Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 9


những quy định định chặt chẽ hơn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro do Ngân hàng trung ương ban hành.

Thứ hai: Một trong những bước đi đáng chú ý nhất của chính phủ Thái lan là chủ trương sát nhập, hợp nhất các định chế tài chính nhỏ thành tổ chức có quy mô lớn mạnh hơn. Các ngân hàng phải đệ trình kế hoạch tái cơ cấu vốn cho ngân hàng trung ương. Đối với những ngân hàng không thể tăng vốn, Chính phủ sẽ nắm quyền kiểm soát, tái cấp vốn và sau đó tư nhân hóa ngân hàng bằng cách bán lại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm tái cơ cấu hệ thống một cách mạnh mẽ và quyết liệt.

Thứ ba: Chính phủ Thái lan cho phép nới rộng giới hạn vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên mức 75% trong thời gian 10 năm với cam kết của các cổ đông nước ngoài trong việc giảm tỷ lệ sở hữu thông qua việc bán cho các cổ đông trong nước hay chỉ phát hành thêm cho các cổ đông trong nước.

Thực thi các giải pháp đúng hướng trên đã góp phần tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để vượt qua những khó khăn sau khủng hoảng. Sau 12 tháng thì tất cả các ngân hàng đều đảm bảo tăng đủ số vốn theo quy định. Đảm bảo tiêu chuẩn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2000. Các NHTM quốc doanh thì được cổ phần hóa với sự hỗ trợ của ngân hàng đầu tư nước ngoài một cách minh bạch. Nâng cao chất lượng quản trị của các ngân hàng trong nước [42].

Tại Hàn quốc, sau khủng hoảng tài chính 1998, Chính phủ Hàn quốc đã phải tiến hành những biện pháp cải tổ toàn diện ngành Ngân hàng. Trước hết, để tái cơ cấu nguồn vốn các NHTM, Chính phủ Hàn quốc yêu cầu các ngân hàng phải duy trì hệ số CAR từ 10%-13%. Năm ngân hàng nhỏ không đủ điều kiện hoạt động đã bị đình chỉ giấy phép ngay lập tức, 7 ngân hàng nhỏ bị đưa vào diện hoạt động một cách có điều kiện. Tiếp đó, Chính phủ đã cấp thêm vốn cho các ngân hàng thông qua trái phiếu Chính phủ do cơ quan bảo lãnh tiền gửi phát hành và được Chính phủ Hàn quốc bảo lãnh. Chính phủ đã yêu cầu 7 ngân hàng được hoạt động có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm đối tác nước ngoài có khả năng về vốn và kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, một số ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng nhỏ với sự hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, sự tốn kém về chi phí nên các nhà đầu tư nước


ngoài đã được khuyến khích để rót vốn vào hệ thống ngân hàng. Song song với những biện pháp xắp xếp lại hệ thống ngân hàng, chủ trương giải quyết nợ xấu cũng được coi là một biện pháp thực hiện quyết liệt của Chính phủ nhằm cải thiện sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Để giải quyết nợ xấu, Chính phủ đã huy động tới 157 nghìn tỷ Won, trong số này 60 nghìn tỷ Won được sử dụng nhằm bơm thêm vốn cho các tổ chức tài chính; 39 nghìn tỷ Won để mua các khoản nợ xấu, 26 nghìn tỷ Won để chi trả cho người gửi tiền vào các tổ chức tài chính vỡ nợ.

Kinh nghiệm trong việc áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính hệ thống ngân hàng.

Tại Trung Quốc: Một trong 5 yếu tố thành công then chốt trong công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung quốc nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng là giải quyết triệt để nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Năm 1998, nhờ áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng như nâng mức tỷ lệ an toàn vốn CAR lên 8% vào năm 1998, hay như phân loại các khoản vay để làm rõ bức tranh nợ dưới chuẩn của ngân hàng. Với sự thành lập 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ hỗ trợ từ năm 1999-2003, mỗi công ty tương ứng với một trong bốn NHTMNN nhằm giải quyết nợ xấu tồn đọng của 4 ngân hàng từ năm 1996 là 1,4 nghìn tỷ NDT (tương ứng với 169 tỷ USD).Các công ty quản lý tài sản đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu như thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, hoán đổi nợ thành cổ phần. Thông qua các biện pháp xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2004 các công ty quản lý tài sản thu hồi được 675 tỷ NDT (Chiếm chưa đến 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999). Tỷ lệ thu hồi tiền mặt của các công ty quản lý tài sản vào tháng 12/2004 vào khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với mức 49% của Thái Lan và khoảng 20%-30% của Nhật. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ năng lực tài chính của các NHTM, việc xử lý nợ xấu đã góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản. Cùng với những nỗ lực của các NHTM trong việc nâng cao năng lực quản trị và biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ đã hạn chế tình trạng nợ xấu phát sinh, nâng cao sức mạnh tài chính của các ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Tại Hàn Quốc: Con số 118 nghìn tỷ Won (Chiếm 27% GDP, 18% dư nợ) là hậu quả cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Hàn quốc. Trong đó 100 nghìn tỷ Won (Bao gồm 68 nghìn tỷ Won là nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ


Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 9

cao, một phần các khoản nợ quá hạn từ 3-6 tháng và các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu) đã được Chính phủ chỉ đạo xử lý ngay lập tức bằng hai biện pháp: Một là buộc các tổ chức tín dụng phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu khách hàng phải trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp; Hai là để công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation- KAMCO) mua lại một nửa các khoản nợ xấu.

Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, các biện pháp đã đươc ngân hàng thực hiện theo quy định của Chính phủ là:

Các ngân hàng phải phân loại nợ thắt chặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Liên tiếp trong thời gian từ tháng 3/1998- tháng 3/2000, qui định việc phân loại nợ được ban hành. Đầu tiên, các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên sẽ phải xếp vào nợ xấu; Tiếp đến việc phân loại nợ được dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai trong việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng; Và cuối cùng, mức độ thắt chặt hơn khi phân loại các khoản vay có mức độ rủi ro lớn ngay cả khi khách hàng trả được lãi vào nhóm nợ xấu.

Công ty quản lý tài sản Hàn quốc ưu tiên mua các khoản nợ mà dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ giúp các tổ chức tài chính khôi phục lại hoạt động và hình ảnh trước công chúng và các khoản cho vay đồng tài trợ.Các khoản nợ mà KACOM mua lại gồm 6 nhóm: Nợ thông thường có bảo đảm (Chiếm 17,9%); Nợ thông thường không có bảo đảm (5,8%); Nợ đặc biệt có bảo đảm (32,2%); Nợ đặc biệt không có bảo đảm (10,6%); Nợ của tập đoàn Daeiwoo (32%) và nợ được gia hạn lại (1,5%). Khoản nợ xấu được định giá dựa trên khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo và phương pháp định giá được thay đổi tùy theo từng thời kỳ.

Sau khi mua nợ xấu, KACOM sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh.Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc bán các khoản nợ cho các công ty có chức năng chứng khoán hóa các khoản nợ xấu và bán lại cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua việc mua các trái phiếu được bảo đảm bằng các khoản nợ xấu, cũng như mua các khoản nợ xấu thông qua đấu giá. Bên cạnh đó KACOM cũng tịch thu các tài tài sản bảo đảm của các khoản nợ để bán thu


hồi lại tiền.KACOM nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu nếu công ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ..Ngoài ra còn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của nợ xấu, bán nợ cho công ty quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu doanh nghiệp để mua lại cổ phiếu của những công ty này và tiến hành tái cơ cấu lại hoạt động của công ty.

Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp xử lý, nợ xấu đã giảm từ mức 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%; 10,4%; 5,6% và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001, 2002.

Kinh nghiệm tăng quy mô vốn tự có nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại.

Tại Trung quốc, 4 NHTMNN (State-owned Commercial Banks-SOCBs) đóng vai trò chủ yếu trên thị trường nội địa, những ngân hàng này ban đầu đều có quy mô vốn chủ không cao.Để cải thiện tiềm lực tài chính của các NHTM, Chính phủ Trung quốc đã tiến hành các đợt cấp bổ sung vốn điều lệ: Đợt 1 vào năm 1998, 33 tỷ USD bằng Nhân dân tệ đã được cấp cho 4 SOCBs; Đợt 2 vào tháng 12/2013, cấp 22,5 tỷ USD cho 2 SOCBs hoạt động tốt nhất là ngân hàng CCB và BoC bằng cách chuyển giao cho họ quyền sở hữu trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ; Đợt 3 vào tháng 4/2015, cấp 15 tỷ USD cho ngân hàng ICBC trực tiếp từ nguồn dự trữ quốc tế.Ngoài ra ngân hàng CCB và BoC còn tăng vốn cấp II bằng cách phát hành các khoản nợ dài hạn không chi trả trong thời gian dài. Tuy nhiên, so với yêu cầu về quy mô vốn của ngân hàng khi gia nhập WTO, thì nguồn vốn được cấp là quá nhỏ bé. Chính vì vậy, cổ phần hóa các NHTMNN được khởi động từ năm 2003, và đến tháng 10/2005 thì ngân hàng đầu tiên được tiến hành cổ phần hóa.Trong vòng 2 năm, 3 trong 4 NHTMNN đã được cổ phần hóa thành công, kết quả là quy mô vốn tự có được nâng lên, hiệu quả hoạt động tăng lên rõ rệt. Cả 3 ngân hàng đều lọt vào tốp 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn, và lọt vào 25 ngân hàng hàng đầu thế giới xét về quy mô vốn cơ sở.

Với xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính khi tham gia WTO, nhiều ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần của những ngân hàng nhỏ, giúp những ngân hàng này gia tăng quy mô vốn chủ cũng như năng lực tài chính như Newbridge Capital Inc mua 18,02% cổ phần của Shenzhen Development Bank vào năm 2002; ING mua 19,9% cổ phần của Bank of Beijing; Commonwealth Bank of Australia


mua 19,9% cổ phần của Hangzhou City Commerecial Bank. Kết thúc năm 2006, khi hạn chế đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài bị xóa bỏ hoàn toàn thì tháng 11/2006, Citigroup đã mua 20% vốn cổ phần của ngân hàng Chinese Guandong Development Bank, đánh dấu cao điểm của việc ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Trung quốc.

Tại Thái Lan: Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, một trong những nỗ lực triệt để nhất của Thái Lan là tăng vốn cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn cấp I và cấp II dành cho một số tổ chức tài chính thì chủ trương sát nhập, hợp nhất các định chế tài chính nhỏ thành những tổ chức có quy mô lớn hơn được cho là khá thành công trong việc tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính ngân hàng như Leam Thong bank (LTB) hợp nhất với Radanasin Bank (RAB), sau đó RAB sẽ tìm đối tác chiến lược thông qua cổ phần hóa; Union Bank BangkoK (UBB) và 12 công ty tài chính được hợp nhất vào Krung Thai Thanakit (KTT)….Với sự thả lỏng của Chính Phủ Thái Lan trong việc nắm giữ cổ phần ngân hàng trong nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khu vực ngân hàng đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trị giá 2,3 tỷ USD vào năm 1998 và 2,5 tỷ USD vào năm 1999. Những ngân hàng nước ngoài được cho phép nắm giữ trên 49% số cổ phần của các NHTM Thái Lan phải cam kết có những biện pháp vực dậy các ngân hàng theo thỏa thuận.

1.3.2. Bài học về nâng cao năng lực tài chính đối với hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam

Thứ nhất: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy căn nguyên chính dẫn đến những yếu kém về năng lực tài chính của các NHTM là do sự tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến việc phát triển thiếu bền vững.

Việc mở rộng quy mô tín dụng thiếu kiểm soát không đi kèm với yêu cầu nâng cao năng lực quản trị đã khiến các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng. Chạy đuổi theo mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá nên ngân hàng phải đánh đổi với chính sự an toàn hoạt động của mình. Những nguy cơ tiềm ẩn này đã bùng nổ khi môi trường kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu bất ổn.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng lực tài chính yếu kém đối với các NHTMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, các


NHTMCP cần có chiến lược phát triển mang tính bền vững, không đánh đổi an toàn hoạt động khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, để giảm rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng thì bên cạnh việc sàng lọc và giám sát chặt chẽ trong cho vay cũng như nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các NHTMCP nên đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để giảm tỷ trọng cho vay trong danh mục tài sản có của ngân hàng. Tăng cường khai thác các hoạt động dịch vụ phi tín dụng để đảm bảo ổn định thu nhập là một hướng đi cần thiết đối với các ngân hàng. Bởi sự lệ thuộc quá lớn từ thu nhập hoạt động tín dụng, sẽ khiến các ngân hàng phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá mức trước sức ép về lợi nhuận để chi trả cổ tức cho các cổ đông theo xu hướng tăng quy mô vốn chủ sở hữu.

Thứ hai: Thực tế của các ngân hàng sau khủng hoảng cho thấy những yếu kém về năng lực tài chính của các NHTM là một hệ quả “tích lũy”trong quá trình hoạt động.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính không phải chỉ thực hiện mang tính thời điểm mà luôn là vấn đề xuyên suốt đối với các NHTMCP trong quá trình cạnh tranh. Tùy vào điều kiện riêng mà mỗi ngân hàng sẽ xây dựng lộ trình và những bước đi phù hợp trong việc nâng cao năng lực tài chính. Xuất phát điểm khác nhau, lộ trình bước đi cũng có thể không giống nhau, nhưng điểm giống nhau ở tất cả các ngân hàng là đều hướng tới yêu cầu đảm bảo năng lực tài chính theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế khuyến cáo như vấn đề đảm bảo hệ số an toàn vốn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro …

Thứ ba: Để nâng cao năng lực tài chính thì ngoài những nỗ lực từ bản thân các ngân hàng thương mại, những hỗ trợ từ Chính phủ và ngân hàng trung ương là hết sức cần thiết. Cụ thể là:

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản lý ngân hàng là cần thiết nhưng cũng cần có những bước đi phù hợp với “sức khỏe”và định hướng dẫn dắt hoạt động của hệ thống Ngân hàng.

