Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam


2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với tất cả các Ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và TechcomBank nói riêng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để các ngân hàng tiếp tục mở rộng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác như huy động vốn, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ,... Dưới đây là bảng mô tả kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank trong giai đoạn 2014 - 2019.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2014 -2019

(Đvt: tỷ đồng, %)


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng tài sản

175.902

192.009

235.363

269.392

320.989

383.699

Tăng/giảm so với năm trước (%)


9,16

22,57

12,63

19,15

19,53

Vốn chủ sở hữu

14.986

16.458

19.586

26.931

51.783

62.072

Tăng/giảm so với năm trước(%)


9,82

19,01

37,50

92,28

19,87

LNTT

1.417

2.037

3.997

8.036

10.661

12.838

Tăng/giảm so với năm trước(%)


43,75

96,22

101,05

32,67

20,42

LNST

1.082

1.529

3.149

6.446

8.474

10.226

Tăng/giảm so với năm trước(%)


41,31

105,95

104,7

31,46

20,68

ROA (%)

0,63

0,86

1,5

2,09

2,9

2,72

ROE (%)

7,4

9,73

17,5

23,84

21,5

17,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 12

Nguồn: [29]

Qua số liệu bảng 2.1, ta có thể thấy giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2019, Tổng tài sản của Techcombank đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tổng tài sản năm 2015 đạt

192.009 tỷ đồng, tăng 16.107 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng với mức tăng 9,16%. Giai đoạn 2015 - 2016 chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất của Techcombank, tổng tài sản của ngân hàng năm 2016 đạt 235.363 tỷ đồng, tăng 22,57% so với 2015. Giai đoạn 2016 - 2018, tổng tài sản Techcombank tiếp tục tăng trưởng tương đối ổn định với mức tăng trưởng lần lượt là 12,63% và 19,15%. Năm 2019, tổng tài sản của Techcombank đạt 383.699 tỷ đồng, tăng 19,53% so với năm 2018.

Vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng trưởng tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 2014 - 2019, trong đó giai đoạn 2017 - 2018 vốn chủ sở hữu Techcombank đạt


51.783 tỷ đồng, tăng 92,28% so với năm 2017. Tháng 8 năm 2018, Techcombank đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 34.966 tỷ đồng. Năm 2019, vốn chủ sở hữu của Techcombank ở mức 62.072 tỷ đồng, tăng 19,87% so với năm 2018. Mục tiêu của việc tăng VCSH một phần là để chia sẻ lợi ích với cổ đông qua việc chia lợi nhuận giữ lại, đồng thời cũng sẽ chuyển đổi nguồn vốn chủ sở hữu sẵn có của NH thành vốn có thể sử dụng được cho việc đầu tư cơ sở vật chất hoặc cho vay tín dụng… nâng hạn mức tín dụng tối đa của Techcombank đối với các khách hàng. Lợi nhuận của Techcombank tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn 2014-2019, với tỷ lệ tăng trưởng LNST lần lượt đạt 41,31%; 105,95%; 104,7%; 31,46%; 20,68%. Năm 2019, Techcombank là ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Về cơ cấu thu nhập

Trong tổng thu nhập thuần, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên cơ cấu tỷ trọng đã có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2014 - 2019. Cơ cấu thu nhập có những chuyển dịch theo hướng tăng thu từ dịch vụ và các thu nhập ngoài lãi khác. Cụ thể, thu nhập lãi thuần năm 2014 - 2019 chiếm lần lượt là 84%; 77%; 71%; 66%; 69,4%; 67,7%. Bắt đầu từ giai đoạn 2016 - 2017, tỷ trọng đóng góp của hoạt động tín dụng sụt giảm đáng kể nhờ đóng góp của hoạt động dịch vụ tăng trong đó thu nhập từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm và dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tăng mạnh (năm 2016); thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý tăng đáng kể (năm 2017).

25000.00


20000.00


15000.00


10000.00


5000.00

84%

77.2%

68.8%

54.3%

62.1%

67,7%


Thu nhập ngoài lãi Thu nhập từ lãi

5871.00

7213.68

8142.22

8930.41

11389.94

14257.84

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập Techcombank 2014 - 2019




0.00

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019






















1118.20

2130.26

3690.93

7427.58

6959.83

6810.3









(Nguồn:[29])

Cũng như nhiều ngân hàng khác của Việt Nam, hoạt động tín dụng đóng góp chính vào tổng thu nhập của Techcombank, chiếm tỷ trọng trung bình 69,01% giai đoạn 2014 - 2019; thu nhập ngoài lãi đóng góp khoảng 31%. Tuy nhiên, đóng góp của hoạt động phi tín dụng mà đặc biệt là thu từ hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng gia


tăng, giảm dần sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng. Việc dịch chuyển tỷ trọng thu nhập từ lãi sang dịch vụ là một mục tiêu cốt lõi trong chiến lược 5 năm của Techcombank, bởi doanh thu ngoài lãi là nguồn doanh thu tốn ít chi phí vốn, có độ rủi ro thấp hơn và sẽ mang lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng.

Qua các phân tích trên ta thấy rằng, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là cấu thành chủ yếu trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, do đó công tác QTRRTD cần được tập trung thực hiện một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp và thường xuyên hơn.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Tổng vốn huy động từ khách hàng của Techcombank tăng trưởng trong giai đoạn 2014 - 2019, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều. Năm 2014, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 131.690 tỷ đồng, trong đó có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Sang năm 2015, tốc độ tăng trưởng vốn huy động vẫn duy trì tương đối ổn định. Năm 2016, số dư tiền gửi KH của toàn ngân hàng tiếp tục tăng trưởng 21,94% so với cuối năm 2015 và đạt mức 173.449 tỷ đồng. Do duy trì tỷ trọng tiền gửi từ KHCN cao chiếm 64% tổng huy động 2016, Techcombank có được sự ổn định trong nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp. Ngoài ra, Techcombank đã phát triển các dịch vụ toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp, nhờ đó thu hút nhóm KH này chọn Techcombank là Ngân hàng giao dịch chính trong năm 2016, giúp tỷ trọng huy động từ doanh nghiệp cải thiện từ 34% lên 36%. Một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược 5 năm mà Techcombank đã đặt ra đó là tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động nhằm cải thiện biên thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Bảng 2.2: Hoạt động Huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng vốn huy động

131.690

142.240

173.449

175.435

207.678

238.414

- Huy động từ TCKT

87.801

48.643

61.663

49.927

59.358

71.524

Tỷ trọng (%)

66,67

34,20

35,55

28,46

28,58

30,00

- Huy động từ KHCN

43.889

93.597

111.786

125.508

148.320

166.890

Tỷ trọng (%)

33,33

65,80

64,45

71,54

71,42

70,00

Tăng trưởng vốn huy

động so với năm trước (%)


8,01

21,94

1,15

18,38

14,8

(Nguồn:[29])


Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi Techcombank 2014 - 2019


Đvt: %


Năm 2019

34.5

65.5

Năm 2018

28.7

71.3

Năm 2017

24.1

75.9

Năm 2016

22.71

77.29

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn

Năm 2015 20.61 79.39

Năm 2014 16.70

83.30

0.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

(Nguồn:[29])

Trong giai đoạn 2017 - 2019, tổng huy động vốn từ khách hàng tăng rõ rệt, thể hiện chiến lược huy động vốn tập trung vào khu vực khách hàng cá nhân. Năm 2017, nhằm duy trì hệ số Cho vay/huy động (LDR) một cách hiệu quả & chắc chắn, Techcombank cũng đã chủ động điều tiết tăng trưởng quy mô tiền gửi của KH và số dư tiền gửi của KH 2017 đã cán mốc 175.435 tỷ đồng, trong đó tiền gửi đến từ cá nhân ngày càng tăng và chiếm 71,54% tổng huy động. Mặc dù số dư tiền gửi không tăng trưởng nhiều trong năm 2017 nhưng tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Trong khi số dư tiền gửi có kỳ hạn được giữ bằng mức năm trước thì số dư tiền gửi không kỳ hạn lại được tập trung thúc đẩy thông qua việc tăng các giao dịch của KH qua ngân hàng, nhờ đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động của toàn ngân hàng đã tăng từ 22,71% năm 2016 lên 24,1% năm 2017. Xu hướng tích cực này sẽ giúp cho ngân hàng giảm sức ép về chi phí huy động, góp phần duy trì tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM.

Năm 2018, số dư tiền gửi tăng trưởng tốt cả huy động từ KHCN và cả KH TCKT, và tiền gửi đến từ cá nhân vẫn giữ tỷ trọng lớn, chiếm 71,42% trong tổng huy động. Bên cạnh đó, tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Trong năm 2018, số dư tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank được thúc đẩy thông qua việc triển khai các chương trình như “zero fee”, miễn phí dịch vụ thanh toán qua ứng dụng Internet Banking và Mobile Banking cho cả KHCN và doanh nghiệp, “Hoàn tiền 1% không giới hạn cho thẻ ghi nợ” nhờ đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động của ngân hàng tăng từ 24,1% năm 2017 lên 28,7% năm 2018.


Năm 2019, tiền gửi khách hàng tăng 14,8% với tỷ lệ tiền gửi KHDN chiếm 30% và KHCN chiếm 70%. Đây là kết quả của nỗ lực nâng cao tính gắn kết từ khách hàng qua việc cung cấp các giải pháp ngân hàng số tiện lợi, nhanh chóng. Tạp chí uy tín The Asian Banker gần đây đã trao tặng Techcombank giải thưởng Ngân hàng Thanh toán tốt nhất Việt Nam để ghi nhận vị trí dẫn đầu của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán cho cả khách hàng tư nhân và khách hàng doanh nghiệp.

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Tổng dư nợ TD của toàn hệ thống Techcombank giai đoạn 2014 -2019

Đvt: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ tín dụng toàn hàng

97.990

127.387

159.010

181.002

217.138

260.566

Tăng trưởng so với năm trước

14,3%

30%

24,82%

13,83%

19,96%

20%

(Nguồn:[29])

Qua bảng trên ta thấy,tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đảm bảo mức kế hoạch đề ra, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2019 là 20,485%.

Giai đoạn 2014 - 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng Techcombank chưa thật ổn định, mức độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc tương đối nhiều vào điều kiện thị trường và tác động của các chính sách của NHNN. Năm 2014, do những bất ổn về kinh tế vĩ mô, mặc dù chính phủ và NHNN có nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn ngành đạt ở mức khiêm tốn 12%, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng Techcombank năm 2014 đạt 97.990 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm trước. Năm 2015, với tình hình kinh tế được cải thiện đáng kể, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, nhu cầu tín dụng của KH gia tăng, Techcombank đã tận dụng cơ hội tăng trưởng các sản phẩm tín dụng, đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng đáng kể ở mức 29,92% so với năm 2014. Năm 2016, dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 159.010 tỷ đồng, tăng trưởng 24,8% so với năm 2015.

Năm 2017, một mặt dưới tác động của chính sách xiết chặt cho vay bất động sản của NHNN, mặt khác, với chiến lược lựa chọn khách hàng và thận trọng trong cho vay, số dư tín dụng của Techcombank đạt 181.002 tỷ đồng, chỉ đạt mức tăng trưởng 13,83% so với năm 2016.

Giai đoạn 2018 - 2019 đánh dấu sự chủ động hơn trong việc điều tiết tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như cơ cấu tín dụng của Techcombank, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng đều đặn ở mức xấp xỉ 20%. Cùng với định hướng phát triển an toàn và bền vững, chiến


lược tăng trưởng tín dụng của Techcombank trong giai đoạn này là xoay vòng vốn nhanh, trong khi đó, nếu cho vay dài hạn sẽ khó xoay vòng vốn và rủi ro cũng sẽ cao hơn. Do đó, Techcombank chuyển sang tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động, mục tiêu là giảm tỷ trọng cho vay dài hạn xuống dưới 50% mà vẫn đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, Techcombank chủ trương chuyển hướng sang các KH có hiệu quả, giảm bớt phần cho vay kém hiệu quả để phòng ngừa rủi ro nợ quá hạn. Xét trên cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, việc tập trung vào cho vay ngắn hạn-vốn lưu động của nhóm KHDN để giúp cho vay ngắn hạn của Techcombank đạt được mức tăng trưởng gần gấp đôi và chiếm 55% tổng dư nợ năm 2017 và 58% năm 2018. Kết thúc năm 2018, số dư tín dụng của Techcombank đạt 217.138 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng 19,96% - tỷ lệ đã được NHNN cho phép nới rộng dựa trên mức vốn VCSH cao hơn sau khi ngân hàng hoàn tất thủ tục tăng vốn vào tháng 8/2018, đồng thời tỷ lệ nợ xấu vẫn được duy trì ở mức thấp. Năm 2019, dư nợ cho vay toàn hệ thống Techcombank đạt

260.566 tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với năm 2018, vượt 7% so với kế hoạch đề ra đầu năm.

Hoạt động dịch vụ:

Biểu đồ 2. 3: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đvt: tỷ đồng; %


3500

3000

2500

2000

2.559

21%

2.480

14%

3.273

5%

23%

3.253

6%

21%

Dịch vụ khác

Dịch vụ thanh toán & tiền mặt

15%

14%

30%

1500

1000

500

0

1.024

27,9%

55%

15,3%

Năm 2014

1.126

19,5%

62%

16,4%

Năm 2015

49,6%

22%

29%

Dịch vụ thẻ

18%

13,2%

16,2%

Năm 2016

23%

15%

Năm 2017

35%

Hoa hồng hợp tác bảo hiểm

30%

Năm 2018

Năm 2019

Tư vấn và phát hành chứng khoán

(Nguồn:[29])

Nhìn chung, tổng doanh thu dịch vụ của Techcombank có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2019, mặc dù có sự giảm nhẹ vào năm 2017 do Techcombank bắt đầu đi vào ứng dụng chương trình Zero Fee, miễn phí toàn bộ dịch vụ e- banking từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập dịch vụ của Techcombank lại có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Trong khi tỷ trọng thu từ dịch vụ tư vấn và phát hành chứng khoán và thu hoa hồng hợp tác bảo hiểm tăng đều đặn trong suốt giai đoạn 2014 - 2019,


tỷ trọng thu từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt giảm hơn một nửa từ mức bình quân 55,53% giai đoạn 2014 - 2016 (tương ứng 55%, 62%, 49,6%) xuống còn 24,67% giai đoạn 2017 - 2019 (tương ứng 30%, 23% , 21%). Sự sụt giảm tỷ lệ thu từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt phản ánh chiến lược của Techcombank trong 3 năm trở lại đây, hy sinh phí dịch vụ để thúc đẩy nguồn tiền gửi không kỳ hạn và các dịch vụ đi kèm.

Hoa hồng từ hợp tác bảo hiểm chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng thu nhập dịch vụ của Techcombank từ 2016 - 2019. Bắt đầu từ năm 2016, nhận thấy những tiềm năng phát triển dịch vụ Bảo hiểm ở thị trường Việt Nam, Techcombank triển khai những hợp tác dịch vụ Bankasuarance (kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng) đầu tiên. Năm 2017 đánh dấu đồng hợp tác độc quyền kéo dài 15 năm giữa Techcombank và Tập đoàn Bảo hiểm đa quốc gia Manulife (Canada), tổng phí bảo hiểm khai thác mới (APE) của toàn hệ thống Techcombank đạt gần 649 tỷ đồng, tỷ trọng hoa hồng hợp tác bảo hiểm trong tổng thu nhập dịch vụ năm 2017 tăng mạnh, đạt 23% so với mức 13,2% của năm 2016. Từ năm 2017 - 2019, tỷ trọng hoa hồng bảo hiểm vẫn duy trì tỷ lệ trung bình 24,67% (tương ứng 23%, 22%, 29%) do Techcombank cung cấp các giải pháp bảo hiểm tối ưu, kết hợp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín, thủ tục gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Trong cơ cấu thu nhập phí của Techcombank, doanh thu từ dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tăng đều đặn qua các năm 2014 - 2019, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2019 với tỷ lệ tương ứng là 35% và 30%. Tốc độ tăng trưởng cao của loại phí này phản ánh nhu cầu tín dụng liên tục của các khách hàng. Trong đó có các thương vụ tư vấn phát hành trái phiếu của Techcombank tập trung vào một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan, Thành Thành Công, NovaLand…Các trái phiếu này được bán cho khách hàng cá nhân và tổ chức, thông qua các kênh khác nhau trong đó có 284 chi nhánh của Techcombank. Tăng thu từ hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán, một mặt giúp thỏa mãn nhu cầu của các đối tác lớn của Techcombank, mặt khác góp phần mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn cho tài sản vì Ngân hàng vẫn có thể tạo ra lợi nhuận hấp dẫn trong khi quản lý thận trọng sự tăng trưởng của bảng cân đối kế toán.

2.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

2.2.1. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam thông qua các tiêu chí phản ánh năng lực QTRRTD

2.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ và cơ cấu tín dụng

Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng


Qua biểu đồ 2.4 ta có thể thấy, cùng với những biến động trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019, cơ cấu tín dụng của Techcombank cũng có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng tín dụng đối với khu vực bán lẻ gồm khách hàng cá nhân và khách hàng SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) có xu hướng tăng dần, trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp lớn trong tổng dư nợ tín dụng lại giảm. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của Techcombank, đẩy mạnh tín dụng ngân hàng bán lẻ, tập trung khu vực có tương tác dịch vụ lớn, có tỷ lệ lãi biên cao, hướng tới mục tiêu giảm thiểu RRTD nhưng vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng và gia tăng lợi nhuận.

Về phân khúc cá nhân, tỷ trọng cho vay đối với KHCN luôn duy trì ở mức bình quân 36,12% tổng dư nợ tín dụng trong suốt giai đoạn 2014 - 2019. Ở khu vực này, nhóm khách hàng trọng tâm của Techcombank là những người có thu nhập cao. Techcombank giảm bớt các sản phẩm rủi ro cao, như tiêu dùng, tín chấp, để chuyển sang các phân khúc cho nhóm khách hàng có thu nhập khá và cao, như thẻ tín dụng, vay mua nhà để ở, vay mua ôtô. Năm 2019, dư nợ cho vay mua nhà của Techcombank tăng 33% so với năm 2018, đóng góp đến 38% vào tổng danh mục cho vay của ngân hàng và trở thành lực đẩy lớn nhất cho tăng trưởng cho vay bán lẻ.

Biểu đồ 2. 4: Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng Techcombank 2014 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


300000

260566

250000

217138

200000

181.002

40,1%

159.010

32,7%

150000

127.387

35,5%

97.990

14,1%

17,2%

100000

33,4%

11,5%

25,5%

50000

10,4%

42,3%

9,8%

41%

30,9%

27,3%

KH cá nhân

SME

DN lớn

Trái phiếu DN

Tổng dư nợ TD

0

10,3%

8,9%

12%

11,8%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

39,5%

11,5%

40,1%

10,2%

46,1%

35,5%

(Nguồn:[29])

Về khu vực tín dụng đối với các SME, với hơn 490.500 doanh nghiệp SME, chiếm 98,1% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam [15], Techcombank luôn chú trọng phát triển phân khúc khách hàng tiềm năng này. Trong giai đoạn 2016 - 2019, Techcombank thiết kế lại mô hình kinh doanh, cơ cấu mảng SME thành các trung tâm khách hàng vừa và nhỏ, trong đó, xác định các ngành kinh tế quan trọng mỗi ngành có 1 quản lý riêng biệt , nâng cấp nền tảng công nghệ và kỹ thuật số, hợp lý hóa quy trình phê duyệt tín

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí