các NHTM Việt nam, cơ cấu nguồn thu của các NHTM cổ phần vẫn chủ yếu là từ hoạt động tín dụng [5].

Bảng 2.3: Cơ cấu thu nhập lãi thuần so với tổng thu nhập thuần của NHTMCP giai đoạn 2009- 2014 (ĐV %).

NHTM

NHTMCP lớn

NHTMCP vừa

NHTMCP nhỏ

2009

69,53

68,94

84,76

2010

73,2

82,08

86,01

2011

80,62

86,7

95

2012

81,12

80,46

95,01

2013

80,2

79,4

81,27

2014

76,19

68,49

90,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 11

Nguồn: 51] Do thu nhập chính là từ hoạt động cho vay nên có thể nói hoạt động của các NHTMCP luôn chứa đựng yếu tố rủi ro cao. Nhất là trong bối cảnh năng lực tài chính và năng lực quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam được cho là khá yếu như

hiện nay

2.2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009- 2014

Tại thời điểm 31/12/2012 (tại thời điểm tiến hành nghiên cứu), hệ thống NHTMCP bao gồm 34 ngân hàng (Phụ lục số 2), trong đó có 8 ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên 9000 tỷ đồng và tổng tài sản trên 100.000 tỷ; 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên 4000 tỷ đồng và tổng tài sản từ trên 60.000 đến dưới 100.000 tỷ đồng; 19 ngân hàng có vốn chủ dưới 4000 tỷ đồng, tổng tài sản dưới 50.000 tỷ đồng. Để có cơ sở đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP, NCS thu thập số liệu của 21 trong số 34 NHTMCP và được chia thành 3 nhóm dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, bao gồm:


Nhóm 1- NHTMCP lớn: Gồm 7 Ngân hàng có mức vốn chủ sở hữu vào thời điểm 31/12/2012 là trên 9.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng; bao gồm NHTMCP Á châu(ACB); NHTMCP quân đội(MB); NHTMCP sài gòn thương tín (Sacombank); NHTMCP Hàng Hải(Maritime bank); NHTMCP sài gòn- Hà nội (SHB); NHTMCP xuất nhập khẩu(Eximbank);NHTMCP kỹ thương (Techcombank).

Nhóm 2- Nhóm NHTMCP vừa: Gồm 7 NHTMCP có vốn chủ sở hữu trên

4.000 tỷ đổng đến dưới 8000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 65.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, bao gồm; NHTMCP Việt Nam thịnh vượng (VP bank); NHTMCP bưu điện Liên việt(Liên Viêt postbank); NHTMCP Đại dương(Oceanbank);NHTMCP Phương Nam (Southermbank);NHTMCP Đông á (Dong A bank); NHTMCP Đông nam á (Seabank); NHTMCP quốc tế (NH VIB bank).

Nhóm 3- Nhóm NHTMCP nhỏ: Bao gồm 7 NHTMCP nhỏ có vốn chủ từ 3000 đến dưới 4000 tỷ đồng, tổng tài sản dưới 50.000 tỷ đồng, gồm: NHTMCP Phương đông; NHTMCP Nam á; NHTMCP Xăng dầu; NHTMCP Nam việt; NHTMCP An bình; NHTMCP Bảo việt; NHTMCP Kiên long.

Với số liệu thu thập của gần 2/3 số lượng NHTMCP, cơ sở đánh giá của luận án có tính trung thực và bao quát. Mặt khác, việc phân chia thành 3 nhóm ngân hàng sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá của luận án chi tiết và có tính xác thực cao hơn.

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, vốn chủ sở hữu của NHTM được coi là một trong những thước đo về sức mạnh tài chính của mỗi Ngân hàng. Nó được coi là bước đệm chống đỡ rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho các NHTM.Vốn chủ sở hữu còn giúp các Ngân hàng mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh, cũng như tăng khả năng đầu tư công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm thu hút khách hàng. Chính vì lẽ đó mà trong nhiều năm trở lại đây, các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM cổ phần nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật cùng như thực hiện chiến lược gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Bảng 2.4)

75


Bảng 2.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014.

(ĐV tỷ VNĐ).



Tiêu thức

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

Số tiền

%

tăng

NHTMCP lớn

51.547


67.303

30,6

79.971

18,8

86.600

8,3

93.084

7,5

96.501

3,7

NHTMCP vừa

24.219


34.726

43,4

40.762

17,4

42.906

5,3

43.263

0,8

44.901

3,8

NHTMCP nhỏ

13.248


18.872

42,5

21.851

15,8

24.695

13,02

26.019

5,36

26.030

0,04

Tổng VCSH NHTMCP

103.411


140.453

35,82

164.253

16,9

183.139

11,5

195.123

5,5

203.514

5,7

Mức VCSH/1 NHTMCP

3.397


4.130


4.439


5.386


5.913


6.167


Mức VCSH/1 NHTMNN

16.678


22.659


27.280


34.712


40.592


42.384


Nguồn: [12], [51] và tính toán của tác giả


Căn cứ vào số liệu vốn chủ sở hữu của 21 NHTMCP được khảo sát, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tăng với trung bình gần 15% từ 2009 đến 2014, trong đó tốc độ tăng lớn nhất là năm 2010 (35,82%). Không khó hiểu cho xu hướng này bởi hai lý do:

Thứ nhất: Về mặt pháp lý

Theo tinh thần của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, các NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định 1000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3000 tỷ đồng vào 31/12/2010. Yêu cầu này buộc các NHTMCP phải lên lộ trình tăng vốn để đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật. Hơn nữa, khi mới ra đời, hầu hết các NHTMCP có quy mô vốn rất nhỏ bé, vì vậy trước những yêu cầu về mức vốn pháp định các NHTMCP đều phải gấp rút để “hoàn thành nhiệm vụ”của mình.

Thứ hai: Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo sức ép tăng vốn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, mức độ mở cửa trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng sâu rộng do Việt Nam phải thực hiện cam kết trong quá trình hội nhập. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiển diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Theo thỏa thuận được cam kết, từ 1/4/2007 các tổ chức tín dụng nước ngoài đã được phép thành lập 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, áp lực cạnh tranh gia tăng đã đặt ra nhiều thách thức với các NHTMCP. Muốn mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm chiếm lĩnh thị trường, thì một trong những yếu tố cần thiết đó là đảm bảo mức vốn chủ sở hữu lớn để đầu tư công nghệ cũng như tăng khả năng chống đỡ và phòng ngừa rủi ro. Đó chính là lý do mà nhiều NHTMCP phải cố gắng nỗ lực để tăng mức vốn chủ sở hữu trong những năm vừa qua.

Nhìn vào diễn biến tăng vốn chủ sở hữu của 3 nhóm ngân hàng được khảo sát trong khoảng thời gian từ 2009- 2014, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng mạnh nhất trong năm 2010, trong đó tốc độ tăng trưởng lớn nhất ở khối NHTMCP vừa và nhỏ. Bởi 31/12/2010 là điểm mốc cuối cùng mà các NHTMCP đồng loạt phải đảm


bảo được mức vốn pháp định 3000 tỷ đồng, nên nhiều ngân hàng ở nhóm này phải chạy nước rút để hoàn thành việc tăng vốn. Tuy nhiên, theo thông báo của NHNN, cho đến 31/12/2010 vẫn còn 13 ngân hàng vẫn chưa hoàn thành việc tăng vốn theo quy định buộc Chính phủ phải ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP cho phép lùi thời hạn thêm 1 năm, tức ngày 31/12/2011. Đến đầu 2012, hầu hết các ngân hàng đã đáp ứng đủ mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, chỉ một vài ngân hàng phải kéo dài đến nửa năm sau đó [9].

So với điểm mốc 2008, việc tăng vốn để đáp ứng con số 3000 tỷ vào năm 2010 của các NHTMCP chật vật hơn rất nhiều. Con số 1000 tỷ đồng phải hoàn thành trong giai đoạn phát triển “hưng thịnh”của thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2007 là quá dễ dàng với các NHTMCP, ngay cả những ngân hàng nhỏ. Nhưng con số 3000 tỷ phải đáp ứng trong thời kỳ trầm lắng của thị trường chứng khoán lại trở thành quá sức với nhiều ngân hàng. Chỉ trong vòng 2 năm, mức vốn pháp định phải tăng lên gấp 3 lần, hơn nữa những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng như những biến động kinh tế vĩ mô có nhiều bất lợi làm cản trở việc tăng vốn của các NHTMCP trong giai đoạn này.

Với đặc điểm tăng vốn của các NHTMCP nên diễn biến tăng vốn cũng khá sát với thăng trầm của thị trường chứng khoán. Nhờ vào những thuận lợi của thị trường chứng khoán 2006, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP cũng tăng gần 3 lần , hay như mức tăng trên 35% do sự hồi phục của thị trường chứng khoán năm 2010 . Do đó, với sự trần lắng của thị trường chứng khoán cũng như những bộc lộ yếu kém của các NHTMCP sau khủng hoảng tài chính thế giới, nên giai đoạn 2011- 2014 vẫn là khoảng thời gian không mấy thuận lợi cho việc tăng vốn của các NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu ở các nhóm NHTMCP liên tục giảm trong giai đoạn này, thậm chí gần như không tăng đối với nhóm NHTMCP nhỏ trong năm 2014. Sự e dè của các nhà đầu tư với cổ phiếu ngân hàng là điều dễ nhận thấy do kết quả hoạt động của nhiều NHTMCP bộc lộ mảng tối về năng lực tài chính của ngân hàng, như nợ xấu tăng cao; nguy cơ mất khả năng thanh khoản; nhiều lĩnh vực đầu tư thua lỗ…

So với mức khởi điểm, việc tăng vốn chủ sở hữu của khối NHTMCP là một kết quả đáng khích lệ, nhưng so với yêu cầu về năng lực cạnh tranh trong bối cảnh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí