n
R Ri
i 1
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
n
- Ri : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ
i 1
thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Căn cứ thông tư 02/2013/TT-NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ được xác định như sau:
Bảng 3.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo nhóm nợ
Nhóm nợ | Tỷ lệ trích lập dự phòng | |
1 | 1 | 0% |
2 | 2 | 5% |
3 | 3 | 20% |
4 | 4 | 50% |
5 | 5 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Phát Triển Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Và Các Quy Trình Tín Dụng
- Các Yếu Tố Đánh Giá Trong Quá Trình Thẩm Định Tín Dụng
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 21
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 22
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 23
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: [35]
3.2.6. Sử dụng các công cụ phái sinh để xử lý rủi ro tín dụng
Hiện nay các công cụ tín dụng phái sinh đang ngày càng phổ biến trên thế giới và được nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng thành công. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các công cụ tín dụng phái sinh chưa thực sự phát triển trong khi đây là một công cụ hữu dụng trong việc xử lý rủi ro, ngoài ra cũng đem lại một phần thu nhập cho ngân hàng thông qua các khoản thu từ phí, lệ phí. Các công cụ tín dụng phái sinh thường được sử dụng bao gồm chứng khoán hóa, hợp đồng quyền chọn (tín dụng, trái phiếu), hợp đồng hoán đổi (tổng thu nhập, tín dụng).
Đối với việc thực hiện chứng khoán hóa:
Chứng khoán hóa là một kỹ thuật tài chính ra đời từ thị trường tài chính Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970 với việc phát triển của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay có thế chấp (mortgage back securities - MBS). Việc huy động vốn thông qua hình thức này bùng nổ vào những năm tiếp theo với các giao dịch phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản không có thế chấp (asset backed securities - ABS) kể từ năm 1985.
Chứng khoán hóa được du nhập vào Châu Âu vào giữa những năm 80 và tại Châu Á, các giao dịch chứng khoán hóa trở nên phổ biến đầu tiên tại Nhật
Bản và Hồng Kông, là những quốc gia có thị trường bất động sản rất phát triển vào đầu những năm 1990.
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính, ngân hàng cho vay thế chấp để các tổ chức, ngân hàng này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.
Như vậy, việc chứng khoán hóa các khoản vay có những ưu điểm lớn mang lại lợi thế cho ngân hàng như: đảm bảo tính thanh khoản của các khoản vay đóng băng, cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chi tiêu mới của ngân hàng, ngoài ra cũng có thêm nguồn thu từ việc quản lý những khoản vay được chứng khoán hóa.
Hợp đồng quyền chọn bao gồm hợp đồng quyền chọn tín dụng và hợp đồng quyền chọn trái phiếu
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Nếu ngân hàng cảm thấy không yên tâm về khả năng thanh toán của một khoản tín dụng lớn, ngân hàng có thể kí hợp đồng quyền chọn tín dụng đối với tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này cho phép ngân hàng có thể thu lại được toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này không được thanh toán như dự tính. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng trả nợ đúng như dự kiến, ngân hàng sẽ không cần thực hiện hợp đồng này và do đó, ngân hàng phải chấp nhận chịu phí cho hợp đồng quyền chọn đã ký.
Hợp đồng hoán đổi bao gồm hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận trao đổi dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Về hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là một loại hợp đồng bảo hiểm, trong đó một bên mua bảo hiểm cho những tổn thất do xảy ra sự kiện tín dụng, là công cụ được giao dịch trên thị trường phi tập trung, các sự kiện tín dụng ở đây bao gồm phá sản, mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ. Khi đó, người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng phải chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, người bán bảo hiểm sẽ chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã được bảo hiểm.
Về hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập
Ngân hàng, người mua bảo hiểm chi trả cho người bán bảo hiểm dựa vào thu nhập có được từ việc nẵm giữ những khoản nợ có nhiều rủi ro, thường là lãi thu từ khoản cho vay. Sau khi mua bảo hiểm, ngân hàng được hưởng dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Rủi ro của ngân hàng giảm chủ yếu là khoản tổn thất do sự suy yếu của người đi vay chứ không phải việc thu hồi từ những khoản vay mất khả năng thanh toán.
3.2.7. Nâng cao năng lực tài chính
Quy định hiện nay về các tiêu chí có liên quan tới năng lực tài chính của Ngân hàng nói chung
Tính tới thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều điểm mới, khác biệt so với thông tư số 13/2010/TT-
NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó có quy định chi tiết, cụ thể về các nội dung sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối tiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Trong thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng quy định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất của tổ chức tín dụng phải đạt 9%. Trong đó, các tỷ lệ này được xác định theo công thức sau:
Vốn tự có riêng lẻ (hợp nhất) | ||
= | Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ (hợp nhất) | x100% |
- Giới hạn cấp tín dụng
Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có, và 25% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định về các hạn chế trong cấp tín dụng đối với các đối tượng có liên quan tới Ngân hàng như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán cho ngân hàng; Kế toán trưởng của ngân hàng, tổ chức tín dụng; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; …
- Tỷ lệ khả năng chi trả
Theo quy định trong thông tư 36/2014/TT-NHNN có quy định về hai chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả là tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định như sau:
= | Tài sản có tính thanh khoản cao | x100% |
Tổng nợ phải trả |
Theo quy định này, các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10%.
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với các ngân hàng thương mại phải duy trì ở mức 50% với đồng Việt Nam và 10% đối với đồng ngoại tệ. Tỷ lệ này được xác định như sau:
= | Tài sản có tính thanh khoản cao | x100% |
Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo |
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: được xác định theo công thức
Trong đó:
B
A = x100%
C
A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư cho vay trung và dài hạn;
B: là tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung, dài
hạn;
C: là nguồn vốn ngắn hạn.
Đối với ngân hàng thương mại, tỷ lệ này được quy định tối đa là 60%.
Đồng thời, Ngân hàng thương mại nhà nước được mua trái phiếu chính phủ với tỷ lệ tối đa 15% so với nguồn vốn ngắn hạn, và tỷ lệ 35% đối với ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần cũng được quy định trong thông tư này. Trong đó có một số quy định như tổng mức góp vốn, mua cổ phần của
một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó. Thêm vào đó, Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chứ tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi (LDR) được xác định theo công thức:
Trong đó:
L
LDR = x100%
D
LDR: tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi; L: Tổng dư nợ cho vay;
D: Tổng tiền gửi.
Ngân hàng thương mại nhà nước phải duy trì tỷ lệ này ở mức 90% và 80% là mức mà ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải duy trì.
Như vậy, để đảm bảo các yêu cầu mới đặt ra. Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao các chỉ tiêu được thắt chặt theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
Các bước thực hiện để giải quyết trong ngắn hạn:
- Rà soát lại các hoạt động cho vay, các tài sản có rủi ro, tài sản có tính thanh khoản cao, tài sản có, tài sản có rủi ro, nợ phải trả. Đồng thời xem xét các tỷ lệ được quy định để đề ra cái biện pháp cải thiện để đáp ứng được các
yêu cầu theo thông tư 36/2014/TT-NHNN khi thông tư này bắt đầu có hiệu lực.
- Rà soát lại các khoản đầu tư, trong một số trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc thoái vốn đầu tư ra khỏi một số lĩnh vực, một số khoản đầu tư ở các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Bên cạnh đó, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không chỉ thực hiện các mục tiêu như những ngân hàng bình thường mà còn thực hiện các chính sách kinh tế - tài chính – tiền tệ của Nhà nước. Do đó, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tiềm ẩn rủi ro rất cao bởi đặc thù của lĩnh vực này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như rất nhạy cảm với các yếu tố khác như giá cả không ổn định đặc biệt trong tình trạng nền nông nghiệp Việt Nam chưa thực sự phát triển, chú trọng vào một hoặc một vài thị trường chủ yếu dẫn tới tình trạng nhiều mặt hàng được mùa mất giá, ảnh hưởng tới việc đầu tư kinh doanh của người dân mà sau đó là ảnh hưởng tới rủi ro đối với các khoản vay của Ngân hàng.
Chính vì thế, Ngân hàng phải cân bằng lợi ích, đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng như tăng cường cho vay đối với các lĩnh vực khác nhằm phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro ở một số ngành, lĩnh vực nhất định tuy nhiên cũng phải đảm bảo được các yêu cầu của đảng, nhà nước giao.
Để đáp ứng được các nội dung trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng vốn chủ sở hữu
Để đáp ứng yêu cầu về vốn theo khung an toàn CAMEL cũng như quy định hiện hành về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề