Tăng Cường Năng Lực Xây Dựng Và Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý, Cơ Sở Hạ Tầng Tin Học


Hệ thống lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác nên phù hợp với mặt bằng tiền lương chung trong ngành Ngân hàng. Bậc lương cần rõ ràng và có quy định cụ thể cho các tiêu chí tăng lương hay đãi ngộ đặc biệt khác. Bên cạnh đó hệ thống này cũng phải đảm bảo tính công bằng, phù hợp với tiêu chí đánh giá nhân viên chính là công cụ hữu hiệu để giữ nhân viên giúp họ sẵn sàng làm việc với tinh thần gắn kết, trung thành cao;

Ngoài các chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nên có thêm các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động và chương trình tiết kiệm tích luỹ dành cho nhân viên làm việc lâu năm.

Đãi ngộ phi tài chính: Người lao động trong ngân hàng không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc là kiếm tiền mà còn có những yêu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác là họ còn có các giá trị khác để theo đuổi. Chính vì vậy, để khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần có những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ tài chính để tạo ra sự đồng bộ trong công tác đãi ngộ của ngân hàng. Để phát triển chế độ đãi ngộ phi tài chính hợp lý, nhằm thu hút và giữ chân người lao động, ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần có những chính sách chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động, cải thiện môi trường làm việc, giúp họ duy trì được niềm tin trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp..

3.2.6. Tăng cường năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học

Các phương pháp quản trị rủi ro hiện đại đều yêu cầu sử dụng các mô hình định lượng phức tạp, cơ sở dữ liệu lớn, có độ chính xác cao, có khả năng phân tích rủi ro theo thời gian thực. Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hệ thống thông tin khác hàng và cơ sở dữ liệu đồng bộ là góp phần tăng cường năng lực quản trị nội bộ, quản trị rủi ro cho ngân hàng.


Mặc dù Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tích cực đầu tư các dự án công nghệ thông tin, tuy nhiên lại chưa thực sự có những đầu tư thích đáng vào các hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro bao gồm cả rủi ro tín dụng như Hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS), Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm, Hệ thống quản lý thu hồi nợ, Hệ thống cảnh báo sớm, Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng, Hệ thống thông tin quản trị MIS. Vì công nghệ thông tin là phần cứng trong khung năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng, nên Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, dài hạn tăng cường đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ mạnh, có thể thông qua việc tự phát triển phần mềm, hoặc nhập khẩu các chương trình nước ngoài để áp dụng. Trong quá trình đầu tư, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần có kế hoạch triển khai cụ thể:

(i) Đầu tư theo chiều sâu vào các trang thiết bị như: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt những phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định, thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ ngân hàng mới hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập;

(ii) Ngân hàng phải chú trọng sự đầu tư trang thiết bị và công nghệ phải được thực hiện từng bước, không nên đầu tư một cách dàn trải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng cũng cần được ưu tiên. Cần thiết phải hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ để xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất. Tiếp tục nâng cấp mạng, hạ tầng công nghệ thông tin với giải pháp kỹ thuật, phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và hệ thống các thông lệ quốc tế. Hoàn thiện và phát triển các phương pháp quản lý các nghiệp vụ ngân hàng cơ bản, các quy trình, thủ tục quản lý, tác nghiệp theo chuẩn mực Basel II, đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hóa và được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng. Ngoài ra, tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng, liên kết với hệ thống mạng thông tin của Ngân hàng Nhà nước, thông tin hệ thống mạng quốc gia, tạo thế chủ động cho các ngân hàng.


Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 24

Song song với việc đầu tư công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên tập huấn cho các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định để có khả năng sử dụng các công nghệ của ngân hàng.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi cho các ngành nghề nói chung và cho hoạt động ngân hàng nói riêng; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư; rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Đồng thời, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân; thu hút có chọn lọc và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài; tích cực chuẩn bị xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư.

Hai là, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm, công khai, minh bạch; tăng cường xúc tiến thương mại; phát triển mạnh thị trường trong nước; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tiếp tục cơ cấu lại các ngành công nghiệp thực chất hơn nữa; thúc đẩy phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại, ứng


dụng công nghệ cao; tập trung phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Ba là, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế kèm ổn định chính trị nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh tránh được những rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Trong những tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và đến sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói riêng, một mặt, nhà nước cần triển khai thực hiện mục tiêu kép là không để dịch COVID-19 lây lan, bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân là quan trọng nhất, mặt khác, nhà nước cần có các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, như giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giải pháp về thuế, phí. Chính phủ cần kịp thời trong việc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn ngân hàng thương mại do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Bốn là, tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh; Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn và cho vay, để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, cũng như cho sự ổn định của nền kinh tế quốc dân.


Năm là, tạo điều kiện xây dựng trung tâm thông tin tín dụng tư nhân


Các trang tâm thông tin tín dụng tư nhân được hình thành do những nhu cầu của thị trường thường hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi - các nhà cung ứng tín dụng thương mại, người bán lẻ, tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ - và các thông tin này có thời hạn lưu trữ dài hơn. Thực tế đã chứng minh rằng các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân trên thế giới đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của thị trường tín dụng và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tài trợ. Người cho vay thường lựa chọn các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân vì các trung tâm thông tin tín dụng này cung ứng các thông tin chính xác và nhanh chóng. Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ cung ứng thông tin tín dụng về các doanh nghiệp và các cá nhân cho các ngân hàng, người cho vay, tạo thêm một kênh cung cấp thông tin một cách khách quan, qua đó giúp hạn chế sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, hạn chế hành vi rủi ro đạo đức của khách hàng vay, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc Nhà nước tạo điều kiện cho việc thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ thông tin tín dụng và cơ sở dữ liệu khách hàng cho ngân hàng thương mại.

Sáu là, lựa chọn lộ trình tự do hóa tài chính thích hợp.


Nhà nước cần lựa chọn mô hình tự do hóa tài chính nhằm giảm thiểu sự can thiệp hành chính với hệ thống tài chính, hạn chế sự can thiệp của chính phủ, song vẫn có sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội. Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, tự do hóa tài chính tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của từng định chế tài chính, nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra những rủi ro cho thị trường tài chính nếu tiến trình tự do hóa không được thực hiện theo một lộ trình thích hợp. Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt


Nam đã dẫn từng bước quá trình tự do hóa tài chính với những bước đi cụ thể như: dần tự do hóa lãi suất và tỷ giá, tự do hóa các quy định về kiểm soát tín dụng; đa dạng hóa các hình thức sở hữu ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác; cho phép các tổ chưc tín dụng nước ngoài được thực hiện đầy đủ hơn các dịch vụ tài chính tại Việt Nam; bước đầu áp dụng các công cụ tài chính phái sinh; từng bước tự do hóa các giao dịch vốn cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu ở Việt Nam theo một tỷ lệ khống chế...Trong thời gian tới, để đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, Nhà nước cần xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính thích hợp, có thể tiếp tục thực hiện theo hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 2020 - 2025:


- Tự do hóa tỷ giá: Trong những điều kiện đặc biệt có thể có sự can thiệp hành chính vào tỷ giá nhưng không kéo dài vì sẽ dẫn đến cơ chế nhiều giá trên thị trường. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Tiếp tục tái cấu trúc các ngân hàng thương mại theo tiến trình và lộ trình; cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng dịch vụ như đã cam kết.

- Tự do hóa giao dịch vốn thận trọng theo trình tự dần nới lỏng đầu tư trực tiếp đến một phần đầu tư gián tiếp; tự do hóa các luồng vốn vào trước các luồng vốn ra; tự do hóa đối với các công cụ tài chính có độ rủi ro thấp trước, đối với các công cụ tài chính có độ rủi ro cao sau.

Giai đoạn 2025 - 2030:


Căn cứ vào tình hình thế giới và những điều kiện về tự do hóa tài chính của Việt Nam để cụ thể hóa bước đi trong giai đoạn này. Cụ thể:

- Trong điều kiện kinh tế quốc tế thuận lợi, Việt Nam đáp ứng tốt các điều kiện tự do hóa tài chính như bội chi ngân sách dưới 5%; Hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai; Dự trữ quốc tế phù hợp; Lạm phát được kiểm soát;


Khu vực tài chính ngân hàng ổn định sẽ thực hiện quá trình tự do hóa giao dịch vốn mức độ cao hơn.

- Trong điều kiện môi trường quốc tế và Việt Nam không thuận lợi, tiến trình tự do hóa giao dịch vốn nên diễn ra chậm hơn, thậm chí có thể đặt ra những quy định tạm thời để kiểm soát các giao dịch vốn, đặc biệt đối với các giao dịch vốn gián tiếp, ngắn hạn, có độ rủi ro cao.

Bảy là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học, công nghệ; phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cốt lõi; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính của mô hình tăng trưởng kinh tế; có các chính sách và thể chế đột phá cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình hoạt động kinh doanh mới

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng

Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, nhất quán mục tiêu xuyên suốt là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, qua đó, hỗ trợ giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý. Giữ ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Tăng trưởng tín dụng đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và việc huy động, cho vay bằng ngoại tệ; củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả,


thị trường; điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý theo lộ trình và liều lượng phù hợp.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế

Qua phân tích đánh giá tại chương 2, một trong những nguyên nhân của thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là do hệ thống văn bản pháp luật về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng còn bất cập. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế chi tiết, phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam, bao trùm các nội dung 3 trụ cột chính của Basel II, nghiên cứu các yêu cầu Basel III nếu có thể áp dụng đồng thời:

Trụ cột 1 - Yêu cầu về vốn an toàn tối thiểu, theo quy định là 8% đối với các nước OECD, Việt Nam đang để mức 9%, tuy nhiên mức 9% sẽ không thể đáp ứng khi xác định theo đúng công thức Basel II, chưa nói đến Basel

III. Như vây, Việt Nam nên để lộ trình tăng CAR từ 2016 đến 2019 tối thiểu 10,5%, hoặc cao hơn.

Trụ cột 2 - Quy trình đánh giá giám sát, hoàn thiện các quy định về giám sát ngân hàng theo Basel II Các cơ quan chủ quản cần tuân theo các nguyên tắc giám sát của Basel II:

(i) Các cơ quan chủ quản cần kiểm tra, đánh giá các chiến lược và công tác đánh giá mức an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, khả năng của các ngân hàng thương mại trong việc giám sát, đảm bảo tuân thủ các quy định về các tỷ lệ vốn;

(ii) Các cơ quan chủ quản nên yêu cầu các ngân hàng duy trì các chỉ số an toàn ở mức cao hơn các tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu;

(iii) Các cơ quan chủ quản có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên, ngăn không cho mức vốn bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và có hành động giải quyết tức thời nếu vốn không duy trì hoặc không hồi phục được.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí