Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Techcombank Giai Đoạn 2014 - 2019


dụng cũng như cải thiện các quy trình giao dịch quan trọng như phát hành Thư tín dụng, Thư bảo đảm và giải ngân khoản vay, giúp cho dịch vụ tín dụng ngân hàng đơn giản và hiệu quả hơn cho khách hàng SME. Năm 2019, Techcombank có hơn 35.000 khách hàng SME tín dụng và phi tín dụng so với mức 29.000 giai đoạn 2016-2017, dư nợ cho vay SME tăng đáng kể, bình quân đạt 29,06% trong giai đoạn 2016 - 2019.

Đối với nhóm KHDN lớn, chủ yếu tiếp cận các khoản vay trung và dài hạn, từ giai đoạn 2015 đến 2019, Techcombank hỗ trợ nhu cầu tín dụng dài hạn của khách hàng doanh nghiệp lớn qua việc tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhờ đó giảm tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn xuống còn khoảng 30% mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của các đối tác khách hàng doanh nghiệp lớn. Đồng thời, nhờ giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, Techcombank duy trì mức thanh khoản tốt với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 30,5%, thấp hơn nhiều so với mức trần 40% của NHNN.

Về dư nợ trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ đóng góp của trái phiếu doanh nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tăng mạnh trong 3 năm 2017 - 2019, tỷ lệ trung bình toàn giai đoạn đạt 13,35%.

2.1.4.2 Các tiêu chí phản ánh an toàn sử dụng vốn:

Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ NQH của Techcombank được duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn 2014 - 2019, trong đó nợ cần chú ý được kiểm soát ở mức dưới 2,5%.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đvt: tỷ đồng; %


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

ST

%

ST

%

ST

%

ST

%

ST

%

Nợ đủ tiêu chuẩn

108.012

96,76

138.204

96,91

155.932

96,94

154.548

96,63

225.601

97,75

Nợ cần chú ý

1.751

1,57

2.166

1,52

2.333

1,45

2.588

1,62

2.123

0,92

Nợ dưới tiêu chuẩn

309

0,28

397

0,28

575

0,36

237

0,15

218

0,09

Nợ nghi ngờ

537

0,48

475

0,33

456

0,28

863

0,54

305

0,13

Nợ có khả năng mất vốn

1.016

0,91

1.375

0,96

1.553

0,97

1.03

1,06

2.554

1,11

Trái phiếu VAMC

0

0

2.922


0

0

0

0

0

0

Tổng

112.200

100

142.600

100

160.849

100

159.939

100

230.802

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 13

Nguồn:[29] Năm 2017, sau Vietcombank, Techcombank là ngân hàng thứ 2 hoàn thành trích lập cho trái phiếu VAMC, sử dụng toàn bộ dự phòng để xử lý và đưa trái phiếu VAMC đã phát hành năm 2016 ra ngoại bảng. Trong năm 2017, Techcombank đã trích lập 2.922 tỷ đồng cho trái phiếu VAMC, đồng thời sử dụng 3.031 tỷ đồng dự phòng lũy kế để xử lý và đưa trái phiếu VAMC ra ngoại bảng. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của Techcombank.


Tỷ lệ nợ xấu

Trong giai đoạn 2014 - 2019, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giảm rõ rệt, duy trì ở mức <3%. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank dừng lại ở mức 2,38%, thấp hơn so với mức 3,65% của năm 2013. Có được kết quả này là do NH đã áp dụng chính sách cho vay thận trọng và tập trung cải thiện chất lượng tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục với chiến lược đó, năm 2015, Techcombank tăng trưởng gắn liền với việc chú trọng chất lượng tín dụng và mở rộng KH dựa trên những phân khúc mục tiêu, đặc biệt là phân khúc KH có thu nhập khá trở lên và các doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các giải pháp tài chính đa dạng. Mặt khác, nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát nợ xấu hiện tại cũng như ngăn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2015 giảm xuống còn 1,67% so với mức 2,38% vào cuối năm 2014.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tỷ lệ nợ xấu

