Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 26


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào khung lý luận của chương 1, kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chương 3 luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Các giải pháp này được đề xuất trên cơ sở khung lý luận, thực trạng số liệu có tham vấn các ý kiến của các đối tượng khảo sát, kết hợp với kết quả phỏng vấn của các chuyên gia cũng như tham khảo các tài liệu của các Ngân hàng thương mại lớn trên thế giới và các tài liệu nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng. Các giải pháp được trình bày nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét phù hợp với định hướng quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Bên cạnh đó, Luận án đã trình bày những điều kiện để thực thi tốt các giải pháp đề xuất, đó là một số kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý tổng thể nền kinh tế, nhằm hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.


KẾT LUẬN

Với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam,bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, hệ thống hóa những cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel 2, hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Hai là, sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở Việt Nam để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019. Với nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã chỉ ra mức độ thành công, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế một cách sát thực. Từ những nghiên cứu đó, luận án đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn đáng tin cậy, đây là phương pháp đánh giá thực trạng có nhiều ưu điểm hơn so với các đề tài tương tự đã công bố.

Ba là, luận án đã đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2030 như: nâng cao năng lực quản trị điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, nâng cao năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, hoàn thiện tuyến phòng thủ cuối cùng (KSNB) trong mô hình 3 tuyến phòng thủ nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực xử lý rủi ro tín dụng, áp dụng các công cụ phân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


tán rủi ro như các công cụ phái sinh, bảo hiểm tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học và đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2030. Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Hà Minh Sơn và TS Lê Thị Thùy

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 26

Vân, sự hỗ trợ về mọi mặt của bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng, Khoa Sau Đại học Học viện Tài chính, NCS đã hoàn thiện luận án này một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, luận án không tránh khỏi những hạn chế nhất định, NCS kính mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các nhà khoa học, quý các thầy cô và người đọc quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

2. Nguyễn Thị Vân Anh (2016), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ Quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

3. Nghiêm Văn Bảy (2012), Quản trị dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

4. Nguyễn Trọng Cơ & Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.

5. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

6. Trần Trung Dũng (2018) “Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, năm 2018.

7. Phạm Ngọc Dũng & Đinh Xuân Hạng (2013), Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính.

8. Trần Khánh Dương (2019), Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

9. Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội

10. Nguyễn Thị Gấm (2020), “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2020

11. Trương Thi Đức Giang (2020), “Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, năm 2020


12. Đinh Xuân Hạng & Nguyễn Văn Lộc (2012), Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

13. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Đỗ Thu Hằng (2020), Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số Xuân 212 + 213 tháng 1&2.2020.

15. Dương Thị Hoàn (2020), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, năm 2020

16. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

17. Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Hà Nội.

18. Nguyễn Bích Liên (2018), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

19. Tạ Đình Long (2016), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế,

20. Ngô Trí Long (2012), Nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay, Tạp chí kinh tế.

21. Luật các Tổ chức tín dụng (2010), Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mùi (2015), Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra & một số khuyến nghị chính sách, Hội thảo khoa học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

23. Lê Thị Kim Nga (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong những năm trước mắt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, Hà Nội.

24. Monetary Authority of Singapore (2013), Guidelines on Risk Management Practices - Technology Risk.


25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đức Giz (2012), Hội thảo giới thiệu dự thảo Thông tư Quy định yêu cầu hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

26. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên.

27. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên.

28. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Tài liệu nội bộ.

29. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên.

30. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Tài liệu nội bộ.

31. Lê Xuân Nghĩa (2011), Tái cấu trúc Ngân hàng thương mại - Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2013.

32. Phạm Thị Trúc Quỳnh (2020), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2020.

33. Trần Thị Việt Thạch (2015), Quản trị Rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Agribank, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việt Nam.

34. Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21/01/2013.

35. Thông tư số: 19/2017/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành ngày 28/12/2017

36. Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

37. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/05/2010.


38. Thông tư số 13/2018/TT-NHNN, Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

39. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN, Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ban hành 29/12 /2011

40. Đỗ Đoan Trang (2018), Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 - tháng 11/2018 (693), NXB Bộ Tài Chính.

41. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị rủi ro ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

42. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

43. Hoàng Tùng (2011), Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình logistic, tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2 (43)- 2011.

44. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.

45. Trương Nguyễn Tường Vy (2018), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Việt Nam

TIẾNG ANH

46. Altman (2003), The use of Credit Scoring Models and the Importance of a Credit Culture, NY University.

47. Atlman E.I. (2001), Managing credit risk, A Challenge for the new millennium, Economic Notes.

48. Balthazar L. (2006), From Basel 1 -3, The Integration of State-of-the- Art Risk Modeling in Banking Regulation, Palsgrave Macminllan.

49. Basel Committee (1988), Basel I - Overview, Implementation, Benefits and Limitations

50. Basel Committee (1988), International convergence of capital measurement and capital standards.

51. Basel Committee (2004) International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - A Revised Framework


52. Basel Committee ( 2010), Banking Supervision.

53. Besis J. (2012), 3rd edition, Risk Management in Banking, John Wiley and Son

54. Bloom, B., Englehart, M. Furst, E., Hill, W., & Krathwohl, D. (1956), Taxonomy of educational objectives: The classification of educational goals. Handbook I: Cognitive domain, Longmans Green, USA.

55. Breda G. (2014), Basel II, a short guide on the main axions, Kindle Edition.

56. Bullivant G. (2010), Credit risk management, 6th edition, Gower.

57. Bullivant G. et al. (2004), Effective credit control & debt recovery handbook,

LexisNexis UK.

58. Cherrington D.J. ( 1995). The management of human resources, 4th edition, Prentice Hall, New Jersey, USA.

59. Citibank (2016), Basel III Advanced Approaches Disclosures for the Quarterly Period Ended, Citi Group.

60. Copper D.R., & Emory, C.W. (1995), Business Research methods, Irwin, USA

61. COSO (2016), Intergrated Framework

62. Cubulskiene D. & Rubas R. (2012), Credit risk management models of commercial Bank, Socialiniai tyrimai/social research.

63. Dave R. H. (1975), Developing and Writing Behavioural Objectives, R J Armstrong edition.

64. Demming E. (1986), Out of the crisis, Print Book, UK

65. Ernst&Young (2011), New Basel Accord - Credit risk, Business advisory training materials, Earst & Young

66. Frey R. and McNeil, A. (2002), - VaR and expected shortfall in portfolios of dependent credit risks: Conceptual and practical insights, Journal of Banking & Finance, vol. 26, issue 7.

67. Fitch T. (2018), Dictionary of Banking Term, Barron's Business Dictionaries.

68. General Electrics (1950), Management System

69. Greuning H. & Bratanovic S. (2009), Analyzing Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governance and Financial Risk, Public Disclosure Authorized.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023