Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và P Hát Triển Nông Thôn Việt Nam


1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và p hát triển nông thôn Việt Nam

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay với quy mô tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2019 là 1.450 tỷ đồng (bằng với BIDV), là ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, giữ vai trò chủ chốt đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Hai nhiệm vụ chủ chốt của Agribank là phục vụ các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh vẫn ổn định và phát triển.

Bảng 1. 9: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD Agribank 2015 - 2019


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng tài sản

874.807

1.002.463

1.152.487

1.282.449

1.450.000

Cho vay khách hàng

630.479

749.091

880.396

1.006.442

1.300.000

Tiền gửi khách hàng

763.361

866.084

1.007.694

1.103.607

1.120.000

LNTT

3.706

4.212

4.729

7.552

11.700*

Tỷ lệ nợ xấu (%)

2,01

1,89

1,54

1,51

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

* Tạm tính đến hết tháng 11/2019

(Nguồn:[26])

Nhìn chung, trong 5 năm gần đây, năng lực QTRRTD của Agribank có những chuyển biến rõ rệt thể hiện ở sự cải thiện trong cơ cấu tài sản, sự tăng trưởng lợi nhuận và những nỗ lực trong việc kiểm soát nợ xấu. Nếu như giai đoạn 2010 - 2014 tỷ lệ nợ xấu của Agribank có nhiều biến động, đặc biệt năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Agribank ở mức xấp xỉ 7%, tỷ lệ nợ xấu vượt mức quy định của NHNN và cao hơn mức bình quân ngành thì sang giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ nợ xấu Agribank liên tục giảm, công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và giám sát nợ xấu đã được thực hiện tốt, nằm trong tầm kiểm soát của Agribank.

Về năng lực quản trị điều hành: Chiến lược QTRRTD của Agribank trong những năm gần đây là thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.


Agribank không ngừng hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro của phù hợp với yêu cầu hoạt động và thông lệ quốc tế, theo đó vai trò, chức năng của từng bộ phận, phòng ban trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính cũng như tại các chi nhánh của Ngân hàng. Trên cơ sở đó, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của các phòng ban trong hệ thống nhưng không làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của hệ thống.

Agribank đã xây dựng được bộ sổ tay tín dụng và thường xuyên được cập nhật, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như các đáp ứng các yêu cầu, thông lệ hoạt động tín dụng quốc tế. Agribank thường xuyên hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng của mình. Quy trình cấp tín dụng được xây dựng khá chặt chẽ cho từng nhóm đối tượng khách hàng, bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xem xét tài sản đảm bảo. Việc phân cấp, phân quyền phê duyệt tín dụng cũng đã được quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ.

Về mô hình QTRRTD: Mô hình QTRRTD ở Agribank là mô hình phân tán. Mô hình QTRRTD tại Agribank chưa đảm bảo sự phân tách các chức năng quản trị RRTD: Tại TSC, các Ban tín dụng vừa thực hiện chức năng kinh doanh (nghiên cứu phát triển thị trường tín dụng), vừa thực hiện chức năng QTRRTD (thiết lập chiến lược, khẩu vị và chính sách RRTD). Tại các Chi nhánh loại 1, loại 2 CBTD vừa ra quyết định cấp tín dụng vừa QTRR và chưa thiết lập chức năng KTNB. Tại các Chi nhánh loại 3, CBTD kiêm nhiệm kinh doanh và QTRRTD, chưa thiết lập chức năng KTNB.

Về Tuyên bố khẩu vị RR: Hiện nay, trên cơ sở chiến lược kinh doanh định hương 2025 với tầm nhìn đến năm 2030, Agribank hoạch định chiến lược quản trị RRTD, xác định khẩu vị RRTD phù hợp với chiến lược kinh doanh. Khẩu vị RRTD được đánh giá lại và điều chỉnh hằng năm hoặc khi có sự thay đổi quan trọng, bất thường về môi trường kinh doanh và khuôn khổ thể chế.

Về năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD: Agribank chấm điểm và xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên Module RM. Hệ thống xếp hạng được tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách hàng hàng ngày, các đối tượng


khách hàng đa dạng, được phân loại theo 10 nhóm ngành nghề, sau đó phân loại sâu hơn ở 34 ngành nghề nhỏ. Ngân hàng chấm điểm tín dụng dựa trên các bộ chỉ tiêu gồm cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

Về năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng: Việc kiểm soát RRTD luôn được Agribank chú trọng, từng bước triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN về hệ thống KSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và giám sát nợ xấu đã được thực hiện và triển khai tốt, giám sát thường xuyên, nằm trong tầm kiểm soát của Agribank

Về năng lực xử lý rủi ro tín dụng:Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý RRTD nhằm tăng năng lực tài chính trước khi tiến hành cổ phần hóa, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác thu hồi nợ sau xử lý. Công tác thu hồi nợ sau xử lý của Agribank được triển khai quyết liệt: giao chỉ tiêu thu hồi nợ gắn với tiền lương, tiền thưởng cho tập thể, cá nhân; phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng; xây dựng phương án xử lý phù hợp, hiệu quả; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết tận thu hồi nợ sau xử lý; làm việc với các cơ quan, ban ngành để đẩy nhanh công tác xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo và bán nợ theo giá thị trường... Kết quả đến ngày 31/12/2019, thu nợ sau xử lý đạt trên 12.000 tỷ đồng, hoàn thành việc mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC.

Về năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học: Agribank đã thực hiện tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT, hoàn thiện, nâng cấp, giám sát, tối ưu hóa thường xuyên các hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, hạ tầng các trung tâm dữ liệu nhằm phục vụ công tác QTRRTD.

Về năng lực nguồn nhân lực:Agribank luôn chú trọng tới việc bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc thực hiện nhiều chương trình tuyển dụng, đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản trị rủi ro, pháp luật, nâng cao đạo đức, ý thức trách nhiệm của người lao động... So với năm 2014, quy mô hoạt động (tài sản, nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận) của Agribank tăng gấp hơn 2 lần nhưng số lượng lao động tăng không đáng kể, cho thấy năng suất lao động, chất lượng nhân lực của Agribank đã được cải thiện một cách rõ rệt.


1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Mặc dù hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trường tài chính, các ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng và trên cơ sở đó thu phí hoạt động; nhưng nói chung, hoạt động tín dụng vẫn chiếm trên dưới 60% bảng tổng kết tài sản của ngân hàng [69]. Chính vì thế, QTRRTD đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động NHTM nhất là trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo cơ hội để các NHTM Việt Nam học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ công tác QTRRTD của các NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam. Từ nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Citibank và Vietinbank, với mục đích nâng cao, cải thiện năng lực quản trị về rủi ro cho ngân hàng, có thể rút ra một số bài học tổng quát cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam như sau:

Một là, năng lực QTRRTD phải trở thành năng lực cốt lõi của ngân hàng. Muốn nâng cao năng lực QTRRTD thì trước hết các NHTM phải coi QTRRTD là quá trình thường xuyên liên tục, QTRRTD cần có sự quyết liệt trong vấn đề nâng cao năng lực QTRRTD, đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và từng NHTM. Năng lực QTRRTD phải trở thành năng lực cốt lõi, cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của các NHTM an toàn và bền vững.

Hai là, cần xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về pháp lý đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải đảm bảo hoạt động tín dụng thực hiện trên cơ sở khách quan, minh bạch tuân thủ các quy tắc, quy trình của pháp luật và quy định của ngân hàng. Các văn bản pháp lý phải tuân theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát về QTRRTD, thiết kế các chốt kiểm tra kiểm soát hợp lý tại các bước trong quá trình QTRRTD. Bên cạnh đó, việc quy định quy trình tín dụng rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn đối với các bộ phận có liên quan là nhân tố quan trọng. Đồng thời, xây dựng quy trình tín dụng phải tránh chồng chéo, tạo được sự độc lập khách quan giữa các cấp thẩm quyền phán xét.

Ba là, áp dụng một cách triệt để nội dung, các quy định của hiệp ước Basel và các quy định có liên quan của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, sự áp dụng, tuân thủ cũng phải phù hợp với thực tế của ngân hàng và của nền kinh tế.


Bốn là, tiếp cận các phương pháp đo lường, lượng hóa, chấm điểm KH hiện đại, phù hợp.

Năm là, nâng cao vai trò kiểm soát và cảnh báo sớm rủi ro dựa trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của NHTM. Đây là việc cần thiết để hoạt động kiểm tra giám sát các khoản tín dụng tại NHTM được tăng cường đẩy mạnh. Đây là một trong những lớp phòng vệ hữu hiệu nhất, đảm bảo phát hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD của NHTM, dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn diễn biến xấu có thể đưa đến khủng hoảng bình diện rộng.

Sáu là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho QTRRTD là then chốt. Nhân lực cho hoạt động QTRRTD đòi hỏi chuyên môn cao, tổng hợp về cả kiến thức tín dụng, quản trị, mô hình, thống kê toán học. Đây là nhân tố mà NHTMCP Kỹ thương Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu, hầu hết việc đánh giá phân tích liên quan đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đều do các chuyên gia tư vấn /cán bộ quản lý cao cấp nước ngoài thực hiện. Do đó, trong thời gian tới, cần chú trọng tổ chức đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực có đạo đức, có trình độ chuyên môn vào các vị trí phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục đích hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ luận án, chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về QTRRTD và năng lực QTRRTD của NHTM. Cụ thể, chương 1 luận án đã trình bày và làm rõ các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về RRTD, QTRRTD của NHTM: khái niệm, nội dung, các nguyên tắc QTRRTD

- Xây dựng khái niệm năng lực QTRRTD và phân tích các nội dung năng lực QTRRTD, từ đó xây dựng khung năng lực QTRRTD làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng năng lực QTRRTD của Techcombank ở chương 2

- Nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao năng lực QTRRTD của các ngân hàng trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực QTRRTD cho Techcombank.

Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở để NCS khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng năng lực QTRRTD tại Techcombank được trình bày trong chương 2 của luận án.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát tình hình hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam technological and commercial joint stock bank

Tên giao dịch: Techcombank Tên viết tắt: Techcombank

Vốn điều lệ: 34.965.921.600.000 VNĐ (tại thời điểm 31/12/2019)

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập vào ngày 27/09/1993, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh tế ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp 2 lần trong thập kỷ trước.

Với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, đã trải qua 27 năm hoạt động và trưởng thành, đến nay Techcombank đã trở thành NHTMCP đứng thứ ba Việt Nam về vốn điều lệ, thường được biết đến với tên gọi Techcombank, có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc, năng động và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng Tốt nhất.

Từ cuối năm 2009 đến nay, Techcombank đã thuê công ty McKinsey là công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới để tư vấn cho Techcombank về chiến lược tổng thể. Đặc biệt, Techcombank đã có những bước chuẩn bị quan trọng để bứt phá trong thời gian tới bằng việc quyết liệt chuyển đổi, tái cơ cấu ở tất cả các lĩnh vực theo hướng tập trung và chuyên môn hóa. Trọng tâm của Techcombank là ưu tiên, chú trọng, xây dựng và phát triển nguồn lực với các dự án đào tạo cho CBNV như chương trình đào tạo online (E-leaning), dự án nâng cao năng lực quản trị rủi ro Omega, chương trình đào tạo lãnh đạo Techcomlead, Techcom Future. Đồng thời tiếp tục xây dựng, phát triển các nền tảng cơ bản theo tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, đó là nền tảng về nguồn nhân lực, hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ, phát triển mạng lưới và song hành cùng với các hoạt động phát triển văn hoá doanh nghiệp.

Năm 2017, HSBC đã thoái toàn bộ phần vốn góp vào TechcomBank. Do đó, Masan trở thành cổ đông tổ chức lớn nhất của TechcomBank với 20% cổ phần. Cùng


với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược Masan, Techcombank đang có một nền tảng tài chính vững chắc và ổn định. Đến nay, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho hơn 6 triệu KHCN và doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua 1 hội sở chính, 2 văn phòng đại diện, 314 điểm giao dịch, 1.042 máy ATM và 3 công ty con trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ NH tiên tiến bậc nhất với lực lượng nhân sự lên tới trên 8.700 nhân viên.

Năm 2018, trong số 9 NHTMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ, nhân viên.Với lực lượng nhân sự năng động, nhiệt huyết được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo có hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm, Techcombank đang nỗ lực phát triển nhanh, mạnh mẽ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của KH và trở thành NH tốt nhất Việt Nam.

Techcombank định hướng trở thành NH tốt nhất và DN hàng đầu Việt Nam. Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của KH nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi KH làm trọng tâm. Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển KD nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị DN và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. Techcombank cần phải triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh, hoạt động hiệu quả, bền vững. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến hết năm 2020; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển LKTH đến năm 2020 tầm nhìn 2025, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.

76


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank‌


Mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức của Techcombank‌ 1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023