2,38

1,67

1,57

1,61

1,75

1,33

Tăng/giảm


- 1,27

- 0,1

- 0,04

- 0,14

- 0,42

(Nguồn:[20]) Giai đoạn 2016 - 2017 đánh dấu mức tăng trưởng dư nợ nhanh, tuy nhiên, Techcombank vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,67% năm 2015 xuống 1,57% năm 2016. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ xấu của Ngân hàng tăng lên trong năm 2016 và đạt mức 66,6% - tỷ lệ này càng cao thì những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu do RRTD càng được giảm thiểu, hoạt động và lợi nhuận của Ngân hàng cũng được đảm bảo an toàn hơn. Bước sang 2017, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC - tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu hồi nợ, tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo cho Techcombank. Qua đó đã hỗ trợ tích cực cho Techcombank trong việc xử lý phát mãi tài sản, thu hồi các khoản nợ xấu và nợ bán cho các doanh nghiệp khác. Cụ thể, kết quả thu hồi nợ năm 2017 đạt hơn 2.600 tỷ VNĐ bằng 85% so với kế hoạch đề ra,

cao hơn so với năm 2016 là 75%.

Trong giai đoạn 2018 - 2019, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank có xu hướng tăng cao vào ba quý đầu năm nhưng lại có chuyển biến tốt vào thời điểm cuối mỗi năm do những nỗ lực của ngân hàng trong việc kiểm soát nợ xấu. Trong năm 2018, nợ xấu đã được kiểm soát từ tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong 3 quý đầu năm (nợ dưới tiêu chuẩn 425.663 triệu đồng; nợ nghi ngờ: 948.730 triệu đồng; nợ có khả năng mất vốn :


2.026.823 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2017, trong đó, nợ nghi ngờ tăng gấp đôi và nợ có khả năng mất vốn tăng 31%) sang tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh ở quý cuối cùng, kết thúc 2018 ở mức 1,75%, đạt được kế hoạch đã đề ra đầu năm. NH cũng đã hoàn thành việc thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn đã được bán sang VAMC để tất toán trước hạn hoàn các trái phiếu đặc biệt VAMC.

Năm 2019, 6 tháng đầu năm, tổng nợ xấu của Techcombank tăng mạnh ở mức

3.301 tỷ đồng, tăng 498 tỷ đồng so với năm 2018.Trong đó riêng khoản nợ khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đã chiếm tới 2.274 tỷ đồng, tăng 570 tỷ đồng so với đầu năm; nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) ở mức 673 tỷ đồng; còn khoản nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 354,3 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên cho vay KH ở mức 1,8%. Tuy nhiên, về nửa cuối năm 2019, do những nỗ lực trong việc thu hồi nợ xấu, Techcombank đã xóa khoảng 2.200 tỷ đồng nợ xấu, tổng nợ xấu tại thời điểm 31/12/2019 là 3.077 tỷ đồng tương ứng với 1,33% trên tổng dư nợ cho vay.

Tỷ lệ cho vay/ huy động (LDR)

Nhìn chung, tỷ lệ cho vay/huy động của Techcombank duy trì ở mức an toàn so với giới hạn quy định của NHNN trong suốt giai đoạn 2014 - 2019 và thấp hơn so với mức bình quân của khối NHTMCP.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ LDR của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: %


200.00%

77.65%

81.04%

83.80%

84.65%

84.61%

150.00%


100.00%


50.00%

Tỷ lệ LDR khối NHTM

Tỷ lệ LDR Techcombank

70.0%

71.80%

76.60%

65.50%

76.3%

0.00%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019*

Nguồn:[29]