- Việc xắp xếp và tổ chức lại các ngân hàng theo hướng hình thành các ngân hàng “Đủ lớn- Đủ mạnh”cần có sự kết hợp của những giải pháp mang tính thúc đẩy


“sự tự nguyện”hay “áp đặt hành chính”trong điều kiện cần thiết. Ví như, việc áp dụng các quy định mang tính chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ khiến các ngân hàng phải nỗ lực để đáp ứng yêu cầu quản lý. Còn với những ngân hàng không đủ sức tự thân để đáp ứng thì những biện pháp có tính chỉ định áp dụng là cần thiết. Ngoài ra, việc hợp nhất, sát nhập giữa các định chế tài chính có quy mô nhỏ thành những tổ chức có quy mô lớn hơn, tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro cũng là biện pháp cần thiết nhằm tăng năng lực tài chính các ngân hàng.

- Việc tái cấu trúc các ngân hàng nhằm nâng cao sức mạnh tài chính chỉ thực sự thành công khi nó phải được thực hiện song song và phối kết hợp động bộ với tái cấu trúc nền kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Bởi với vai trò “cung cấp”vốn cho nền kinh tế nên mức độ phát triển bền vững và có hiệu quả của doanh nghiệp là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng vốn tín dụng ngân hàng nói riêng và năng lực tài chính NHTM nói chung.

- Ngân hàng trung ương phải thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát cũng như “người cho vay cuối cùng”trong nền kinh tế. Những bất ổn trong hoạt động của các NHTM cần phải được phát hiện kịp thời để có những biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh. Giải pháp xử lý chỉ là thứ yếu, điều quan trọng hàng đầu là ngăn chặn để giảm thiểu hậu quả xấu nhất có thể xảy ra đối với tính an toàn của hệ thống Ngân hàng.

Thứ tư: Phòng ngừa và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu nhằm trong sạch bảng tổng kết tài sản cũng như nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, để xử lý nợ xấu thành công thì trước hết phải làm rõ nợ xấu trên cơ sở áp dụng các quy định phân loại nợ chặt chẽ, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Khi nợ xấu đã được lộ diện, tùy vào tình trạng và nguyên nhân để xử lý. Thực tế, hai nhóm giải pháp xử lý nợ xấu thường được áp dụng ở các nước mà các NHTMCP Việt Nam có thể tham khảo là: Trước hết, các NHTM tự xử lý nợ xấu trên cơ sở sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hay tích cực đôn đốc, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Biện pháp này được sử dụng phổ biến, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đủ khả năng tự xử lý nợ xấu do quy mô nợ xấu vượt quá “tình trạng”sức khỏe cho phép của các NHTM. Vì vậy, các NHTM có thể thực hiện bán nợ cho công ty mua nợ quốc gia. Điểm chung ở các quốc gia là


các công ty mua nợ đều được thành lập dưới sự hỗ trợ của Chính phủ. Cách thức tổ chức hoạt động, đối tượng nợ xấu được mua cũng như giá mua nợ xấu đều được công khai, minh bạch. Với tính chất chuyên môn hóa trong việc xử lý nợ xấu, các công ty mua nợ sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết như thu nợ, xử lý tài sản, chuyển nợ thành vốn góp…

Thứ năm: Thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Do hạn chế của nguồn nội lực, nên song song với việc khai thác nguồn lực trong nước để xử lý nợ xấu, tái cấu trúc ngân hàng thì nguồn vốn “ngoại”có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo kinh nghiệm của các nước khu vực rơi vào tình trạng khủng hoảng năm 1997-1998, 60% các khoản nợ xấu được mua lại từ các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, mức “room”dành cho các nhà đầu tư ngoại đều được nới rộng khi các quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng ngân hàng. Chính phủ Thái lan cho phép nới rộng giới hạn vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên mức 75% trong thời gian 10 năm, hay Hàn quốc với những chính sách thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đi đôi với nguồn vốn ngoại là kinh nghiệm quản trị, công nghệ sẽ được tiếp nhận và làm thay đổi căn bản diện mạo của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có dấu hiệu không lành mạnh, hay thậm chí ngay cả với những ngân hàng rơi vào “vòng nguy hiểm”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022