Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Kqkd Của Vietinbank Giai Đoạn 2016 - 2019


Bảng 1.5: Bảng phân loại nợ của Citibank


Nhóm

Định nghĩa

Dấu hiệu nhận biết

I (Current)

Không có bằng chứng nào thể hiện sự yếu kém

Việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ được thực hiện đầy đủ

IA (Other assets especially mentioned)

Có bằng chứng thể hiện sự suy yếu về tình trạng tài chính hoặc độ tin cậy tín dụng.

Các khoản vay thiếu tài sản thế chấp, thiếu thông tin hoặc chứng từ

- Các chỉ số hoạt động: có thông tin đối nghịch, nhân sự có vấn đề, môi trường pháp lý, chính trị,…

- Các chỉ số tài chính: sự suy giảm doanh thu, lợi nhuận, hợp đồng cố định trong môi trường lạm phát…

- Các chỉ số từ bảng cân đối kế toán: đòn bẩy tài chính so với quá khứ

- Các chỉ số giao dịch

II

(Substandard)

- Việc thanh toán nợ đôi khi bị trì hoãn

- Thua lỗ chưa được dự báo nhưng có dấu hiệu đáng ngờ

- Các chỉ số nhận biết cũng giống như IA nhưng tình trạng xấu hơn

- Một số dấu hiệu khác: mức dư nợ chịu áp lực bởi các vấn đề chính trị, luật pháp, các khoản nợ cần được cấu trúc lại,…

III (Doubful)

Việc thanh toán nợ là một vấn đề nan giải

- Dấu hiệu quan trọng ở đây là sự nghi ngờ là thua lỗ, các đặc điểm đều thể hiện tình trạng xấu hơn là IA và II

- Những dấu hiệu trầm trọng: khả năng thu hồi nợ từ tài sản thế chấp thấp, gốc và lãi vượt quá 3 tháng chưa trả được

IV (Loss)

Khoản nợ được coi là không khả năng thu hồi

- Giá trị thất thoát được tính là chênh lệch giữa tài sản thế chấp và khoản vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 10

Nguồn: [49]

Về năng lực nguồn nhân lực, Citibank luôn chú trọng tới việc lựa chọn và đào tạo nhân sự QTRRTD, hệ thống nhân sự của Citibank được tuyển chọn một cách chặt chẽ, sử dụng hệ thống KPI trong việc đánh giá năng lực của nhân viên, công tác đào tạo được tổ chức một cách thường xuyên và bài bản.

Từ năm 2015, Citibank đã áp dụng theo các qui định của hiệp ước vốn Basel Basel III. Năng lực QTRRTD của Citibank ổn định và bền vững.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), thành lập từ năm 1988, là một những trụ cột của hệ thống NHTM Việt Nam. Tổng tài sản của Vietinbank theo số liệu tới 31/12/2018 đạt hơn 1.240 nghìn tỷ đồng, tăng 6,53% so với năm 2018, đứng thứ 2 trong số các NHTMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam


Hình 1.9: Tổng tài sản của Vietinbank 2015 - 2019

Đơn vị: nghìn tỷ


1500

1240.8

1095

1164.4

948.7

1000

779.4

Tổng tài sản

500

0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

(Nguồn: [27])

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: nghìn tỷ VNĐ, %


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng doanh thu

59.021

73.556

83.408

119.273

Lợi nhuận ròng

8.569

9.206

6.730

11.500

ROA

0,18%

0,9%

0,69%

0,21%

ROE

11,8%

12,02%

8,21%

8,17%

Tỷ lệ nợ xấu

1%

1,13%

1,6%

1,2%

Tỷ lệ an toàn vốn

11%

10%

10%

9,8%

Nguồn: [27] Xét về khía cạnh hoạt động quản trị rủi ro, VietinBank cũng là một trong những NHTM lớn với chính sách quản trị rủi ro khá tốt. Vietinbank là NHTM có hệ số CAR lớn hơn mức tiêu chuẩn của NHNN và một trong tốp các NHTM có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Bên cạnh đó, Vietinbank là NHTM đứng thứ hai toàn hệ thống xét trên khía cạnh tổng dư nợ cho vay và có đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương với BIDV. Khả năng sinh lời của Vietinbank (thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE) cũng luôn đứng trong tốp 10 hệ thống NHTM Việt Nam. Hiện nay, VietinBank đã xây

dựng được các quy trình kiểm soát, QTRRTD khá chặt chẽ.

Về năng lực quản trị điều hành được thể hiện qua chiến lược, quy trình và chính sách quản trị rủi ro của VietinBank : trước những thách thức của nền kinh tế, chiến lược QTRRTD của VietinBank chú trọng QTRRTD từ cấp độ tổng thể đến cấp độ giao dịch, kiện toàn dữ liệu tính toán tài sản tính theo RRTD và định hướng cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung, đảm bảo mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh trên cơ sở sử dụng hiệu quả vốn tự có, giảm thiểu chi phí vốn của NHTM. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, VietinBank kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng vào những lĩnh vực rủi ro cao thông qua: Thiết lập hạn mức


RRTD, định hướng chi nhánh trong quá trình phát triển KH, áp dụng các bộ điều kiện chặt chẽ trong việc lựa chọn KH để nâng cao chất lượng danh mục. Đồng thời, VietinBank tiếp tục ưu tiên chú trọng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ, đảm bảo công tác quản lý danh mục tín dụng, cảnh báo sớm KH tiềm ẩn rủi ro, giám sát RRTD chi nhánh được thực hiện tự động, giảm thiểu thời gian xử lý dữ liệu và nâng cao chất lượng thông tin quản trị. Để tiến hành QTRRTD hiệu quả, VietinBank đã xây dựng các nội dung QTRRTD gồm bốn giai đoạn gồm có nhận biết RRTD, đo lường RRTD, ứng phó RRTD và KSRRTD.

Về mô hình QTRRTD: Mô hình QLRRTD ở Vietinbank vẫn là mô hình phân tán. Với mô hình này chưa có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. CBTD thực hiện nhiều chức năng như vừa là cán bộ quan hệ KH cũng là cán bộ thẩm định TD.

Về Tuyên bố khẩu vị RR: hàng năm, Vietinbank đều ban hành tuyên bố mức độ chấp nhận rủi ro định tính và định lượng, trong đó tổng hợp các loại hình và mức độ rủi ro mà NHTM sẵn sàng chấp nhận hoặc phòng tránh, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của Vietinbank trong từng thời kỳ.

Bảng 1.7: Tuyên bố khẩu vị rủi ro 2018 Vietinbank


Loại hình rủi ro

Khẩu vị rủi ro

Diễn giải


Chỉ tiêu toàn hàng


Thấp

- Duy trì tỷ lệ an toàn vốn tuân thủ quy định pháp luật và cam kết với các đối tác;

- Hướng tới mức lợi nhuận phù hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng an toàn bền vững.

RRTD và rủi ro tập trung tín

dụng


Trung bình

- Áp dụng những tiêu chuẩn cho vay lành mạnh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bền vững, cân đối, đa dạng;

- Quản lý hiệu quả mức độ tập trung tại một ngành kinh tế hoặc một/một nhóm KH.


Rủi ro thị trường


Trung bình

- Duy trì hạn mức rủi ro đối với các giao dịch tự doanh theo thông lệ;

- Trạng thái kinh doanh ngoại tệ phải được quản lý với hạn mức cụ thể.

Rủi ro thanh

khoản


Thấp

- Tuân thủ các hạn mức theo quy định NHNN;

- Đảm bảo trong trường hợp căng thẳng thanh khoản xảy ra, Vietinbank có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

Rủi ro lãi suất trên sổ

NH


Thấp

- Áp dụng các hạn mức theo quy định NHNN, thông lệ quốc tế;

- Ngân hàng có các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp gia tăng mức độ rủi ro.

Rủi ro hoạt động

Trung bình

- Mức độ chấp nhận chung về rủi ro hoạt động ở mức trung bình;

- Đảm bảo tăng trưởng gắn với phát triển bền vững và trong khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động

(Nguồn: [23])


Bảng 1.8: Các chỉ tiêu và hạn mức khẩu vị rủi ro tín dụng Vietinbank 2018



Loại hình rủi ro


Chỉ tiêu


Định nghĩa/Cách tính

Hạn mức KVRR

2018


Ghi chú


Chỉ số toàn hàng

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên cơ sở riêng lẻ

Tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở riêng lẻ tuân thủ thông tư 19 [d]

Vốn tự có/RWA


≥9%

Đo lường mức độ an toàn vốn trên cơ sở riêng lẻ của Ngân hàng Tính toán theo quy định tại TT19 [d]

Tỷ lệ đòn bảy

Vốn cấp 1/Tổng tài sản


≥5%

Thể hiện mối quan hệ giữa Tài sản và vốn tự có, thể hiện khả

năng tự chủ về tài chính của Ngân hàng

Xếp hạng tiền gửi dài hạn của Ngân hàng (VNĐ)

Xếp hạng thấp nhất mà ngân hàng dự kiến duy trì (theo xếp hạng của Moody’s)

Bằng mức xếp hạng Quốc

gia

Nhằm đo lường định mức tín nhiệm của Ngân hàng; đảm bảo đáp ứng các cam kết của các hợp đồng vay nước ngoài

ROE

LNST trên vốn chủ

sở hữu (%)

≥10%

Đo lường mức độ sinh lời của

vốn chủ sở hữu


Rủi ro tín dụng (KH cá nhân và doanh nghiệp)

Tỷ lệ nợ xấu

(%)

Dư nợ xấu/ Tổng dư

nợ

≤2%


Tỷ lệ nợ xấu sau giảm trừ Tổng quỹ dự phòng trên Tổng vốn tự

(Dư nợ xấu - Tổng quỹ dự phòng)/ Tổng vốn tự có


≤3%

Mức độ ảnh hưởng tới vốn của ngân hàng phát sinh từ nợ xấu sau khi trừ đi tổng quỹ dự phòng

Phân bổ danh mục theo XHNB (dưới hạng A)

Tỷ lệ % dư nợ KHDN, TPDN và

KHCN dưới A theo xếp hạng nội bộ/

Tổng dư nợ KHDN, TPDN và KHCN


≤3,5%

Phản ánh năng lực trả nợ của KH thông qua việc xử dụng xếp hạng nội bộ


Rủi ro tín dụng (KH là TCTD)

Phân bộ danh mục theo XHNB (dưới hạng B)

Tỷ lệ % dư nợ KH TCTD dưới B theo xếp hạng nội bộ/

Tổng dư nợ KH TCTD

≤20%

Phản ánh năng lực trả nợ của KH thông qua viêc sử dụng xếp hạng nội bộ


Rủi ro tập trung tín dụng

Giới hạn ngành

Số dư tín dụng của ngành kinh tế lớn nhất so với Vốn tự có (theo phân ngành

nội bộ của VietinBank)

≤150%

Đo lường mức độ tập trung tín dụng theo ngành và ảnh hưởng tiềm tàng tới vốn tự có

Giới hạn cấp tín dụng cho top 20 KH lớn nhất trên

Vốn tự có


≤160%

Đo lường mức độ tập trung tín dụng của nhóm 20 KH lớn nhất và ảnh hưởng tiềm tàng của mức độ tập trung này đến vốn tự có

Nguồn: [28]


Về năng lực KSRRTD : Mô hình 3 vòng kiểm soát về QTRRTD theo thông lệ quốc tế đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại VietinBank, bao gồm: Vòng 1 và 1,5 (CN và các đơn vị TSC quản lý theo nghiệp vụ); vòng 2 (các đơn vị thuộc Khối Quản lý rủi ro) và vòng 3 (Kiểm toán nội bộ). Mô hình 3 vòng kiểm soát của Vietinbank phân tách trách nhiệm rõ ràng về QTRRTD giữa các vòng; nâng cao sức mạnh tổng thể trong QLRRTD từ cấp giao dịch đến khung quản trị toàn hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; đảm bảo kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng. Đồng thời, công tác QTRRTD được VietinBank thực hiện một cách chủ động với sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị QLRR tại 3 vòng. Từ khâu thiết lập, giám sát đến chủ động nhận diện các rủi ro trọng yếu đã được VietinBank triển khai từ đó giúp đưa ra các giải pháp QLRRTD phù hợp.

Một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro mà luôn được Vietinbank chú trọng nhằm nâng cao năng lực QTRRTD là hệ thống cảnh báo sớm RRTD (EWS). Năm 2016, hệ thống cảnh báo sớm RRTD KH được VietinBank xây dựng để đưa ra các cảnh báo về mức độ rủi ro của KH cho ngân hàng. Từ đó, VietinBank chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ KH, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng của hệ thống. EWS là công cụ quan trọng đảm bảo cho VietinBank ở vị thế dẫn đầu về an toàn tín dụng, là NHTM có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng.