Giai đoạn 2018 - 2019, tỷ lệ LDR của Techcombank là 65,5% và 76,3%, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân NHTMCP 84,65% và 84,61%. Sở dĩ LDR của Techcombank thấp so với mặt bằng mặc dù Techcombank một trong những NH có tỷ suất lợi nhuận cao nhất hệ thống là bởi một lượng lớn dư nợ TD của Techcombank không phải là dưới dạng cho vay KH mà là dưới dạng trái phiếu doanh nghiệp - có RR thậm chí còn cao hơn cả cho vay KH nhưng biên lợi nhuận cao hơn (Tổng cho vay dùng để tính tỷ lệ LDR theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN không đề cập đến các loại chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp). Nếu tính


trái phiếu doanh nghiệp, LDR của Techcombank năm 2019 lên tới 85%. Do đó, Techcombank cần việc tính toán tỷ lệ LDR bao gồm trái phiếu doanh nghiệp ở mức hợp lý, một mặt đảm bảo khả năng sinh lời, mặt khác, hạn chế RR thanh khoản, bảo vệ NH trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột giảm.

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:

Biểu đồ 2. 6: Vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Techcombank 2014 - 2019

Đơn vị tính: %


100.00%

80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%

31%

34.50%

30.65%

28.40%

27.30%

45.91%

41.50%

43%

31.50%

38.40%

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung và dài hạn toàn ngành Ngân hàng

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung và dài hạn Techcombank

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

(Nguồn:[29])

Nhìn chung, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Techcombank mặc dù luôn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN trong từng giai đoạn, song tỷ lệ này luôn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ bình quân của ngành trong giai đoạn 2014 - 2019. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014 - 2019 của Techcombank thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Từ năm 2015 - 2019, NHNN đã có 3 lần điều chỉnh quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn tối đa được cho vay trung và dài hạn từ 60%, rồi giảm về 45% và 40%. Năm 2019, NHNN đã ban hành thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn theo 3 giai đoạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022

là 34%; từ 01/10/2022 là 30%. Như vậy, với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức cao, Techcombank đang đứng trước những thách thức làm sao đủ vốn để phục vụ nhu cầu cho vay, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề thanh khoản.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Techcombank luôn ở mức cao so với quy định của NHNN, Techcombank là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản cao nhất hệ thống. Techcombank đã xây dựng và triển khai hữu hiệu hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, góp phần ngăn ngừa, kịp thời xử lý các vấn đề tồn tại phát sinh. Các chỉ số hoạt động ngân hàng được kiểm soát thường xuyên, do vậy không nảy sinh rủi ro bất ngờ


đáng kể nào, số dư tín dụng được kiểm soát trong phạm vi khẩu vị rủi ro và biên độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Đồng thời, Techcombank vẫn luôn tăng cường văn hóa rủi ro và phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, tỷ lệ CAR của Techcombank có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2014 - 2017 mặc dù trong giai đoạn này, để duy trì tỷ lệ CAR, Techcombank đã áp dụng chính sách không trả cổ tức trong 5 năm liên tiếp, LNST đến hết 2016 được giữ lại toàn bộ để đầu tư, phục vụ cho tăng trưởng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm của hệ số CAR giai đoạn 2014 - 2017 là do tài sản có quy đổi rủi ro của Techcombank tăng trong khi đó ngân hàng lại gặp phải những khó khăn trong việc tăng vốn.

Bảng 2.6: Hệ số an toàn vốn tối thiểu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

CAR

15,65

14,7

13,12

9.4*

14,6*

15,5*

Tăng/giảm


-0,95

-1,58

-3,72

5,2

0.9

*Tính theo phương pháp tính hệ số an toàn vốn tối thiểu của TT41/2016/TT-NHNN

(Nguồn:[29])

Giai đoạn 2018 - 2019 đã chứng kiến làn sóng tăng vốn mạnh mẽ của các ngân hàng trong khối cổ phần, và Techcombank cũng không nằm ngoài làn sóng đó khi trong năm 2018 vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng gấp 3 lần lên 35.000 tỷ đồng, điều đó góp phần lớn tới việc tăng tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank trong giai đoạn này. Năm 2018, hệ số an toàn vốn (CAR) của Techcombank vào thời điểm cuối năm đạt mức 14,6% cao hơn mức trung bình hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của khối NHTMCP 11,24%, cao hơn đáng kể 5,2% so với năm 2017. Điều này phản ánh mức độ thận trọng của Techcombank trong việc quản lý mức độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2019, Techcombank đã chính thức được NHNN Việt Nam trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) kể từ ngày 1/7/2019. Cách tính hệ số CAR theo TT 41/2016 được yêu cầu chặt chẽ hơn, bổ sung rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, yêu cầu CAR tối thiểu theo Thông tư này là 9%. Áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ CAR của Techcombank tăng 0,9% đạt mức 15,5%.

2.1.4.3. Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời

Thu nhập lãi thuần:

Đứng thứ hai trong số NHTM có thu nhập lãi thuần lớn nhất khối các NHTMCP Việt Nam (sau Vietcombank), thu nhập lãi thuần của Techcombank tăng trưởng mạnh và tương đối ổn định trong giai đoạn 2014 - 2019. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân


giai đoạn 2014 - 2019 đạt 19,64% giúp gia tăng nguồn thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Đồng thời, việc quản lý chi phí có tính kỷ luật và sự gia tăng mạnh mẽ từ các khoản thu hồi nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro những năm trước.

Bảng 2.7: Thu nhập lãi thuần Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập lãi thuần (tỷ đồng)

5.871

7.214

8.142

8.930

11.390

14.258

Tăng/giảm (tỷ đồng)

-

1.343

928

788

2.460

2.868

Tăng/ giảm (%)

-

22,88

12,86

9,68

27,55

25,18

NIM (%)

3,92

4,37

4,06

3,90

3,7

4,20

Nguồn: [29] Xem xét đóng góp của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động của Techcombank, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể, thu nhập từ lãi thuần giai đoạn 2014 - 2019 chiếm tỷ trọng trung bình 69% tổng thu nhập toàn hàng. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của hoạt động QTRRTD trong việc nâng cao hiệu quả

hoạt động, đảm bảo tăng trưởng bền vững cho Techcombank.

Về tỷ lệ thu nhập lãi thuần, Techcombank là một trong số những ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cao trong hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 - 2019, tỷ lệ NIM có những biến động đáng kể. Giai đoạn 2015 - 2018, do quá trình thực hiện chuyển đổi danh mục cho vay từ các khoản vay trung và dài hạn sang ngắn hạn gây áp lực làm giảm biên thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập lãi thuần có xu hướng giảm, từ mức 4,37% năm 2015 xuống còn 3,9% năm 2017. Tuy nhiên, trong năm 2019, Techcombank đẩy mạnh huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn CASA (tiền gửi không kỳ hạn của mảng khách hàng cá nhân Techcombank tăng 219% từ 2016 - 2019, đạt 58,6 nghìn tỷ đồng), góp phần giữ chi phí huy động ở mức thấp, giúp Techcombank cải thiện NIM ở mức 4,3% cao hơn so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng 3,44% và xấp xỉ tỷ lệ trung bình trên thế giới 4,5%.

Lợi nhuận ròng trước thuế (PBT) và Lợi nhuận sau thuế:

PBT của Techcombank luôn duy trì mức tăng trưởng cao và bền vững trong suốt giai đoạn 2014 - 2019 với mức tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 59,19%.

Năm 2015, Tổng thu nhập hoạt động của Techcombank tăng cao, vấn đề quản trị chi phí được đặc biệt chú trọng, cắt giảm các chi phí không cần thiết, đồng thời cải thiện các loại chi phí giúp tăng doanh thu cũng như năng suất làm việc trong NH. Techcombank tiếp tục tập trung vào QTRRTD với những nỗ lực lớn nhằm trong việc quản lý nợ xấu.Các yếu tố trên đã đóng góp vào tăng trưởng LNTT năm 2015 hơn 43%


so với năm 2014. Năm 2016 đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc của Techcombank về LNTT, tăng 96,2% so với năm 2015, ở mức 3.997 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.8: Lợi nhuận ròng trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng; %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

PBT (tỷ đồng)

1.417

2.037

3.997

8.036

10.661

12.838

Tăng/giảm (%)

61,4

43,75

96,22

101,08

32,66

20

LNST (tỷ đồng)

1.082

1.529

3.149

6.446

8.474

10.270

Tăng/giảm (%)

65,19

41,31

105,95

104,7

31,46

21,19

Nguồn: [29]

Giai đoạn 2018 - 2019, tỷ suất sinh lời tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, LNTT vượt mức 10.000 tỷ đồng, LNTT năm 2018 đạt 10.661 tỷ đồng, vượt kế hoạch 6,61%, tăng 32,67% so với năm 2017. Kết quả kinh doanh của Techcombank 2019 tiếp tục có nhiều điểm nổi bật với tỷ lệ tăng trưởng LN đạt 20%.

LNST của Techcombank tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2019, duy trì vị trí tốp đầu về lợi nhuận trong hệ thống NH Việt Nam. Năm 2018, đồng hành cùng sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Techcombank đã ghi nhận KQKD đạt kỷ lục với LNTT hợp nhất đạt mức 8.474 tỷ đồng, tăng 31,46% so với năm 2017. Kết quả này có được là từ sự tăng trưởng trong tất cả các mảng kinh doanh của NH, với mức tăng trưởng TD đạt 20% trong khi chất lượng tài sản được đảm bảo. Chi phí TD thấp hơn cùng với việc quản lý chi phí tổng thể tốt cũng đã đóng góp vào mức lợi nhuận này. Năm 2019, LNST tiếp tục ổn định ở mức tăng trưởng 21,19%.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

Nhìn chung, giai đoạn 2014 - 2019 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Techcombank trên bảng xếp hạng ROA và ROE của ngành ngân hàng. Nếu như năm 2014 - 2015, tỷ lệ ROA của Techcombank chỉ đạt 0,64%; 0,82% thấp hơn với mức bình quân ngành tương ứng 0,7%; 0,83% thì tới năm 2018 , tỷ lệ ROA của Techcombank đạt 2.860%, cao hơn so với mức 2,04% trung bình ngành ngân hàng, là một trong hai ngân hàng có hiệu quả nhất khu vực, cùng Bank Central Asia của Indonesia 3,28% [18]. Năm 2019, tỷ lệ ROA của Techcombank đạt 2,9%, tăng 0,02% so với năm 2018 và ở mức cao hơn bình quân ngành 2,01%.


Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ ROA Techcombank giai đoạn 2014 -2019

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0


ACB

Vietcombank VPBank

Toàn ngành

Đơn vị tính: %



2014

2015

2016

2017

2018

2019



















0.54

0.53

0.59

0.76

1.63

1.58






















0.72

0.69

0.75

0.79

1.22

1.48






















0.88

1.26

1.79

2.49

2.45

2.27






















0.7

0.83

1.15

1.65

2.04

2.01



TCB

0.64

0.82

1.46

2.55

2.88

2.9


Nguồn: [29]

Tỷ lệ ROE của Techcombank tăng trưởng tương đối đều đặn trong giai đoạn 2014

- 2017, tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2019. Tỷ lệ ROE năm 2018 của Techcombank tuy vẫn ở mức cao, đạt 21,5% xếp thứ 4 toàn ngành, cao hơn mức trung bình toàn ngành là 14%, song giảm 6,2% so với năm 2017. Năm 2019, tỷ lệ này của Techcombank tiếp tục giảm xuống mức 17,8%, đứng thứ 6 trong nhóm các NHTMCP. Tỷ lệ ROA, ROE giai đoạn này giảm trong khi lợi nhuận của Techcombank tăng trưởng đều đặn là do năm 2018, Techcombank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần, đạt 35.000 tỷ đồng, điều này làm VCSH và Tổng Tài sản của Techcombank tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ ROE của một số ngân hàng năm 2019

Đơn vị tính: %


30.0%

25.0%

20.0%

15.0%

10.0%

5.0%

0.0%

25.2%

26.3%

27.4%

21.6%

22.0%

18.0%

20.6%

17.8%

12.6%

13.7%

8.2%

Nguồn:[29]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023