Dựa trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới, EWS được VietinBank xây dựng có khả năng xử lý hàng triệu bản ghi trong thời gian ngắn với 2 màng lọc. Màng lọc thứ nhất dựa trên thông tin từ Hệ thống Kho Dữ liệu doanh nghiệp (EDW), Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ, Hệ thống Quản lý RRTD. Từ đó, hệ thống lọc ra danh mục các khoản tín dụng cần điều tra. Sau đó, màng lọc thứ 2 dựa trên kết quả điều tra thông tin về hoạt động kinh doanh của KH và các nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên ngoài để đưa ra mức độ cảnh báo Đỏ, Vàng, Xanh tương ứng đối với khoản tín dụng đó. Có 3 mức độ cảnh báo RRTD sớm bao gồm: Xanh - khó khăn tạm thời, Vàng - rủi ro, Đỏ - rủi ro cao, suy giảm mạnh khả năng trả nợ, nguy cơ chuyển nhóm nợ lớn.


Hình 1. 10: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS tại Vietinbank

Bước Bộ phận thực hiện Trình tự thực hiện Thời gian thực hiện

1 - Hệ thống EWS tự động chiết xuất danh sách định kỳ

- Chi nhánh/P. KH&QLTTKH/P.QLRRBL

thực hiện cảnh báo sớm đột xuất

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CẦN ĐIỀU TRA

Đối với CBSĐK: chậm nhất mùng 2 hàng tháng

Đối với CBSĐX: đột xuất ngay khi có thông tin bất lợi về khách hàng

Thời điểm băt đầu có danh sách KH cần điều tra là thời điểm T

2 Phòng nghiệp vụ ở chi nhánh Chậm nhất T+7 ngày

Trả lời câu hỏi điều tra

Kiểm soát câu TL


3 Hệ thống EWS


PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ CẢNH BÁO CỦA KH

Chậm nhất T+9 ngày


ĐỎ VÀNG XANH


4 P.KH&WLTTKH/P.QLRRBL Chậm nhất T+10 ngày

Điều chỉnh mức độ cảnh báo do lỗi tác nghiệp (nếu có)

Kiểm soát


5 Hệ thống EWS


PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ CẢNH BÁO CUỐI CÙNG CỦA KH

Chậm nhất T+10 ngày


Không thực hiện biện pháp ƯX



6 Chi nhánh Chậm nhất T+14 ngày

Đề xuất BPƯX

Kiểm soát

Phê duyệt


7 P.KH&QLTTKH/P.QLRRBL thực hiện với các KH thuộc diện kiểm soát BPUWXX của TSC


KHthuộc diện KS BPƯX


Rà soát BPƯX do

Kiểm

CN đề xuất soát

Chậm nhất T+16 ngày



8 Chi nhánh/ các đơn vị liên quan hỗ trợ chi nhánh thực hiện BPƯX

Không

Thực hiện và hoàn thành BPƯX


Kiểm soát


Phê duyệt


Theo kế hoạch triển khai các BPƯX


9 P.KH&QLTTKH/P.QLRRBL


Báo cáo đánh giác ông tác cảnh bảo sớm KH, tình hình thực hiện BPƯX


Nguồn: [23]


Theo số liệu thống kê, việc triển khai hệ thống giám sát tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả giúp Vietinbank phát hiện sớm khả năng không trả được nợ vay của KH trước thời điểm xảy ra vỡ nợ thực sự khoảng 6 tháng. Hệ thống giám sát tín dụng cũng có thể giúp NH giảm thiểu khoảng 60% tổn thất, trong khi mức trung bình ước tính khi không có hệ thống giám sát hiệu quả là khoảng 20%.

Việc phát hiện sớm KH có rủi ro suy giảm khả năng trả nợ giúp các cán bộ TD có thời gian tập trung nhiều hơn vào đúng đối tượng, từ đó đưa ra các phương án hỗ trợ KH như tăng cường điều kiện TSBĐ, hay rút giảm dư nợ tín dụng. Các cán bộ phụ trách có thể theo dõi được biện pháp ứng xử với KH, cả những hành động đã được thực thi và lộ trình cần thực hiện để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ vỡ nợ của KH

Về năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD, VietinBank đang sử dụng hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất là sử dụng các chỉ tiêu phản ánh RRTD như quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, và các chỉ tiêu phản ánh mức an toàn vốn và chất lượng tín dụng. Phương pháp thứ hai là sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. VietinBank đã xây dựng được bộ quan điểm tổng quát về RRTD - quan điểm xuyên suốt và là chỉ dẫn cho hoạt động QTRRTD của Ngân hàng. Đồng thời VietinBank cũng quy định các hình thức quản lý RRTD.

Về năng lực nguồn nhân lực, Có thể nói, công tác đào tạo QTRRTD tại Vietinbank được thực hiện rất bài bản, thường xuyên và khoa học. Chính sách đào tạo QTRRTD được áp dụng cho toàn bộ nhân viên mới được tuyển dụng tại tất cả các Phòng/Ban/Đơn vị và bộ phận trong toàn hàng, được tổ chức dưới hình thức các lớp học tập trung và đào tạo trực tiếp, dưới sự truyền đạt, giảng dạy bởi các giảng viên từ Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank phối hợp cùng Phòng QLRRTD và các chuyên gia từ các tổ chức tư vấn uy tín.Bên cạnh đó, các lớp đào tạo chuyên đề, đào tạo chuyên sâu cũng được tổ chức nhằm bồi dưỡng, nâng cao và cập nhật kiến thức cho các cán bộ, nhân viên toàn hàng về QTRRTD. Vietinbank có hai hướng đào tạo cơ bản của về QTRRTD như sau:

Đào tạo từ trên xuống: đào tạo vừa kết hợp giữa cập nhật các chính sách, kiến thức mới, vừa hướng dẫn cách sử dụng báo cáo trên hệ thống Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Đồng thời, trao đổi, thảo luận các tình huống, sự kiện rủi ro thực tế diễn ra tại VietinBank cũng như các NHTM khác nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm tại đơn vị. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng áp dụng các hình thức đào tạo e-learning dành cho cán


bộ mới cũng được cập nhật nhằm phản ánh các chính sách, công cụ mới của QTRRTD cũng như các lỗi tác nghiệp, rủi ro tiềm ẩn theo từng vị trí.

Đào tạo theo nhu cầu: Bên cạnh các hình thức đào tạo tập trung mang tính định hướng từ trên xuống, Phòng QTRRTD cũng thực hiện các khóa đào tạo theo yêu cầu riêng tại một số chi nhánh, đơn vị trong hệ thống với các nội dung như đánh giá những thay đổi và tác động của chính sách KPI tuân thủ đối với chi nhánh và đối với phòng giao dịch (PGD); cập nhật các quy định trong công tác tuân thủ liên quan tới chấp nhận KH và rà soát, cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức nghi ngờ gian lận, rửa tiền…

Với những nỗ lực trong hoạt động QTRRTD, trong những năm qua VietinBank đã đạt được nhiều cải thiện trong năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của mình. Cụ thể: trong năm 2017, Viettinbank liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm. Trên cơ sở an toàn vốn của Vietinbank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp vững chắc của Vietinbank trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Việt Nam, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu - Capital Intelligence (CI) tiếp tục khẳng định vị thế của Vietinbank khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính (Financial Strength Rating - FSR) của Vietinbank ở mức “BB - ”. Moody‟s đồng thời nâng triển vọng tín nhiệm của Vietinbank từ B2 lên B1. Bên cạnh đó, năm 2017, Fitch Ratings đã công bố nâng triển vọng tín nhiệm Vietinbank từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của tổ chức này và nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ chính phủ (SRF) của Vietinbank từ B lên B+.

Về năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học, VietinBank tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu theo phương pháp tiên tiến nhất để hỗ trợ công tác QTRRTD hiện tại cũng như tạo tiền đề tiến đến những chuẩn mực cao cấp hơn.

Một trong những thành công về phát triển giải pháp QLRR tại VietinBank là xây dựng Hệ thống Quản lý Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Hệ thống này giúp nhận diện phạm vi và mức độ rủi ro để có biện pháp kiểm soát và kế hoạch hành động phù hợp. Hiện nay, VietinBank đã xây dựng thành công hệ thống Tính tài sản có rủi ro (RWA) đáp ứng yêu cầu phương pháp luận về cấu trúc dữ liệu, thuật toán và phương pháp tính tài sản có rủi ro theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023